Dan Lee
10-05-2008, 10:21 AM
Cái Nhìn của Thánh Phaolô về Một Tông Đồ của Đức Kitô
Bài Giáo Lý Mới Thứ IV của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung ngày 10/9/2008 tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI ở Vatican.
Anh chị em thân mến,
Thứ Tư tuần trước cha đã nói về khúc quanh vĩ đại trong cuộc đời Thánh Phaolô sau cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu đã đi vào cuộc đời của ngài và đã biến đổi ngài từ một tên khủng bố thành một Tông Đồ. Cuộc gặp gỡ ấy đánh dấu điểm khởi đầu sứ vụ của ngài. Thánh Phaolô không thể tiếp tục sống như ngài đã sống trước đây được nữa. Giờ đây ngài cảm thấy được Chúa trao cho trách nhiệm rao giảng Tin Mừng như một Tông Đồ.
Chính về hoàn cảnh mới này của cuộc đời ngài, là việc ngài làm Tông Đồ của Đức Kitô, mà cha muốn nói đến hôm nay. Theo Tin Mừng, chúng ta thường gắn liền Nhóm Mười Hai với tước hiệu Tông Đồ, như thế có ý ám chỉ những vị đã làm bạn đồng hành với Chúa Giêsu và nghe Người giảng dạy. Nhưng Thánh Phaolô cũng cảm thấy chính mình là một Tông Đồ đích thực và như thế có vẻ rõ ràng là quan niệm về Tông Đồ của Thánh Phaolô không chỉ giới hạn trong Nhóm Mười Hai.
Hiển nhiên là Thánh Phaolô có thể phân biệt rõ trường hợp riêng của ngài so sánh với những vị “là Tông Đồ trước” ngài (Gal 1:17): Ngài nhận ra một địa vị đặc biệt cho tất cả các ngài trong đời sống Hội Thánh.
Tuy nhiên, như mọi người đều biết, Thánh Phaolô cũng thấy mình là một Tông Đồ theo nghĩa hẹp. Đúng là trong thời Kitô giáo sơ khai, không có ai đã du hành nhiều cây số, cả đường bộ lẫn đường biển, như ngài đã làm, với một mục đích duy nhất là rao giảng Tin Mừng.
Như thế, ngài có một quan niệm về việc Tông Đồ vượt lên trên quan niệm Tông Đồ dành cho Nhóm Mười Hai, và được truyền lại trước hết bởi Thánh Luca trong Sách Tông Đồ Công Vụ (x. Cv 1-2:26; 6:2). Thực ra, trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô phân biệt rõ ràng “Nhóm Mười Hai” và “tất cả các Tông Đồ”, được nhắc đến như hai nhóm riêng biệt được hưởng ơn hiện ra của Đấng Phục Sinh (x. 14:5-7).
Trong cùng một bản văn trên, ngài tiếp tục khiêm nhường gọi mình là “người bé nhỏ nhất trong các Tông Đồ” trong khi so sánh mình như một đứa trẻ sinh non (bào thai bị xảy) và xác quyết cách từ chương: “không đáng được gọi là Tông Đồ, bởi vì tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng nhờ ơn Thiên Chúa, tôi được như ngày nay, và ơn của Ngài đã không ra vô ích trên tôi; trái lại, tôi đã làm việc cực khổ hơn tất cả các vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi” (1 Cor 15:9-10).
Biểu tượng đứa trẻ sinh non diễn tả một đức khiêm nhường tuyệt đối; hình ảnh này cũng được tìm thấy trong thư của Thánh Ignatiô thành Antioch gửi tín hữu Rôma: “Tôi là người thấp hèn nhất trong tất cả, tôi là một đứa trẻ sinh non, nhưng nếu tôi đến được cùng Thiên Chúa, thì tôi sẽ được thành một cái gì đó” (9:2). Điều mà Đức Giám Mục thành Antioch nói liên hệ đến việc tử vì đạo sắp đến của ngài, nhờ thấy trước rằng cuộc tử đạo này sẽ làm đảo ngược tình trạng bất xứng của ngài, thì Thánh Phaolô nói liên quan đến việc dấn thân làm Tông Đồ của ngài: Chính trong việc này mà thành quả của ân sủng của Thiên Chúa được biểu lộ. Thiên Chúa là Đấng biết cách biến đổi một người thất bại thành một vị Tông Đồ tuyệt vời. Từ một tên khủng bố thành một vị thiết lập các Giáo Đoàn (Giáo Hội): Đó là điều Thiên Chúa đã làm trong một người, mà theo nhãn quan rao giảng Tin Mừng, đáng lẽ phải coi là bị loại ra ngoài!
