PDA

View Full Version : M - Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (52)



Dan Lee
09-19-2008, 10:32 PM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (52)

521. Bổn phận của những người thợ được gọi vào làm vườn nho (Mt 20,1-16)

Ông chủ kia ra đường mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình.
Đối với ông, điều quan trọng không phải là lúc nào ông kêu thợ vào làm việc, nhưng điều quan trọng đối với ông là lúc nào ông kêu thợ vào làm vịêc, thì thợ đó phải làm việc bổn phân hết sức mình
Bổn phận là ý Chúa trong giây phút hiện tại.
Ai chu toàn bổn phận hiện tại của mình, người đó được Chúa thưởng, người đó được tấm vé đi vào Nước Trời.

522. Gương bổn phận của Chúa Giêsu

Kiệt lực và tàn sức rồi, Chúa Giêsu vẫn xê vai vác lấy thập giá nặng nề, trèo lên Đồi Sọ, và trước khi tắt thở trên hai miếng gỗ lạnh lùng, đã thốt ra hai tiếng bổn phận: “Đã hoàn tất rồi!”

523. “Chớ gì suốt đời tôi được giống như đời của Thầy.”

Đức Hồng Y d’Amboise rất quyền thế về mặt đạo cũng như mặt đời dưới thời vua Lu-y XII của nước Pháp (1462-1515).
Khi hấp hối sắp chết, thấy Thầy Gioan, y tá, hết lòng tận tâm săn sóc cho mình, Đức Hồng Y nầy liền ao ước:
- “Thầy Gioan ơi, Thầy Gioan ơi! Chớ gì suốt đời tôi được giống như đời của Thầy!”
Thầy y tá Gioan luôn luôn thi hành bổn phận y tá của mình một các hết sức tử tế và đạo đức, đó là sự ao ước của một hồng y được trở nên giống như thầy khi nằm hấp hối trên giường bệnh, sắp lìa cõi đời nầy.

524. Người tông đồ của Chúa chu toàn bổn phận của mình hết sức tử tế

Người tông đồ của Chúa là người, như lời nhận xét của thánh Giuse Calasanz: “nói ít, làm nhiều và không bao giờ than van.”
Trong khi nhiều người khác cho rằng họ sống trên đời để hưởng sự sung sướng khoái lạc, thì người tông đồ của Chúa nói rằng họ sống trên đời nầy là để yêu mến Chúa Giêsu và để cứu rỗi các linh hồn. Đó là bổn phận của họ mà họ chu toàn một cách hết sức tử tế.

525. Không vâng lời để thi hành bổn phận thì sẽ bị phạt

Năm 1910, Đức Giáo Hoàng Piô X phong chức giám mục cho một linh mục và chỉ định cho vị giám mục mới nầy lo địa phận Bovino.
Vị giám mục mới nầy từ chối đi nhậm chức tại địa phận Bovino vì cho rằng mình đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Được tin như vậy, Đức Giáo Hoàng Piô X ngạc nhiên. Ngài khuyên vị giám mục mới nầy hãy vâng lời. Vị gám mục mới nầy cứ đưa ra những lý do để trì hoãn sự vâng lời.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Puiô X dùng biện pháp mạnh: nếu không vâng lời đi nhậm chức giám mục tại địa phận Bovino, thì sẽ bị treo chức giám mục và bị xem như một linh mục thường.
Đứng trước sự cương quyết của Đức Giáo Hoàng Piô X, vị gám mục mới nầy sợ. Ngài liền lên đường đi nhậm chức tại địa phận Bovino.

526. Đoàn kết là sức mạnh

Sói là loài thú sống theo bầy đàn. Sói có móng sắc răng nhọn, nhưng vẫn là con vật nhỏ yếu trong thiên nhiên hoang dã…
Để có thê sinh tồn, loài sói chỉ có thể dựa vào tinh thần và biện pháp đoàn kết hợp tác…
Trên thảo nguyên rộng mênh mông, không một bóng người qua lại, bầy sói là chúa tể thực sự. Ngay đến hổ, được coi là chúa tể của rừng xanh, nếu gặp bầy sói, cũng phải nhường bước vì loài sói hung dữ, hoạt động theo bầy đàn.
Sói dũng cảm, sống theo bầy đàn có kỷ luật, đã ngang dọc trên thảo nguyên.
Các loài vật nhỏ bé như con ong, cái kiến, cũng nhờ vào sức mạnh của bầy đàn để duy trì sự sống….
Sức của cá nhân thì có hạn. Nhiều người hợp lại thành tập thể, tổ chức thành đoàn đội, có thể đào núi lấp biển…
Sức mạnh của đoàn kết có thể làm nên các thành tích diệu kỳ. (Trí Tuệ và Kiên Nhẫn)

