Dan Lee
10-05-2008, 12:31 PM
CHUỖI MÂN CÔI TRONG ĐỜI SỐNG CHIÊM NIỆM
http://www.dongcong.net/images/00fatimarose2.jpg
Phần I: Chuỗi hạt Mân Côi một kho tàng thiêng liêng vô tận
Chuỗi hạt Mân Côi và đời sống chiêm niệm, mới nghe qua, ta thấy như có gì tương phản: một bên ta nghĩ đến những cụ già, những em bé (có thể là mù chữ), tay lần hạt, miệng rầm rì lập đi lập lại ba bài kinh đơn giản nhất Lạy cha, Kính Mừng và Sáng Danh. Còn một bên là hình ảnh các triết gia, thiền sư, thần nhiệm học cao siêu. Nghĩ như thế có lẽ ta đã lầm vì quên mất rằng, bắt đầu mỗi chục hạt Mân Côi chúng ta đều nhắc nhủ nhau: “Thứ nhất thì ngắm… thứ tư thì ngắm…”. Ngắm là gì? Thưa chính là chiêm niệm đó! Vả lại chuỗi hạt Mân Côi là kinh riêng của Đức Mẹ, mà Mẹ Maria là mẫu mực của đời sống chiêm niệm, như Luca đã chép: “Còn Maria thì Bà giữ kỹ mọi điều ấy và hằng suy đi gẫm lại trong lòng”. (Lc 1,19).
Vậy lần hạt Mân Côi trước hết là đến với Mẹ Maria, hợp lòng hợp ý với Ngài: ôn lại, ghi nhớ mãi trong lòng những gì chứa đựng trong 15 mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi, mà ta gọi là các sự VUI-THƯƠNG-MỪNG: tức là Mầu Nhiệm Cứu Độ, từ khởi đầu với Mầu Nhiệm “NGÔI HAI MANG LẤY NHỤC THỂ” cho đến thành tựu viên mãn cuối cùng với Mầu Nhiệm “ĐỨC MARIA ĐƯỢC LÊN TRỜI VINH HIỂN”. Có thể xem chuỗi hạt Mân Côi như một cuốn Tin Mừng kết tinh, rút gọn thân thế và sự nghiệp Đấng Cứu Thế và Mẹ Người là Đấng “Đồng Công Cứu Chuộc”. (Sau đây chúng ta có thể thấy rằng: chuỗi hạt Mân Côi bao gồm cả lịch sử nhân loại và tiến trình của vũ trụ, và như thế có thể xem chuỗi hạt Mân Côi như một bộ Kinh Thánh thu gọn, khác nào như Ngôi Hai nhập thể thâu gọn toàn thể tạo vật dưới hình thức một bào thai bé nhỏ trong lòng băng tuyết của Đức trinh nữ Maria Vô nhiễm vậy). Chuỗi hạt Mân Côi kết tinh như thể để giúp ta nhìn ngắm, noi gương và suy gẫm đến mức gần như đồng hoá trở nên những Giêsu Kitô được sinh hạ cách thiêng liêng bởi Đức Mẹ Maria, tiếp diễn chính thân thể và sự nghiệp cứu độ trần gian mà Chúa Giêsu vẫn tiếp tục qua Nhiệm Thể Người là Hội Thánh. Trong Nhiệm thể ấy, mỗi người chúng ta dù ở đấng bậc nào đều là chi thể có một vị trí, một nhiệm vụ, một chức năng, một ơn thiên triệu độc nhất vô nhị không thể thay thế, dù chỉ là một bé gái chăn cừu 8 tuổi chưa biết chữ, chưa rước lễ vỡ lòng, chưa biết Giáo Hoàng là gì, như Giaxintha Marto ở Fatima.
Ngay bây giờ ta cần khẳng định rằng: lần hạt Mân Côi trước hết là đáp lại lời kêu gọi của Đức Mẹ, thoát ra khỏi cái vỏ sò hạn hẹp, duy kỷ vị kỷ của một tầm nhìn trần tục, để đi vào chính cái nhìn của Đức Mẹ là: hướng về Thiên Chúa. Ta đem chính bản thân và những gì thuộc về mình (gia đình thân bằng quyến thuộc, đồng bào, Hội Thánh, nhân loại và vũ trụ) đặt vào trái tim của Mẹ Maria như một lễ vật, để nhờ phép Chúa Thánh Thần chuyển hoá (khác nào bánh rượu trong Thánh lễ) trở nên Hy lễ tạ ơn đền tạ trong Đức Kitô dâng lên trước toà Thiên Chúa để trở thành nguồn ân sủng tràn xuống trần gian. Chỉ sau đó ta mới xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria ban cho ta những ơn mà ta xét là cần thiết và hữu ích thực sự (cần xét kỹ những điều ta xin có thực sự hữu ích và cần thiết không? Cần thiết theo nghĩa Chúa dạy: “Chỉ có một điều cần mà thôi”! và hữu ích theo nghĩa tám mối phúc thật, chứ không phải cần thiết hữu ích theo nghĩa thế gian tội lỗi). Nội dung của ba kinh: Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, chủ yếu là thờ lạy, chào mừng, tôn vinh, tán tạ, cho nên trong việc xin ơn, ta chỉ cầu xin một cách bỏ trống, hoàn toàn theo ý Thiên Chúa, ý Đức Mẹ chứ không rõ xin ơn gì cả (đúng như lời thánh Phaolô dạy: Ta không biết cầu nguyện thế nào cho đúng! Nhưng chính Thánh Thần đã cầu nguyện nơi ta!).
Trong tiểu sử cá nhân cũng như lịch sử Hội Thánh và nhân loại, Đức Mẹ Maria quả thực ra tay cứu giúp con cái của Ngài khỏi bước gian nan. Tại Rue du Bac, Lộ Đức, Fatima, Đức Mẹ đã làm nhiều phép lạ (mà một nhà bác học được giải thưởng Nobel về sinh học như Alexis Carel, đã xác nhận là có thực). Ngài thực xứng danh với các tước hiệu: “Có tài có phép”, “Hằng cứu giúp”, “Phù hộ các giáo hữu”, “Yên ủi kẻ âu lo”, “Cứu kẻ liệt kẻ khốn” mà chúng ta đã tôn vinh Mẹ. Nhưng điều cốt yếu khi ta đến với Đức Mẹ là dâng lên một lòng hiếu thảo, mến yêu, khen ngợi, thứ đến là chiêm ngưỡng mà noi gương để trở nên hình ảnh Mẹ, hình ảnh Chúa, rồi sau cùng mới xin ban ơn phúc. Do đó, khi gặp sự gian nan phần hồn cũng như phần xác, ta nên chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp với lòng trông cậy đơn sơ, khiêm nhường và phó thác, thế nhưng đừng bao giờ quên rằng: trước lúc được lên trời vinh hiển, Đức Mẹ Maria đã đứng lặng yên dưới chân Thánh giá, trái tim Vô Nhiễm đã bị lưỡi gươm vô hình đâm thâu, Mẹ ngước mắt nhìn Trái Tim cực thánh Con yêu dấu bị lưỡi đòng đâm thủng, máu và nước chảy ra, mà không hề một lời van xin Chúa Cha cứu con mình khỏi cơn tử nạn. Cũng nên nhớ: Đức Mẹ Maria không cứu các Thánh Anh Hài bị vua Hêrôđê giết, không cứu Stêphanô và Giacôbê khỏi cơn bách hại, không cứu hàng triệu tín hữu Kitô tử đạo, hàng ngàn thừa sai bị thuyền chìm đáy biển khi vượt sóng đi truyền giảng Tin Mừng.
Gần đây, Giaxintha và Phanxicô ở Fatima hai em được Đức Mẹ chọn đã chết yểu sau những cơn bệnh trầm trọng. Nhất là Giaxintha bị giải phẩu hai lần vô hiệu quả, sau cùng chết một mình trong một bệnh viện xa gia đình. Hơn nữa em đã trút hơi thở cuối cùng chính vào lúc người nữ y tá phải ra khỏi phòng chốc lát, vì có việc cần! Như vậy là để ta hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, tác dụng của việc lần hạt Mân Côi (cũng như các hình thức khác nhằm mục đích tôn kính Đức Mẹ hoặc thờ phượng Thiên Chúa) là ở chỗ nào! Và cũng là để việc thờ phượng Thiên Chúa và tôn kính Đức Mẹ được thực hiện như lời Chúa phán với người phụ nữ bên bờ giếng Giacóp: “Bây giờ đã đến lúc những kẻ thờ phượng Thiên Chúa phải thờ phượng trong tinh thần và chân lý”. Đành rằng Mẹ Maria có làm nhiều phép lạ để “cứu khổ cứu nạn”, nhưng mục đích chủ yếu của việc Đức Mẹ tỏ mình ra không phải là để cứu khổ cứu nạn. Bởi vì Đức Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Thế, Đấng đã cứu chuộc thế gian bằng cuộc tử nạn của mình, và Đức Mẹ là người Đồng Công Cứu Chuộc với Đấng ấy. Hơn nữa chúng ta ai cũng biết: cứu chuộc thì bằng cây Thánh giá mà thôi.
Như thế, lần hạt Mân Côi chủ yếu là ngắm 15 sự, mà trung tâm là 5 sự THƯƠNG, để cho tư tưởng, tình cảm, ngôn ngữ hành vi và toàn bộ cuộc sống của ta thấm nhuần Tin Mừng để dần dần thân thể của Chúa Giêsu và của Mẹ Maria với thân thể của ta trở nên một, đem lại cho ta một cặp mắt hoàn toàn đổi mới mà nhìn bản thân ta, nhìn mọi người, mọi việc, nhìn tất cả với chính cái nhìn của Thiên Chúa trong kế đồ sáng tạo và cứu độ của Ngài. Chuỗi hạt Mân Côi với 15 sự Vui-Thương-Mừng chính là mầu nhiệm tình yêu sáng tạo và cứu độ của Chúa diễn ra trong cặp mắt yêu thương thiêng liêng của tâm hồn. Mầu nhiệm ấy được “vén màn” lên trong một cái nhìn có thể nói được là “vĩnh cửu”, theo đó mọi sự được soi dõi, chiếu tỏ dưới ánh sáng đức tin: mọi sự được diễn ra đúng như kế đồ của Thiên Chúa là bao trùm, thâu họp tất cả trong Đức Kitô, con Bà Maria; Elisabeth, Zacaria, Anna, Simêon là đại diện cho Cựu Ước (trong bài Magnificat có nhắc đến tổ phụ Abraham), ba vua là đại diện cho các dân ngoại, bò lừa trong máng cỏ đại diện cho loài vật, trong hai thân thể của Chúa Giêsu và của Mẹ Maria đã lên trời, là hai khối vật chất đã được đi vào vinh hiển.
Chuỗi hạt Mân Côi khác nào như chu kỳ phụng vụ toàn niên thâu gọn lại. Cuối cùng mỗi chục hạt đều kết thúc bằng lời chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi nên có thể nói được rằng mỗi chục hạt đều gồm tóm mọi sự: phát xuất từ Chúa Cha (Lạy Cha) xuyên qua Chúa Giêsu và Mẹ Maria (Kính Mừng) để chảy vào mầu nhiệm căn bản của tất cả là Thiên Chúa Ba Ngôi (Sáng Danh). Mỗi chục hạt là vĩnh cửu ngự xuống trần gian và để đưa trần gian vào vĩnh cửu. Và đó là cốt tuỷ của mầu nhiệm muôn đời mà Thiên Chúa “vén màn” lên để mời gọi chúng ta đón nhận đi vào; đi vào không chỉ để hưởng thụ mà thôi, nhưng còn để thông dự và cộng tác bằng chính cuộc đời hy sinh phục vụ trong lòng mến Chúa yêu người.
Một bé gái chăn cừu như Giaxintha chỉ với chuỗi hạt Mân Côi đã đi xa hơn, lên cao hơn, đào sâu hơn, hơn thế giới linh niệm của Platon, hơn cái vô vi của Lão Tử, cái vô ngã của Phật Giáo, cái thái cực của Khổng Giáo, cái tư duy tự tại của Aristote, cái tư thế của các nhà triết học Cổ Kim. Bởi vì, với kinh Sáng Danh, chúng ta đạt tới mầu nhiệm Ba Ngôi, điều mà không trí tuệ tự nhiên nào tới được. Quả vậy, nếu biết ngắm, thì bất cứ mầu nhiệm nào cũng có thể đưa ta vào đời sống thần hiệp cao thâm được cả. Ví dụ: tác phẩm thần nhiệm lừng danh của thánh nữ tiến sĩ Hội Thánh Têrêxa thành Avila “Lâu đài nội tâm”, cũng chỉ đưa tâm hồn vào phối hợp với Thiên Chúa ở tầng thứ bảy là tuyệt đỉnh. Điều ấy một tâm hồn khi lần hạt và ngắm sự VUI THỨ NHẤT có thể đạt được bằng cách đồng hoá và kết hợp với Mẹ Maria dâng lời “Xin vâng” mà đón nhận Ngôi Hai ngự xuống trong lòng mình một cách thiêng liêng, khác nào như một sự hàm thai mầu nhiệm vậy.
Chỉ thông dự thâm sâu vào SỰ VUI ấy cũng có thể để cho trái tim mình đập cùng một nhịp với trái tim cực sạch của Đức Mẹ. Một ví dụ khác: triết gia Bergson, vị thầy tư tưởng của cả một thế hệ trí thức đầu thế kỷ 20, luôn treo bức ảnh Đức Mẹ lên trời của danh hoạ Murillo trong phòng, vì đối với ông đó là tiêu biểu cuối cùng của sự tiến hoá sáng tạo vũ trụ vật chất này. Từ mầu nhiệm vui thứ nhất NGÔI LỜI BIẾN THÀNH NHỤC THỂ cho đến mầu nhiệm mừng cuối cùng, ĐỨC MẸ ĐƯỢC LÊN TRỜI VINH HIỂN, vấn đề hiểm hóc về tương quan giữa vật chất và tâm linh được giải quyết một cách thần diệu.
Đây không phải là một giáo trình hữu thể học, nhưng đề cập qua một vài vấn đề triết học, để ta ý thức được kho tàng vô tận về mọi mặt của 15 mầu nhiệm chứa đựng trong chuỗi hạt Mân Côi.
Còn tiếp Bấn vào đây xem tiếp phần II (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=24600)
Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương
http://www.dongcong.net/images/00fatimarose2.jpg
Phần I: Chuỗi hạt Mân Côi một kho tàng thiêng liêng vô tận
Chuỗi hạt Mân Côi và đời sống chiêm niệm, mới nghe qua, ta thấy như có gì tương phản: một bên ta nghĩ đến những cụ già, những em bé (có thể là mù chữ), tay lần hạt, miệng rầm rì lập đi lập lại ba bài kinh đơn giản nhất Lạy cha, Kính Mừng và Sáng Danh. Còn một bên là hình ảnh các triết gia, thiền sư, thần nhiệm học cao siêu. Nghĩ như thế có lẽ ta đã lầm vì quên mất rằng, bắt đầu mỗi chục hạt Mân Côi chúng ta đều nhắc nhủ nhau: “Thứ nhất thì ngắm… thứ tư thì ngắm…”. Ngắm là gì? Thưa chính là chiêm niệm đó! Vả lại chuỗi hạt Mân Côi là kinh riêng của Đức Mẹ, mà Mẹ Maria là mẫu mực của đời sống chiêm niệm, như Luca đã chép: “Còn Maria thì Bà giữ kỹ mọi điều ấy và hằng suy đi gẫm lại trong lòng”. (Lc 1,19).
Vậy lần hạt Mân Côi trước hết là đến với Mẹ Maria, hợp lòng hợp ý với Ngài: ôn lại, ghi nhớ mãi trong lòng những gì chứa đựng trong 15 mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi, mà ta gọi là các sự VUI-THƯƠNG-MỪNG: tức là Mầu Nhiệm Cứu Độ, từ khởi đầu với Mầu Nhiệm “NGÔI HAI MANG LẤY NHỤC THỂ” cho đến thành tựu viên mãn cuối cùng với Mầu Nhiệm “ĐỨC MARIA ĐƯỢC LÊN TRỜI VINH HIỂN”. Có thể xem chuỗi hạt Mân Côi như một cuốn Tin Mừng kết tinh, rút gọn thân thế và sự nghiệp Đấng Cứu Thế và Mẹ Người là Đấng “Đồng Công Cứu Chuộc”. (Sau đây chúng ta có thể thấy rằng: chuỗi hạt Mân Côi bao gồm cả lịch sử nhân loại và tiến trình của vũ trụ, và như thế có thể xem chuỗi hạt Mân Côi như một bộ Kinh Thánh thu gọn, khác nào như Ngôi Hai nhập thể thâu gọn toàn thể tạo vật dưới hình thức một bào thai bé nhỏ trong lòng băng tuyết của Đức trinh nữ Maria Vô nhiễm vậy). Chuỗi hạt Mân Côi kết tinh như thể để giúp ta nhìn ngắm, noi gương và suy gẫm đến mức gần như đồng hoá trở nên những Giêsu Kitô được sinh hạ cách thiêng liêng bởi Đức Mẹ Maria, tiếp diễn chính thân thể và sự nghiệp cứu độ trần gian mà Chúa Giêsu vẫn tiếp tục qua Nhiệm Thể Người là Hội Thánh. Trong Nhiệm thể ấy, mỗi người chúng ta dù ở đấng bậc nào đều là chi thể có một vị trí, một nhiệm vụ, một chức năng, một ơn thiên triệu độc nhất vô nhị không thể thay thế, dù chỉ là một bé gái chăn cừu 8 tuổi chưa biết chữ, chưa rước lễ vỡ lòng, chưa biết Giáo Hoàng là gì, như Giaxintha Marto ở Fatima.
Ngay bây giờ ta cần khẳng định rằng: lần hạt Mân Côi trước hết là đáp lại lời kêu gọi của Đức Mẹ, thoát ra khỏi cái vỏ sò hạn hẹp, duy kỷ vị kỷ của một tầm nhìn trần tục, để đi vào chính cái nhìn của Đức Mẹ là: hướng về Thiên Chúa. Ta đem chính bản thân và những gì thuộc về mình (gia đình thân bằng quyến thuộc, đồng bào, Hội Thánh, nhân loại và vũ trụ) đặt vào trái tim của Mẹ Maria như một lễ vật, để nhờ phép Chúa Thánh Thần chuyển hoá (khác nào bánh rượu trong Thánh lễ) trở nên Hy lễ tạ ơn đền tạ trong Đức Kitô dâng lên trước toà Thiên Chúa để trở thành nguồn ân sủng tràn xuống trần gian. Chỉ sau đó ta mới xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria ban cho ta những ơn mà ta xét là cần thiết và hữu ích thực sự (cần xét kỹ những điều ta xin có thực sự hữu ích và cần thiết không? Cần thiết theo nghĩa Chúa dạy: “Chỉ có một điều cần mà thôi”! và hữu ích theo nghĩa tám mối phúc thật, chứ không phải cần thiết hữu ích theo nghĩa thế gian tội lỗi). Nội dung của ba kinh: Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, chủ yếu là thờ lạy, chào mừng, tôn vinh, tán tạ, cho nên trong việc xin ơn, ta chỉ cầu xin một cách bỏ trống, hoàn toàn theo ý Thiên Chúa, ý Đức Mẹ chứ không rõ xin ơn gì cả (đúng như lời thánh Phaolô dạy: Ta không biết cầu nguyện thế nào cho đúng! Nhưng chính Thánh Thần đã cầu nguyện nơi ta!).