Cho nên, theo quan niệm của Thánh Phaolô, thì điều gì làm cho ngài và những người khác thành Tông Đồ? Trong các Thư của ngài xuất hiện ba đặc tính chính để của một Tông Đồ. Đặc tính thứ nhất là đã “thấy Chúa” (x. 1 Cor 9:1), nghĩa là, đã có một cuộc gặp gỡ quyết định với Người, thực sự được chọn, nhờ ân sủng của Thiên Chúa với sự mặc khải của Con Ngài để vui thú rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Tóm lại, chính Chúa là Đấng thiết lập sứ vụ Tông Đồ, chứ không phải do một người tự nhận. Người Tông Đồ không thể tự mình làm Tông Đồ, nhưng được Chúa thiết lập. Như thế, người Tông đồ cần phải luôn luôn quy hướng về Chúa. Không phải là việc tình cờ mà Thánh Phaolô nói ngài “được gọi để thành một Tông Đồ” (Rom 1:1), nghĩa là, “không phải do loài người, hay nhờ một người nào, nhưng bởi Ðức Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Cha” (Gal 1:1). Đó là đặc tính thứ nhất: đã thấy Chúa và được Người gọi.
Đặc tính thứ nhì là “đã được sai đi”. Thực ra, chính từ Hy Lạp “apostolos” có nghĩa là “được sai đi, được lệnh ra đi”, nghĩa là làm đại sứ và làm người mang một sứ điệp; cho nên người ấy phải hành động như một người được ủy thác cho một nhiệm vụ và đại diện cho người sai họ. Chính vì lý do này mà Thánh Phaolô diễn tả mình như “Tông Đồ của Đức Kitô” (1 Cor 1:1; 2 Cor 1:1), nghĩa là, làm đại biểu cho Người, đặt mình hoàn toàn trong việc phục vụ Người, đến nỗi ngài tự nhận mình là “một đầy tớ của Đức Giêsu Kitô” (Rom 1:11). Một lần nữa, ý tưởng là sáng kiến của người nào khác giữ địa vị ưu tiên, đó là sáng kiến của Thiên Chúa trong Đức Chúa Giêsu Kitô, là Đấng mà Thánh Phaolô hoàn toàn quy phục; nhưng ngài nhấn mạnh đặc biệt đến sự kiện là ngài đã nhận được từ Đức Kitô một sứ vụ để được thực thi vì danh Người, và tuyệt đối đặt tất cả những lợi ích cá nhân thành thứ yếu.
Điều kiện thứ ba là thi hành việc “rao giảng Tin Mừng” với kết quả là thành lập các Giáo Đoàn. Thực ra tước hiệu “Tông Đồ” không phải và cũng không được coi là tước hiệu danh dự. Nó đòi hỏi một cách cụ thể và ngay cả cách quyết liệt toàn thể sự hiện hữu của người liên hệ. Trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô công bố: “Tôi không phải là một tông đồ sao? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em chẳng phải là công trình của tôi trong Chúa sao?” (9:1).
Tương tự trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô ngài xác quyết: “Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi,.… là bức thư của Ðức Kitô được trao cho chúng tôi quản thủ, không phải viết bằng mực, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (3:2-3).
Như vậy chúng ta đừng ngạc nhiên khi Thánh Gioan Kim Khẩu nói về Thánh Phaolô như là một “linh hồn bằng kim cương” (Panegirici, 1,8), và tiếp tục nói rằng: “Như lửa càng cháy mạnh hơn khi bén đến những vật liệu khác nhau … thì lời Thánh Phaolô cũng chinh phục được tất cả những người mà ngài tiếp xúc, và cả những kẻ chống đối ngài, được lời giảng thuyết của ngài thu hút, trở thành nhiên liệu cho ngọn lửa tinh thần này” (Ibid, 7,11). Điều này giải thích tại sao Thánh Phaolô diễn tả các Tông Đồ như “những cộng sự viên của Thiên Chúa” (1 Cor 3:9; 2 Cor 6:1), mà ân sủng của Ngài hoạt động trong các ngài.
Một yếu tố đặc trưng cho một Tông Đồ chân chính, được Thánh Phaolô làm sáng tỏ, là sự gắn bó chặt chẽ giữa Tin Mừng và những người rao giảng Tin Mừng, cả hai được tiền định để đến cùng một số phận. Thực ra, không ai có thể nhấn mạnh được như Thánh Phaolô rằng làm sao việc rao giảng Thập Giá của Đức Kitô lại được coi như “một chướng ngại” và “sự điên rồ” (1 Cor 1:23), là điều mà nhiều người phản ứng với sự không thể hiểu biết nổi và chối từ. Điều này đã xảy ra thời đó, và đừng ngạc nhiên là cũng đang xảy ra thời nay. Chung cuộc, vị Tông Đồ cũng thông phần vào số phận ấy và cũng được coi như “chướng ngại vật” và “sự điên rồ”, và Thánh Phaolô biết điều ấy; đó là kinh nghiệm của cuộc đời ngài.
Ngài đã viết cho tín hữu Côrinthô, không thiếu một dấu vết châm biếm: “Vì tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đưa các Tông Đồ chúng tôi ra như những người cuối cùng, như những tử tội, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên sứ và loài người! Chúng tôi điên dại vì Đức Kitô, còn anh em thì khôn ngoan trong Đức Kitô. Chúng tôi yếu đuối, còn anh em thì mạnh mẽ. Anh em được kính trọng, còn chúng tôi thì bị khinh chê. Cho đến giờ này, chúng tôi chịu đói khát, trần truồng, bị hành hạ và lang thang không nơi tạm trú; chúng tôi vất vả tự tay làm lụng. Khi bị nguyền rủa, thì chúng tôi chúc phúc; khi bị bắt bớ, thì chúng tôi chịu đựng; khi bị vu khống, thì chúng tôi khuyên răn. Và cho đến bây giờ, chúng tôi đã nên như rác rưởi thế gian, như cặn bã của mọi loài” (1 Cor 4:9-13). Đó chính là một hình ảnh tự họa chân dung của đời Tông Đồ của Thánh Phaolô: Trong tất cả những đau khổ ấy, niềm vui được làm những người mang phúc lành của Thiên Chúa và ân sủng của Tin Mừng đã thắng thế.
Hơn nữa, Thánh Phaolô đồng ý với triết thuyết khắc kỷ (Stoic) của thời đại ngài về việc kiên tâm trong tất cả mọi khó khăn xảy ra trên đường đời của ngài; nhưng ngài vượt trên quan điểm thuần túy nhân bản, bằng cách nhắc đến yếu tố tình yêu của Thiên Chúa và của Đức Kitô. “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Có phải là gian nan, tai họa, khủng bố, đói khổ, trần truồng, hiểm nghèo, hay gươm giáo không? Như lời đã viết: ‘Vì Ngài mà chúng con bị sát hại suốt ngày, bị coi như bầy chiên bị đem đi làm thịt.’ Không, trong mọi điều đó, chúng ta còn hơn là những người thắng trận, nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. Vì tôi tin chắc rằng, dù sự chết hay sự sống, thiên sứ hay ma quỷ, dù những sự việc trong hiện tại hay trong tương lai, dù quyền lực, dù trời cao hay vực thẳm, cho dù bất cứ gì khác trong các loài thụ tạo, cũng không có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rom 8:35-39).
Đó là điều chắc chắn, niềm vui sâu đậm hướng dẫn Thánh Tông Đồ Phaolô trong tất cả mọi công việc: Không gì có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Và tình yêu này là sự giàu sang thật sự của đời sống con người.
Như chúng ta thấy, Thánh Phaolô đã tự hiến cho Tin Mừng với toàn thể đời sống này; chúng ta có thể nói 24 giờ trên 24! Và ngài đã thi hành sứ vụ của mình với lòng trung tín và niềm vui, “để ít ra là cứu rỗi một số người” (1 Cor 9:22).
Và trong những cuộc gặp gỡ của ngài với các Giáo Đoàn, mặc dù biết rằng ngài có liên hệ phụ tử với họ (x. 1 Cor 4:15), nếu trên thực tế không phải là tình mẫu tử (x. Gal 4:19), ngài đã tự đặt mình trong một thái độ hoàn toàn phục vụ, bằng cách nói lên một cách đáng phục: “Không phải là chúng tôi làm chủ đức tin của anh em; nhưng đúng hơn là chúng tôi giúp cho anh em vui mừng, bởi vì anh em đứng vững trong đức tin” (2 Cor 1:24). Đó vẫn còn là sứ vụ của tất cả các Tông Đồ của Đức Kitô ở mọi thời đại: là những cộng sự viên của niềm vui chân chính.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Giáo Lý Mới Thứ IV của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung ngày 10/9/2008 tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI ở Vatican.
Anh chị em thân mến,
Thứ Tư tuần trước cha đã nói về khúc quanh vĩ đại trong cuộc đời Thánh Phaolô sau cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu đã đi vào cuộc đời của ngài và đã biến đổi ngài từ một tên khủng bố thành một Tông Đồ. Cuộc gặp gỡ ấy đánh dấu điểm khởi đầu sứ vụ của ngài. Thánh Phaolô không thể tiếp tục sống như ngài đã sống trước đây được nữa. Giờ đây ngài cảm thấy được Chúa trao cho trách nhiệm rao giảng Tin Mừng như một Tông Đồ.
Chính về hoàn cảnh mới này của cuộc đời ngài, là việc ngài làm Tông Đồ của Đức Kitô, mà cha muốn nói đến hôm nay. Theo Tin Mừng, chúng ta thường gắn liền Nhóm Mười Hai với tước hiệu Tông Đồ, như thế có ý ám chỉ những vị đã làm bạn đồng hành với Chúa Giêsu và nghe Người giảng dạy. Nhưng Thánh Phaolô cũng cảm thấy chính mình là một Tông Đồ đích thực và như thế có vẻ rõ ràng là quan niệm về Tông Đồ của Thánh Phaolô không chỉ giới hạn trong Nhóm Mười Hai.
Hiển nhiên là Thánh Phaolô có thể phân biệt rõ trường hợp riêng của ngài so sánh với những vị “là Tông Đồ trước” ngài (Gal 1:17): Ngài nhận ra một địa vị đặc biệt cho tất cả các ngài trong đời sống Hội Thánh.
Tuy nhiên, như mọi người đều biết, Thánh Phaolô cũng thấy mình là một Tông Đồ theo nghĩa hẹp. Đúng là trong thời Kitô giáo sơ khai, không có ai đã du hành nhiều cây số, cả đường bộ lẫn đường biển, như ngài đã làm, với một mục đích duy nhất là rao giảng Tin Mừng.
Như thế, ngài có một quan niệm về việc Tông Đồ vượt lên trên quan niệm Tông Đồ dành cho Nhóm Mười Hai, và được truyền lại trước hết bởi Thánh Luca trong Sách Tông Đồ Công Vụ (x. Cv 1-2:26; 6:2). Thực ra, trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô phân biệt rõ ràng “Nhóm Mười Hai” và “tất cả các Tông Đồ”, được nhắc đến như hai nhóm riêng biệt được hưởng ơn hiện ra của Đấng Phục Sinh (x. 14:5-7).
Trong cùng một bản văn trên, ngài tiếp tục khiêm nhường gọi mình là “người bé nhỏ nhất trong các Tông Đồ” trong khi so sánh mình như một đứa trẻ sinh non (bào thai bị xảy) và xác quyết cách từ chương: “không đáng được gọi là Tông Đồ, bởi vì tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng nhờ ơn Thiên Chúa, tôi được như ngày nay, và ơn của Ngài đã không ra vô ích trên tôi; trái lại, tôi đã làm việc cực khổ hơn tất cả các vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi” (1 Cor 15:9-10).
Biểu tượng đứa trẻ sinh non diễn tả một đức khiêm nhường tuyệt đối; hình ảnh này cũng được tìm thấy trong thư của Thánh Ignatiô thành Antioch gửi tín hữu Rôma: “Tôi là người thấp hèn nhất trong tất cả, tôi là một đứa trẻ sinh non, nhưng nếu tôi đến được cùng Thiên Chúa, thì tôi sẽ được thành một cái gì đó” (9:2). Điều mà Đức Giám Mục thành Antioch nói liên hệ đến việc tử vì đạo sắp đến của ngài, nhờ thấy trước rằng cuộc tử đạo này sẽ làm đảo ngược tình trạng bất xứng của ngài, thì Thánh Phaolô nói liên quan đến việc dấn thân làm Tông Đồ của ngài: Chính trong việc này mà thành quả của ân sủng của Thiên Chúa được biểu lộ. Thiên Chúa là Đấng biết cách biến đổi một người thất bại thành một vị Tông Đồ tuyệt vời. Từ một tên khủng bố thành một vị thiết lập các Giáo Đoàn (Giáo Hội): Đó là điều Thiên Chúa đã làm trong một người, mà theo nhãn quan rao giảng Tin Mừng, đáng lẽ phải coi là bị loại ra ngoài!
Cho nên, theo quan niệm của Thánh Phaolô, thì điều gì làm cho ngài và những người khác thành Tông Đồ? Trong các Thư của ngài xuất hiện ba đặc tính chính để của một Tông Đồ. Đặc tính thứ nhất là đã “thấy Chúa” (x. 1 Cor 9:1), nghĩa là, đã có một cuộc gặp gỡ quyết định với Người, thực sự được chọn, nhờ ân sủng của Thiên Chúa với sự mặc khải của Con Ngài để vui thú rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Tóm lại, chính Chúa là Đấng thiết lập sứ vụ Tông Đồ, chứ không phải do một người tự nhận. Người Tông Đồ không thể tự mình làm Tông Đồ, nhưng được Chúa thiết lập. Như thế, người Tông đồ cần phải luôn luôn quy hướng về Chúa. Không phải là việc tình cờ mà Thánh Phaolô nói ngài “được gọi để thành một Tông Đồ” (Rom 1:1), nghĩa là, “không phải do loài người, hay nhờ một người nào, nhưng bởi Ðức Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Cha” (Gal 1:1). Đó là đặc tính thứ nhất: đã thấy Chúa và được Người gọi.
Đặc tính thứ nhì là “đã được sai đi”. Thực ra, chính từ Hy Lạp “apostolos” có nghĩa là “được sai đi, được lệnh ra đi”, nghĩa là làm đại sứ và làm người mang một sứ điệp; cho nên người ấy phải hành động như một người được ủy thác cho một nhiệm vụ và đại diện cho người sai họ. Chính vì lý do này mà Thánh Phaolô diễn tả mình như “Tông Đồ của Đức Kitô” (1 Cor 1:1; 2 Cor 1:1), nghĩa là, làm đại biểu cho Người, đặt mình hoàn toàn trong việc phục vụ Người, đến nỗi ngài tự nhận mình là “một đầy tớ của Đức Giêsu Kitô” (Rom 1:11). Một lần nữa, ý tưởng là sáng kiến của người nào khác giữ địa vị ưu tiên, đó là sáng kiến của Thiên Chúa trong Đức Chúa Giêsu Kitô, là Đấng mà Thánh Phaolô hoàn toàn quy phục; nhưng ngài nhấn mạnh đặc biệt đến sự kiện là ngài đã nhận được từ Đức Kitô một sứ vụ để được thực thi vì danh Người, và tuyệt đối đặt tất cả những lợi ích cá nhân thành thứ yếu.
Điều kiện thứ ba là thi hành việc “rao giảng Tin Mừng” với kết quả là thành lập các Giáo Đoàn. Thực ra tước hiệu “Tông Đồ” không phải và cũng không được coi là tước hiệu danh dự. Nó đòi hỏi một cách cụ thể và ngay cả cách quyết liệt toàn thể sự hiện hữu của người liên hệ. Trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô công bố: “Tôi không phải là một tông đồ sao? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em chẳng phải là công trình của tôi trong Chúa sao?” (9:1).
Tương tự trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô ngài xác quyết: “Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi,.… là bức thư của Ðức Kitô được trao cho chúng tôi quản thủ, không phải viết bằng mực, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (3:2-3).
Như vậy chúng ta đừng ngạc nhiên khi Thánh Gioan Kim Khẩu nói về Thánh Phaolô như là một “linh hồn bằng kim cương” (Panegirici, 1,8), và tiếp tục nói rằng: “Như lửa càng cháy mạnh hơn khi bén đến những vật liệu khác nhau … thì lời Thánh Phaolô cũng chinh phục được tất cả những người mà ngài tiếp xúc, và cả những kẻ chống đối ngài, được lời giảng thuyết của ngài thu hút, trở thành nhiên liệu cho ngọn lửa tinh thần này” (Ibid, 7,11). Điều này giải thích tại sao Thánh Phaolô diễn tả các Tông Đồ như “những cộng sự viên của Thiên Chúa” (1 Cor 3:9; 2 Cor 6:1), mà ân sủng của Ngài hoạt động trong các ngài.
Một yếu tố đặc trưng cho một Tông Đồ chân chính, được Thánh Phaolô làm sáng tỏ, là sự gắn bó chặt chẽ giữa Tin Mừng và những người rao giảng Tin Mừng, cả hai được tiền định để đến cùng một số phận. Thực ra, không ai có thể nhấn mạnh được như Thánh Phaolô rằng làm sao việc rao giảng Thập Giá của Đức Kitô lại được coi như “một chướng ngại” và “sự điên rồ” (1 Cor 1:23), là điều mà nhiều người phản ứng với sự không thể hiểu biết nổi và chối từ. Điều này đã xảy ra thời đó, và đừng ngạc nhiên là cũng đang xảy ra thời nay. Chung cuộc, vị Tông Đồ cũng thông phần vào số phận ấy và cũng được coi như “chướng ngại vật” và “sự điên rồ”, và Thánh Phaolô biết điều ấy; đó là kinh nghiệm của cuộc đời ngài.
Ngài đã viết cho tín hữu Côrinthô, không thiếu một dấu vết châm biếm: “Vì tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đưa các Tông Đồ chúng tôi ra như những người cuối cùng, như những tử tội, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên sứ và loài người! Chúng tôi điên dại vì Đức Kitô, còn anh em thì khôn ngoan trong Đức Kitô. Chúng tôi yếu đuối, còn anh em thì mạnh mẽ. Anh em được kính trọng, còn chúng tôi thì bị khinh chê. Cho đến giờ này, chúng tôi chịu đói khát, trần truồng, bị hành hạ và lang thang không nơi tạm trú; chúng tôi vất vả tự tay làm lụng. Khi bị nguyền rủa, thì chúng tôi chúc phúc; khi bị bắt bớ, thì chúng tôi chịu đựng; khi bị vu khống, thì chúng tôi khuyên răn. Và cho đến bây giờ, chúng tôi đã nên như rác rưởi thế gian, như cặn bã của mọi loài” (1 Cor 4:9-13). Đó chính là một hình ảnh tự họa chân dung của đời Tông Đồ của Thánh Phaolô: Trong tất cả những đau khổ ấy, niềm vui được làm những người mang phúc lành của Thiên Chúa và ân sủng của Tin Mừng đã thắng thế.
Hơn nữa, Thánh Phaolô đồng ý với triết thuyết khắc kỷ (Stoic) của thời đại ngài về việc kiên tâm trong tất cả mọi khó khăn xảy ra trên đường đời của ngài; nhưng ngài vượt trên quan điểm thuần túy nhân bản, bằng cách nhắc đến yếu tố tình yêu của Thiên Chúa và của Đức Kitô. “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Có phải là gian nan, tai họa, khủng bố, đói khổ, trần truồng, hiểm nghèo, hay gươm giáo không? Như lời đã viết: ‘Vì Ngài mà chúng con bị sát hại suốt ngày, bị coi như bầy chiên bị đem đi làm thịt.’ Không, trong mọi điều đó, chúng ta còn hơn là những người thắng trận, nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. Vì tôi tin chắc rằng, dù sự chết hay sự sống, thiên sứ hay ma quỷ, dù những sự việc trong hiện tại hay trong tương lai, dù quyền lực, dù trời cao hay vực thẳm, cho dù bất cứ gì khác trong các loài thụ tạo, cũng không có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rom 8:35-39).
Đó là điều chắc chắn, niềm vui sâu đậm hướng dẫn Thánh Tông Đồ Phaolô trong tất cả mọi công việc: Không gì có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Và tình yêu này là sự giàu sang thật sự của đời sống con người.
Như chúng ta thấy, Thánh Phaolô đã tự hiến cho Tin Mừng với toàn thể đời sống này; chúng ta có thể nói 24 giờ trên 24! Và ngài đã thi hành sứ vụ của mình với lòng trung tín và niềm vui, “để ít ra là cứu rỗi một số người” (1 Cor 9:22).
Và trong những cuộc gặp gỡ của ngài với các Giáo Đoàn, mặc dù biết rằng ngài có liên hệ phụ tử với họ (x. 1 Cor 4:15), nếu trên thực tế không phải là tình mẫu tử (x. Gal 4:19), ngài đã tự đặt mình trong một thái độ hoàn toàn phục vụ, bằng cách nói lên một cách đáng phục: “Không phải là chúng tôi làm chủ đức tin của anh em; nhưng đúng hơn là chúng tôi giúp cho anh em vui mừng, bởi vì anh em đứng vững trong đức tin” (2 Cor 1:24). Đó vẫn còn là sứ vụ của tất cả các Tông Đồ của Đức Kitô ở mọi thời đại: là những cộng sự viên của niềm vui chân chính.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Phaolô Phạm Xuân Khôi