527. Coi chừng báo chí. . và báo chí!

Có thể nói cái gọi là thế lực của văn tự mà ảnh hưởng mạnh ở quần chúng, nằm trong tay của báo chí.
Adolf Hitler nói đúng: “Nhật báo để dành cho đại chúng.”…
Ở Việt Nam, sau chính biến 1-11-63, mấy tờ báo của mấy đạo lớn chiếm quán quân độc giả.
Báo chí được quần chúng dùng như cặp kính màu để nhìn các vấn đề thời cuộc.
Còn nói báo chí mà cổ vũ chế độ nầy, mạt sát chế độ nọ, đưa nhân vật nầy lên trời xanh, hạ nhân vật kia xuống đất đen, thì thôi, khỏi bàn.
Vua Farouk của Ai Cập, hồi bị hạ bệ, lúc vừa tới Ý Đại Lợi, đã van nài nhà cầm quyền sở tại bằng một câu nói lên tâm trạng khiếp đảm của mình đối với báo chí: “Yêu cầu quý vị bảo trợ cho tôi khỏi các ký giả.”
Rồi bạn tưởng tượng cho tôi cái rừng báo chí sau các năm cách mạng 1789, 1917, 1920, coi dư luận thay đen đổi trắng thế nào.
Cút Xếp đã dùng cái gì hạ bệ Xích Ta Linh và cái gì đã bôi lọ Cút Xếp.
Jouvenel nói báo chí là “đệ tứ quyền”. Phải. Phải lắm và có khi nó khuyn đảo cả ba quyền đứng trước nó, là các quyền lập, hành và tư pháp nữa. (Thuật Gây Ảnh Hưởng hay là Truyền Bá Tư Tưởng)

528. Luôn vươn lên trước mọi thử thách

Trong cuộc đời, bất kể phải trải qua bao nhiêu nghèo khó, bao nhiêu khổ đau, bao nhiêu thất bại, chỉ cần cuối cùng đạt được thành công, thì tất cả những cái đó có đáng gì?
Nghèo túng, chính là khổ đau và cay đắng, nhưng có thể biến thành liều thuốc kích thích, thúc đẩy bạn hướng tới phía trước, có thể chuyển hoá thành nguồn năng lượng to lớn cần có để tiến lên.
Nhà văn lớn người Pháp Ban-Dắc đã từng phải vay tiền để sống cuộc sống vô cùng quãn bách.
Khi còn trẻ, ông làm bất cứ cái gì cũng đều thất bại. gần như không thành công được việc gì cả. Có một độ, nợ nần chồng chất.
Nhưng điều nầy không làm ông nản lòng, ngược lại, nó đã trở thành chất xúc tác khiến ông phấn đấu vươn lên.
Ông miệt mài sáng tác. Những tác phẩm bán chạy của ông lần lượt ra đời …
Đời người chỉ sống một lần, cho nên chúng ta cần phải có những lý tưởng càng cao xa càng tốt, và đừng do dự đón nhận thách thức. (10 Suy Nghĩ Không Bằng 1 Hành Động)

529. Chỉ có toàn tâm, toàn ý, mới làm việc tốt

Hai thanh niên đang nói chuyện thì đi tới ngã ba.
Ở một hướng khác, có một người khiếm thị đi tới, tay cầm một chiếc gậy lộc cộc dò đường.
Ba người đi cùng một hướng.
Hai thanh niên vừa đi vừa trò chuyện, dốc bầu tâm sự về những khó khăn và không hài lòng.
- “Ôi, người khiếm thị đi đâu mất rồi? ” Một thanh niên bỗng phát hiện.
Cậu thanh niên kia nói: “Ông ấy đã đi vào đường bên kia từ lâu rồi.”
Cậu thanh niên vừa hỏi, ngạc nhiên nói:
- “Không thể như thế được! Một người khiếm thị làm sao có thể đi nhanh hơn người bình thường?”
Cậu thanh niên kia chợt hiểu ra, nói:
- “Làm sao mà không thể? Chúng ta vừa đí, vừa nhìn đông nhìn tây, dềnh dàng, vừa đi vừa nói chuyện thì đi chậm, còn ông ấy lại chỉ chăm chú đi, nên nhanh hơn chúng ta.”
Một đạo lý đơn giản, lại sâu sắc: chỉ có một lòng, một dạ, mới làm việc được tốt. (Những đạo Lý Mà Thanh Thiếu Niên Cần Phải Có)

530. Cười là liều thuốc tốt

Hơxtơ là người phụ trách của một bệnh viện.
Bệnh viện nầy, trên thực tế, là một viện nghiên cứu y học thông qua hài hước để phục hồi sức khoẻ. Ở đây, khi bệnh nhân ăn mỗi bữa cơm, đều có thể nhận được một mãnh giấy trên đó, ghi một câu chuyện cười hoặc ghi một bức tranh hài hước.
Bác sĩ và nhân viên công tác ở đây cũng được khuyến khịch thường xuyên cười đùa với bệnh nhân hoặc kể cho bệnh nhân nghe những câu truyện hài hước.
“Cười chính là một liều thuốc quý,” Hơxtơ viết về điều cảm nhận cuỉa mình trong khi chữa trị: “Lấy cười làm một phần của quá trình điều trị, có thể làm cho con người có cảm giác tốt, có khi còn có thể làm cho họ hồi phục sức khoẻ nhanh hơn.”
Theo các nhân viên ở đây nói, nhiều bệnh nhân, sau khi hồi phục rồi, vẫn thường quay lại viện nghiên cứu y học nầy, mục đích chỉ là để cảm nhận lại niềm vui. (Đơn Giản Cuộc Sống)

LM Nguyễn Vinh Gioang