Dan Lee
09-25-2008, 07:49 PM
ĐÁP CA CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN
TV 24, 4bc-5, 6-7, 8-9
Đáp Ca: “Lạy Chúa, xin hãy nhớ lại lòng thương xót của Chúa” (c. 6a)
Thánh Vịnh 24 được gọi là kinh nguyện trong gian nguy. Không chỉ trong phụng tự mà các Ca Vịnh được hát lên giống như các thi ca tôn giáo của vùng Trung Đông, đặc biệt là vùng “Lưỡng hà địa và Ai Cập”, thánh vịnh của Israel thoát ra niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất và chi phối tâm tư, tình cảm của cuộc sống sinh động và phong phú của họ. Chính Thiên Chúa đã gợi hứng những tâm tình này nơi con cái Người để họ hướng về Người như những người con hướng về cha mẹ, nhất là trong lúc gian nguy.
Khơi gợi long thương xót của Chúa là cách tìm núp bong yêu thương và âu yếm của Chúa. Qủa vậy, Thiên Chúa là Cha như Cha thương xót con mình thế nào, thì Giavê cũng xót thương những ai kính sợ Người như vậy (TV 103,3) và là Mẹ mẹ nào lại quên con dể của mình, cạn tình thương đối với con dạ nó đã mang? (Is 49, 15tt). Tình âu yếm này vượt xa tình âu yếm loài người. Biểu hiện của lòng âu yếm của Thiên Chúa là việc ban phát nhưng không, luôn để ý săn sóc, bao la vô biên, đổi mới mỗi ngày và tuyệt đối trung thành, đặc biệt lòng âu yếm đó dành cho kẻ bạc nhược, những người mồ côi, ngay cả những người trung thành đã sang bên kia thế giới.
Danh hiệu hàng đầu mà Thiên Chúa đã dành cho mình là danh hiệu Thiên Chúa âu yếm và dễ thương. Các sách thánh từ lịch sử tới ngôn sứ và cả các thánh vịnh đều gọi Thiên Chúa nhân từ và âu yếm. Đây chính là cảm nghiệm sống động từ trong thực tế của một dân tộc vị đọa đầy và bị cư xử tệ bạc bởi lân bang, bị hà hiếp và bạc nhược trong thân phận loài người. Thiên Chúa đã âu yếm họ bằng cách trao ban cho họ nhiều ân huệ (Is 63,7), ơn sự sống, ơn cứu độ và ơn giải thoát (Đnl 30, 3). Ngay cả những thử thách gian lao có mục đích giáo dục. Nhưng trên hết, Thiên Chúa âu yếu dễ thương vì Ngài là Chúa nhân từ hay tha thứ. Tất cả toàn dân hay với tính cách cá nhân đều luôn có thể và tin tưởng vào lòng nhân ái lạ lùng này. Không phải để họ tiếp tục phạm tội nhiều hơn, nhưng là để trở về với Cha (TV 79,8).
Người Kitô hữu tìm sự nương tựa vào Thiên Chúa âu yếm và dễ thương như con thơ tựa nương và người mẹ. Trong Đức Kitô, Con dấu ái của Chúa Cha, và nhờ Người tình âu yếm, dễ thương được mạc khải trọn vẹn.
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD
TV 24, 4bc-5, 6-7, 8-9
Đáp Ca: “Lạy Chúa, xin hãy nhớ lại lòng thương xót của Chúa” (c. 6a)
Thánh Vịnh 24 được gọi là kinh nguyện trong gian nguy. Không chỉ trong phụng tự mà các Ca Vịnh được hát lên giống như các thi ca tôn giáo của vùng Trung Đông, đặc biệt là vùng “Lưỡng hà địa và Ai Cập”, thánh vịnh của Israel thoát ra niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất và chi phối tâm tư, tình cảm của cuộc sống sinh động và phong phú của họ. Chính Thiên Chúa đã gợi hứng những tâm tình này nơi con cái Người để họ hướng về Người như những người con hướng về cha mẹ, nhất là trong lúc gian nguy.
Khơi gợi long thương xót của Chúa là cách tìm núp bong yêu thương và âu yếm của Chúa. Qủa vậy, Thiên Chúa là Cha như Cha thương xót con mình thế nào, thì Giavê cũng xót thương những ai kính sợ Người như vậy (TV 103,3) và là Mẹ mẹ nào lại quên con dể của mình, cạn tình thương đối với con dạ nó đã mang? (Is 49, 15tt). Tình âu yếm này vượt xa tình âu yếm loài người. Biểu hiện của lòng âu yếm của Thiên Chúa là việc ban phát nhưng không, luôn để ý săn sóc, bao la vô biên, đổi mới mỗi ngày và tuyệt đối trung thành, đặc biệt lòng âu yếm đó dành cho kẻ bạc nhược, những người mồ côi, ngay cả những người trung thành đã sang bên kia thế giới.
Danh hiệu hàng đầu mà Thiên Chúa đã dành cho mình là danh hiệu Thiên Chúa âu yếm và dễ thương. Các sách thánh từ lịch sử tới ngôn sứ và cả các thánh vịnh đều gọi Thiên Chúa nhân từ và âu yếm. Đây chính là cảm nghiệm sống động từ trong thực tế của một dân tộc vị đọa đầy và bị cư xử tệ bạc bởi lân bang, bị hà hiếp và bạc nhược trong thân phận loài người. Thiên Chúa đã âu yếm họ bằng cách trao ban cho họ nhiều ân huệ (Is 63,7), ơn sự sống, ơn cứu độ và ơn giải thoát (Đnl 30, 3). Ngay cả những thử thách gian lao có mục đích giáo dục. Nhưng trên hết, Thiên Chúa âu yếu dễ thương vì Ngài là Chúa nhân từ hay tha thứ. Tất cả toàn dân hay với tính cách cá nhân đều luôn có thể và tin tưởng vào lòng nhân ái lạ lùng này. Không phải để họ tiếp tục phạm tội nhiều hơn, nhưng là để trở về với Cha (TV 79,8).
Người Kitô hữu tìm sự nương tựa vào Thiên Chúa âu yếm và dễ thương như con thơ tựa nương và người mẹ. Trong Đức Kitô, Con dấu ái của Chúa Cha, và nhờ Người tình âu yếm, dễ thương được mạc khải trọn vẹn.
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD