Dan Lee
09-25-2008, 01:34 PM
Thái Hà và Toà Khâm Sứ: Hiệp sau sẽ là hiệp quyết định
“…Sự lì lợm có thể giúp kéo dài thêm một thời gian những chính quyền không còn lý do tồn tại, nhưng nó cũng sẽ khiến cho sự sụp đổ trở thành thảm khốc. Và ngay trong Đảng Cộng Sản cũng có nhiều người đủ lương tâm và trí tuệ để thấy rằng tình trạng này không thể tiếp tục…”
Không ai tin là vụ Thái Hà – Toà Khâm Sứ sẽ yên sau khi công an giải tán được giáo dân và phong toả được hai khu này. Khối người Công Giáo có tổ chức, kỷ luật và biết chọn phương thức tranh đấu phù hợp nhất với hoàn cảnh vẫn còn đó với quyết tâm cao hơn, trong khi đó uy tín của chính quyền cộng sản đã xuống tới mức không thể thấp hơn được. Việc sử dụng những thành phần côn đồ để chửi bới đánh đập giáo dân tranh đấu ôn hoà bằng lời cầu nguyện, thậm chí xông cả vào nhà thờ la ó, ca hát nhảm nhí, vỗ tay ngay giữa thánh lễ, sau đó nửa đêm xông vào dứt điểm còn tệ hơn nhiều lần nếu dùng thẳng công an sắc phục để đàn áp. Hình ảnh chính quyền dùng bọn côn đồ đàn áp một tôn giáo đang đòi, một cách ôn hoà và khiêm tốn, được trả lại một phần những tài sản đã bị cướp đoạt trái phép sẽ khó phai mờ trong ký ức dân chúng và trong dư luận thế giới. Mù quáng là chữ còn quá nhẹ để đánh giá những hành động của chính quyền cộng sản. Những chuyến công du tốn kém sang Mỹ và Châu Âu, kể cả toà thánh Vatican, để làm đẹp hình ảnh của chế độ, sẽ còn lại gì? Câu hỏi thực sự đặt ra là Việt Nam còn có một chính quyền không?
Đối với một chính quyền có chút lý trí vấn đề thực ra hiển nhiên và giải pháp cũng khá giản dị: trả lại một phần toà Khâm Sứ cho giáo phận Hà Nội và một phần khu đất Thái Hà cho giáo xứ này, đổi lại với cam kết là giáo hội Công Giáo hài lòng với giải pháp và coi vấn đề như đã giải quyết xong.
Hiển nhiên vì việc tịch thu Toà Khâm Sứ cũng như khu đất Thái Hà không có một văn bản pháp lý nào cả. Đây chỉ là những quyết định tuỳ tiện được thông báo bằng lệnh miệng và được thực hiện bằng cưỡng bức. Ngay cả theo pháp luật của chính nhà nước hiện nay thì Toà Khâm Sứ và đất Thái Hà cũng vẫn còn là tài sản của giáo hội Công Giáo. Hiển nhiên vì giáo phận Hà Nội cũng như giáo xứ Thái Hà thực sự quá thiếu đất. Nhà Thờ Lớn tại quận Hoàn Kiếm hầu như không còn đất trong khi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, quận Đống Đa, chỉ còn tổng cộng 2700 m2, tương đương với diện tích của một biệt thự, trong khi cả chục nghìn giáo dân dự lễ mỗi tuần tại hai nơi này. Chính quyền thành phố Hà Nội đã tước đoạt quá nhiều một cách bất hợp pháp. Khu đất Nhà Chung -toà Tổng Giám Mục và toà Khâm Sứ- trước đây rộng hơn 10.000 m2, giáo xứ Thái Hà trước đây rộng gần 60.000 m2.
Giản dị và dễ thực hiện, bởi vì giáo phận Hà Nội cũng như giáo xứ Thái Hà đã tỏ ra rất khiêm tốn. Chỉ cần trả lại cho họ một phần ba, thậm chí một phần tư trong trường hợp giáo xứ Thái Hà, là họ cũng hài lòng rồi, và vấn đề sẽ được giải quyết êm thấm. Càng giản dị vì cả hai khu đất này hiện vẫn chưa được sử dụng. Khu đất toà Khâm mới chỉ được dự trù cho một công viên và một thư viện, còn khu đất Thái Hà mới chỉ được hứa cho một công ty may mặc.
Tại sao chính quyền cộng sản lại không chấp nhận giải pháp hiển nhiên và hợp tình hợp lý này? Lý do chính quyền không nói ra nhưng hầu như mọi người đều nghĩ là nếu giải quyết như vậy sẽ tạo ra một tiền lệ khuyến khích những đòi hỏi trả lại nhà đất và sẽ phải giải quyết hàng triệu đơn khiếu nại khác; nhà nước đã tước đoạt và chia chác tuỳ tiện quá nhiều rồi. Tất cả mọi tôn giáo đều đã mất mát lớn, khối dân oan có thể đã lên tới trên một triệu người. Logic ở đây là đã cướp đoạt nhìều quá rồi thì chỉ còn giải pháp cướp đoạt luôn, vấn đề nhà đất không thể giải quyết được nữa. Lý do này có thể đúng trong thực trạng Việt Nam nói chung, nhưng nó không đúng trong trường hợp đặc biệt này vì chính nhà cầm quyền đã đề nghị cấp cho giáo phận Công Giáo Hà Nội ba khu đất khác trong thành phố. Như vậy cũng vẫn tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho chính quyền. Vậy tại sao chính quyền không trả lại đất đã tịch thu trái phép và chưa sử dụng mà lại đề nghị cấp đất ở những nơi khác? Tại sao có giải pháp kỳ quặc này? Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt hoàn toàn có lý khi từ chối. Đúng như ông nói, giáo phận công giáo Hà Nội đòi lại tài sản đã bị tước đoạt trái phép chứ không xin ân hệ nào của chính quyền cả. Vả lai, vấn đề là giáo dân cần không gian chung quanh Nhà Thờ Lớn và Dòng Chúa Cứu Thế để hành đạo trong những điều kiện chấp nhận được. Họ cần lấy lại khu đất của họ ngay bên nhà thờ. Hay phải xây nhà thờ ở nơi khác? Phải tốn kém bao nhiêu và trong thời gian bao lâu? Phải nhìn cách hành xử này trước hết như là bằng chứng rằng ban lãnh đạo cộng sản vẫn còn rất nặng tâm lý vua chúa, cho cái gì dân được cái ấy. Nhưng phải hiểu rằng lý do thực sự là chính quyền muốn gây khó khăn tối đa để người công giáo không có phương tiện tâp hợp dễ dàng và thoải mái. Phải hiểu đây là cách hành xử của một chính quyền tự biết mình bị nhân dân thù ghét và mọi tâp hợp của dân chúng đều có nguy cơ biến thành những cuộc biểu tình chống chính quyền.
Tương lai nào cho một chính quyền coi nhân dân như một đe dọa? Cần cảnh giác để đừng mắc vào hai sai lầm trái ngược. Một là gào thét để cố thuyết phục mình rằng ý dân là ý trời, một chế độ bị nhân dân thù ghét chắc chắn sẽ sụp đổ. Nhiều thế hệ Ai Cập, Trung Hoa và Việt Nam đã nhẫn nhục chịu đựng các chế độ gian ác và tồi dở trong hàng ngàn năm. Ý dân chỉ trở thành ý trời nếu được tổ chức thành sức mạnh. Hai là tự trấn an rằng dân chúng có thù ghét tới đâu cũng còn lâu mới xô ngã được chính quyền. Không lâu lắm đâu! Thời đại này là thời đại của thông tin và tri thức. Sẽ có những người đủ sáng suốt để đầu tư cố gắng xây dựng tổ chức và quần chúng cũng có khá nhiều phương tiện để tiếp thu những thông tin và những kiến thức đấu tranh. Sự lì lợm có thể giúp kéo dài thêm một thời gian những chính quyền không còn lý do tồn tại, nhưng nó cũng sẽ khiến cho sự sụp đổ trở thành thảm khốc. Và ngay trong Đảng Cộng Sản cũng có nhiều người đủ lương tâm và trí tuệ để thấy rằng tình trạng này không thể tiếp tục.
Những bài học cụ thể nào có thể rút ra được từ những ngày vừa qua?
Người công giáo dù chưa đạt được kết quả mong muốn nhưng cũng đã gây bối rối lớn cho chính quyền, bởi vì họ là một đoàn thể có tổ chức và kỷ luật. Điều này mọi người muốn đóng góp vào một tương lai khác cho đất nước đều phải đặc biệt lưu ý. Một khối người dù đông đảo đến đâu và bị chà đạp đến đâu cũng vẫn bất lực nều chỉ là một khối vô tổ chức của những cá nhân cô đơn. Hàng giáo phẩm công giáo đã tỏ ra có bản lĩnh. Họ đã biết kiên nhẫn và tự chế, đã biết chọn phương thức đấu tranh phù hợp và hiệu lực nhất. Họ không những giữ nguyên mà còn gia tăng sức mạnh và quyết tâm. Cuộc tranh đấu của họ sẽ còn tiếp tục và sẽ thành công, hiệp sau sẽ là hiệp quyết định. Nhưng họ sẽ thành công hơn nếu nhân dân Việt Nam và thế giới không nhìn cuộc đấu tranh của họ như là một cuộc đấu tranh vì quyền lợi riêng. Giáo hội Công Giáo không cần tham gia vào đấu tranh chính trị. Không ai muốn như vậy, nhưng hàng giáo phẩm Công Giáo Việt Nam vẫn có nhiều cách để nhắc nhở cho giáo dân biết rằng họ là người Công Giáo nhưng cũng đồng thời là người Việt Nam và cũng có bổn phận đóng góp vào tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Thông Luận
“…Sự lì lợm có thể giúp kéo dài thêm một thời gian những chính quyền không còn lý do tồn tại, nhưng nó cũng sẽ khiến cho sự sụp đổ trở thành thảm khốc. Và ngay trong Đảng Cộng Sản cũng có nhiều người đủ lương tâm và trí tuệ để thấy rằng tình trạng này không thể tiếp tục…”
Không ai tin là vụ Thái Hà – Toà Khâm Sứ sẽ yên sau khi công an giải tán được giáo dân và phong toả được hai khu này. Khối người Công Giáo có tổ chức, kỷ luật và biết chọn phương thức tranh đấu phù hợp nhất với hoàn cảnh vẫn còn đó với quyết tâm cao hơn, trong khi đó uy tín của chính quyền cộng sản đã xuống tới mức không thể thấp hơn được. Việc sử dụng những thành phần côn đồ để chửi bới đánh đập giáo dân tranh đấu ôn hoà bằng lời cầu nguyện, thậm chí xông cả vào nhà thờ la ó, ca hát nhảm nhí, vỗ tay ngay giữa thánh lễ, sau đó nửa đêm xông vào dứt điểm còn tệ hơn nhiều lần nếu dùng thẳng công an sắc phục để đàn áp. Hình ảnh chính quyền dùng bọn côn đồ đàn áp một tôn giáo đang đòi, một cách ôn hoà và khiêm tốn, được trả lại một phần những tài sản đã bị cướp đoạt trái phép sẽ khó phai mờ trong ký ức dân chúng và trong dư luận thế giới. Mù quáng là chữ còn quá nhẹ để đánh giá những hành động của chính quyền cộng sản. Những chuyến công du tốn kém sang Mỹ và Châu Âu, kể cả toà thánh Vatican, để làm đẹp hình ảnh của chế độ, sẽ còn lại gì? Câu hỏi thực sự đặt ra là Việt Nam còn có một chính quyền không?
Đối với một chính quyền có chút lý trí vấn đề thực ra hiển nhiên và giải pháp cũng khá giản dị: trả lại một phần toà Khâm Sứ cho giáo phận Hà Nội và một phần khu đất Thái Hà cho giáo xứ này, đổi lại với cam kết là giáo hội Công Giáo hài lòng với giải pháp và coi vấn đề như đã giải quyết xong.
Hiển nhiên vì việc tịch thu Toà Khâm Sứ cũng như khu đất Thái Hà không có một văn bản pháp lý nào cả. Đây chỉ là những quyết định tuỳ tiện được thông báo bằng lệnh miệng và được thực hiện bằng cưỡng bức. Ngay cả theo pháp luật của chính nhà nước hiện nay thì Toà Khâm Sứ và đất Thái Hà cũng vẫn còn là tài sản của giáo hội Công Giáo. Hiển nhiên vì giáo phận Hà Nội cũng như giáo xứ Thái Hà thực sự quá thiếu đất. Nhà Thờ Lớn tại quận Hoàn Kiếm hầu như không còn đất trong khi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, quận Đống Đa, chỉ còn tổng cộng 2700 m2, tương đương với diện tích của một biệt thự, trong khi cả chục nghìn giáo dân dự lễ mỗi tuần tại hai nơi này. Chính quyền thành phố Hà Nội đã tước đoạt quá nhiều một cách bất hợp pháp. Khu đất Nhà Chung -toà Tổng Giám Mục và toà Khâm Sứ- trước đây rộng hơn 10.000 m2, giáo xứ Thái Hà trước đây rộng gần 60.000 m2.
Giản dị và dễ thực hiện, bởi vì giáo phận Hà Nội cũng như giáo xứ Thái Hà đã tỏ ra rất khiêm tốn. Chỉ cần trả lại cho họ một phần ba, thậm chí một phần tư trong trường hợp giáo xứ Thái Hà, là họ cũng hài lòng rồi, và vấn đề sẽ được giải quyết êm thấm. Càng giản dị vì cả hai khu đất này hiện vẫn chưa được sử dụng. Khu đất toà Khâm mới chỉ được dự trù cho một công viên và một thư viện, còn khu đất Thái Hà mới chỉ được hứa cho một công ty may mặc.
Tại sao chính quyền cộng sản lại không chấp nhận giải pháp hiển nhiên và hợp tình hợp lý này? Lý do chính quyền không nói ra nhưng hầu như mọi người đều nghĩ là nếu giải quyết như vậy sẽ tạo ra một tiền lệ khuyến khích những đòi hỏi trả lại nhà đất và sẽ phải giải quyết hàng triệu đơn khiếu nại khác; nhà nước đã tước đoạt và chia chác tuỳ tiện quá nhiều rồi. Tất cả mọi tôn giáo đều đã mất mát lớn, khối dân oan có thể đã lên tới trên một triệu người. Logic ở đây là đã cướp đoạt nhìều quá rồi thì chỉ còn giải pháp cướp đoạt luôn, vấn đề nhà đất không thể giải quyết được nữa. Lý do này có thể đúng trong thực trạng Việt Nam nói chung, nhưng nó không đúng trong trường hợp đặc biệt này vì chính nhà cầm quyền đã đề nghị cấp cho giáo phận Công Giáo Hà Nội ba khu đất khác trong thành phố. Như vậy cũng vẫn tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho chính quyền. Vậy tại sao chính quyền không trả lại đất đã tịch thu trái phép và chưa sử dụng mà lại đề nghị cấp đất ở những nơi khác? Tại sao có giải pháp kỳ quặc này? Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt hoàn toàn có lý khi từ chối. Đúng như ông nói, giáo phận công giáo Hà Nội đòi lại tài sản đã bị tước đoạt trái phép chứ không xin ân hệ nào của chính quyền cả. Vả lai, vấn đề là giáo dân cần không gian chung quanh Nhà Thờ Lớn và Dòng Chúa Cứu Thế để hành đạo trong những điều kiện chấp nhận được. Họ cần lấy lại khu đất của họ ngay bên nhà thờ. Hay phải xây nhà thờ ở nơi khác? Phải tốn kém bao nhiêu và trong thời gian bao lâu? Phải nhìn cách hành xử này trước hết như là bằng chứng rằng ban lãnh đạo cộng sản vẫn còn rất nặng tâm lý vua chúa, cho cái gì dân được cái ấy. Nhưng phải hiểu rằng lý do thực sự là chính quyền muốn gây khó khăn tối đa để người công giáo không có phương tiện tâp hợp dễ dàng và thoải mái. Phải hiểu đây là cách hành xử của một chính quyền tự biết mình bị nhân dân thù ghét và mọi tâp hợp của dân chúng đều có nguy cơ biến thành những cuộc biểu tình chống chính quyền.
Tương lai nào cho một chính quyền coi nhân dân như một đe dọa? Cần cảnh giác để đừng mắc vào hai sai lầm trái ngược. Một là gào thét để cố thuyết phục mình rằng ý dân là ý trời, một chế độ bị nhân dân thù ghét chắc chắn sẽ sụp đổ. Nhiều thế hệ Ai Cập, Trung Hoa và Việt Nam đã nhẫn nhục chịu đựng các chế độ gian ác và tồi dở trong hàng ngàn năm. Ý dân chỉ trở thành ý trời nếu được tổ chức thành sức mạnh. Hai là tự trấn an rằng dân chúng có thù ghét tới đâu cũng còn lâu mới xô ngã được chính quyền. Không lâu lắm đâu! Thời đại này là thời đại của thông tin và tri thức. Sẽ có những người đủ sáng suốt để đầu tư cố gắng xây dựng tổ chức và quần chúng cũng có khá nhiều phương tiện để tiếp thu những thông tin và những kiến thức đấu tranh. Sự lì lợm có thể giúp kéo dài thêm một thời gian những chính quyền không còn lý do tồn tại, nhưng nó cũng sẽ khiến cho sự sụp đổ trở thành thảm khốc. Và ngay trong Đảng Cộng Sản cũng có nhiều người đủ lương tâm và trí tuệ để thấy rằng tình trạng này không thể tiếp tục.
Những bài học cụ thể nào có thể rút ra được từ những ngày vừa qua?
Người công giáo dù chưa đạt được kết quả mong muốn nhưng cũng đã gây bối rối lớn cho chính quyền, bởi vì họ là một đoàn thể có tổ chức và kỷ luật. Điều này mọi người muốn đóng góp vào một tương lai khác cho đất nước đều phải đặc biệt lưu ý. Một khối người dù đông đảo đến đâu và bị chà đạp đến đâu cũng vẫn bất lực nều chỉ là một khối vô tổ chức của những cá nhân cô đơn. Hàng giáo phẩm công giáo đã tỏ ra có bản lĩnh. Họ đã biết kiên nhẫn và tự chế, đã biết chọn phương thức đấu tranh phù hợp và hiệu lực nhất. Họ không những giữ nguyên mà còn gia tăng sức mạnh và quyết tâm. Cuộc tranh đấu của họ sẽ còn tiếp tục và sẽ thành công, hiệp sau sẽ là hiệp quyết định. Nhưng họ sẽ thành công hơn nếu nhân dân Việt Nam và thế giới không nhìn cuộc đấu tranh của họ như là một cuộc đấu tranh vì quyền lợi riêng. Giáo hội Công Giáo không cần tham gia vào đấu tranh chính trị. Không ai muốn như vậy, nhưng hàng giáo phẩm Công Giáo Việt Nam vẫn có nhiều cách để nhắc nhở cho giáo dân biết rằng họ là người Công Giáo nhưng cũng đồng thời là người Việt Nam và cũng có bổn phận đóng góp vào tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Thông Luận