Trong tiểu sử cá nhân cũng như lịch sử Hội Thánh và nhân loại, Đức Mẹ Maria quả thực ra tay cứu giúp con cái của Ngài khỏi bước gian nan. Tại Rue du Bac, Lộ Đức, Fatima, Đức Mẹ đã làm nhiều phép lạ (mà một nhà bác học được giải thưởng Nobel về sinh học như Alexis Carel, đã xác nhận là có thực). Ngài thực xứng danh với các tước hiệu: “Có tài có phép”, “Hằng cứu giúp”, “Phù hộ các giáo hữu”, “Yên ủi kẻ âu lo”, “Cứu kẻ liệt kẻ khốn” mà chúng ta đã tôn vinh Mẹ. Nhưng điều cốt yếu khi ta đến với Đức Mẹ là dâng lên một lòng hiếu thảo, mến yêu, khen ngợi, thứ đến là chiêm ngưỡng mà noi gương để trở nên hình ảnh Mẹ, hình ảnh Chúa, rồi sau cùng mới xin ban ơn phúc. Do đó, khi gặp sự gian nan phần hồn cũng như phần xác, ta nên chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp với lòng trông cậy đơn sơ, khiêm nhường và phó thác, thế nhưng đừng bao giờ quên rằng: trước lúc được lên trời vinh hiển, Đức Mẹ Maria đã đứng lặng yên dưới chân Thánh giá, trái tim Vô Nhiễm đã bị lưỡi gươm vô hình đâm thâu, Mẹ ngước mắt nhìn Trái Tim cực thánh Con yêu dấu bị lưỡi đòng đâm thủng, máu và nước chảy ra, mà không hề một lời van xin Chúa Cha cứu con mình khỏi cơn tử nạn. Cũng nên nhớ: Đức Mẹ Maria không cứu các Thánh Anh Hài bị vua Hêrôđê giết, không cứu Stêphanô và Giacôbê khỏi cơn bách hại, không cứu hàng triệu tín hữu Kitô tử đạo, hàng ngàn thừa sai bị thuyền chìm đáy biển khi vượt sóng đi truyền giảng Tin Mừng.
Gần đây, Giaxintha và Phanxicô ở Fatima hai em được Đức Mẹ chọn đã chết yểu sau những cơn bệnh trầm trọng. Nhất là Giaxintha bị giải phẩu hai lần vô hiệu quả, sau cùng chết một mình trong một bệnh viện xa gia đình. Hơn nữa em đã trút hơi thở cuối cùng chính vào lúc người nữ y tá phải ra khỏi phòng chốc lát, vì có việc cần! Như vậy là để ta hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, tác dụng của việc lần hạt Mân Côi (cũng như các hình thức khác nhằm mục đích tôn kính Đức Mẹ hoặc thờ phượng Thiên Chúa) là ở chỗ nào! Và cũng là để việc thờ phượng Thiên Chúa và tôn kính Đức Mẹ được thực hiện như lời Chúa phán với người phụ nữ bên bờ giếng Giacóp: “Bây giờ đã đến lúc những kẻ thờ phượng Thiên Chúa phải thờ phượng trong tinh thần và chân lý”. Đành rằng Mẹ Maria có làm nhiều phép lạ để “cứu khổ cứu nạn”, nhưng mục đích chủ yếu của việc Đức Mẹ tỏ mình ra không phải là để cứu khổ cứu nạn. Bởi vì Đức Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Thế, Đấng đã cứu chuộc thế gian bằng cuộc tử nạn của mình, và Đức Mẹ là người Đồng Công Cứu Chuộc với Đấng ấy. Hơn nữa chúng ta ai cũng biết: cứu chuộc thì bằng cây Thánh giá mà thôi.
Như thế, lần hạt Mân Côi chủ yếu là ngắm 15 sự, mà trung tâm là 5 sự THƯƠNG, để cho tư tưởng, tình cảm, ngôn ngữ hành vi và toàn bộ cuộc sống của ta thấm nhuần Tin Mừng để dần dần thân thể của Chúa Giêsu và của Mẹ Maria với thân thể của ta trở nên một, đem lại cho ta một cặp mắt hoàn toàn đổi mới mà nhìn bản thân ta, nhìn mọi người, mọi việc, nhìn tất cả với chính cái nhìn của Thiên Chúa trong kế đồ sáng tạo và cứu độ của Ngài. Chuỗi hạt Mân Côi với 15 sự Vui-Thương-Mừng chính là mầu nhiệm tình yêu sáng tạo và cứu độ của Chúa diễn ra trong cặp mắt yêu thương thiêng liêng của tâm hồn. Mầu nhiệm ấy được “vén màn” lên trong một cái nhìn có thể nói được là “vĩnh cửu”, theo đó mọi sự được soi dõi, chiếu tỏ dưới ánh sáng đức tin: mọi sự được diễn ra đúng như kế đồ của Thiên Chúa là bao trùm, thâu họp tất cả trong Đức Kitô, con Bà Maria; Elisabeth, Zacaria, Anna, Simêon là đại diện cho Cựu Ước (trong bài Magnificat có nhắc đến tổ phụ Abraham), ba vua là đại diện cho các dân ngoại, bò lừa trong máng cỏ đại diện cho loài vật, trong hai thân thể của Chúa Giêsu và của Mẹ Maria đã lên trời, là hai khối vật chất đã được đi vào vinh hiển.
Chuỗi hạt Mân Côi khác nào như chu kỳ phụng vụ toàn niên thâu gọn lại. Cuối cùng mỗi chục hạt đều kết thúc bằng lời chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi nên có thể nói được rằng mỗi chục hạt đều gồm tóm mọi sự: phát xuất từ Chúa Cha (Lạy Cha) xuyên qua Chúa Giêsu và Mẹ Maria (Kính Mừng) để chảy vào mầu nhiệm căn bản của tất cả là Thiên Chúa Ba Ngôi (Sáng Danh). Mỗi chục hạt là vĩnh cửu ngự xuống trần gian và để đưa trần gian vào vĩnh cửu. Và đó là cốt tuỷ của mầu nhiệm muôn đời mà Thiên Chúa “vén màn” lên để mời gọi chúng ta đón nhận đi vào; đi vào không chỉ để hưởng thụ mà thôi, nhưng còn để thông dự và cộng tác bằng chính cuộc đời hy sinh phục vụ trong lòng mến Chúa yêu người.
Một bé gái chăn cừu như Giaxintha chỉ với chuỗi hạt Mân Côi đã đi xa hơn, lên cao hơn, đào sâu hơn, hơn thế giới linh niệm của Platon, hơn cái vô vi của Lão Tử, cái vô ngã của Phật Giáo, cái thái cực của Khổng Giáo, cái tư duy tự tại của Aristote, cái tư thế của các nhà triết học Cổ Kim. Bởi vì, với kinh Sáng Danh, chúng ta đạt tới mầu nhiệm Ba Ngôi, điều mà không trí tuệ tự nhiên nào tới được. Quả vậy, nếu biết ngắm, thì bất cứ mầu nhiệm nào cũng có thể đưa ta vào đời sống thần hiệp cao thâm được cả. Ví dụ: tác phẩm thần nhiệm lừng danh của thánh nữ tiến sĩ Hội Thánh Têrêxa thành Avila “Lâu đài nội tâm”, cũng chỉ đưa tâm hồn vào phối hợp với Thiên Chúa ở tầng thứ bảy là tuyệt đỉnh. Điều ấy một tâm hồn khi lần hạt và ngắm sự VUI THỨ NHẤT có thể đạt được bằng cách đồng hoá và kết hợp với Mẹ Maria dâng lời “Xin vâng” mà đón nhận Ngôi Hai ngự xuống trong lòng mình một cách thiêng liêng, khác nào như một sự hàm thai mầu nhiệm vậy.
Chỉ thông dự thâm sâu vào SỰ VUI ấy cũng có thể để cho trái tim mình đập cùng một nhịp với trái tim cực sạch của Đức Mẹ. Một ví dụ khác: triết gia Bergson, vị thầy tư tưởng của cả một thế hệ trí thức đầu thế kỷ 20, luôn treo bức ảnh Đức Mẹ lên trời của danh hoạ Murillo trong phòng, vì đối với ông đó là tiêu biểu cuối cùng của sự tiến hoá sáng tạo vũ trụ vật chất này. Từ mầu nhiệm vui thứ nhất NGÔI LỜI BIẾN THÀNH NHỤC THỂ cho đến mầu nhiệm mừng cuối cùng, ĐỨC MẸ ĐƯỢC LÊN TRỜI VINH HIỂN, vấn đề hiểm hóc về tương quan giữa vật chất và tâm linh được giải quyết một cách thần diệu.
Đây không phải là một giáo trình hữu thể học, nhưng đề cập qua một vài vấn đề triết học, để ta ý thức được kho tàng vô tận về mọi mặt của 15 mầu nhiệm chứa đựng trong chuỗi hạt Mân Côi.
Còn tiếp Bấn vào đây xem tiếp phần II (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=24600)
Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương