Dan Lee
09-28-2008, 02:00 PM
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (50)
491. Vâng lời trọng hơn của lễ
"Vâng lời trọng hơn của lễ" vì của lễ là hoa quả, hương trầm, súc vật, tiền bạc v.v... Khi vâng lời, con lấy chính mình con làm của lễ, giết chết ý riêng con, tự ái của con, làm của lễ toàn thiêu. (Đường Hy Vọng)
492. Có nhiều hạng vâng phục
Có người phục mà không vâng, có người vâng mà không phục, có người vâng và phục vì thượng cấp "đúng điệu" với mình, có người vâng và phục vì Chúa. (Đường Hy Vọng)
493. Tư cách của đức vâng lời
- thành tâm vâng lời trong ý muốn: vâng lời vì Chúa mà thôi, dẫu không được lợi lộc gì, dẫu không ai thấy, dẫu không bị ai kiểm soát, …
- thành tâm trong hành động: lanh lẹ, vui vẻ, không càu nhàu, không chống cự, không làm thêm rắc rối, …
494. Khi vâng lời, ta ở trong chân lý, ánh sáng và hoà bình
Thiên Chúa rất quan tâm đến việc chúng ta phải vâng lời Người bởi vì khi vâng lời, chúng ta thực thi ý muốn của Thiên Chúa, chúng ta muốn điều Thiên Chúa muốn, và như vậy, là hiện thực ơn gọi nguyên thủy của chúng ta là nên hình ảnh và nên giống Thiên Chúa'. Chúng ta ở trong chân lý, trong ánh sáng, và do đó, trong hòa bình. (Linh mục Cantalamessa)
495. Chúng ta hãy vâng lời một cách siêu nhiên.
Chúng ta hãy vâng lời một cách siêu nhiên, nghĩa là vâng lời vì Chúa mà thôi.
Vâng lời một cách siêu nhiên, nên chúng ta vâng lời một cách tử tế dẫu thấy mình không được lợi lộc gì trong khi vâng lời, dẫu khi không có ai thấy mình, không có ai kiểm soát mình.
Vâng lời một cách siêu nhiên, nên chúng ta vâng lời một cách tích cực, hiểu ý bề trên để vâng lời cho đúng ý của họ.
Vâng lời một cách siêu nhiên, nên chúng ta vâng lời một cách đàng hoàng, dẫu đôi khi thấy bề trên có tính xấu, lỗi lầm, khuyết điểm.
496. Lập biên bản ghi nhớ
Nếu trong hội nghị có dự thảo hợp đồng, bàn bạc ký kết, hoặc có bất kỳ một việc nào đó sau khi phát biểu, đừng quên ghi lại những điều cần ghi nhớ của nội dung cuộc họp:
- một là, để sau nầy cho mọi việc được rõ ràng, có thể thay đổi hoặc không;
- hai là, để loại trừ những ý kiến trái ngược, nhằm đạt địa chỉ những quan điểm chung, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau. (Giao Tiếp Thông Minh và Nghệ Thuật Ứng Xử)
497. Chín cách sửa tính người khác mà không làm họ giận dữ, phật ý
1. Nếu bạn bắt buộc phải chỉ trích người ta thì xin bạn hãy bắt đầu câu chuyện bằng cách tặng người ta vài lời khen thành thật.
2. Bạn hãy nói ý cho người ta hiểu lỗi của họ, như vậy, bạn mới khỏi gây thù oán với họ.
3. Bạn hãy tự thú nhận những khuyết điểm của bạn trước khi chỉ trích người ta.
4. Bạn đừng ra lệnh nhưng hãy dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta.
5. Bạn hãy luôn luôn giữ thể diện cho người ta.
6. Bạn hãy lấy công tâm mà nhận những sự gắng sức của người ta, khen những tấn tới nhỏ nhặt nhất của họ, nhưng lời khen của bạn phải thành thật và đại độ.
7. Bạn hãy gây cho người ta một thanh danh tốt, rồi người ta sẽ gắng sức để được xứng với thanh danh đó.
8. Bạn hãy khuyến khích người ta, tức thì lỗi lầm gì của họ cũng dễ sửa, việc khó khăn gì của họ cũng dễ làm.
9. Bạn hãy xử trí làm sao cho người ta thấy sung sướng làm công việc mà bạn đề nghị cho họ. (Đắc Nhân Tâm: Bí Quyết Thành Công)
498. Sáu cách chống lại mệt mỏi, lo lắng và duy trì sức lực, tinh thần của bạn ở mứuc độ cao
1. Bạn hãy nghỉ ngơi trước khi cảm thấy mệt mỏi.
2. Bạn hãy học cách nghỉ ngơi ngay trong khi bạn đang làm việc.
3. Nếu bạn là một người vợ nội trợ, hãy gìn giữ sức khoẻ và nhan sắc của bạn bằng việc nghỉ ngơi tại nhà.
4. Bạn hãy duy trì bốn thói quen tốt khi làm việc như sau: một, dọn sạch tất cả giấy tờ trên bàn trừ những giấy tờ liên quan đến vấn đề cần phải giải quyết sớm; hai, giải quyết các vấn đề theo trình tự mức độ quan trọng; ba, khi đối mặt với một vấn đề, bạn hãy giải quyết vấn đề ngay khi bạn có cơ sở cần thiết để đưa ra quyết định; bốn, bạn hãy học cách tổ chức, phân quyền và giám sát.
5. Bạn hãy nhiệt tình trong công việc để chống lại mệt mỏi và lo lắng.
6. Bạn hãy nhớ rằng không ai chết do mất ngủ. Sự lo lắng về chứng mất ngủ, mới là nguyên nhân của các vấn đề.
499. Chớ nên dồn người khác vào chỗ đường cùng
Nhất định phải học cách dành cho người khác một chỗ lùi.
Nói gì, làm gì, cũng đừng nên tuyệt tình.
Phải biết chấp nhận những sự việc ngoài ý muốn.
Khi xảy ra tranh cãi với người khác, đừng nên nói ra những lời ác khẩu, cũng không nên nói những câu lập lờ lấp lửng.
Dù ai đúng ai sai, thì tốt nhất cũng nên ngậm miệng lại để sau nầy, còn có thể nắm tay hợp tác với nhau.
Cũng đừng nên có những bình luận quá sớm về một ai đó như: “Người nầy chết đến nơi rồi.”, “Anh ta suốt đời cũng chẳng tử tế lên được.” Mọi sự trên thế gian nầy thay đổi rất nhanh chóng. Chưa biết chừng, đến một luc nào đó, bạn sẽ phải cần đến sự giúp đỡ của họ cũng nên.
Tóm lại rằng, muốn bản thân đi tới sự thành công thuận lợi trong cuộc sống, thì làm gì, nói gì, chớ nên dồn người khác vào chỗ đường cùng. (Chi Tiết Nhỏ, Thành Công Lớn)
500. Hãy chặt đứt những sợi dây thừng đó!
Danh lợi là sợi dây thừng.
Ham muốn là sợi dây thừng.
Đố kị, hẹp hòi cũng là sợ dây thừng.
Chúng từng giờ, từng phút, trói buộc trái tim hướng đến sự tự do và theo đuổi sự hạnh phúc của chúng ta.
Chỉ có chặt đứt những sợi dây thừng đó, chúng ta mới có thể thực sự hưởng thụ được tự do và niềm vui. (Những Bài Học Cuộc Đời)
LM Nguyễn Vinh Gioang
491. Vâng lời trọng hơn của lễ
"Vâng lời trọng hơn của lễ" vì của lễ là hoa quả, hương trầm, súc vật, tiền bạc v.v... Khi vâng lời, con lấy chính mình con làm của lễ, giết chết ý riêng con, tự ái của con, làm của lễ toàn thiêu. (Đường Hy Vọng)
492. Có nhiều hạng vâng phục
Có người phục mà không vâng, có người vâng mà không phục, có người vâng và phục vì thượng cấp "đúng điệu" với mình, có người vâng và phục vì Chúa. (Đường Hy Vọng)
493. Tư cách của đức vâng lời
- thành tâm vâng lời trong ý muốn: vâng lời vì Chúa mà thôi, dẫu không được lợi lộc gì, dẫu không ai thấy, dẫu không bị ai kiểm soát, …
- thành tâm trong hành động: lanh lẹ, vui vẻ, không càu nhàu, không chống cự, không làm thêm rắc rối, …
494. Khi vâng lời, ta ở trong chân lý, ánh sáng và hoà bình
Thiên Chúa rất quan tâm đến việc chúng ta phải vâng lời Người bởi vì khi vâng lời, chúng ta thực thi ý muốn của Thiên Chúa, chúng ta muốn điều Thiên Chúa muốn, và như vậy, là hiện thực ơn gọi nguyên thủy của chúng ta là nên hình ảnh và nên giống Thiên Chúa'. Chúng ta ở trong chân lý, trong ánh sáng, và do đó, trong hòa bình. (Linh mục Cantalamessa)
495. Chúng ta hãy vâng lời một cách siêu nhiên.
Chúng ta hãy vâng lời một cách siêu nhiên, nghĩa là vâng lời vì Chúa mà thôi.
Vâng lời một cách siêu nhiên, nên chúng ta vâng lời một cách tử tế dẫu thấy mình không được lợi lộc gì trong khi vâng lời, dẫu khi không có ai thấy mình, không có ai kiểm soát mình.
Vâng lời một cách siêu nhiên, nên chúng ta vâng lời một cách tích cực, hiểu ý bề trên để vâng lời cho đúng ý của họ.
Vâng lời một cách siêu nhiên, nên chúng ta vâng lời một cách đàng hoàng, dẫu đôi khi thấy bề trên có tính xấu, lỗi lầm, khuyết điểm.
496. Lập biên bản ghi nhớ
Nếu trong hội nghị có dự thảo hợp đồng, bàn bạc ký kết, hoặc có bất kỳ một việc nào đó sau khi phát biểu, đừng quên ghi lại những điều cần ghi nhớ của nội dung cuộc họp:
- một là, để sau nầy cho mọi việc được rõ ràng, có thể thay đổi hoặc không;
- hai là, để loại trừ những ý kiến trái ngược, nhằm đạt địa chỉ những quan điểm chung, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau. (Giao Tiếp Thông Minh và Nghệ Thuật Ứng Xử)
497. Chín cách sửa tính người khác mà không làm họ giận dữ, phật ý
1. Nếu bạn bắt buộc phải chỉ trích người ta thì xin bạn hãy bắt đầu câu chuyện bằng cách tặng người ta vài lời khen thành thật.
2. Bạn hãy nói ý cho người ta hiểu lỗi của họ, như vậy, bạn mới khỏi gây thù oán với họ.
3. Bạn hãy tự thú nhận những khuyết điểm của bạn trước khi chỉ trích người ta.
4. Bạn đừng ra lệnh nhưng hãy dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta.
5. Bạn hãy luôn luôn giữ thể diện cho người ta.
6. Bạn hãy lấy công tâm mà nhận những sự gắng sức của người ta, khen những tấn tới nhỏ nhặt nhất của họ, nhưng lời khen của bạn phải thành thật và đại độ.
7. Bạn hãy gây cho người ta một thanh danh tốt, rồi người ta sẽ gắng sức để được xứng với thanh danh đó.
8. Bạn hãy khuyến khích người ta, tức thì lỗi lầm gì của họ cũng dễ sửa, việc khó khăn gì của họ cũng dễ làm.
9. Bạn hãy xử trí làm sao cho người ta thấy sung sướng làm công việc mà bạn đề nghị cho họ. (Đắc Nhân Tâm: Bí Quyết Thành Công)
498. Sáu cách chống lại mệt mỏi, lo lắng và duy trì sức lực, tinh thần của bạn ở mứuc độ cao
1. Bạn hãy nghỉ ngơi trước khi cảm thấy mệt mỏi.
2. Bạn hãy học cách nghỉ ngơi ngay trong khi bạn đang làm việc.
3. Nếu bạn là một người vợ nội trợ, hãy gìn giữ sức khoẻ và nhan sắc của bạn bằng việc nghỉ ngơi tại nhà.
4. Bạn hãy duy trì bốn thói quen tốt khi làm việc như sau: một, dọn sạch tất cả giấy tờ trên bàn trừ những giấy tờ liên quan đến vấn đề cần phải giải quyết sớm; hai, giải quyết các vấn đề theo trình tự mức độ quan trọng; ba, khi đối mặt với một vấn đề, bạn hãy giải quyết vấn đề ngay khi bạn có cơ sở cần thiết để đưa ra quyết định; bốn, bạn hãy học cách tổ chức, phân quyền và giám sát.
5. Bạn hãy nhiệt tình trong công việc để chống lại mệt mỏi và lo lắng.
6. Bạn hãy nhớ rằng không ai chết do mất ngủ. Sự lo lắng về chứng mất ngủ, mới là nguyên nhân của các vấn đề.
499. Chớ nên dồn người khác vào chỗ đường cùng
Nhất định phải học cách dành cho người khác một chỗ lùi.
Nói gì, làm gì, cũng đừng nên tuyệt tình.
Phải biết chấp nhận những sự việc ngoài ý muốn.
Khi xảy ra tranh cãi với người khác, đừng nên nói ra những lời ác khẩu, cũng không nên nói những câu lập lờ lấp lửng.
Dù ai đúng ai sai, thì tốt nhất cũng nên ngậm miệng lại để sau nầy, còn có thể nắm tay hợp tác với nhau.
Cũng đừng nên có những bình luận quá sớm về một ai đó như: “Người nầy chết đến nơi rồi.”, “Anh ta suốt đời cũng chẳng tử tế lên được.” Mọi sự trên thế gian nầy thay đổi rất nhanh chóng. Chưa biết chừng, đến một luc nào đó, bạn sẽ phải cần đến sự giúp đỡ của họ cũng nên.
Tóm lại rằng, muốn bản thân đi tới sự thành công thuận lợi trong cuộc sống, thì làm gì, nói gì, chớ nên dồn người khác vào chỗ đường cùng. (Chi Tiết Nhỏ, Thành Công Lớn)
500. Hãy chặt đứt những sợi dây thừng đó!
Danh lợi là sợi dây thừng.
Ham muốn là sợi dây thừng.
Đố kị, hẹp hòi cũng là sợ dây thừng.
Chúng từng giờ, từng phút, trói buộc trái tim hướng đến sự tự do và theo đuổi sự hạnh phúc của chúng ta.
Chỉ có chặt đứt những sợi dây thừng đó, chúng ta mới có thể thực sự hưởng thụ được tự do và niềm vui. (Những Bài Học Cuộc Đời)
LM Nguyễn Vinh Gioang