Dan Lee
10-08-2008, 10:25 AM
Suy niệm Chúa Nhật XXIII thường niên - Năm A
DỤ NGÔN TIỆC CƯỚI
CHÚ GIẢI CHI TIẾT
“Về nước Trời cũng giống như vua kia”. Nước Trời không giống như một ông vua; nhưng trong Nước Trời được Chúa Kitô khai mào, sẽ xảy ra điều mà dụ ngôn sắp kể lại (x. 13, 24; 18, 23; 25, 1). Cựu ước và Do thái giáo năng chỉ Thiên Chúa dưới những nét của một vì vua (Tl 8, 23; 1 Sm 8, 7; Xh 19, 6; Tv 11, 4; 47, 3; 93, 1- 2; 95, 3- 5; 103, 19; Gr 10, 7...).
“Làm tiệc cưới cho hoàng tử". Hình ảnh bữa tiệc thiên sai chắc chắn được vay mượn từ Cựu ước (Is 25, 6; 55,1-3). Nó diễn tả tính cách nhưng không của ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho dân Ngài và được tiên trông qua bữa ăn của Môisen với 70 kỳ lão, trước sự hiện diện của Đấng Vmh cửu trên núi Sinai, sau hy tế đền tội (Xh 24,11). Sách Khải huyền cũng trình bày ngày quang lâm của Nước Thiên Chúa như là việc cử hành lễ cưới của Con Chiên (Kh 19).
“Nhưng họ không muốn đến": Sự từ chối được diễn tả một cách rành rẽ qua động từ muốn động từ rất được Matthêu ưa thích (x. 11,14; 16,24; 18,30; 19,17; 23,27b). Việc đáp lại lời mời không phải là chuyện khuynh hướng bẩm sinh hay chuyện tình cảm, nhưng là chuyện quyết định tự ý hoàn toàn. Xa hơn chút nữa (c.5), Matthêu cho thấy các thực khách không thèm đếm xỉa đến lời mời, không quan tâm, đó chính là thái độ hờ hững đáng tội, là sự thờ ơ hiểu theo nghĩa mạnh nhất.
“Khách mời đã không đáng dự”. Sự bất xứng của các kẻ được mời không do tự nhưng khiếm khuyết hay vô tri tự nhiên, vì sau đó đủ mọi hạng người sẽ được triệu mời, lành cũng như dữ" (c.10); họ bất xứng vì đã từ chối.
“Vậy các người hãy ra các ngã đường, hễ gặp ai thì mời vào tiệc cưới”. Kiểu nói ‘vậy hãy đi’ (poreuesthe oun) nhắc cho ta nhớ những tiếng mà Chúa Giêsu sẽ dùng để sai các môn đồ đến với dân ngoại: “Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp các môn đồ khắp muôn dân" (28, 19). Ơn cứu độ nhưng không của Chúa Kitô, dù bị người Do thái khinh chê, vẫn được cống hiến cho bất cứ ai nghe lời mời gọi của các kẻ phục vụ Tin Mừng trong khắp nẻo đường thế giới: "Nhiều kẻ sẽ từ phương Đông, phương Tây mà đến và được dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước Trời" (8, 11). Sự cứng lòng và từ chối của Israel chỉ khai mào thời gian của Giáo Hội, thời gian mà một khi Tin Mừng được rao giảng cho mọi dân tộc (24, 14), phòng tiệc sẽ tràn ngập đủ hạng người. Thành thử việc sai các gia nhân lần thứ ba tương ứng với việc sai các sứ đồ đến với dân ngoại sau khi Chúa Giêsu phục sinh. Ở đây, chúng ta gặp lại chiều hướng phổ quát và truyền giáo rất được Matthêu chú trọng (2,1-2; 3,9; 8,5-10; 8,28-34; 15, 21-28; 13, 47; 21, 43...).
"Bất luận dữ hay lành”. Chi tiết này làm ta liên tưởng tới dụ ngôn lưới cá (13, 47-50); “kẻ dữ" đây là những người có tội được mời cách nhưng không, sẽ cải thiện đời sống một khi đã vào trong Nước Trời hay Giáo Hội, hoặc là các kẻ dữ theo nghĩa tuyệt đối mà một ngày kia sẽ bị loại ra khỏi Nước Trời (hay khỏi Giáo Hội). Các câu 11-14 tiếp theo sau xét đến hạng kẻ dữ này.
“Nhà vua đi vào coi khách dự tiệc”. Đây là cuộc phán xét sau cùng; hãy so sánh với các dụ ngôn của chương 13 (vd: cỏ lùng, lưới cá) và của chương 25 (mười trinh nữ nén vàng, chiên và dê): trong các dụ ngôn ấy nói tới sự lựa chọn, phân tách kẻ dữ người lành. Những câu này, của riêng Matthêu, chắc chắn là để sửa lại một lối giải thích tự do quá trớn về các câu 1-10. Dĩ nhiên, việc gia nhập vào Giáo Hội là nhưng không thật đấy, song chớ quên rằng đó là Giáo Hội của Vua. Thiên Chúa "khám xét" dân mới của Ngài kỹ lưỡng vô cùng vì ân sủng Ngài luôn luôn đòi hỏi.
"Sao bạn vào đây mà không mặc y phục lễ cưới?": Y phục lễ cưới này là cái gì vậy? Đó chỉ có thể là thực tại và được biểu hiệu trong dụ ngôn thợ vườn nho qua hình ảnh hoa quả Nước Trời. Đó là sự công chính luôn được Tin Mừng Matthêu đòi hỏi nơi tín hữu, sự công chính hay là sự trung thành mới mà các chương 5-7 đã cho một vài ví dụ (5, 20; 6, 33...). Để đi vào Nước Trời, cần phải mặc “áo cứu độ" (Is 61, 10), "mặc lấy Chúa Kitô" (Ep 4, 24; Gl 3, 27). Vì thế, chỉ những ai đã "giặt áo mình trong máu Con Chiên" (Kh 7, 9-17) mới có thể đứng vững trước ngai Con Chiên trong ngày lễ cưới (x. Kh 19, 6-8).
“Người ấy câm miệng": Người Do thái quan niệm rằng các việc lành phúc đức sẽ bầu cử cho họ trước mặt Thiên Chúa. “Ai thực thi huấn lệnh thì người ấy sắm cho mình một kẻ chuyển cầu" (Châm ngôn tiên tổ 4, 13). Một ý tưởng tương tự cũng được tìm thấy trong Cv 10,4. Người khách đã không thực thi việc phúc đức thành ra câm miệng lại: chẳng một ai chuyển cầu biện hộ cho y.
KẾT LUẬN
Dân Do thái, kẻ thừa hưởng lời hứa của Thiên Chúa, là những người đầu tiên được đón nghe Tin Mừng, do từ chính Chúa Giêsu (Người chỉ giảng dạy cho họ) cũng như do các sứ đồ (các vị luôn luôn bắt đầu từ nơi họ, ngay cả Phaolô, trong các thành ngài rao giảng), nhưng họ đã không sẵn sàng tiếp đón. Tuy nhiên, sự cứng lòng của họ, dầu bí nhiệm đến đâu (Ga12, 37-43), cũng không thể làm cho ý định quan phòng của Thiên Chúa thất bại. Các dân ngoại, được rao giảng Tin Mừng muộn hơn, sẽ dần dà đi vào trong Giáo Hội của Chúa Kitô. Và chính thánh Phaolô (Rm 11, 26) có hé mở cho thấy trong tương lai, Israel sẽ trở lại với Người cách ồ ạt, khiến sau cùng Do thái và dân ngoại, hiệp nhất trong một Giáo Hội, có thể cùng nhau tạo thành Israel của Thiên Chúa. trong lúc chờ đợi, mỗi người phải cố gắng mặc lấy Chúa Kitô bằng cách thực thi việc làm.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1) Bàn tiệc cưới của Giáo Hội là bàn tiệc Thánh Thể, được Chúa Ki-tô khai mạc với các sứ đồ trong bữa tiệc ly (Mt 26, 26- 29) và luôn được tái diễn từ ngày Hiện Xuống trong Giáo Hội sơ khai (Cv 2, 42) cũng như trong các cộng đoàn Kitô hữu mới (1Cr 11, 23-29). Để xứng đáng tham dự bàn tiệc Thánh Thể này, phải mặc áo cưới, nghĩa là sống một đời phù hợp với Tin Mừng của Chúa Kitô. Và từ bàn tiệc Thánh Thể này đến bàn tiệc Thánh Thể khác, chúng ta sẽ càng ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và đủ điều kiện để một ngày kia tham dự vào bàn tiệc thiên quốc trong tình thân mật với Thiên Chúa, nơi đó Thiên Chúa sẽ là tất cả niềm vui của chúng ta.
2) Khi lãnh nhận phép Thánh tẩy, chúng ta đã được mặc một chiếc áo trắng và linh mục đã chúc chúng ta gìn giữ nó tinh tuyền cho đến ngày phán xét trước tòa án của Chúa Kitô. Nếu chúng ta đã làm bẩn chiếc áo rửa tội này, chúng ta luôn có thể trình diện nơi tòa án của lòng thương xót là Bí tích Giải tội. Ở đó Chúa Kitô, qua lời Bí tích của vị đại diện Người, sẽ tẩy sạch áo cưới của chúng ta và lại kêu mời chúng ta dự tiệc cưới của Vua, trong niềm vui của tình thân được tái lập. Đừng có làm như những người được mời đầu tiên của dụ ngôn mà từ chối hồng ân lớn như thế.
3) Thiên Chúa luôn kêu mời chúng ta vào trong tình thân mật của Ngài, mời ta hưởng niềm vui được phục vụ Ngài (phục vụ là thống trị vì Chúa). Người ta có thể phản đối lời mời ấy bằng một thái độ thù nghịch công khai, điều này rất may là họa hiếm. Thường thường người ta phản đối bằng thái độ lãnh đạm tôn giáo, được che dấu dưới nhiều cớ dễ dãi: không có thì giờ, nhiều việc khác cấp bách hơn v.v... Như những kẻ đầu tiên được mời của dụ ngôn, ta không thèm đếm xỉa đến lời mời đã nhận được. Trong phương diện này, trách nhiệm Kitô hữu nặng nề hơn trách nhiệm của người ngoại, vì Kitô hữu biết rằng mình được mời đự tiệc, trong khi lương dân chỉ có thể trực giác cách mơ hồ thôi, trong đáy sâu thẳm của lòng họ.
4) Chúa nói dụ ngôn cho chúng ta, là Người đang sống trong Giáo Hội. Người cảnh giác chúng ta: đừng tưởng rằng các ngươi đã đến đích, đã an vị; giữa các ngươi có đủ loại, kẻ dữ người lành, cỏ lùng lúa tốt. Các gia nhân của Ta dã quy tụ các ngươi, họ đã lấy tất cả những gì họ gặt: tốt cũng như xấu. Chẳng phải vì các ngươi ở trong mà các ngươi được xét đoán kẻ ở ngoài, những kẻ đã từ chối không chịu đến. Vì có một cách khác làm sỉ nhục cho Đấng mời gọi chúng ta là định cư trong nhà Người như thể trong nhà của chúng ta, quên rằng Người đã mời gọi chúng ta, quên rằng chúng ta ở trong Giáo Hội là nhờ ân sủng thuần túy, quên rằng chỉ có cách sống đạo của chúng ta mời định đoạt về số phận được tuyển chọn cuối cùng.
5) Mặc lấy Chúa Kitô là mặc lấy các tâm tình: lân tuất, nhân hậu, khiêm nhu, nhẫn nại, hiền từ (Cl 3, 9-13), là tha thứ như Người đã tha thứ cho ta, là yêu mến như Người đã mến yêu ta, là trở nên một Kitô khác, là được biến đổi trong Người, là chân thật trong các cuộc giao tiếp với anh em, là đừng để cho cơn giận có thời giờ ra chai cứng lại thành hiểu lầm nhau, là nỗ lực làm việc để có thể chia sẻ cho những người túng thiếu.
6) Thiên Chúa mời chúng ta dự tiệc của Ngài không những là qua tiếng nói của Giáo Hội hay các linh mục, nhưng còn qua bất cứ một người vô danh nào mà chúng ta biết lắng nghe, qua một biến cố lay động cuộc sống, qua một thử thách mà chúng ta trải vượt, qua một niềm vui mà chúng ta thường thức. Trong mức độ mà các con người và các biến cố ấy kêu gọi chúng ta, thúc bách chúng ta phản ứng, buộc chúng ta chọn lựa sống đạo, vì đó chính là các gia nhân đến nài xin tự do của ta, đến thông ban cho ta một Tin Mừng: "Tiệc cưới đã sẵn".
Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
DỤ NGÔN TIỆC CƯỚI
CHÚ GIẢI CHI TIẾT
“Về nước Trời cũng giống như vua kia”. Nước Trời không giống như một ông vua; nhưng trong Nước Trời được Chúa Kitô khai mào, sẽ xảy ra điều mà dụ ngôn sắp kể lại (x. 13, 24; 18, 23; 25, 1). Cựu ước và Do thái giáo năng chỉ Thiên Chúa dưới những nét của một vì vua (Tl 8, 23; 1 Sm 8, 7; Xh 19, 6; Tv 11, 4; 47, 3; 93, 1- 2; 95, 3- 5; 103, 19; Gr 10, 7...).
“Làm tiệc cưới cho hoàng tử". Hình ảnh bữa tiệc thiên sai chắc chắn được vay mượn từ Cựu ước (Is 25, 6; 55,1-3). Nó diễn tả tính cách nhưng không của ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho dân Ngài và được tiên trông qua bữa ăn của Môisen với 70 kỳ lão, trước sự hiện diện của Đấng Vmh cửu trên núi Sinai, sau hy tế đền tội (Xh 24,11). Sách Khải huyền cũng trình bày ngày quang lâm của Nước Thiên Chúa như là việc cử hành lễ cưới của Con Chiên (Kh 19).
“Nhưng họ không muốn đến": Sự từ chối được diễn tả một cách rành rẽ qua động từ muốn động từ rất được Matthêu ưa thích (x. 11,14; 16,24; 18,30; 19,17; 23,27b). Việc đáp lại lời mời không phải là chuyện khuynh hướng bẩm sinh hay chuyện tình cảm, nhưng là chuyện quyết định tự ý hoàn toàn. Xa hơn chút nữa (c.5), Matthêu cho thấy các thực khách không thèm đếm xỉa đến lời mời, không quan tâm, đó chính là thái độ hờ hững đáng tội, là sự thờ ơ hiểu theo nghĩa mạnh nhất.
“Khách mời đã không đáng dự”. Sự bất xứng của các kẻ được mời không do tự nhưng khiếm khuyết hay vô tri tự nhiên, vì sau đó đủ mọi hạng người sẽ được triệu mời, lành cũng như dữ" (c.10); họ bất xứng vì đã từ chối.
“Vậy các người hãy ra các ngã đường, hễ gặp ai thì mời vào tiệc cưới”. Kiểu nói ‘vậy hãy đi’ (poreuesthe oun) nhắc cho ta nhớ những tiếng mà Chúa Giêsu sẽ dùng để sai các môn đồ đến với dân ngoại: “Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp các môn đồ khắp muôn dân" (28, 19). Ơn cứu độ nhưng không của Chúa Kitô, dù bị người Do thái khinh chê, vẫn được cống hiến cho bất cứ ai nghe lời mời gọi của các kẻ phục vụ Tin Mừng trong khắp nẻo đường thế giới: "Nhiều kẻ sẽ từ phương Đông, phương Tây mà đến và được dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước Trời" (8, 11). Sự cứng lòng và từ chối của Israel chỉ khai mào thời gian của Giáo Hội, thời gian mà một khi Tin Mừng được rao giảng cho mọi dân tộc (24, 14), phòng tiệc sẽ tràn ngập đủ hạng người. Thành thử việc sai các gia nhân lần thứ ba tương ứng với việc sai các sứ đồ đến với dân ngoại sau khi Chúa Giêsu phục sinh. Ở đây, chúng ta gặp lại chiều hướng phổ quát và truyền giáo rất được Matthêu chú trọng (2,1-2; 3,9; 8,5-10; 8,28-34; 15, 21-28; 13, 47; 21, 43...).
"Bất luận dữ hay lành”. Chi tiết này làm ta liên tưởng tới dụ ngôn lưới cá (13, 47-50); “kẻ dữ" đây là những người có tội được mời cách nhưng không, sẽ cải thiện đời sống một khi đã vào trong Nước Trời hay Giáo Hội, hoặc là các kẻ dữ theo nghĩa tuyệt đối mà một ngày kia sẽ bị loại ra khỏi Nước Trời (hay khỏi Giáo Hội). Các câu 11-14 tiếp theo sau xét đến hạng kẻ dữ này.
“Nhà vua đi vào coi khách dự tiệc”. Đây là cuộc phán xét sau cùng; hãy so sánh với các dụ ngôn của chương 13 (vd: cỏ lùng, lưới cá) và của chương 25 (mười trinh nữ nén vàng, chiên và dê): trong các dụ ngôn ấy nói tới sự lựa chọn, phân tách kẻ dữ người lành. Những câu này, của riêng Matthêu, chắc chắn là để sửa lại một lối giải thích tự do quá trớn về các câu 1-10. Dĩ nhiên, việc gia nhập vào Giáo Hội là nhưng không thật đấy, song chớ quên rằng đó là Giáo Hội của Vua. Thiên Chúa "khám xét" dân mới của Ngài kỹ lưỡng vô cùng vì ân sủng Ngài luôn luôn đòi hỏi.
"Sao bạn vào đây mà không mặc y phục lễ cưới?": Y phục lễ cưới này là cái gì vậy? Đó chỉ có thể là thực tại và được biểu hiệu trong dụ ngôn thợ vườn nho qua hình ảnh hoa quả Nước Trời. Đó là sự công chính luôn được Tin Mừng Matthêu đòi hỏi nơi tín hữu, sự công chính hay là sự trung thành mới mà các chương 5-7 đã cho một vài ví dụ (5, 20; 6, 33...). Để đi vào Nước Trời, cần phải mặc “áo cứu độ" (Is 61, 10), "mặc lấy Chúa Kitô" (Ep 4, 24; Gl 3, 27). Vì thế, chỉ những ai đã "giặt áo mình trong máu Con Chiên" (Kh 7, 9-17) mới có thể đứng vững trước ngai Con Chiên trong ngày lễ cưới (x. Kh 19, 6-8).
“Người ấy câm miệng": Người Do thái quan niệm rằng các việc lành phúc đức sẽ bầu cử cho họ trước mặt Thiên Chúa. “Ai thực thi huấn lệnh thì người ấy sắm cho mình một kẻ chuyển cầu" (Châm ngôn tiên tổ 4, 13). Một ý tưởng tương tự cũng được tìm thấy trong Cv 10,4. Người khách đã không thực thi việc phúc đức thành ra câm miệng lại: chẳng một ai chuyển cầu biện hộ cho y.
KẾT LUẬN
Dân Do thái, kẻ thừa hưởng lời hứa của Thiên Chúa, là những người đầu tiên được đón nghe Tin Mừng, do từ chính Chúa Giêsu (Người chỉ giảng dạy cho họ) cũng như do các sứ đồ (các vị luôn luôn bắt đầu từ nơi họ, ngay cả Phaolô, trong các thành ngài rao giảng), nhưng họ đã không sẵn sàng tiếp đón. Tuy nhiên, sự cứng lòng của họ, dầu bí nhiệm đến đâu (Ga12, 37-43), cũng không thể làm cho ý định quan phòng của Thiên Chúa thất bại. Các dân ngoại, được rao giảng Tin Mừng muộn hơn, sẽ dần dà đi vào trong Giáo Hội của Chúa Kitô. Và chính thánh Phaolô (Rm 11, 26) có hé mở cho thấy trong tương lai, Israel sẽ trở lại với Người cách ồ ạt, khiến sau cùng Do thái và dân ngoại, hiệp nhất trong một Giáo Hội, có thể cùng nhau tạo thành Israel của Thiên Chúa. trong lúc chờ đợi, mỗi người phải cố gắng mặc lấy Chúa Kitô bằng cách thực thi việc làm.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1) Bàn tiệc cưới của Giáo Hội là bàn tiệc Thánh Thể, được Chúa Ki-tô khai mạc với các sứ đồ trong bữa tiệc ly (Mt 26, 26- 29) và luôn được tái diễn từ ngày Hiện Xuống trong Giáo Hội sơ khai (Cv 2, 42) cũng như trong các cộng đoàn Kitô hữu mới (1Cr 11, 23-29). Để xứng đáng tham dự bàn tiệc Thánh Thể này, phải mặc áo cưới, nghĩa là sống một đời phù hợp với Tin Mừng của Chúa Kitô. Và từ bàn tiệc Thánh Thể này đến bàn tiệc Thánh Thể khác, chúng ta sẽ càng ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và đủ điều kiện để một ngày kia tham dự vào bàn tiệc thiên quốc trong tình thân mật với Thiên Chúa, nơi đó Thiên Chúa sẽ là tất cả niềm vui của chúng ta.
2) Khi lãnh nhận phép Thánh tẩy, chúng ta đã được mặc một chiếc áo trắng và linh mục đã chúc chúng ta gìn giữ nó tinh tuyền cho đến ngày phán xét trước tòa án của Chúa Kitô. Nếu chúng ta đã làm bẩn chiếc áo rửa tội này, chúng ta luôn có thể trình diện nơi tòa án của lòng thương xót là Bí tích Giải tội. Ở đó Chúa Kitô, qua lời Bí tích của vị đại diện Người, sẽ tẩy sạch áo cưới của chúng ta và lại kêu mời chúng ta dự tiệc cưới của Vua, trong niềm vui của tình thân được tái lập. Đừng có làm như những người được mời đầu tiên của dụ ngôn mà từ chối hồng ân lớn như thế.
3) Thiên Chúa luôn kêu mời chúng ta vào trong tình thân mật của Ngài, mời ta hưởng niềm vui được phục vụ Ngài (phục vụ là thống trị vì Chúa). Người ta có thể phản đối lời mời ấy bằng một thái độ thù nghịch công khai, điều này rất may là họa hiếm. Thường thường người ta phản đối bằng thái độ lãnh đạm tôn giáo, được che dấu dưới nhiều cớ dễ dãi: không có thì giờ, nhiều việc khác cấp bách hơn v.v... Như những kẻ đầu tiên được mời của dụ ngôn, ta không thèm đếm xỉa đến lời mời đã nhận được. Trong phương diện này, trách nhiệm Kitô hữu nặng nề hơn trách nhiệm của người ngoại, vì Kitô hữu biết rằng mình được mời đự tiệc, trong khi lương dân chỉ có thể trực giác cách mơ hồ thôi, trong đáy sâu thẳm của lòng họ.
4) Chúa nói dụ ngôn cho chúng ta, là Người đang sống trong Giáo Hội. Người cảnh giác chúng ta: đừng tưởng rằng các ngươi đã đến đích, đã an vị; giữa các ngươi có đủ loại, kẻ dữ người lành, cỏ lùng lúa tốt. Các gia nhân của Ta dã quy tụ các ngươi, họ đã lấy tất cả những gì họ gặt: tốt cũng như xấu. Chẳng phải vì các ngươi ở trong mà các ngươi được xét đoán kẻ ở ngoài, những kẻ đã từ chối không chịu đến. Vì có một cách khác làm sỉ nhục cho Đấng mời gọi chúng ta là định cư trong nhà Người như thể trong nhà của chúng ta, quên rằng Người đã mời gọi chúng ta, quên rằng chúng ta ở trong Giáo Hội là nhờ ân sủng thuần túy, quên rằng chỉ có cách sống đạo của chúng ta mời định đoạt về số phận được tuyển chọn cuối cùng.
5) Mặc lấy Chúa Kitô là mặc lấy các tâm tình: lân tuất, nhân hậu, khiêm nhu, nhẫn nại, hiền từ (Cl 3, 9-13), là tha thứ như Người đã tha thứ cho ta, là yêu mến như Người đã mến yêu ta, là trở nên một Kitô khác, là được biến đổi trong Người, là chân thật trong các cuộc giao tiếp với anh em, là đừng để cho cơn giận có thời giờ ra chai cứng lại thành hiểu lầm nhau, là nỗ lực làm việc để có thể chia sẻ cho những người túng thiếu.
6) Thiên Chúa mời chúng ta dự tiệc của Ngài không những là qua tiếng nói của Giáo Hội hay các linh mục, nhưng còn qua bất cứ một người vô danh nào mà chúng ta biết lắng nghe, qua một biến cố lay động cuộc sống, qua một thử thách mà chúng ta trải vượt, qua một niềm vui mà chúng ta thường thức. Trong mức độ mà các con người và các biến cố ấy kêu gọi chúng ta, thúc bách chúng ta phản ứng, buộc chúng ta chọn lựa sống đạo, vì đó chính là các gia nhân đến nài xin tự do của ta, đến thông ban cho ta một Tin Mừng: "Tiệc cưới đã sẵn".
Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt