Dan Lee
10-05-2008, 12:41 PM
SÁM HỐI THẦM LẶNG CỦA MỘT NHÀ BÁO
http://www.vietcatholic.net/Pics/0510200881005batluong.jpg
Tôi xin phép không dài dòng để phân tích trong cuộc đối đầu giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với chế độ Hà Nội, xoay quanh sự kiện Thái Hà & tòa Khâm Sứ, chân lý thuộc về phía nào. Vì tôi tin, bất luận ai nếu KHÁT KHAO SỰ THẬT thì không thể không tự tìm kiếm trên các website, với những chứng lý được đưa ra, để tự mình rút ra kết luận. Nếu bó rọ đầu óc chỉ đọc, chỉ xem báo chí trong nước thì không tài nào tìm được. Tôi cũng tin, trí thức đúng là trí thức thì không thể chấp nhận những thông tin một chiều, được bào chế sẵn bởi hội đồng thầy lang băm của Ban Tuyên giáo trung ương đàng CSVN (mà về mặt chuyên môn nghề thuốc cũng lắm sự đáng ngờ, vì vốn dĩ hội đồng được cơ cấu hồng hơn là chuyên). Chỉ cần biết đặt vài câu hỏi: tại sao Nhà nước XHCN Hà Nội không dám công khai đăng tải trên báo chí những chứng lý từ phía giáo hội Công giáo Việt Nam, để bàn dân thiên hạ rộng đường dư luận? tại sao, gọi là tranh chấp, Nhà nước XHCN Hà Nội không dám đưa vụ việc ra tòa án (với sự có mặt của giới truyền thông quốc tế), theo yêu cầu của giáo hội Công giáo Việt Nam, để phân xử trắng đen? Biết hỏi là đã có thể ngờ ngợ về màn kịch độc diễn đang ra rả diễn ra trên màn ảnh nhỏ, trên các mặt báo nội địa. Biết hỏi, tôi nghĩ, là phẩm chất tự trọng của người trí thức.
Giờ đây, sự kiện Thái Hà & tòa Khâm Sứ đang mang một tầm vóc mới: đòi sự thật, đòi công bằng. Hàng ngàn người dân Việt đã dám đối mặt với chế độ bạo quyền, dám vượt-qua-sợ-hãi. Sao? Không sợ hãi ư? Đó là điều khó tin được trong thể chế cộng sản. Hơn nửa thế kỷ đằng đẵng, đồng bào Việt Nam của tôi cứ lầm lũi mà sống, nói đúng hơn là “tồn tại”, sống không ra sống. Người dân bị tước đoạt quyền sống. Đang mưu sinh, đột ngột tai họa từ trên rơi xuống, chính quyền các cấp hoặc trung ương hoặc địa phương giở ra những trò “qui hoạch”, đền bù bằng món tiền còi cọc hoặc cướp trắng dưới chiêu bài “sở hữu toàn dân”, đẩy đồng bào của tôi ra đường. Công an đe nẹt, chính quyền hù doạ, và thế là không ít đồng bào tôi riu ríu chấp nhận, sợ hãi, sống vật vờ, và chờ chết.
Sao? Không sợ hãi ư? Hàng ngàn người dân Việt hiền hòa nhưng không chấp nhận hèn nhát, đã có mặt ở Thái Hà để lên tiếng, trong tinh thần bất bạo động. Điều đó đã làm rúng động tâm can, phá vỡ sự sợ hãi đè nặng, làm giật mình lương tâm. Trong đó có bạn tôi, một nhà báo…
*. *
Tôi đưa bạn tôi đến dự đêm thắp nến cầu nguyện tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế. Người bạn muốn hình dung về không gian tâm linh nào giúp vượt thắng sự sợ hãi. Thế rồi, một sự việc xảy ra đối với người bạn. Một cô gái nhận ra anh nhà báo, cô lắp bắp hỏi, “Anh …anh cũng đến đây hả”, với sự e dè tột độ. Vài người gần đó nghe chuyện, đưa mắt nhìn. Cũng may, cô gái đó bỏ đi. Cũng may, chỉ vài người biết. Tại sao người ta lại nhìn tôi với ánh mắt dè chừng …, anh bạn nhà báo sau đó buồn rầu nói với tôi trong quán nước mà chúng tôi ghé lại khi đêm thắp nến cầu nguyện đã dứt. Tại sao họ tỏ thái độ ngờ vực tôi, tôi có phải là công an đâu, người bạn tôi thốt lên, tôi cảm thấy đau vì nhận ra trong ánh mắt e dè của dân một sự khinh bỉ giấu kín.
Tôi không biết giải thích ra sao để người bạn bớt “sốc”. Bạn tôi là một người thầm lặng, không giống với cánh nhà báo ầm ào, họ khoái ăn to nói lớn nhưng … khi gặp phải “vấn đề nhạy cảm chính trị” thì ngay lập tức kín miệng như bưng hoặc thay đổi thái độ, để thủ thân hoặc tệ hơn là kiếm chác.
Dòng người ở Thái Hà nằm trong một khung cảnh trỗi dậy của nhu cầu về sự thật bị bức hại, trên toàn cõi đất nước Việt Nam hôm nay. Người dân xuống đường khiếu kiện vì bị tước mất quyền tư hữu đất đai một cách sỗ sàng, tức bị tước quyền sống, lúc nổ ra ở Hà Nội, lúc nổ ra ở Sài Gòn, lúc bùng lên tại Cà Mau …, trong đó có không ít bà mẹ từng nuôi giấu cán bộ cộng sản dưới hầm thời chiến tranh. Mặc mưa to gió lớn quất vào tấm thân còm cõi, mẹ vẫn đội sớ biểu tình. Vừa khóc vừa giận, không ít bà mẹ bảo nếu biết tụi bây (nhà cầm quyền) trở mặt như vầy thì hồi đó tao đậy nắp hầm cho tụi bây chết ngộp cho rồi. Sự phản bội, nhẫn tâm như muối chà xát vào ruột của mẹ già. Trước nỗi đau tím ruột tím gan đó, trên báo chí nội địa, ta thấy gì? “Có kẻ thù xúi giục…”. Nói, viết như thế là bất hiếu đối với mẹ, là hỗn xược, khinh miệt đối với dân.
Bạn tôi kể, trong hồi ký cuối đời của nhà văn Nguyễn Khải – một “cán bộ viết văn” đã tỉnh ngộ viết như sau: “Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.” Còn luật sư Nguyễn Mạnh Tường vạch trần, “Người ta (nhà cầm quyền cộng sản) tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục, trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhân tính” .
Báo chí trong nước từng có những lúc đua nhau tôn vinh nhà văn Nguyễn Khải trước những sản phẩm văn học “đi đúng một lề”, nhưng hiện nay vờ quên đi, không dám nhắc đến hồi ký cuối đời của nhà văn. Một sự dối trá trước người đọc. Bạn tôi nhắc đến lời phát biểu trước đây của ông Trần Quốc Thuận, đại biểu Quốc hội: “Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày nên thành thói quen”.
Nói dối leo lẻo, đi kèm với sự xúc xiểm. Khi thượng tọa Thích Quảng Độ hiên ngang đứng giữa vòng vây của công an, để chia sẻ nỗi đau mất đất mất nhà của dân, lúc ấy báo chí nói gì? Chỉ rặt giọng điệu xúc xiểm, “có kẻ thù xúi giục” . Khi giám mục Ngô Quang Kiệt dõng dạc lên tiếng trước mặt chính quyền Hà Nội, để bảo vệ quyền tuyên xưng đức tin, tự do tín ngưỡng (quyền, chứ không phải ân huệ xin-cho), lúc ấy báo chí nói gì? Chỉ rặt giọng điệu xúc xiểm, “có kẻ thù khích động” .
Viết báo, làm báo như thế - người bạn nhà báo nói – nhục lắm.
*. *
Hàng ngàn người dân Việt đòi hỏi sự thật tại Thái Hà & tòa Khâm Sứ: họ tiếp nối tâm huyết của một Nguyễn Trường Tộ - trí thức Công giáo dám lên tiếng trước triều đình nhà Nguyễn hủ lậu. Nguyễn Trường Tộ đã “thua”, nếu nhìn với cặp mắt thiển cận, vị kỷ cá nhân. Nhưng tinh thần Nguyễn Trường Tộ đã chiến thắng ngạo nghễ, được ghi vào lịch sử Việt Nam. Cũng may một thời chúng ta có những người viết sử tử tế, họ không “phân biệt lý lịch”, “khoanh vùng” Nguyễn Trường Tộ rằng ông là người Công giáo để xúc xiểm đó chỉ là cuộc tranh chấp giữa giáo dân Công giáo với chế độ cầm quyền. Trên hết, Nguyễn Trường Tộ là một người yêu nước nhiệt thành, yêu nước đớn đau trước cơ đồ đất nước đang rơi dần vào chỗ suy vong.
Trí thức chân chính thì không phân biệt thượng tọa Thích Quảng Độ là đấu tranh vì quyền lợi nội bộ của Phật giáo Việt Nam thống nhất. Trí thức chân chính thì không phân biệt giám mục Ngô Quang Kiệt lên tiếng vì quyền lợi nội bộ của Công giáo Việt Nam. Sự phân biệt, trong một sự vô tình nhất (ở đây loại trừ sự cố ý vì a dua theo nhà cầm quyền), sẽ vô tình mắc lỡm rơi vào sự biện hộ cho bạo quyền. Thượng tọa Thích Quảng Độ, giám mục Ngô Quang Kiệt - cả hai vị lên tiếng vì lòng từ bi, vì sự bác ái. Cho hàng triệu dân đen bị tước đoạt nhân quyền.
Nói được lời tử tế như ông Trần Quốc Thuận là hiếm, sám hối tử tế như nhà văn Nguyễn Khải là hiếm. Tử tế trong tác nghiệp báo chí càng hiếm: người bạn của tôi bảo, có lẽ … cũng có vài tờ báo nào đó trong hơn 600 cơ quan báo chí hiện nay dám “luồn lách” để không đăng tin bài xúc xiểm. Thế nhưng, ăn làm sao, nói làm sao với lương tâm khi chẳng may – bạn tôi bứt rứt – nếu phải sống trong một tờ báo mà ở đó, người ta cung cấp những viên độc dược tin tức (theo toa thuốc của hội đồng lang băm tuyên giáo trung ương đảng CS)?
Màn đêm nặng trịch phủ xuống. Chúng tôi chia tay.
Mới gần đây, tôi được biết người bạn nhà báo vừa làm đơn nghỉ việc ở tờ báo nọ. Bạn tôi là nhà báo thầm lặng, nên tôi xin không nêu danh tính ra đây. Vậy là …người bạn nhà báo bắt đầu một chặng đường kiếm sống rất gian nan, khi trở về với đời sống đầy gập ghềnh của dân, khi từ khước những bổng lộc mà cánh báo chí “chính thống đi theo một lề” vẫn thường được ban phát.
Tôi chỉ muốn nói với người bạn: trong dòng chảy thầm lặng hiện nay của đồng bào Việt Nam, còn nhiều lắm những người biết sống tử tế với lương tâm của chính mình. Bạn đừng nên nhọc lòng trước những lý lẽ quàng xiên của chính quyền, vì hai lẽ:
1/ đây là thời đại, nói như nhà văn Nguyễn Khải, “kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công”
2/ tất cả sự dối trá của bạo quyền sẽ tan vỡ ngay, nếu đất nước này có được tự do ngôn luận.
Nói đâu xa, nhà nước XHCN Hà Nội yêu cầu giám mục Ngô Quang Kiệt, trước đó là thượng tọa Thích Quảng Độ và một số nhà đấu tranh dân chủ là “không được vi phạm pháp luật” … Trong khi đó, thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “Cấm báo chí tư nhân” , ăn nói vi phạm Hiến pháp cỡ đó, vi phạm trắng trợn, ai xử lý? Kẻ ngồi xổm trên luật, ăn cướp luật, biến luật thành mớ giấy lộn thì lại dạy dỗ người khác phải bảo vệ luật. Còn hơn một tấn hài kịch.
Chỉ thương cho đồng bào tôi không thể cười mà phải ứa máu và nước mắt, phải chịu đựng tấn tuồng lố bịch kéo dài hơn nửa thế kỷ đằng đẵng. Tôi cũng phải sám hối vì những lúc không dũng cảm sống cho ra con người, sám hối như người bạn nhà báo thầm lặng …
Đặng Ái Quốc
http://www.vietcatholic.net/Pics/0510200881005batluong.jpg
Tôi xin phép không dài dòng để phân tích trong cuộc đối đầu giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với chế độ Hà Nội, xoay quanh sự kiện Thái Hà & tòa Khâm Sứ, chân lý thuộc về phía nào. Vì tôi tin, bất luận ai nếu KHÁT KHAO SỰ THẬT thì không thể không tự tìm kiếm trên các website, với những chứng lý được đưa ra, để tự mình rút ra kết luận. Nếu bó rọ đầu óc chỉ đọc, chỉ xem báo chí trong nước thì không tài nào tìm được. Tôi cũng tin, trí thức đúng là trí thức thì không thể chấp nhận những thông tin một chiều, được bào chế sẵn bởi hội đồng thầy lang băm của Ban Tuyên giáo trung ương đàng CSVN (mà về mặt chuyên môn nghề thuốc cũng lắm sự đáng ngờ, vì vốn dĩ hội đồng được cơ cấu hồng hơn là chuyên). Chỉ cần biết đặt vài câu hỏi: tại sao Nhà nước XHCN Hà Nội không dám công khai đăng tải trên báo chí những chứng lý từ phía giáo hội Công giáo Việt Nam, để bàn dân thiên hạ rộng đường dư luận? tại sao, gọi là tranh chấp, Nhà nước XHCN Hà Nội không dám đưa vụ việc ra tòa án (với sự có mặt của giới truyền thông quốc tế), theo yêu cầu của giáo hội Công giáo Việt Nam, để phân xử trắng đen? Biết hỏi là đã có thể ngờ ngợ về màn kịch độc diễn đang ra rả diễn ra trên màn ảnh nhỏ, trên các mặt báo nội địa. Biết hỏi, tôi nghĩ, là phẩm chất tự trọng của người trí thức.
Giờ đây, sự kiện Thái Hà & tòa Khâm Sứ đang mang một tầm vóc mới: đòi sự thật, đòi công bằng. Hàng ngàn người dân Việt đã dám đối mặt với chế độ bạo quyền, dám vượt-qua-sợ-hãi. Sao? Không sợ hãi ư? Đó là điều khó tin được trong thể chế cộng sản. Hơn nửa thế kỷ đằng đẵng, đồng bào Việt Nam của tôi cứ lầm lũi mà sống, nói đúng hơn là “tồn tại”, sống không ra sống. Người dân bị tước đoạt quyền sống. Đang mưu sinh, đột ngột tai họa từ trên rơi xuống, chính quyền các cấp hoặc trung ương hoặc địa phương giở ra những trò “qui hoạch”, đền bù bằng món tiền còi cọc hoặc cướp trắng dưới chiêu bài “sở hữu toàn dân”, đẩy đồng bào của tôi ra đường. Công an đe nẹt, chính quyền hù doạ, và thế là không ít đồng bào tôi riu ríu chấp nhận, sợ hãi, sống vật vờ, và chờ chết.
Sao? Không sợ hãi ư? Hàng ngàn người dân Việt hiền hòa nhưng không chấp nhận hèn nhát, đã có mặt ở Thái Hà để lên tiếng, trong tinh thần bất bạo động. Điều đó đã làm rúng động tâm can, phá vỡ sự sợ hãi đè nặng, làm giật mình lương tâm. Trong đó có bạn tôi, một nhà báo…
*. *
Tôi đưa bạn tôi đến dự đêm thắp nến cầu nguyện tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế. Người bạn muốn hình dung về không gian tâm linh nào giúp vượt thắng sự sợ hãi. Thế rồi, một sự việc xảy ra đối với người bạn. Một cô gái nhận ra anh nhà báo, cô lắp bắp hỏi, “Anh …anh cũng đến đây hả”, với sự e dè tột độ. Vài người gần đó nghe chuyện, đưa mắt nhìn. Cũng may, cô gái đó bỏ đi. Cũng may, chỉ vài người biết. Tại sao người ta lại nhìn tôi với ánh mắt dè chừng …, anh bạn nhà báo sau đó buồn rầu nói với tôi trong quán nước mà chúng tôi ghé lại khi đêm thắp nến cầu nguyện đã dứt. Tại sao họ tỏ thái độ ngờ vực tôi, tôi có phải là công an đâu, người bạn tôi thốt lên, tôi cảm thấy đau vì nhận ra trong ánh mắt e dè của dân một sự khinh bỉ giấu kín.
Tôi không biết giải thích ra sao để người bạn bớt “sốc”. Bạn tôi là một người thầm lặng, không giống với cánh nhà báo ầm ào, họ khoái ăn to nói lớn nhưng … khi gặp phải “vấn đề nhạy cảm chính trị” thì ngay lập tức kín miệng như bưng hoặc thay đổi thái độ, để thủ thân hoặc tệ hơn là kiếm chác.
Dòng người ở Thái Hà nằm trong một khung cảnh trỗi dậy của nhu cầu về sự thật bị bức hại, trên toàn cõi đất nước Việt Nam hôm nay. Người dân xuống đường khiếu kiện vì bị tước mất quyền tư hữu đất đai một cách sỗ sàng, tức bị tước quyền sống, lúc nổ ra ở Hà Nội, lúc nổ ra ở Sài Gòn, lúc bùng lên tại Cà Mau …, trong đó có không ít bà mẹ từng nuôi giấu cán bộ cộng sản dưới hầm thời chiến tranh. Mặc mưa to gió lớn quất vào tấm thân còm cõi, mẹ vẫn đội sớ biểu tình. Vừa khóc vừa giận, không ít bà mẹ bảo nếu biết tụi bây (nhà cầm quyền) trở mặt như vầy thì hồi đó tao đậy nắp hầm cho tụi bây chết ngộp cho rồi. Sự phản bội, nhẫn tâm như muối chà xát vào ruột của mẹ già. Trước nỗi đau tím ruột tím gan đó, trên báo chí nội địa, ta thấy gì? “Có kẻ thù xúi giục…”. Nói, viết như thế là bất hiếu đối với mẹ, là hỗn xược, khinh miệt đối với dân.
Bạn tôi kể, trong hồi ký cuối đời của nhà văn Nguyễn Khải – một “cán bộ viết văn” đã tỉnh ngộ viết như sau: “Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.” Còn luật sư Nguyễn Mạnh Tường vạch trần, “Người ta (nhà cầm quyền cộng sản) tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục, trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhân tính” .
Báo chí trong nước từng có những lúc đua nhau tôn vinh nhà văn Nguyễn Khải trước những sản phẩm văn học “đi đúng một lề”, nhưng hiện nay vờ quên đi, không dám nhắc đến hồi ký cuối đời của nhà văn. Một sự dối trá trước người đọc. Bạn tôi nhắc đến lời phát biểu trước đây của ông Trần Quốc Thuận, đại biểu Quốc hội: “Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày nên thành thói quen”.
Nói dối leo lẻo, đi kèm với sự xúc xiểm. Khi thượng tọa Thích Quảng Độ hiên ngang đứng giữa vòng vây của công an, để chia sẻ nỗi đau mất đất mất nhà của dân, lúc ấy báo chí nói gì? Chỉ rặt giọng điệu xúc xiểm, “có kẻ thù xúi giục” . Khi giám mục Ngô Quang Kiệt dõng dạc lên tiếng trước mặt chính quyền Hà Nội, để bảo vệ quyền tuyên xưng đức tin, tự do tín ngưỡng (quyền, chứ không phải ân huệ xin-cho), lúc ấy báo chí nói gì? Chỉ rặt giọng điệu xúc xiểm, “có kẻ thù khích động” .
Viết báo, làm báo như thế - người bạn nhà báo nói – nhục lắm.
*. *
Hàng ngàn người dân Việt đòi hỏi sự thật tại Thái Hà & tòa Khâm Sứ: họ tiếp nối tâm huyết của một Nguyễn Trường Tộ - trí thức Công giáo dám lên tiếng trước triều đình nhà Nguyễn hủ lậu. Nguyễn Trường Tộ đã “thua”, nếu nhìn với cặp mắt thiển cận, vị kỷ cá nhân. Nhưng tinh thần Nguyễn Trường Tộ đã chiến thắng ngạo nghễ, được ghi vào lịch sử Việt Nam. Cũng may một thời chúng ta có những người viết sử tử tế, họ không “phân biệt lý lịch”, “khoanh vùng” Nguyễn Trường Tộ rằng ông là người Công giáo để xúc xiểm đó chỉ là cuộc tranh chấp giữa giáo dân Công giáo với chế độ cầm quyền. Trên hết, Nguyễn Trường Tộ là một người yêu nước nhiệt thành, yêu nước đớn đau trước cơ đồ đất nước đang rơi dần vào chỗ suy vong.
Trí thức chân chính thì không phân biệt thượng tọa Thích Quảng Độ là đấu tranh vì quyền lợi nội bộ của Phật giáo Việt Nam thống nhất. Trí thức chân chính thì không phân biệt giám mục Ngô Quang Kiệt lên tiếng vì quyền lợi nội bộ của Công giáo Việt Nam. Sự phân biệt, trong một sự vô tình nhất (ở đây loại trừ sự cố ý vì a dua theo nhà cầm quyền), sẽ vô tình mắc lỡm rơi vào sự biện hộ cho bạo quyền. Thượng tọa Thích Quảng Độ, giám mục Ngô Quang Kiệt - cả hai vị lên tiếng vì lòng từ bi, vì sự bác ái. Cho hàng triệu dân đen bị tước đoạt nhân quyền.
Nói được lời tử tế như ông Trần Quốc Thuận là hiếm, sám hối tử tế như nhà văn Nguyễn Khải là hiếm. Tử tế trong tác nghiệp báo chí càng hiếm: người bạn của tôi bảo, có lẽ … cũng có vài tờ báo nào đó trong hơn 600 cơ quan báo chí hiện nay dám “luồn lách” để không đăng tin bài xúc xiểm. Thế nhưng, ăn làm sao, nói làm sao với lương tâm khi chẳng may – bạn tôi bứt rứt – nếu phải sống trong một tờ báo mà ở đó, người ta cung cấp những viên độc dược tin tức (theo toa thuốc của hội đồng lang băm tuyên giáo trung ương đảng CS)?
Màn đêm nặng trịch phủ xuống. Chúng tôi chia tay.
Mới gần đây, tôi được biết người bạn nhà báo vừa làm đơn nghỉ việc ở tờ báo nọ. Bạn tôi là nhà báo thầm lặng, nên tôi xin không nêu danh tính ra đây. Vậy là …người bạn nhà báo bắt đầu một chặng đường kiếm sống rất gian nan, khi trở về với đời sống đầy gập ghềnh của dân, khi từ khước những bổng lộc mà cánh báo chí “chính thống đi theo một lề” vẫn thường được ban phát.
Tôi chỉ muốn nói với người bạn: trong dòng chảy thầm lặng hiện nay của đồng bào Việt Nam, còn nhiều lắm những người biết sống tử tế với lương tâm của chính mình. Bạn đừng nên nhọc lòng trước những lý lẽ quàng xiên của chính quyền, vì hai lẽ:
1/ đây là thời đại, nói như nhà văn Nguyễn Khải, “kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công”
2/ tất cả sự dối trá của bạo quyền sẽ tan vỡ ngay, nếu đất nước này có được tự do ngôn luận.
Nói đâu xa, nhà nước XHCN Hà Nội yêu cầu giám mục Ngô Quang Kiệt, trước đó là thượng tọa Thích Quảng Độ và một số nhà đấu tranh dân chủ là “không được vi phạm pháp luật” … Trong khi đó, thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “Cấm báo chí tư nhân” , ăn nói vi phạm Hiến pháp cỡ đó, vi phạm trắng trợn, ai xử lý? Kẻ ngồi xổm trên luật, ăn cướp luật, biến luật thành mớ giấy lộn thì lại dạy dỗ người khác phải bảo vệ luật. Còn hơn một tấn hài kịch.
Chỉ thương cho đồng bào tôi không thể cười mà phải ứa máu và nước mắt, phải chịu đựng tấn tuồng lố bịch kéo dài hơn nửa thế kỷ đằng đẵng. Tôi cũng phải sám hối vì những lúc không dũng cảm sống cho ra con người, sám hối như người bạn nhà báo thầm lặng …
Đặng Ái Quốc