Dan Lee
09-29-2008, 03:23 PM
ĐÔI BẠN CHÂN PHƯỚC LOUIS VÀ ZÉLIE MARTIN
Song thân thánh nữ Têrêxa thành Lisieux
(Bài của linh mục James Geoghegan, O.C.D.)
(Theo thông tấn Zenith 13-7-2008, Tòa Thánh đã quyết định tổ chức lễ phong chân phước cho song thân chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu ngày 19-10-2008 tại Lisieux. Để mừng lễ chị thánh và chào đón ngày phong chân phước cho song thân chị, xin gửi đến quý vị và anh chị em bài viết của cha James Geoghegan, OCD, và bản tin vừa nói. Lm Trăng Thập Tự).
Cùng anh chị em Cát Minh giữa đời,
Tôi đã phác thảo mấy đề tài liên quan đến chị thánh Têrêxa để giúp anh chị em suy nghĩ về nếp sống giữa đời theo linh hạnh Cát Minh. Thế nhưng cha Bonaventura, chủ nhiệm khóa hội thảo, lại xin tôi nói về song thân chị thánh Têrêxa. Quả là một ý tưởng hết sức khôn ngoan, bởi lẽ như thế anh chị em có được mẫu gương sống động của hai con người vừa gắn liền với Dòng Cát Minh vừa có cuộc sống hoàn toàn trần thế giống hệt anh chị em.
Đôi khi chúng ta dễ hình dung người cha của chị thánh Têrêxa như một kẻ mơ mộng, một ông già chẳng có việc gì làm ngoài chuyện đọc sách, câu cá và viếng các nhà thờ, nhà nguyện. Chúng ta quên rằng ông từng là một người kinh doanh thành công và mãi gần sáu mươi tuổi mới về hưu. Khi chị thánh Têrêxa vào Dòng, ông đã 65 tuổi.
Chúng ta cũng thường nghĩ về người mẹ của chị thánh tương tự như thế. Chúng ta chỉ biết về bà qua Chuyện Một Tâm Hồn với vài kỷ niệm chị thánh có được hồi thơ ấu.
Với bài này, tôi mong nêu lên được lai lịch của hai vị và phát hiện những đìều ta có thể biết được về họ, với tư cách riêng của họ chứ không chỉ như song thân của chị thánh Têrêxa.
Một gốc gác nhà binh
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất nơi lai lịch của ông Louis và bà Zélie Martin là cả hai đều xuất thân từ gia đình binh sĩ. Nội tổ của ông Louis, ông Jean Nicholas Boureau, đã từng theo đại quân của Napoléon tham chiến tại Mascơva; một năm sau ông đã bị bắt trong chiến dịch Silesian. Cậu con trai mười hai tuổi rưỡi của ông cũng bị ở tù với ông. Cậu thiếu niên này, chết trong tù, là cậu của oâng Louis. Cả hai gia đình đều chia sẻ cả những vinh quang và những thất bại của Napoléon. Họ gợi lại những ngày khải hoàn và giúp lưu truyền huyền thoại về những ngày huy hoàng rực rỡ. Chả thế mà sau này ông Louis vẫn thích gọi cô gái út của ông là “con bé mồ côi Berezina” và “Hoàng hậu xứ Pháp và xứ Navarre”.
Cái truyền thống nhà binh ấy kéo theo một truyền thống tiêu biểu của người Normand là trung thành với đức tin. Một câu chuyện còn truyền tụng trong gia đình kể về một người cậu của bà Zélie, cha William Marin-Guérin, một linh mục thời Cách mạng Pháp. Đảng Jacobins lùng giết ngài và gia đình giúp ngài ẩn trốn. Một hôm ngài đang mang Minh Thánh Chúa thì mấy tay ác ôn bắt gặp ngài. Ngài rút Minh Thánh Chúa từ túi áo ra đặt lên một tảng đá và nói: “Chúa Giêsu ơi, bây giờ thì xin Chúa tự liệu lấy, và để cho con lo phần con”. Rồi ngài xắn tay lên hạ gục bọn côn đồ, xô chúng xuống một cái ao. Cái di sản của gia đình Martin là thế: Trung thành với quê hương và với đức tin: Một đức tin mạnh mẽ, giản dị nhưng chẳng khác nào vàng đã thử lửa.
Năm 1823, thân phụ ông Louis mang quân hàm đại úy, phục vụ trong Sư đoàn 19 bộ binh, đóng ở Bordeaux. Do ở Tây Ban Nha bất ổn, ông được phái xuống đó làm chiến dịch, để lại người vợ ở nhà đang mang thai. Trong lúc ông vắng nhà, cậu bé Louis đã chào đời. Rời Tây Ban Nha về, ông lại phải thuyên chuyển về Avignon rồi Strasbourg, đem cả gia đình đi theo. Cậu bé sống ở đó tới khoảng bảy tuổi. Một trong những điều khiến cậu ngây ngất là chiếc đồng hồ thời danh của Nhà thờ Chánh tòa trong thị trấn. Chiếc đồng hồ này là một trong những kiệt tác của ngành thủ công châu Âu. Nhờ theo đoàn quân di chuyển đó đây, Louis có năng khiếu thám hiểm và một nhãn quan rộng rãi. Được nhìn thấy thiên nhiên hùng vĩ khắp nơi và được lớn lên trong thời Lãng mạn Pháp, cậu còn phát triển nhiều về lòng yêu thiên nhiên.
Ơn gọi
Thế rồi thân phụ của Louis giải ngũ, quay về vùng Normandie, định cư tại thị trấn Alençon. Ở đó, Louis đi học cho đến năm hai mươi tuổi thì quyết theo nghề làm đông hồ. Anh quay lại Strasbourg để học nghề. Trong thời gian học ở đây, anh đã hành hương kính viếng Đan viện Thánh Bênađô. Có một tình tiết lý thú là anh đã hái một bông hoa trắng đem về làm kỷ niệm. Sau khi Louis qua đời, người ta còn tìm thấy bông hoa này giữa đám đồ dùng của anh. Louis học nghề đồng hồ rất chăm chỉ. Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu cảm thấy như mình được gọi làm linh mục. Một lần nữa, anh lên đường, leo núi Alpes hành hương Đan viện Thánh Bênađô. Anh tìm tới đó vì anh vốn rất có đức mến, rất yêu thích thiên nhiên và là một tâm hồn thực sự chiêm niệm. Đức mến, thiên nhiên và chiêm niệm tóm kết ý nghĩa cảnh nhà tĩnh tâm của những đan sĩ dòng Thánh Âu Tinh ở đó. Năm ấy anh được 23 tuổi.
Đối với chúng ta, quả là lãng mạn, suýt nữa anh đã lên đường để sống tại vùng Hồ Tahoe. Vùng này của núi Alpes cao cách mặt biển 1800m, mùa đông nhiệt độ trung bình xuống đến 20 độ dưới không. Nhiều đan sĩ chỉ sống ở đó được vài năm rồi phải xuống những vùng ấm hơn để tránh đau ốm. Trước kia, thi sĩ Dante cũng từng xin vào đan viện này, bây giờ đến lượt Louis. Thế nhưng Louis chưa biết tiếng Latin. Đức viện phụ bảo anh: “Xin lỗi, bạn phải về học tiếng Latin trước đã!”
Louis thất vọng, quay về Alençon học tiếng Latinh. Anh là một người tỉ mỉ, thu chi cái gì đều ghi vào một quyển sổ. Trong đó ta thấy ghi tiền mua sách, tiền học phí hằng tuần. Rồi thình lình ta đọc thấy: “Tiền bán quyển từ điển Pháp-Latin của tôi”. Thế là anh đã bỏ cuộc. Dù lý do nào đi nữa, anh đã thấy mình không có ơn gọi làm linh mục.
Thợ đồng hồ tại Alençon
Anh đã ổn định cuộc sống trong sự an phận với đời độc thân và tiếp tục việc học nghề làm đồng hồ. Anh về Paris hai hoặc ba năm hơn để nâng cao tay nghề.
Nếu đã có lúc ta hình dung Louis về già như một kẻ lười lĩnh, thích nhàn nhã, thì ta nên nhớ lại rằng ông đã miệt mài suốt năm năm trời để trau giồi một công việc rất khó khăn đòi phải tập trung cao độ và thao tác tỉ mỉ. Tại Paris ông đã trở thành một thợ chính trong nghề làm đồng hồ. Ông về lại Alençon, mua một ngôi nhà, lập một tiệm làm đồng hồ và sửa đồng hồ. Công việc thành công nên về sau ông mở thêm một tiệm kim hoàn. Ông thích đọc sách, bơi lội, cầu nguyện, chơi bi-da, câu cá và thả bộ trên đồng quê. Ông mua một thửa đất có ngôi nhà nhỏ để có thể làm việc và giải trí dễ hơn. Tại đây ông tự tạo cho mình không gian riêng cho đời độc thân, để sống một cuộc sống lý tưởng, tĩnh lặng và an bình.
Thế nhưng mẹ ông lại có ý tưởng khác. Trong một lớp học làm đăng ten, bà Martin gặp một thiếu nữ tên là Zélie Guérin. Bà đã sắp xếp cho con trai bà gặp Zélie. Họ gặp nhau và rồi đã làm lễ cưới vào nửa đêm 13 tháng Bảy 1858, tại Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn.
Zélie
Thân phụ cô Zélie sau khi phục vụ mấy chiến dịch trong quân đội đã giải ngũ quay về Normandie. Ông làm thợ thủ công đóng đồ gỗ mỹ thuật, còn vợ ông mở một quán cà phê nhỏ. Chẳng may quán cà phê thất bại. Họ đưa gia đình về Alençon để hai cô con gái có thể theo học trường Công Giáo do các nữ tu dòng Thánh Tâm quản trị.
Zélie khá nổi bật. Thi làm luận tiếng Pháp mười một lần, cô chiếm giải nhất đến mười lần. Cô có một đức tin sâu xa. Hình như cô có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc và khó hòa hợp với mẹ. Về sau, trong thư viết cho người em trai là Isidore, Zélie có nói: “mẹ thật khắt khe với chị nhưng lại cưng chiều em”. Cô hay tranh cãi với em nhưng lại thương em thật sâu xa. Về sau ta thấy cô cố gắng chăm sóc em tận tình như một người mẹ. Khi em lên Paris học, Zélie đã bắt em hứa mỗi ngày phải đến nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng đọc một kinh Kính Mừng. Cô bảo em: “Đức Mẹ đã chẳng bao giờ để chị phải thất vọng. Chẳng bao giờ chúng ta phải trông cậy vào Ngài cách uổng công”. Khi Isidore ra trường, cô bảo em rằng cô vui mừng biết bao khi thấy em về, và mặc dầu hai chị em vẫn tiếp tục cãi nhau, cô rất thích được có em ở bên cạnh.
Cô thợ làm đăng tên
Alençon là một trung tâm làm đăng ten ở Pháp. Zélie đã thành một chuyên gia xuất sắc trong công việc đòi phải chính xác tận từng tiểu tiết này. Cô quy tụ một nhóm phụ nữ. Cô vẽ mẫu và mua chỉ, sợi. Mỗi Thứ Năm, chị em trong nhóm đến nhà cô, cô chia công việc cho từng người để họ đưa về nhà làm. Ngày Thứ Năm tiếp đó, họ đưa các mẩu thành phẩm đến cho Zélie. Cô kết các mẩu lại, nối những sợi bị đứt, rồi lại chia việc mới cho họ làm trong tuần tiếp đó. Cô rất thành công trong việc làm ăn này. Cô dùng tầng trệt của nhà cô ở đường Sainte Blaise làm văn phòng và phòng làm việc. Ý thức mình không có ơn gọi đi tu, cô quyết định sẽ lập gia đình. Chính trong bối cảnh đó, cô đã gặp anh chàng độc thân Louis Martin. Khi họ lấy nhau, nàng 27 tuổi còn chàng 35.
Có một điều lý thú là khi lấy chồng, cô Zélie chẳng có ý tưởng gì về điều người hay gọi là “chuyện đời”. Đến hôm cưới mới biết những chuyện ấy, cô chạy đến với người chị (lúc này đã là nữ tu Marie-Dosithée thuộc Dòng Đức Mẹ Đi Viếng ở Le Mans) khóc lóc bày tỏ nỗi lòng với chị. Trong một lá thư về sau, Zélie viết: “Tôi không bao giờ hối tiếc vì đã lập gia đình.” Louis là một kẻ lý tưởng, hơn nữa còn có thể nói là một người lãng mạn. Chàng đã thuyết phục nàng rằng họ có thể chung sống với nhau hoàn toàn chỉ như anh em thôi. Thế nhưng sau mười tháng, họ hiểu rằng đó không phải thật là điều Thiên Chúa muốn, nhất là khi Zélie rất muốn có con cái. Thế nên qua năm sau Marie đã ra đời, rồi những năm tiếp đó là Pauline, rồi Léonie.
Công việc làm đăng ten của bà Zélie phát triển đến nỗi ông Louis bán luôn cửa hiệu làm đồng hồ và tiệm kim hoàn cho người cháu để về lo điều hành công việc và bán hàng cho vợ. Họ dời về ở tại ngôi nhà trên đường Sainte Blaise mà bà Zélie đang dùng làm văn phòng. Ông Louis đi khắp nơi để nhận đơn đặt hàng cho thương hiệu Point d'Alençon. Ông cũng vẽ mẫu cho hàng đăng ten, như một nghệ nhân thành thạo. Ông thường vắng nhà để lo công việc. Đọc lại các thư của bà Zélie, ta thấy nhan nhản: "Ba đang đi vắng". Khi chị thánh Têrêxa chào đời ông cũng đang vắng nhà.
Cả hai vợ chồng đều làm việc cật lực và có lương tâm. Họ rất nhạy cảm về trách nhiệm xã hội và quan tâm đến người nghèo cách thiết thực. Ông Louis nhấn mạnh rằng khi thợ đăng ten làm xong phần việc của họ thì phải trả tiền cho họ ngay, và ông quan tâm chăm sóc họ, nhất là khi họ đau ốm. Trong năm đầu sau ngày cưới, Zélie và Louis chăm lo cho một cậu bé mất mẹ. Cậu bé là một trong đám mười một anh chị em và nhà Martin đón tiếp cậu như là con ruột của họ. Bất cứ ai cần đến đều được họ giúp đỡ. Cả hai đều làm việc rất chuyên cần, chuyên cần đến độ Louis phải lo ngại cho sức khỏe của Zélie. Từ Paris, ông viết cho bà: “Này, anh đã từng bảo em cần nghỉ ngơi. Em đang làm việc quá sức, đang tự khiến mình bị mệt mỏi. Chúng ta cứ làm việc chuyên cần là đủ, mọi sự khác Chúa sẽ lo. Chúng ta sẽ tạo một doanh nghiệp nho nhỏ và phát đạt nhưng đừng vì thế mà em tự giết chết em.”
Chỗ khác, ông viết: “Này em yêu dấu nhất đời anh, anh nhắc lại, em đừng có âu lo quá đáng. Có Chúa giúp, rồi ta sẽ tạo được một doanh nghiệp nho nhỏ thật tốt.”
“Trong khi chờ niềm vui được gặp lại em, anh ôm hôn em với tất cả lòng anh. Anh mong rằng cả Marie và Pauline đều thật mạnh giỏi.”
“Chồng em và là người bạn chân tình yêu em mãi mãi”, vv..
Theo một nghĩa nào đó, chàng siêu thoát hơn nàng. Zélie là một phụ nữ hết sức năng động, có bao nhiêu năng lực đều tập trung hết vào những việc đang làm. Bà vừa điều hành một doanh nghiệp vừa gầy dựng một gia đình lớn. Mẹ chồng qua đời, bà đưa bố chồng về nhà chăm sóc. Bù bận rộn, bà luôn trung thành với việc cầu nguyện và dự lễ mỗi ngày cũng như việc giúp con cái cầu nguyện. Những thư từ bà để lại cho thấy bà quan tâm tới mọi thực tế của cuộc sống và của thế giới quanh bà, đồng thời làm cho thế giới ấy thấm đầy tinh thần đức tin. Đọc lại những lá thư bà viết cho người chị ở Le Mans, hoặc cho Isidore ở Paris, hoặc cho hai cô con gái lớn đi học xa nhà, ta sẽ thấy. Hiện chúng ta còn giữ được của bà hơn 200 lá thư.
Hạnh phúc trong Hôn nhân
Những thư ấy kể lại đủ chuyện ngớ ngẩn của mấy đứa con bà. Chẳng hạn, “Pauline nó bảo Marie rằng bõ đỡ đầu của em đẹp trai hơn bõ của chị, vì bõ của em có tóc, bõ của chị sói nhẵn.” Hoặc trong một thư kể về Têrêxa: “Nó tíu tít nói đớt từ sáng tới chiều. Nó hát cho cả nhà nghe những bài hát nhỏ, nhưng phải quen lắm mới hiểu nó muốn nói gì” “Nó đọc kinh như một thiên thần”. Thư từ của bà kể đủ những chuyện vặt hằng ngày, đọc vào ta có ngay cái ấn tượng bà là một người mẹ hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Các thư của bà cũng nhắc nhiều đến những chuyện đau ốm của đám trẻ, hầu hết là những bệnh thông thường của trẻ con. Ta có thể đọc thấy ở đó là bà rất lo lắng về những chuyện ấy. Bà có một phán đoán lạ thường và khách quan về con cái: “Têrêxa là đứa sáng dạ nhất mà cũng lì lợm nhất, nhưng má nghĩ rồi nó sẽ tốt. Nó có thiện chí, và không muốn làm buồn lòng ai. Céline thì vui vẻ hơn nhiều, vâng lời và tử tế hơn nhiều.”
Qua các thư của bà Zélie ta biết được một tiểu tiết trong cuộc chiến Pháp-Phổ. Năm 1870 quân Phổ xâm chiếm nước Pháp. Họ trú quân trong nhà dân ở Alençon. Đó quả là một sự sỉ nhục khủng khiếp đối với con cháu của những người lính Napoléon. Trong một lá thư, bà Zélie viết: "Bọn Phổ phá hết trật tự của nhà tôi chỉ trong một nháy mắt. Cả thị trấn thành tiêu điều. Ngoại trừ nhà chúng tôi, còn thì ai cũng khóc.” Vào lúc đó đã xảy ra một chuyện làm lộ rõ cá tính của ông Louis. Có chín người lính trú trong nhà. Một trong bọn họ ăn trộm của ông một cái đồng hồ. Ông Louis bắt gặp, nắm ngay gáy tống cổ ra ngoài. Hôm sau ông viết đơn khiếu nại đem nộp. Thế nhưng rồi hôm sau nữa ông nghe nói có lệnh bắn bỏ những kẻ cướp bóc và rằng có một người lính Đức sắp bị đem bắn. Lập tức, ông Louis quay tìm viên chỉ huy xin rút lại đơn khiếu nại, và xin đừng bắn kẻ đã ăn cắp chiếc đồng hồ. Dường như sự kiện đủ cho thấy tính tình ông vốn bén nhạy, có thể bùng phát thành nóng giận, có thể do những thôi thúc bất ngờ mà đi tới chỗ hành động quyết liệt. Về sau các con ông không hiểu nhờ đâu ông đã học được cách kiềm chế tính nóng nảy hấp tấp. Cái tính chất hiếu hòa điềm đạm mà về sau ta thấy được nơi ông hẳn ông đã phải đấu tranh biết bao trong tâm hồn mình mới có được.
Những thánh giá trong gia đình
Cái tai họa do sự chiếm đóng của quân Đức không phải là nỗi buồn duy nhất trong cuộc sống gia đình. Ngay trong nội bộ gia đình, thánh giá đã đổ xuống dồn dập. Năm 1865 thân phụ ông Louis qua đời. Bà Zélie viết: “Tôi chẳng bao giờ tin được làm sao cái chết của cụ lại ảnh hưởng trên tôi đến thế. Tôi tiều tụy đi”. Rồi đến lượt cha ruột của bà chết năm 1868. Vào thời điểm ấy bà viết: “Tôi hy vọng, đúng hơn, tôi tin chắc rằng ba tôi đã được Thiên Chúa nhân lành đón nhận. Tôi chỉ mong sao khi chết tôi cũng được như ba. Tôi đã xin nhiều lễ cầu nguyện cho ba và chúng tôi sẽ xin thêm nhiều nữa. Mộ của ba nằm gần mộ hai bé Joseph của tôi”. Câu chót trong đoạn thư nói về hai đứa con trai của bà, Joseph, chết năm 1867 khi mới được một tuổi, và Joseph-Jean-Baptiste, cũng mới một tuổi đã chết, năm 1868. Năm 1870 cô con gái nhỏ của bà là Hélène, chết khi mới được năm tuổi rưỡi. Cũng năm 1870 bà còn mất bé Mélanie mới chưa được hai tháng. Trong năm năm, bà Zélie phải ra nghĩa trang sáu lần. Qua những biến cố đau thương dồn dập ấy, ta thấy bà đầy lòng yêu thương, hết sức đau khổ mà cũng thấm nhuần tinh thần dũng cảm của đức tin.
Nói về cái chết của các con, bà viết: “Khi tôi vuốt mắt những đứa con yêu dấu của tôi và lo chôn cất chúng, quả tình tôi bấn loạn trong đau thương, nhưng tạ ơn Thiên Chúa, tôi vẫn luôn sẵn sàng đón nhận ý Ngài. Tôi không hối tiếc gì về những đau đớn và hy sinh tôi đã phải chịu vì chúng.” Thậm chí bà còn viết bà “không hiểu nổi tại sao có những người lại bảo nếu tôi không phải chịu tất cả những nông nỗi ấy thì tốt hơn”. Và bà thêm: “Bây giờ các cháu đang vui hưởng thiên đàng. Hơn nữa, tôi đâu có mất chúng mãi. Cuộc đời vắn vỏi, và chẳng bao lâu tôi sẽ gặp lại những đứa con bé bỏng của tôi trên thiên đàng."
Têrêxa chào đời
Khi Têrêxa chào đời năm 1873, bà Zélie biết đó là đứa con cuối cùng bà có thể có được. Vừa sinh ra, Têrêxa đã hết sức ốm yếu. Sau bao lần quá quen với chết chóc, bà Zélie cứ sợ rằng Têrêxa khó sống nổi. Sau ba đứa con đầu, bà Zélie không còn thể cho con bú và phải tìm vú em cho con bú. Bà mô tả cơn bệnh của Têrêxa như sau:
“Nếu không quá khuya thì đêm ấy tôi đã ra đi tìm một người vú em. Đêm ấy mới dài làm sao! Têrêxa chẳng có được một chút dưỡng chất tối thiểu nào, và, suốt đêm ấy, tất cả những dấu hiệu đã từng đi trước những cái chết mấy thiên thần nhỏ kia của tôi đều lộ rõ. Tôi hết sức buồn vì chẳng giúp được chút gì cho đứa con út này trong cái phận yếu ớt mỏng manh của nó”.
Vừa hừng sáng, bà vội đi ngay, và trên đường bà gặp hai người đàn ông trông có vẻ thô bạo tiến về phía bà ngay ở một khúc đường vắng. Bà tự nhủ: “Mình đã mang sẵn nỗi phiền muộn đến chết trong lòng thế này, thì họ có giết mình đi nữa cũng chẳng sao!” Cuối cùng, bà đã tới được làng Semallè và nhờ chị Rose Taillè đến giúp Têrêxa. Rose đã từng lo bú mớm cho mấy đứa nhỏ khác của nhà Martin. Bà nhờ chị Rose đến Alençon và ở lại đó giúp. Thế nhưng chị Rose cũng đang phải nuôi con thơ, không thể đi được. Cả hai người mẹ đều phải lo cho những đứa bé họ đã sinh ra trên đời. sau cùng, chị Rose đồng ý đi ẵm Têrêxa về Semallè chăm sóc. Về đến Alençon, chị Rose nhìn thấy Têrêxa thì thốt lên: "Muộn quá rồi!" Bà Zélie chạy vội lên lầu đến trước tượng Thánh Giuse xin Thánh Cả thương giúp đứa bé. Khi bà xuống lại thì Têrêxa đang bú say sưa.
Ở trang trại, Têrêxa lớn lên mạnh khỏe. Bà Zélie được yên lòng yên trí, “biết rằng đứa bé của tôi đang yên lành và được chăm sóc kỹ lưỡng”. Ta thấy là bà Zélie không thể cho Têrêxa bú. Hồi còn con gái, bà bị té gục xuống bàn và bị chấn thương ngực. Tới năm 1865 trong một lá thư gửi cho em trai, bà cho biết là thấy đau. Thế nhưng bà đã chẳng chữa chạy gì, có lẽ vì hy vọng rồi sớm muộn cũng khỏi. Về sau nó biến chứng thành bướu trong ngực, đau đớn, không thể cho con bú được. Cuối cùng, đau quá, bà mới hiểu ra mình bị ung thư thì đã quá muộn. Các bác sĩ bảo đã đến giai đoạn chót. Bà Zélie đưa Marie, Pauline và Léonie đi Lộ Đức hành hương, cuộc hành trình chỉ gây thêm mỏi mệt và đau đớn. Mấy cô gái thất vọng thấy Đức Mẹ không chịu chữa cho mẹ họ, thế nhưng bà Zélie bảo: “Đức Mẹ đã bảo mẹ như bảo Bernadette: ‘Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc, chẳng phải ở đời này nhưng ở đời sau!” Nếu nhớ rằng lúc ấy Bernadette còn sống, ta sẽ thấy quả quyết này đáng cảm kích biết bao!
Cái chết của bà Zélie
Trong thủ bản, chị thánh Têrêxa viết một trang thật đẹp và tinh tế mô tả thân mẫu của chị trên giường chết: “Những nghi thức Xức Dầu Cuối Cùng in sâu vào trí tưởng tượng của con. Con còn nhớ rõ chỗ con quỳ bên cạnh Céline. Cả năm chị em chúng con đều có mặt, theo thứ tự lớn nhỏ, cả bố dấu yêu khốn khổ cũng quỳ đó, nức nở”. Trong bút ký viết về thân phụ, chị Céline ghi nhận chị chỉ thấy bố khóc hai lần, lần ấy là một. Bà Zélie qua đời ngày 28 tháng Tám, 1877, mới 46 tuổi, sau 19 năm sống đời hôn nhân. Con gái út của bà, Têrêxa, mới hơn bốn tuổi.
Ông Louis hết sức lo lắng cho đám con gái mồ côi mẹ. Để các con có được ảnh hưởng tốt của một người phụ nữ, ông dời nhà về Lisieux, nơi ông Isidore cùng với vợ là Céline sống với hai người con gái là Jeanne và Marie. Trong khi lưu lại ít lâu ở Alençon để thanh lý ít đồ đạc, ông viết cho các con, đã dọn về Lisieux trước: "Các con nên biết ba phải mất mát nhiều khi ra đi, nhưng ba phải đi vì các con… Cậu mợ bảo làm gì, các con hãy làm theo. Hãy học nơi cậu mợ!" Vì con cái, ông phải rời bỏ Alençon, nơi ông có nhiều bạn hữu, nơi mẹ ông vẫn còn sống ở đó, và là nơi có mộ của người vợ thân yêu. Ra đi, ông phải bỏ lại biết bao bạn bè thân thuộc. Ông vốn là một người ưa giao thiệp, lại là thành viên của các câu lạc bộ xã hội Công Giáo và các câu lạc bộ dân ca và dân vũ. Ông thích ăn mặc theo phong tục Brittany, hát những bài ca và múa những điệu vũ miền này. Ông thích hát với cái giọng trầm ấm của ông. Thật nát lòng khi phải rời Alençon, nhưng ông đã nhất quyết ra đi chỉ vì lợi ích của con cai. Góa vợ năm 54 tuổi, ông mua nhà đất và đầu tư vào một vài việc an toàn rồi về Lisieux dưỡng già.
Tại Lisieux ông có nhiều giờ rảnh rỗi. Ông đọc nhiều sách: lịch sử, thơ ca và sách thiêng liêng. Ông thả bộ trên đồng quê và đưa con cái đi câu. Chị thánh Têrêxa có mô tả những buổi dã ngoại này, khi chị được ngồi nghe bản nhạc của những người lính diễu hành ở đàng xa. Ông cũng bỏ ít giờ chăm sóc khu vườn, tiếp tục làm đồng hồ như một cái thú riêng, vui vẻ ngồi chế tạo đồ dùng cho con cái, và tìm sinh lợi trong vài việc làm ăn nho nhỏ. Trên hết, ông cầu nguyện nhiều, viếng các nhà thờ và nhà nguyện ở Lisieux. Đôi khi ông đưa cả nhà đi nghỉ mát ở bãi biển Deauville và Trouville, cũng có lần ông đưa Têrêxa và Céline đi dự Hội Chợ Đấu Xảo ở Le Havre.
Pauline và Marie vào Dòng Cát Minh
Việc Pauline và Marie nhập Dòng Cát Minh là một hy sinh lớn lao. Ông vẫn canh cánh nỗi âu lo của một người cha, phải nuôi dạy năm cô con gái thiếu vắng sự giúp đỡ của một người mẹ. Sức khỏe của “hữ hòang bé nhỏ”, Têrêxa, cũng chẳng phải là chuyện nhỏ. Năm 1883, khi Têrêxa được chữa lành cách nhiệm lạ, ông viết cho một người bạn ở Brittany: “Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi – tôi vẫn quen gọi cháu bằng tên gọi ấy – là một thiếu nữ dễ mến. Tôi bảo đảm với anh như thế. Bây giờ cháu đã hoàn toàn bình phục rồi. Bao nhiêu kinh nguyện đã được gió bão cuốn lên trời, và Thiên Chúa, hết sức tốt lành, đã thương nhượng bộ."
Chúng ta có được vài lá thư của ông Louis gửi cho con cái. Như bao nhiêu đàn ông khác, ông ít khi chịu viết thư. Vợ ông đã viết thư thay ông. Chúng ta còn giữ được nhiều thư của bà nhưng của ông thì chẳng mấy lá. Trong các thư của ông Louis, ta tìm thấy một số kiểu nói ẩn chứa tình âu yếm. “May mắn là ba đã xong mọi việc và đang háo hức về với các con. Bây giờ tạm chào đã. Nhắn hộ ông bà Guérin ngàn lời chúc tốt lành và gửi đến năm đứa chúng con một ôm hôn rõ chặt đấy.”
Có lần ông theo một linh mục đi thăm Constantinople, Athens và Rôma, và trên chuyến đi này ông viết thư về nhà. Ông kết thúc các thư với những kiểu nói: "Hôn các con của ba một ngàn cái. Người cha lúc nào cũng thương các con", hoặc “Người luôn thương các con và luôn mang các con trong tim”, hoặc "Ba ôm hôn các con với tất cả cõi lòng." Ông còn có chuyến hành hương thời danh sang Rôma với Têrêxa và một vài cuộc hành hương ngắn ngày khác, nhưng hầu hết thời giờ ông sống ở nhà với con cái.
Năm 1887, ông Louis bị đột quỵ nhẹ trên đường đi lễ. Chị Céline cho rằng nguyên nhân là do ông bị con gì chích sau tai trong một lần đi câu. Ông bị sưng nhưng chẳng quan tâm cho đến khi nó sưng tấy và đau nhiều. Mãi lúc ấy ông mới đi bác sĩ. Céline nhớ đã thấy ông bước lên bước xuống trong vườn, đưa hai tay lên đầu gọi con cái: “Cầu nguyện cho ba, cầu nguyện cho ba!” Ít lâu sau lần đột quỵ, ông đang ngồi trong vườn, sau khi đi đọc kinh chiều ở Nhà thờ Chánh Tòa về. Têrêxa đi ra. Thấy têrêxa, ông đứng dậy. Hai cha con đi lên đi xuống rồi ông ôm lấy Têrêxa, siết chặt con vào lòng. Thấy Têrêxa khóc, ông hỏi: “Cưng có chuyện gì không ổn vậy?” Lúc ấy Têrêxa mới xin ông cho phép nhập Dòng Cát Minh Lisieux. Ông bảo con gái rằng cô còn bé quá, mới 14 tuổi! Têrêxa thuyết phục ông và ông bảo nếu quả đó là điều Chúa muốn thì ông sẽ cho phép và sẽ chúc lành. Ông ngắt một bông trắng nhỏ trên tường trao cho Têrêxa. Bông hoa ấy sẽ thành biểu tượng cho cuộc đời của chị.
.. . . Và rồi Têrêxa
Ông Louis đã thành chỗ dựa, giúp Têrêxa đạt được sự đồng thuận của người cậu là ông Isidore, của Đức Giám Mục và cả của Đức Giáo Hoàng. Từ Rôma về, sau khi nhận được phép lành của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong một nghi thức đầy cảm động, ông bắt đầu chuẩn bị cho Têrêxa lên đường. Chị rời biệt thự Les Buissonnets và cha già ngày 9 tháng Tư, 1888. Đêm ấy, một người bạn nói với ông Louis: “Anh còn ngon hơn cả Abraham nữa đấy!” Ông đáp: “Vâng, nếu tôi ở vào trường hợp Abraham, tôi cũng hiến dâng như vậy, nhưng đồng thời tôi phải cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện. Tôi đã đưa con dao lên thật là khủng khiếp, chậm một cách khủng khiếp và xin Chúa sớm gởi cho tôi cả thiên thần và con cừu mắc sừng trong bụi gai.” Hôm sau ông viết cho một người bạn là ông Breton: “Hôm qua, Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi, đã vào Dòng Cát Minh. Chỉ có Thiên Chúa mới đòi phải hy sinh đến thế nhưng Ngài cũng đã giúp tôi hết sức để dù dàn dụa nước mắt lòng tôi vẫn tràn ngập niềm vui. (Ký tên) Một người rất yêu thương anh, Louis Martin.”
Ông Louis lâm bệnh lần cuối
Từ sau ngày Têrêxa vào Dòng, ông bắt đầu bị đột quỵ nhiều hơn. Ông bắt đầu mất trí. Ông ra khỏi nhà, đi lang thang và lạc mất, ba bốn ngày sau người ta mới tìm thấy ở Le Havre hoặc một chỗ nào khác. Ông không còn thể nào đến Dòng Cát Minh để thăm Marie, Pauline và Têrêxa. Vì ông không thể vào thăm các con, Pauline đã xin một vị linh mục có đang công việc phải giúp nhà Dòng, chụp cho Têrêxa hai tấm ảnh mặc tu phục Dòng Cát Minh. Đó là hai tấm ảnh thật đẹp của cô tập sinh Têrêxa đứng dưới chân thập giá. Một trong hai tấm, Têrêxa mặc áo choàng trắng. Sau lưng mấy tấm ảnh này, Pauline viết: “Xin đừng để ai thấy kẻo dân chúng lại xì xèo nữ tu mà còn chụp hình!” Vì việc ông Louis đi lạc ngày càng thường xảy ra, Léonie và Céline không còn thể nào chăm sóc ông. Tháng Hai 1889, họ phải đưa ông gửi vào dưỡng trí viện ở Caen. Đây cũng là năm mà ông Van Gogh vào nhà thương điên ở San Remy. Những họa phẩm của Van Gogh vào thời này giúp chúng ta cảm nhận phần nào khung cảnh thiên nhiên của dưỡng đường nơi ông Louis đã ở. Khi ông tới đó, người y tá bảo ông: “Ở đây ông có thể làm một việc tông đồ tuyệt vời.” Ông đáp: “Tôi biết, nhưng tôi thích làm việc ấy ở bất cứ đâu khác. Vâng, cả đời tôi lúc nào tôi cũng điều khiển và ra lệnh, cho nên có lẽ Thiên Chúa đang thanh tẩy tôi – bắt tôi tập tuân lệnh để tôi bớt tự hào và hống hách." Suốt ba năm, mỗi tuần Léonie và Céline đáp xe lửa đi Caen để thăm thân phụ một lần. Sau ba năm, ông bị đột quỵ trầm trọng và bị bại liệt. Vì ông không còn thể đi lạc nữa, họ đã có thể đưa ông về nhà ở Lisieux. Thoạt đầu họ ở chung với gia đình Guérins. Về sau họ thuê một ngôi nhà gần đó. Thỉnh thoảng, họ về nghỉ tại “La Musse”, ngôi nhà đẹp ở miền quê mà gia đình Guérins được thừa kế. Vào những lúc tỉnh táo, ông Louis xin con cái cầu nguyện cho ông. Suốt thời gian chịu đau khổ, ông luôn kiên nhẫn, đặt hết tin cậy phó thác nơi Thiên Chúa. Ngày 29 tháng Bảy, 1894, sau một cơn nhồi máu cơ tim, ông chết bình an tại biệt thự La Musse. Ông được an táng tại Lisieux.
Đức tin và sự tín thác
Chúng ta đã thấy câu chuyện cuộc đời và hoàn cảnh sống của ông bà Louis và Zélie Martin. Chúng ta đã thấy những khổ đau, vui mừng cũng như đức tin và niềm tín thác của họ nơi Thiên Chúa. Có lần bà Zélie viết: "Tôi vẫn luôn đặt hết sự tín thác nơi Thiên Chúa tốt lành và phó hết mọi công việc của tôi cho tay Ngài chăm sóc, cho nên khi tôi nghĩ đến những gì Thiên Chúa tốt lành ấy đã làm cho tôi và cho chồng tôi, tôi không thể nghi ngờ chút nào rằng Sự Quan Phòng của Ngài luôn đoái nhìn các con cái Ngài với một sự chăm sóc đặc biệt.” Mặc dù ông Louis có tinh thần chiêm niệm hơn, suy tư hơn, nên thơ hơn và có chiều sâu hơn bà Zélie, lá thư này của bà dường như có thể tóm tắt cái cốt lõi nơi đời sống tâm linh của cả hai người. Đôi bạn chân phước này có nhiều điểm rất gần với anh chị em ngày nay. Con đường tâm linh của họ đặt nền móng trên thánh ý và tinh yêu của Thiên Chúa mà họ vẫn khám phá ra trong cuộc sống hằng ngày. Họ tìm gặp sự thánh thiện ngay giữa cuộc đời trần thế. Liệu anh chị em có thể dấn thân vào trần thế hơn kẻ điều hành một doanh nghiệp đăng ten và một tiệm kim hoàn? Nơi tình yêu họ dành cho nhau, nơi nâng cao cuộc sống một gia đình lớn với tất cả những âu lo và trách nhiệm đi kèm, và trong tình yêu họ dành cho Thiên Chúa, lộ rõ khi họ được tôi luyện trong lò đau khổ, trong mối bận tâm lo cho người nghèo – trong tất cả những điều ấy họ đáng là mẫu mực cho bất cứ người nam và người nữ nào đang sống đời hôn nhân hôm nay. Họ cũng đang nói với chúng ta, một cách vừa cương nghị vừa âu yếm, về một số trong những vấn đề đáng buồn nhất mà cũng nổi cộm nhất hôm nay: cái bi kịch của một người mẹ trẻ chết vì ung thư và để lại một gia đình lớn; cảnh não lòng khi một người thân phải vào dưỡng trí viện; rồi việc chăm sóc cho những người thân tật bệnh hay già cả. Câu chuyện của đôi bạn Louis và Zélie Martin đang nói nhiều với chúng ta ngày nay vì họ đang dạy chúng ta biết phải tìm thấy tình yêu Thiên Chúa cách nào và ở đâu, và làm sao để đáp lại tình yêu ấy bằng tình yêu của riêng ta.
Thật thích hợp khi hài cốt của ông bà Louis và Zélie được cải táng và chôn cạnh nhau gần hậu tẩm Vương cung Thánh đường Lisieux, mang tên người con của họ là chị thánh Têrêxa. Trên mộ hai vị, ta thấy ghi những lời của chị thánh: “Thiên Chúa đã cho tôi một người mẹ và một người cha xứng với thiên đàng hơn là với trần gian.” Cũng thật thích hợp khi, vào năm 1956, trong dịp mừng Kim khánh khấn dòng của nữ tu Céline, Đức Giám Mục chủ lễ thông báo: “Tôi có một tin mừng cho Chị. Tôi xin thông báo là hồ sơ phong chân phước cho song thân của Chị đã được tiến hành”.
(Bản tin)
Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười, 2008
RÔMA, Chúa Nhật 13 tháng Bảy 2008 (ZENIT.org) – Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười 2008, trong ngày thế giới Truyền Giáo: Tin này đã được Đức Hồng y José Saraiva Martins, chủ tịch Thánh Bộ Phong Thánh chính thức thông báo tại Alençon, hôm Thứ Bảy 12 tháng Bảy.
Song thân chị thánh Têrêxa đã làm lễ cưới tại Nhà thờ Đức Bà Alençon cách nay 150 năm, vào ngày 13 tháng Bảy, lúc nửa đêm. Lễ kỷ niệm năm nay được đánh dấu bằng sự hiện diện của Đức Hồng y Saraiva tại Alençon và Lisieux trong hai ngày 12 và 13 tháng Bảy này.
Đức Hồng y Saraiva Martins đã loan tin vào cuối bài nói chuyện về sự thánh thiện của ông bà Martin, ở Alençon, tại sảnh đường aux Toiles, trước khoảng hai trăm người.
Ngài cũng đã thông báo như thế cho những tín hữu đông nghẹt và hân hoan tham dự thánh lễ được cử hành trong nhà thờ Đức Bà, trước sự hiện diện của Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám mục giáo phận Séez, Đức Cha Pierre Pican, Giám mục giáo phận Bayeux et Lisieux, và Đức Cha Bernard Lagoutte, giám đốc trung tâm hành hương Thánh Têrêxa và là chánh sở Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêxa.
Ông Louis (1823-1894) và bà Zélie (1831-1877) Martin được công bố là những bậc đáng kính vào năm 1994. Thi hài của họ trước đây nằm trong phần mộ dưới chân Vương cung Thánh đường Lisieux, đã được cải táng hôm thứ hai 26 tháng Năm vừa qua để tháng Chín sẽ đưa vào Vương cung Thánh đường.
Cậu bé người Ý, Pietro, được ơn chữa lành nhờ lời chuyển cầu của ông bà Martin nay được 6 tuổi cũng đã có mặt trong nghi thức hôm ấy.
Đàng khác tại Ý, ở Vérone, người ta đang làm chiếc khám đựng thánh tích của đôi bạn Martin.
Ngày 03 tháng Bảy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ký sắc lệnh thừa nhận một phép lạ nhờ sự bầu cử của song thân chị thánh Têrêxa thành Lisieux.
Sự thừa nhận ấy mở lối cho ông bà được phong chân phước cùng với nhau, như đôi bạn Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, đã được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 21 tháng Mười năm 2001, cũng vào dịp ngày thế giới truyền giáo.
Việc chọn ngày thế giới truyền giáo chắc hẳn muốn nhấn mạnh vai trò truyền giáo của gia đình Kitô giáo và tầm quan trọng của chứng từ gia đình Kitô giáo về tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với tha nhân trong Giáo Hội và trong Xã Hội.
Phép lạ do đôi bạn Martin chuyển cầu là vụ chữa lành một em bé ở Monza, gần Milan, tên là Pietro Schiliro. Em sinh ra với bộ phổi dị tật sẽ không sống được. Một linh mục Cát Minh người Ý là cha Antonio Sangalli đề nghị cha mẹ em nên làm một tuần cửu nhật kính song thân chị thánh Têrêxa, là những vị đã mất bốn người con còn rất thơ ấu, để được sức mạnh gánh chịu nỗi đau khổ. Thế nhưng người mẹ tuyên bố bà sẽ làm tuần cửu nhật (và rồi hai tuần nếu cần) để xin cho con bà được chữa lành. Ngày nay Pietro, hoàn toàn khỏe mạnh, đã có thể theo cha mẹ đến Lisieux tạ ơn ông bà Louis và Zélie Martin.
Chúng ta còn nhớ cũng chính trong ngày thế giới truyền giáo, cũng nhằm 19 tháng Mười nhưng là năm 1997, chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan, đồng bổn mạng của các xứ Truyền Giáo, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố là Tiến sĩ Hội Thánh vì “khoa học tình yêu”của Chị.
Anita S. Bourdin (Lm Trăng Thập Tự chuyển dịch)
LM Trăng thập Tự
Song thân thánh nữ Têrêxa thành Lisieux
(Bài của linh mục James Geoghegan, O.C.D.)
(Theo thông tấn Zenith 13-7-2008, Tòa Thánh đã quyết định tổ chức lễ phong chân phước cho song thân chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu ngày 19-10-2008 tại Lisieux. Để mừng lễ chị thánh và chào đón ngày phong chân phước cho song thân chị, xin gửi đến quý vị và anh chị em bài viết của cha James Geoghegan, OCD, và bản tin vừa nói. Lm Trăng Thập Tự).
Cùng anh chị em Cát Minh giữa đời,
Tôi đã phác thảo mấy đề tài liên quan đến chị thánh Têrêxa để giúp anh chị em suy nghĩ về nếp sống giữa đời theo linh hạnh Cát Minh. Thế nhưng cha Bonaventura, chủ nhiệm khóa hội thảo, lại xin tôi nói về song thân chị thánh Têrêxa. Quả là một ý tưởng hết sức khôn ngoan, bởi lẽ như thế anh chị em có được mẫu gương sống động của hai con người vừa gắn liền với Dòng Cát Minh vừa có cuộc sống hoàn toàn trần thế giống hệt anh chị em.
Đôi khi chúng ta dễ hình dung người cha của chị thánh Têrêxa như một kẻ mơ mộng, một ông già chẳng có việc gì làm ngoài chuyện đọc sách, câu cá và viếng các nhà thờ, nhà nguyện. Chúng ta quên rằng ông từng là một người kinh doanh thành công và mãi gần sáu mươi tuổi mới về hưu. Khi chị thánh Têrêxa vào Dòng, ông đã 65 tuổi.
Chúng ta cũng thường nghĩ về người mẹ của chị thánh tương tự như thế. Chúng ta chỉ biết về bà qua Chuyện Một Tâm Hồn với vài kỷ niệm chị thánh có được hồi thơ ấu.
Với bài này, tôi mong nêu lên được lai lịch của hai vị và phát hiện những đìều ta có thể biết được về họ, với tư cách riêng của họ chứ không chỉ như song thân của chị thánh Têrêxa.
Một gốc gác nhà binh
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất nơi lai lịch của ông Louis và bà Zélie Martin là cả hai đều xuất thân từ gia đình binh sĩ. Nội tổ của ông Louis, ông Jean Nicholas Boureau, đã từng theo đại quân của Napoléon tham chiến tại Mascơva; một năm sau ông đã bị bắt trong chiến dịch Silesian. Cậu con trai mười hai tuổi rưỡi của ông cũng bị ở tù với ông. Cậu thiếu niên này, chết trong tù, là cậu của oâng Louis. Cả hai gia đình đều chia sẻ cả những vinh quang và những thất bại của Napoléon. Họ gợi lại những ngày khải hoàn và giúp lưu truyền huyền thoại về những ngày huy hoàng rực rỡ. Chả thế mà sau này ông Louis vẫn thích gọi cô gái út của ông là “con bé mồ côi Berezina” và “Hoàng hậu xứ Pháp và xứ Navarre”.
Cái truyền thống nhà binh ấy kéo theo một truyền thống tiêu biểu của người Normand là trung thành với đức tin. Một câu chuyện còn truyền tụng trong gia đình kể về một người cậu của bà Zélie, cha William Marin-Guérin, một linh mục thời Cách mạng Pháp. Đảng Jacobins lùng giết ngài và gia đình giúp ngài ẩn trốn. Một hôm ngài đang mang Minh Thánh Chúa thì mấy tay ác ôn bắt gặp ngài. Ngài rút Minh Thánh Chúa từ túi áo ra đặt lên một tảng đá và nói: “Chúa Giêsu ơi, bây giờ thì xin Chúa tự liệu lấy, và để cho con lo phần con”. Rồi ngài xắn tay lên hạ gục bọn côn đồ, xô chúng xuống một cái ao. Cái di sản của gia đình Martin là thế: Trung thành với quê hương và với đức tin: Một đức tin mạnh mẽ, giản dị nhưng chẳng khác nào vàng đã thử lửa.
Năm 1823, thân phụ ông Louis mang quân hàm đại úy, phục vụ trong Sư đoàn 19 bộ binh, đóng ở Bordeaux. Do ở Tây Ban Nha bất ổn, ông được phái xuống đó làm chiến dịch, để lại người vợ ở nhà đang mang thai. Trong lúc ông vắng nhà, cậu bé Louis đã chào đời. Rời Tây Ban Nha về, ông lại phải thuyên chuyển về Avignon rồi Strasbourg, đem cả gia đình đi theo. Cậu bé sống ở đó tới khoảng bảy tuổi. Một trong những điều khiến cậu ngây ngất là chiếc đồng hồ thời danh của Nhà thờ Chánh tòa trong thị trấn. Chiếc đồng hồ này là một trong những kiệt tác của ngành thủ công châu Âu. Nhờ theo đoàn quân di chuyển đó đây, Louis có năng khiếu thám hiểm và một nhãn quan rộng rãi. Được nhìn thấy thiên nhiên hùng vĩ khắp nơi và được lớn lên trong thời Lãng mạn Pháp, cậu còn phát triển nhiều về lòng yêu thiên nhiên.
Ơn gọi
Thế rồi thân phụ của Louis giải ngũ, quay về vùng Normandie, định cư tại thị trấn Alençon. Ở đó, Louis đi học cho đến năm hai mươi tuổi thì quyết theo nghề làm đông hồ. Anh quay lại Strasbourg để học nghề. Trong thời gian học ở đây, anh đã hành hương kính viếng Đan viện Thánh Bênađô. Có một tình tiết lý thú là anh đã hái một bông hoa trắng đem về làm kỷ niệm. Sau khi Louis qua đời, người ta còn tìm thấy bông hoa này giữa đám đồ dùng của anh. Louis học nghề đồng hồ rất chăm chỉ. Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu cảm thấy như mình được gọi làm linh mục. Một lần nữa, anh lên đường, leo núi Alpes hành hương Đan viện Thánh Bênađô. Anh tìm tới đó vì anh vốn rất có đức mến, rất yêu thích thiên nhiên và là một tâm hồn thực sự chiêm niệm. Đức mến, thiên nhiên và chiêm niệm tóm kết ý nghĩa cảnh nhà tĩnh tâm của những đan sĩ dòng Thánh Âu Tinh ở đó. Năm ấy anh được 23 tuổi.
Đối với chúng ta, quả là lãng mạn, suýt nữa anh đã lên đường để sống tại vùng Hồ Tahoe. Vùng này của núi Alpes cao cách mặt biển 1800m, mùa đông nhiệt độ trung bình xuống đến 20 độ dưới không. Nhiều đan sĩ chỉ sống ở đó được vài năm rồi phải xuống những vùng ấm hơn để tránh đau ốm. Trước kia, thi sĩ Dante cũng từng xin vào đan viện này, bây giờ đến lượt Louis. Thế nhưng Louis chưa biết tiếng Latin. Đức viện phụ bảo anh: “Xin lỗi, bạn phải về học tiếng Latin trước đã!”
Louis thất vọng, quay về Alençon học tiếng Latinh. Anh là một người tỉ mỉ, thu chi cái gì đều ghi vào một quyển sổ. Trong đó ta thấy ghi tiền mua sách, tiền học phí hằng tuần. Rồi thình lình ta đọc thấy: “Tiền bán quyển từ điển Pháp-Latin của tôi”. Thế là anh đã bỏ cuộc. Dù lý do nào đi nữa, anh đã thấy mình không có ơn gọi làm linh mục.
Thợ đồng hồ tại Alençon
Anh đã ổn định cuộc sống trong sự an phận với đời độc thân và tiếp tục việc học nghề làm đồng hồ. Anh về Paris hai hoặc ba năm hơn để nâng cao tay nghề.
Nếu đã có lúc ta hình dung Louis về già như một kẻ lười lĩnh, thích nhàn nhã, thì ta nên nhớ lại rằng ông đã miệt mài suốt năm năm trời để trau giồi một công việc rất khó khăn đòi phải tập trung cao độ và thao tác tỉ mỉ. Tại Paris ông đã trở thành một thợ chính trong nghề làm đồng hồ. Ông về lại Alençon, mua một ngôi nhà, lập một tiệm làm đồng hồ và sửa đồng hồ. Công việc thành công nên về sau ông mở thêm một tiệm kim hoàn. Ông thích đọc sách, bơi lội, cầu nguyện, chơi bi-da, câu cá và thả bộ trên đồng quê. Ông mua một thửa đất có ngôi nhà nhỏ để có thể làm việc và giải trí dễ hơn. Tại đây ông tự tạo cho mình không gian riêng cho đời độc thân, để sống một cuộc sống lý tưởng, tĩnh lặng và an bình.
Thế nhưng mẹ ông lại có ý tưởng khác. Trong một lớp học làm đăng ten, bà Martin gặp một thiếu nữ tên là Zélie Guérin. Bà đã sắp xếp cho con trai bà gặp Zélie. Họ gặp nhau và rồi đã làm lễ cưới vào nửa đêm 13 tháng Bảy 1858, tại Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn.
Zélie
Thân phụ cô Zélie sau khi phục vụ mấy chiến dịch trong quân đội đã giải ngũ quay về Normandie. Ông làm thợ thủ công đóng đồ gỗ mỹ thuật, còn vợ ông mở một quán cà phê nhỏ. Chẳng may quán cà phê thất bại. Họ đưa gia đình về Alençon để hai cô con gái có thể theo học trường Công Giáo do các nữ tu dòng Thánh Tâm quản trị.
Zélie khá nổi bật. Thi làm luận tiếng Pháp mười một lần, cô chiếm giải nhất đến mười lần. Cô có một đức tin sâu xa. Hình như cô có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc và khó hòa hợp với mẹ. Về sau, trong thư viết cho người em trai là Isidore, Zélie có nói: “mẹ thật khắt khe với chị nhưng lại cưng chiều em”. Cô hay tranh cãi với em nhưng lại thương em thật sâu xa. Về sau ta thấy cô cố gắng chăm sóc em tận tình như một người mẹ. Khi em lên Paris học, Zélie đã bắt em hứa mỗi ngày phải đến nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng đọc một kinh Kính Mừng. Cô bảo em: “Đức Mẹ đã chẳng bao giờ để chị phải thất vọng. Chẳng bao giờ chúng ta phải trông cậy vào Ngài cách uổng công”. Khi Isidore ra trường, cô bảo em rằng cô vui mừng biết bao khi thấy em về, và mặc dầu hai chị em vẫn tiếp tục cãi nhau, cô rất thích được có em ở bên cạnh.
Cô thợ làm đăng tên
Alençon là một trung tâm làm đăng ten ở Pháp. Zélie đã thành một chuyên gia xuất sắc trong công việc đòi phải chính xác tận từng tiểu tiết này. Cô quy tụ một nhóm phụ nữ. Cô vẽ mẫu và mua chỉ, sợi. Mỗi Thứ Năm, chị em trong nhóm đến nhà cô, cô chia công việc cho từng người để họ đưa về nhà làm. Ngày Thứ Năm tiếp đó, họ đưa các mẩu thành phẩm đến cho Zélie. Cô kết các mẩu lại, nối những sợi bị đứt, rồi lại chia việc mới cho họ làm trong tuần tiếp đó. Cô rất thành công trong việc làm ăn này. Cô dùng tầng trệt của nhà cô ở đường Sainte Blaise làm văn phòng và phòng làm việc. Ý thức mình không có ơn gọi đi tu, cô quyết định sẽ lập gia đình. Chính trong bối cảnh đó, cô đã gặp anh chàng độc thân Louis Martin. Khi họ lấy nhau, nàng 27 tuổi còn chàng 35.
Có một điều lý thú là khi lấy chồng, cô Zélie chẳng có ý tưởng gì về điều người hay gọi là “chuyện đời”. Đến hôm cưới mới biết những chuyện ấy, cô chạy đến với người chị (lúc này đã là nữ tu Marie-Dosithée thuộc Dòng Đức Mẹ Đi Viếng ở Le Mans) khóc lóc bày tỏ nỗi lòng với chị. Trong một lá thư về sau, Zélie viết: “Tôi không bao giờ hối tiếc vì đã lập gia đình.” Louis là một kẻ lý tưởng, hơn nữa còn có thể nói là một người lãng mạn. Chàng đã thuyết phục nàng rằng họ có thể chung sống với nhau hoàn toàn chỉ như anh em thôi. Thế nhưng sau mười tháng, họ hiểu rằng đó không phải thật là điều Thiên Chúa muốn, nhất là khi Zélie rất muốn có con cái. Thế nên qua năm sau Marie đã ra đời, rồi những năm tiếp đó là Pauline, rồi Léonie.
Công việc làm đăng ten của bà Zélie phát triển đến nỗi ông Louis bán luôn cửa hiệu làm đồng hồ và tiệm kim hoàn cho người cháu để về lo điều hành công việc và bán hàng cho vợ. Họ dời về ở tại ngôi nhà trên đường Sainte Blaise mà bà Zélie đang dùng làm văn phòng. Ông Louis đi khắp nơi để nhận đơn đặt hàng cho thương hiệu Point d'Alençon. Ông cũng vẽ mẫu cho hàng đăng ten, như một nghệ nhân thành thạo. Ông thường vắng nhà để lo công việc. Đọc lại các thư của bà Zélie, ta thấy nhan nhản: "Ba đang đi vắng". Khi chị thánh Têrêxa chào đời ông cũng đang vắng nhà.
Cả hai vợ chồng đều làm việc cật lực và có lương tâm. Họ rất nhạy cảm về trách nhiệm xã hội và quan tâm đến người nghèo cách thiết thực. Ông Louis nhấn mạnh rằng khi thợ đăng ten làm xong phần việc của họ thì phải trả tiền cho họ ngay, và ông quan tâm chăm sóc họ, nhất là khi họ đau ốm. Trong năm đầu sau ngày cưới, Zélie và Louis chăm lo cho một cậu bé mất mẹ. Cậu bé là một trong đám mười một anh chị em và nhà Martin đón tiếp cậu như là con ruột của họ. Bất cứ ai cần đến đều được họ giúp đỡ. Cả hai đều làm việc rất chuyên cần, chuyên cần đến độ Louis phải lo ngại cho sức khỏe của Zélie. Từ Paris, ông viết cho bà: “Này, anh đã từng bảo em cần nghỉ ngơi. Em đang làm việc quá sức, đang tự khiến mình bị mệt mỏi. Chúng ta cứ làm việc chuyên cần là đủ, mọi sự khác Chúa sẽ lo. Chúng ta sẽ tạo một doanh nghiệp nho nhỏ và phát đạt nhưng đừng vì thế mà em tự giết chết em.”
Chỗ khác, ông viết: “Này em yêu dấu nhất đời anh, anh nhắc lại, em đừng có âu lo quá đáng. Có Chúa giúp, rồi ta sẽ tạo được một doanh nghiệp nho nhỏ thật tốt.”
“Trong khi chờ niềm vui được gặp lại em, anh ôm hôn em với tất cả lòng anh. Anh mong rằng cả Marie và Pauline đều thật mạnh giỏi.”
“Chồng em và là người bạn chân tình yêu em mãi mãi”, vv..
Theo một nghĩa nào đó, chàng siêu thoát hơn nàng. Zélie là một phụ nữ hết sức năng động, có bao nhiêu năng lực đều tập trung hết vào những việc đang làm. Bà vừa điều hành một doanh nghiệp vừa gầy dựng một gia đình lớn. Mẹ chồng qua đời, bà đưa bố chồng về nhà chăm sóc. Bù bận rộn, bà luôn trung thành với việc cầu nguyện và dự lễ mỗi ngày cũng như việc giúp con cái cầu nguyện. Những thư từ bà để lại cho thấy bà quan tâm tới mọi thực tế của cuộc sống và của thế giới quanh bà, đồng thời làm cho thế giới ấy thấm đầy tinh thần đức tin. Đọc lại những lá thư bà viết cho người chị ở Le Mans, hoặc cho Isidore ở Paris, hoặc cho hai cô con gái lớn đi học xa nhà, ta sẽ thấy. Hiện chúng ta còn giữ được của bà hơn 200 lá thư.
Hạnh phúc trong Hôn nhân
Những thư ấy kể lại đủ chuyện ngớ ngẩn của mấy đứa con bà. Chẳng hạn, “Pauline nó bảo Marie rằng bõ đỡ đầu của em đẹp trai hơn bõ của chị, vì bõ của em có tóc, bõ của chị sói nhẵn.” Hoặc trong một thư kể về Têrêxa: “Nó tíu tít nói đớt từ sáng tới chiều. Nó hát cho cả nhà nghe những bài hát nhỏ, nhưng phải quen lắm mới hiểu nó muốn nói gì” “Nó đọc kinh như một thiên thần”. Thư từ của bà kể đủ những chuyện vặt hằng ngày, đọc vào ta có ngay cái ấn tượng bà là một người mẹ hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Các thư của bà cũng nhắc nhiều đến những chuyện đau ốm của đám trẻ, hầu hết là những bệnh thông thường của trẻ con. Ta có thể đọc thấy ở đó là bà rất lo lắng về những chuyện ấy. Bà có một phán đoán lạ thường và khách quan về con cái: “Têrêxa là đứa sáng dạ nhất mà cũng lì lợm nhất, nhưng má nghĩ rồi nó sẽ tốt. Nó có thiện chí, và không muốn làm buồn lòng ai. Céline thì vui vẻ hơn nhiều, vâng lời và tử tế hơn nhiều.”
Qua các thư của bà Zélie ta biết được một tiểu tiết trong cuộc chiến Pháp-Phổ. Năm 1870 quân Phổ xâm chiếm nước Pháp. Họ trú quân trong nhà dân ở Alençon. Đó quả là một sự sỉ nhục khủng khiếp đối với con cháu của những người lính Napoléon. Trong một lá thư, bà Zélie viết: "Bọn Phổ phá hết trật tự của nhà tôi chỉ trong một nháy mắt. Cả thị trấn thành tiêu điều. Ngoại trừ nhà chúng tôi, còn thì ai cũng khóc.” Vào lúc đó đã xảy ra một chuyện làm lộ rõ cá tính của ông Louis. Có chín người lính trú trong nhà. Một trong bọn họ ăn trộm của ông một cái đồng hồ. Ông Louis bắt gặp, nắm ngay gáy tống cổ ra ngoài. Hôm sau ông viết đơn khiếu nại đem nộp. Thế nhưng rồi hôm sau nữa ông nghe nói có lệnh bắn bỏ những kẻ cướp bóc và rằng có một người lính Đức sắp bị đem bắn. Lập tức, ông Louis quay tìm viên chỉ huy xin rút lại đơn khiếu nại, và xin đừng bắn kẻ đã ăn cắp chiếc đồng hồ. Dường như sự kiện đủ cho thấy tính tình ông vốn bén nhạy, có thể bùng phát thành nóng giận, có thể do những thôi thúc bất ngờ mà đi tới chỗ hành động quyết liệt. Về sau các con ông không hiểu nhờ đâu ông đã học được cách kiềm chế tính nóng nảy hấp tấp. Cái tính chất hiếu hòa điềm đạm mà về sau ta thấy được nơi ông hẳn ông đã phải đấu tranh biết bao trong tâm hồn mình mới có được.
Những thánh giá trong gia đình
Cái tai họa do sự chiếm đóng của quân Đức không phải là nỗi buồn duy nhất trong cuộc sống gia đình. Ngay trong nội bộ gia đình, thánh giá đã đổ xuống dồn dập. Năm 1865 thân phụ ông Louis qua đời. Bà Zélie viết: “Tôi chẳng bao giờ tin được làm sao cái chết của cụ lại ảnh hưởng trên tôi đến thế. Tôi tiều tụy đi”. Rồi đến lượt cha ruột của bà chết năm 1868. Vào thời điểm ấy bà viết: “Tôi hy vọng, đúng hơn, tôi tin chắc rằng ba tôi đã được Thiên Chúa nhân lành đón nhận. Tôi chỉ mong sao khi chết tôi cũng được như ba. Tôi đã xin nhiều lễ cầu nguyện cho ba và chúng tôi sẽ xin thêm nhiều nữa. Mộ của ba nằm gần mộ hai bé Joseph của tôi”. Câu chót trong đoạn thư nói về hai đứa con trai của bà, Joseph, chết năm 1867 khi mới được một tuổi, và Joseph-Jean-Baptiste, cũng mới một tuổi đã chết, năm 1868. Năm 1870 cô con gái nhỏ của bà là Hélène, chết khi mới được năm tuổi rưỡi. Cũng năm 1870 bà còn mất bé Mélanie mới chưa được hai tháng. Trong năm năm, bà Zélie phải ra nghĩa trang sáu lần. Qua những biến cố đau thương dồn dập ấy, ta thấy bà đầy lòng yêu thương, hết sức đau khổ mà cũng thấm nhuần tinh thần dũng cảm của đức tin.
Nói về cái chết của các con, bà viết: “Khi tôi vuốt mắt những đứa con yêu dấu của tôi và lo chôn cất chúng, quả tình tôi bấn loạn trong đau thương, nhưng tạ ơn Thiên Chúa, tôi vẫn luôn sẵn sàng đón nhận ý Ngài. Tôi không hối tiếc gì về những đau đớn và hy sinh tôi đã phải chịu vì chúng.” Thậm chí bà còn viết bà “không hiểu nổi tại sao có những người lại bảo nếu tôi không phải chịu tất cả những nông nỗi ấy thì tốt hơn”. Và bà thêm: “Bây giờ các cháu đang vui hưởng thiên đàng. Hơn nữa, tôi đâu có mất chúng mãi. Cuộc đời vắn vỏi, và chẳng bao lâu tôi sẽ gặp lại những đứa con bé bỏng của tôi trên thiên đàng."
Têrêxa chào đời
Khi Têrêxa chào đời năm 1873, bà Zélie biết đó là đứa con cuối cùng bà có thể có được. Vừa sinh ra, Têrêxa đã hết sức ốm yếu. Sau bao lần quá quen với chết chóc, bà Zélie cứ sợ rằng Têrêxa khó sống nổi. Sau ba đứa con đầu, bà Zélie không còn thể cho con bú và phải tìm vú em cho con bú. Bà mô tả cơn bệnh của Têrêxa như sau:
“Nếu không quá khuya thì đêm ấy tôi đã ra đi tìm một người vú em. Đêm ấy mới dài làm sao! Têrêxa chẳng có được một chút dưỡng chất tối thiểu nào, và, suốt đêm ấy, tất cả những dấu hiệu đã từng đi trước những cái chết mấy thiên thần nhỏ kia của tôi đều lộ rõ. Tôi hết sức buồn vì chẳng giúp được chút gì cho đứa con út này trong cái phận yếu ớt mỏng manh của nó”.
Vừa hừng sáng, bà vội đi ngay, và trên đường bà gặp hai người đàn ông trông có vẻ thô bạo tiến về phía bà ngay ở một khúc đường vắng. Bà tự nhủ: “Mình đã mang sẵn nỗi phiền muộn đến chết trong lòng thế này, thì họ có giết mình đi nữa cũng chẳng sao!” Cuối cùng, bà đã tới được làng Semallè và nhờ chị Rose Taillè đến giúp Têrêxa. Rose đã từng lo bú mớm cho mấy đứa nhỏ khác của nhà Martin. Bà nhờ chị Rose đến Alençon và ở lại đó giúp. Thế nhưng chị Rose cũng đang phải nuôi con thơ, không thể đi được. Cả hai người mẹ đều phải lo cho những đứa bé họ đã sinh ra trên đời. sau cùng, chị Rose đồng ý đi ẵm Têrêxa về Semallè chăm sóc. Về đến Alençon, chị Rose nhìn thấy Têrêxa thì thốt lên: "Muộn quá rồi!" Bà Zélie chạy vội lên lầu đến trước tượng Thánh Giuse xin Thánh Cả thương giúp đứa bé. Khi bà xuống lại thì Têrêxa đang bú say sưa.
Ở trang trại, Têrêxa lớn lên mạnh khỏe. Bà Zélie được yên lòng yên trí, “biết rằng đứa bé của tôi đang yên lành và được chăm sóc kỹ lưỡng”. Ta thấy là bà Zélie không thể cho Têrêxa bú. Hồi còn con gái, bà bị té gục xuống bàn và bị chấn thương ngực. Tới năm 1865 trong một lá thư gửi cho em trai, bà cho biết là thấy đau. Thế nhưng bà đã chẳng chữa chạy gì, có lẽ vì hy vọng rồi sớm muộn cũng khỏi. Về sau nó biến chứng thành bướu trong ngực, đau đớn, không thể cho con bú được. Cuối cùng, đau quá, bà mới hiểu ra mình bị ung thư thì đã quá muộn. Các bác sĩ bảo đã đến giai đoạn chót. Bà Zélie đưa Marie, Pauline và Léonie đi Lộ Đức hành hương, cuộc hành trình chỉ gây thêm mỏi mệt và đau đớn. Mấy cô gái thất vọng thấy Đức Mẹ không chịu chữa cho mẹ họ, thế nhưng bà Zélie bảo: “Đức Mẹ đã bảo mẹ như bảo Bernadette: ‘Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc, chẳng phải ở đời này nhưng ở đời sau!” Nếu nhớ rằng lúc ấy Bernadette còn sống, ta sẽ thấy quả quyết này đáng cảm kích biết bao!
Cái chết của bà Zélie
Trong thủ bản, chị thánh Têrêxa viết một trang thật đẹp và tinh tế mô tả thân mẫu của chị trên giường chết: “Những nghi thức Xức Dầu Cuối Cùng in sâu vào trí tưởng tượng của con. Con còn nhớ rõ chỗ con quỳ bên cạnh Céline. Cả năm chị em chúng con đều có mặt, theo thứ tự lớn nhỏ, cả bố dấu yêu khốn khổ cũng quỳ đó, nức nở”. Trong bút ký viết về thân phụ, chị Céline ghi nhận chị chỉ thấy bố khóc hai lần, lần ấy là một. Bà Zélie qua đời ngày 28 tháng Tám, 1877, mới 46 tuổi, sau 19 năm sống đời hôn nhân. Con gái út của bà, Têrêxa, mới hơn bốn tuổi.
Ông Louis hết sức lo lắng cho đám con gái mồ côi mẹ. Để các con có được ảnh hưởng tốt của một người phụ nữ, ông dời nhà về Lisieux, nơi ông Isidore cùng với vợ là Céline sống với hai người con gái là Jeanne và Marie. Trong khi lưu lại ít lâu ở Alençon để thanh lý ít đồ đạc, ông viết cho các con, đã dọn về Lisieux trước: "Các con nên biết ba phải mất mát nhiều khi ra đi, nhưng ba phải đi vì các con… Cậu mợ bảo làm gì, các con hãy làm theo. Hãy học nơi cậu mợ!" Vì con cái, ông phải rời bỏ Alençon, nơi ông có nhiều bạn hữu, nơi mẹ ông vẫn còn sống ở đó, và là nơi có mộ của người vợ thân yêu. Ra đi, ông phải bỏ lại biết bao bạn bè thân thuộc. Ông vốn là một người ưa giao thiệp, lại là thành viên của các câu lạc bộ xã hội Công Giáo và các câu lạc bộ dân ca và dân vũ. Ông thích ăn mặc theo phong tục Brittany, hát những bài ca và múa những điệu vũ miền này. Ông thích hát với cái giọng trầm ấm của ông. Thật nát lòng khi phải rời Alençon, nhưng ông đã nhất quyết ra đi chỉ vì lợi ích của con cai. Góa vợ năm 54 tuổi, ông mua nhà đất và đầu tư vào một vài việc an toàn rồi về Lisieux dưỡng già.
Tại Lisieux ông có nhiều giờ rảnh rỗi. Ông đọc nhiều sách: lịch sử, thơ ca và sách thiêng liêng. Ông thả bộ trên đồng quê và đưa con cái đi câu. Chị thánh Têrêxa có mô tả những buổi dã ngoại này, khi chị được ngồi nghe bản nhạc của những người lính diễu hành ở đàng xa. Ông cũng bỏ ít giờ chăm sóc khu vườn, tiếp tục làm đồng hồ như một cái thú riêng, vui vẻ ngồi chế tạo đồ dùng cho con cái, và tìm sinh lợi trong vài việc làm ăn nho nhỏ. Trên hết, ông cầu nguyện nhiều, viếng các nhà thờ và nhà nguyện ở Lisieux. Đôi khi ông đưa cả nhà đi nghỉ mát ở bãi biển Deauville và Trouville, cũng có lần ông đưa Têrêxa và Céline đi dự Hội Chợ Đấu Xảo ở Le Havre.
Pauline và Marie vào Dòng Cát Minh
Việc Pauline và Marie nhập Dòng Cát Minh là một hy sinh lớn lao. Ông vẫn canh cánh nỗi âu lo của một người cha, phải nuôi dạy năm cô con gái thiếu vắng sự giúp đỡ của một người mẹ. Sức khỏe của “hữ hòang bé nhỏ”, Têrêxa, cũng chẳng phải là chuyện nhỏ. Năm 1883, khi Têrêxa được chữa lành cách nhiệm lạ, ông viết cho một người bạn ở Brittany: “Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi – tôi vẫn quen gọi cháu bằng tên gọi ấy – là một thiếu nữ dễ mến. Tôi bảo đảm với anh như thế. Bây giờ cháu đã hoàn toàn bình phục rồi. Bao nhiêu kinh nguyện đã được gió bão cuốn lên trời, và Thiên Chúa, hết sức tốt lành, đã thương nhượng bộ."
Chúng ta có được vài lá thư của ông Louis gửi cho con cái. Như bao nhiêu đàn ông khác, ông ít khi chịu viết thư. Vợ ông đã viết thư thay ông. Chúng ta còn giữ được nhiều thư của bà nhưng của ông thì chẳng mấy lá. Trong các thư của ông Louis, ta tìm thấy một số kiểu nói ẩn chứa tình âu yếm. “May mắn là ba đã xong mọi việc và đang háo hức về với các con. Bây giờ tạm chào đã. Nhắn hộ ông bà Guérin ngàn lời chúc tốt lành và gửi đến năm đứa chúng con một ôm hôn rõ chặt đấy.”
Có lần ông theo một linh mục đi thăm Constantinople, Athens và Rôma, và trên chuyến đi này ông viết thư về nhà. Ông kết thúc các thư với những kiểu nói: "Hôn các con của ba một ngàn cái. Người cha lúc nào cũng thương các con", hoặc “Người luôn thương các con và luôn mang các con trong tim”, hoặc "Ba ôm hôn các con với tất cả cõi lòng." Ông còn có chuyến hành hương thời danh sang Rôma với Têrêxa và một vài cuộc hành hương ngắn ngày khác, nhưng hầu hết thời giờ ông sống ở nhà với con cái.
Năm 1887, ông Louis bị đột quỵ nhẹ trên đường đi lễ. Chị Céline cho rằng nguyên nhân là do ông bị con gì chích sau tai trong một lần đi câu. Ông bị sưng nhưng chẳng quan tâm cho đến khi nó sưng tấy và đau nhiều. Mãi lúc ấy ông mới đi bác sĩ. Céline nhớ đã thấy ông bước lên bước xuống trong vườn, đưa hai tay lên đầu gọi con cái: “Cầu nguyện cho ba, cầu nguyện cho ba!” Ít lâu sau lần đột quỵ, ông đang ngồi trong vườn, sau khi đi đọc kinh chiều ở Nhà thờ Chánh Tòa về. Têrêxa đi ra. Thấy têrêxa, ông đứng dậy. Hai cha con đi lên đi xuống rồi ông ôm lấy Têrêxa, siết chặt con vào lòng. Thấy Têrêxa khóc, ông hỏi: “Cưng có chuyện gì không ổn vậy?” Lúc ấy Têrêxa mới xin ông cho phép nhập Dòng Cát Minh Lisieux. Ông bảo con gái rằng cô còn bé quá, mới 14 tuổi! Têrêxa thuyết phục ông và ông bảo nếu quả đó là điều Chúa muốn thì ông sẽ cho phép và sẽ chúc lành. Ông ngắt một bông trắng nhỏ trên tường trao cho Têrêxa. Bông hoa ấy sẽ thành biểu tượng cho cuộc đời của chị.
.. . . Và rồi Têrêxa
Ông Louis đã thành chỗ dựa, giúp Têrêxa đạt được sự đồng thuận của người cậu là ông Isidore, của Đức Giám Mục và cả của Đức Giáo Hoàng. Từ Rôma về, sau khi nhận được phép lành của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong một nghi thức đầy cảm động, ông bắt đầu chuẩn bị cho Têrêxa lên đường. Chị rời biệt thự Les Buissonnets và cha già ngày 9 tháng Tư, 1888. Đêm ấy, một người bạn nói với ông Louis: “Anh còn ngon hơn cả Abraham nữa đấy!” Ông đáp: “Vâng, nếu tôi ở vào trường hợp Abraham, tôi cũng hiến dâng như vậy, nhưng đồng thời tôi phải cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện. Tôi đã đưa con dao lên thật là khủng khiếp, chậm một cách khủng khiếp và xin Chúa sớm gởi cho tôi cả thiên thần và con cừu mắc sừng trong bụi gai.” Hôm sau ông viết cho một người bạn là ông Breton: “Hôm qua, Têrêxa, nữ hòang bé bỏng của tôi, đã vào Dòng Cát Minh. Chỉ có Thiên Chúa mới đòi phải hy sinh đến thế nhưng Ngài cũng đã giúp tôi hết sức để dù dàn dụa nước mắt lòng tôi vẫn tràn ngập niềm vui. (Ký tên) Một người rất yêu thương anh, Louis Martin.”
Ông Louis lâm bệnh lần cuối
Từ sau ngày Têrêxa vào Dòng, ông bắt đầu bị đột quỵ nhiều hơn. Ông bắt đầu mất trí. Ông ra khỏi nhà, đi lang thang và lạc mất, ba bốn ngày sau người ta mới tìm thấy ở Le Havre hoặc một chỗ nào khác. Ông không còn thể nào đến Dòng Cát Minh để thăm Marie, Pauline và Têrêxa. Vì ông không thể vào thăm các con, Pauline đã xin một vị linh mục có đang công việc phải giúp nhà Dòng, chụp cho Têrêxa hai tấm ảnh mặc tu phục Dòng Cát Minh. Đó là hai tấm ảnh thật đẹp của cô tập sinh Têrêxa đứng dưới chân thập giá. Một trong hai tấm, Têrêxa mặc áo choàng trắng. Sau lưng mấy tấm ảnh này, Pauline viết: “Xin đừng để ai thấy kẻo dân chúng lại xì xèo nữ tu mà còn chụp hình!” Vì việc ông Louis đi lạc ngày càng thường xảy ra, Léonie và Céline không còn thể nào chăm sóc ông. Tháng Hai 1889, họ phải đưa ông gửi vào dưỡng trí viện ở Caen. Đây cũng là năm mà ông Van Gogh vào nhà thương điên ở San Remy. Những họa phẩm của Van Gogh vào thời này giúp chúng ta cảm nhận phần nào khung cảnh thiên nhiên của dưỡng đường nơi ông Louis đã ở. Khi ông tới đó, người y tá bảo ông: “Ở đây ông có thể làm một việc tông đồ tuyệt vời.” Ông đáp: “Tôi biết, nhưng tôi thích làm việc ấy ở bất cứ đâu khác. Vâng, cả đời tôi lúc nào tôi cũng điều khiển và ra lệnh, cho nên có lẽ Thiên Chúa đang thanh tẩy tôi – bắt tôi tập tuân lệnh để tôi bớt tự hào và hống hách." Suốt ba năm, mỗi tuần Léonie và Céline đáp xe lửa đi Caen để thăm thân phụ một lần. Sau ba năm, ông bị đột quỵ trầm trọng và bị bại liệt. Vì ông không còn thể đi lạc nữa, họ đã có thể đưa ông về nhà ở Lisieux. Thoạt đầu họ ở chung với gia đình Guérins. Về sau họ thuê một ngôi nhà gần đó. Thỉnh thoảng, họ về nghỉ tại “La Musse”, ngôi nhà đẹp ở miền quê mà gia đình Guérins được thừa kế. Vào những lúc tỉnh táo, ông Louis xin con cái cầu nguyện cho ông. Suốt thời gian chịu đau khổ, ông luôn kiên nhẫn, đặt hết tin cậy phó thác nơi Thiên Chúa. Ngày 29 tháng Bảy, 1894, sau một cơn nhồi máu cơ tim, ông chết bình an tại biệt thự La Musse. Ông được an táng tại Lisieux.
Đức tin và sự tín thác
Chúng ta đã thấy câu chuyện cuộc đời và hoàn cảnh sống của ông bà Louis và Zélie Martin. Chúng ta đã thấy những khổ đau, vui mừng cũng như đức tin và niềm tín thác của họ nơi Thiên Chúa. Có lần bà Zélie viết: "Tôi vẫn luôn đặt hết sự tín thác nơi Thiên Chúa tốt lành và phó hết mọi công việc của tôi cho tay Ngài chăm sóc, cho nên khi tôi nghĩ đến những gì Thiên Chúa tốt lành ấy đã làm cho tôi và cho chồng tôi, tôi không thể nghi ngờ chút nào rằng Sự Quan Phòng của Ngài luôn đoái nhìn các con cái Ngài với một sự chăm sóc đặc biệt.” Mặc dù ông Louis có tinh thần chiêm niệm hơn, suy tư hơn, nên thơ hơn và có chiều sâu hơn bà Zélie, lá thư này của bà dường như có thể tóm tắt cái cốt lõi nơi đời sống tâm linh của cả hai người. Đôi bạn chân phước này có nhiều điểm rất gần với anh chị em ngày nay. Con đường tâm linh của họ đặt nền móng trên thánh ý và tinh yêu của Thiên Chúa mà họ vẫn khám phá ra trong cuộc sống hằng ngày. Họ tìm gặp sự thánh thiện ngay giữa cuộc đời trần thế. Liệu anh chị em có thể dấn thân vào trần thế hơn kẻ điều hành một doanh nghiệp đăng ten và một tiệm kim hoàn? Nơi tình yêu họ dành cho nhau, nơi nâng cao cuộc sống một gia đình lớn với tất cả những âu lo và trách nhiệm đi kèm, và trong tình yêu họ dành cho Thiên Chúa, lộ rõ khi họ được tôi luyện trong lò đau khổ, trong mối bận tâm lo cho người nghèo – trong tất cả những điều ấy họ đáng là mẫu mực cho bất cứ người nam và người nữ nào đang sống đời hôn nhân hôm nay. Họ cũng đang nói với chúng ta, một cách vừa cương nghị vừa âu yếm, về một số trong những vấn đề đáng buồn nhất mà cũng nổi cộm nhất hôm nay: cái bi kịch của một người mẹ trẻ chết vì ung thư và để lại một gia đình lớn; cảnh não lòng khi một người thân phải vào dưỡng trí viện; rồi việc chăm sóc cho những người thân tật bệnh hay già cả. Câu chuyện của đôi bạn Louis và Zélie Martin đang nói nhiều với chúng ta ngày nay vì họ đang dạy chúng ta biết phải tìm thấy tình yêu Thiên Chúa cách nào và ở đâu, và làm sao để đáp lại tình yêu ấy bằng tình yêu của riêng ta.
Thật thích hợp khi hài cốt của ông bà Louis và Zélie được cải táng và chôn cạnh nhau gần hậu tẩm Vương cung Thánh đường Lisieux, mang tên người con của họ là chị thánh Têrêxa. Trên mộ hai vị, ta thấy ghi những lời của chị thánh: “Thiên Chúa đã cho tôi một người mẹ và một người cha xứng với thiên đàng hơn là với trần gian.” Cũng thật thích hợp khi, vào năm 1956, trong dịp mừng Kim khánh khấn dòng của nữ tu Céline, Đức Giám Mục chủ lễ thông báo: “Tôi có một tin mừng cho Chị. Tôi xin thông báo là hồ sơ phong chân phước cho song thân của Chị đã được tiến hành”.
(Bản tin)
Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười, 2008
RÔMA, Chúa Nhật 13 tháng Bảy 2008 (ZENIT.org) – Ông bà Louis và Zélie Martin sẽ được phong chân phước tại Lisieux ngày 19 tháng Mười 2008, trong ngày thế giới Truyền Giáo: Tin này đã được Đức Hồng y José Saraiva Martins, chủ tịch Thánh Bộ Phong Thánh chính thức thông báo tại Alençon, hôm Thứ Bảy 12 tháng Bảy.
Song thân chị thánh Têrêxa đã làm lễ cưới tại Nhà thờ Đức Bà Alençon cách nay 150 năm, vào ngày 13 tháng Bảy, lúc nửa đêm. Lễ kỷ niệm năm nay được đánh dấu bằng sự hiện diện của Đức Hồng y Saraiva tại Alençon và Lisieux trong hai ngày 12 và 13 tháng Bảy này.
Đức Hồng y Saraiva Martins đã loan tin vào cuối bài nói chuyện về sự thánh thiện của ông bà Martin, ở Alençon, tại sảnh đường aux Toiles, trước khoảng hai trăm người.
Ngài cũng đã thông báo như thế cho những tín hữu đông nghẹt và hân hoan tham dự thánh lễ được cử hành trong nhà thờ Đức Bà, trước sự hiện diện của Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám mục giáo phận Séez, Đức Cha Pierre Pican, Giám mục giáo phận Bayeux et Lisieux, và Đức Cha Bernard Lagoutte, giám đốc trung tâm hành hương Thánh Têrêxa và là chánh sở Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêxa.
Ông Louis (1823-1894) và bà Zélie (1831-1877) Martin được công bố là những bậc đáng kính vào năm 1994. Thi hài của họ trước đây nằm trong phần mộ dưới chân Vương cung Thánh đường Lisieux, đã được cải táng hôm thứ hai 26 tháng Năm vừa qua để tháng Chín sẽ đưa vào Vương cung Thánh đường.
Cậu bé người Ý, Pietro, được ơn chữa lành nhờ lời chuyển cầu của ông bà Martin nay được 6 tuổi cũng đã có mặt trong nghi thức hôm ấy.
Đàng khác tại Ý, ở Vérone, người ta đang làm chiếc khám đựng thánh tích của đôi bạn Martin.
Ngày 03 tháng Bảy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ký sắc lệnh thừa nhận một phép lạ nhờ sự bầu cử của song thân chị thánh Têrêxa thành Lisieux.
Sự thừa nhận ấy mở lối cho ông bà được phong chân phước cùng với nhau, như đôi bạn Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, đã được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 21 tháng Mười năm 2001, cũng vào dịp ngày thế giới truyền giáo.
Việc chọn ngày thế giới truyền giáo chắc hẳn muốn nhấn mạnh vai trò truyền giáo của gia đình Kitô giáo và tầm quan trọng của chứng từ gia đình Kitô giáo về tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với tha nhân trong Giáo Hội và trong Xã Hội.
Phép lạ do đôi bạn Martin chuyển cầu là vụ chữa lành một em bé ở Monza, gần Milan, tên là Pietro Schiliro. Em sinh ra với bộ phổi dị tật sẽ không sống được. Một linh mục Cát Minh người Ý là cha Antonio Sangalli đề nghị cha mẹ em nên làm một tuần cửu nhật kính song thân chị thánh Têrêxa, là những vị đã mất bốn người con còn rất thơ ấu, để được sức mạnh gánh chịu nỗi đau khổ. Thế nhưng người mẹ tuyên bố bà sẽ làm tuần cửu nhật (và rồi hai tuần nếu cần) để xin cho con bà được chữa lành. Ngày nay Pietro, hoàn toàn khỏe mạnh, đã có thể theo cha mẹ đến Lisieux tạ ơn ông bà Louis và Zélie Martin.
Chúng ta còn nhớ cũng chính trong ngày thế giới truyền giáo, cũng nhằm 19 tháng Mười nhưng là năm 1997, chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan, đồng bổn mạng của các xứ Truyền Giáo, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố là Tiến sĩ Hội Thánh vì “khoa học tình yêu”của Chị.
Anita S. Bourdin (Lm Trăng Thập Tự chuyển dịch)
LM Trăng thập Tự