Dan Lee
10-08-2008, 11:46 AM
Suy niệm Chúa Nhật XXIII thường niên - Năm A
CHỌN Y PHỤC LỄ CƯỚI
Câu hỏi gợi ý:
1. Hãy so sánh về chủ ý giữa bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước (dụ ngôn những tá điền sát nhân) với bài Tin Mừng hôm nay. Bài dụ ngôn hôm nay có chủ ý gì mới hơn bài trước?
2. Ý nghĩa của «y phục lễ cưới» trong bài Tin Mừng là gì? Phải áp dụng ý nghĩa này trong đời sống Ki-tô hữu thế nào?
3. Theo Thánh Kinh, sự công chính hệ tại những điểm cốt yếu nào?
CHIA SẺ
1. Hai chủ ý của dụ ngôn tiệc cưới
Dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay có hai chủ ý:
- Chủ ý thứ nhất tương tự như dụ ngôn những tá điền sát nhân Chúa Nhật tuần trước: ơn cứu độ hay nước Trời ưu tiên dành cho người Do Thái rồi mới tới dân ngoại, nhưng người Do Thái đã tỏ ra hờ hững hay bất xứng với sự ưu tiên ấy. Vì thế, sự ưu tiên ấy đã được trao cho các dân tộc khác.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, 1. Đức vua ám chỉ Thiên Chúa; 2. Tiệc cưới = Nước Trời; 3. Các đầy tớ đi mời dự tiệc = Các ngôn sứ, trong đó có Đức Giê-su; 4. Các quan khách ưu tiên được mời mà không thèm đến = Dân Do Thái; 5. Những người ở ngoài đường được mời dự tiệc = Dân ngoại, các dân tộc khác. Chủ ý này đã được khai triển trong bài Chia sẻ Chúa Nhật tuần trước (27 Thường Niên), nên bài này không bàn tới nữa.
- Chủ ý thứ hai là: để vào Nước Trời, cần phải có một nỗ lực cá nhân để trở nên xứng đáng với Nước Trời, tức phải trở nên người công chính. Trong đó, y phục lễ cưới tượng trưng cho sự công chính, hay sự quang minh chính đại mà mọi người Ki-tô hữu cần phải có.
2. Giải thích dụ ngôn
Đây là tiệc cưới mà nhà vua làm cho hoàng tử, nên chắc chắn được tổ chức rất sang trọng và trang nghiêm. Những người được nhà vua ưu tiên mời đã không đến, mặc dù đã được ngài khẩn khoản mời tới hai lần. Chẳng những họ không đến, mà còn có những người sỉ nhục và giết chết những đầy tớ mà nhà vua sai đi mời nữa. Họ đã phạm tội khi quân một cách nghiêm trọng. Những người này ám chỉ dân Do Thái nói chung, đặc biệt những thành phần ưu tú trong Do Thái giáo (hàng tư tế, lê-vi, ráp-bi, kinh sư, luật sĩ ). Họ đã được các ngôn sứ và Đức Giê-su ưu tiên rao giảng Nước Trời cho họ, nhưng chẳng những họ không thèm nghe để đón nhận Nước Trời, mà còn giết các ngôn sứ và cả Đức Giê-su nữa. Vì thế, để trừng phạt, dân Do Thái đã bị đế quốc Rô-ma xóa tên trên bản đồ vào năm 70 sau công nguyên.
Những người ở ngoài đường, đáng lẽ ở ngoài danh sách được mời dự tiệc, nay vì các quan khách ưu tiên từ chối, nên họ được mời thay thế. Vì đây là tiệc cưới của nhà vua, nên theo phép lịch sự, những người được mời đều có bổn phận phải về nhà mặc quần áo cho tề chỉnh để đi dự tiệc. Vả lại, tại những tiệc cưới sang trọng như vậy, thì theo phong tục Do Thái, chủ tiệc cũng sẵn sàng cung cấp những lễ phục phù hợp cho các khách dự tiệc. Vì thế, những ai không mặc lễ phục đám cưới đều phạm tội khi quân vì đã xúc phạm đến nhà vua, và đáng chịu hình phạt.
3. Áp dụng dụ ngôn cho người Ki-tô hữu
Chúng ta không là người Do Thái, mà là người thuộc những dân tộc khác vốn bị người Do Thái coi là dân ngoại. Vì thế, trong dụ ngôn này, chúng ta thuộc thành phần những người ở ngoài đường được mời vào dự tiệc, tức được Thiên Chúa mời gọi tham dự mầu nhiệm Nước Trời. Chúng ta đã đáp lại lời mời gọi ấy qua bí tích rửa tội, vì thế, chúng ta thuộc về Giáo Hội của Đức Giê-su, là dấu chỉ của Nước Trời. Chúng ta đang ở giai đoạn «đã bước vào bàn tiệc cưới nhưng chưa bắt đầu dự tiệc». Trước khi bữa tiệc bắt đầu, nhà vua còn phải vào phòng tiệc và quan sát khách dự tiệc: ai không có y phục lễ cưới thì bị loại ra ngoài. Vì thế, muốn tham dự tiệc cưới, vào bàn tiệc chưa đủ, mà còn phải bận y phục cho thích hợp. Y phục đó tượng trưng sự công chính. Nếu không công chính, chắc chắn ta không phải là đối tượng của Nước Trời. Điều này cho thấy sự sai lầm của những người quan niệm rằng: chỉ cần là người Ki-tô hữu, hay chỉ cần được rửa tội là đã đủ để vào Nước Trời, mà không cần phải cố gắng sống cho xứng đáng với danh hiệu Ki-tô hữu.
Khi chọn y phục lễ cưới để ám chỉ sự công chính, rất có thể Đức Giê-su đã dựa vào những câu Kinh Thánh như: «Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang» (Is 61,10; xem thêm Da 3,3-5); Về sau sách Khải Huyền cũng dùng hình ảnh áo cưới để chỉ sự công chính, trong sạch: «Tại Xác-đê, ngươi có một ít người đã không làm nhơ bẩn áo mình; họ sẽ mặc áo trắng cùng đi với Ta, vì họ xứng đáng. Như thế, ai thắng sẽ được mặc áo trắng; Ta sẽ không xoá tên người ấy khỏi Sổ Trường Sinh; Ta sẽ nhận người ấy trước mặt Cha Ta và trước mặt các thiên thần của Người» (Kh 3,4-5)
4. Sự công chính là gì?
Để hiểu về sự công chính, ta nên theo chỉ dẫn của Kinh Thánh, là cở sở đáng tin cậy nhất, hơn là theo quan niệm, sự hướng dẫn hay truyền thống của người đời.
Đức Giê-su đã cho ta 3 yếu tố căn bản của lề luật, tức 3 yếu tố căn bản của sự công chính: «Những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, tình thương và sự chân thật» (Mt 23,23).
- Công lý: hay sự công bằng là sự tôn trọng hay đòi hỏi những quyền lợi tinh thần hay vật chất mà cá nhân (hay tập thể) có quyền đòi hỏi cá nhân (hay tập thể) khác phải trả hay phải tôn trọng. Chẳng hạn đã là người được sinh ra trong xã hội ngày nay thì đều có quyền tự do về thân thể, về tư hữu, về ngôn luận, v.v mà mọi người khác kể cả chính quyền đều phải tôn trọng. Ai không tôn trọng là có lỗi, là sai trái, là vi phạm công lý hay công bằng. Công lý không chỉ bao hàm việc mình phải tôn trọng công bằng đối với người khác, mà còn bao hàm việc mình phải đòi hỏi người khác phải tôn trọng quyền lợi của của tha nhân và của tập thể. Im lặng để mặc kẻ ác vi phạm công lý một cách trầm trọng đối với tha nhân khi chính mình có thể can thiệp, cũng là không tôn trọng công lý. Công lý hay công bằng là nền tảng của tình thương. Tình thương hay lòng nhân ái không xây dựng trên nền tảng công lý, thì đó là tình thương giả tạo. Không ai có thể tự hào mình thương yêu người khác khi chính mình đang cố tình vi phạm sự công bằng đối với người ấy.
- Tình thương: Công chính hay thánh thiện Ki-tô giáo theo nghĩa chính xác nhất của danh từ là trở nên hoàn hảo giống Thiên Chúa. Mà yếu tính của Thiên Chúa là tình yêu: «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8.16). Vì thế, cốt yếu của sự công chính hay thánh thiện chính là tình yêu. Không có tình yêu, thì dù có giữ luật hoàn chỉnh đến đâu cũng không phải là công chính hay thánh thiện: «Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi» (1Cr 13,3). Tình yêu là nhân đức cao trọng hơn cả (x. 1Cr 13,13). Có thể nói, người có tình yêu đích thực là người công chính hay thánh thiện. Càng yêu thương nhiều thì càng công chính hay thánh thiện. Tình yêu chính là nền tảng của công chính. Nhưng cần nhớ: nền tảng của tình yêu lại chính là công lý hay sự công bằng. Không thể có tình yêu đích thực khi không tôn trọng công lý hay công bằng.
- Sự chân thật: là luôn luôn thành thật, không dối trá, gian xảo, không có ý lừa dối hay lường gạt người khác. Đây cũng là một đức tính căn bản của sự công chính. Một người có tính không thành thật không thể là một người công chính được, vì điều gì gian dối đều xuất phát từ sự ác, đi ngược lại với công chính. Đức Giê-su nói: «Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ» (Mt 5,37).
Ngoài những đức tính mà Đức Giê-su đề ra như nền tảng của công chính, còn một số đức tính khác được đề cập đến trong Thánh Kinh như:
- Đức Tin: «Dân ngoại (…) được nên công chính là nhờ đức tin» (Rm 9,30; x. 1,17; 5,1; 9,32; 10.6; Gl 3,11…).
- Đức khiêm nhường: Trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (x. Lc 18,9-14), người thu thuế mặc dù tội lỗi nhưng có lòng khiêm nhường nhìn nhận mình tội lỗi, nên Đức Giê-su tuyên bố ông là người công chính: «Tôi nói cho các ông biết: người thu thuế khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người Pha-ri-siêu thì không» (Lc 14,18).
- Tính quên mình, vị tha, xả kỷ: «Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo» (Mt 16,24; Mc 8,34; Lc 9,23).
Vậy, để vào Nước Trời, ngoài việc chịu phép rửa và gia nhập Giáo Hội, người Ki-tô hữu cần sống công chính, quang minh chính đại, xứng đáng với danh hiệu Ki-tô hữu, với phẩm giá cao quí của «con cái Thiên Chúa». Tình thương chính là điều căn bản nhất của sự công chính.
Cầu nguyện
Lạy Cha, con đã đáp lại lời mời gọi của Cha để trở nên con cái Cha, đã chịu phép rửa và gia nhập Giáo Hội là dấu chỉ của Nước Trời. Nhưng quả thật, con vẫn chưa sống công chính xứng đáng với danh hiệu con cái Cha, hay với danh hiệu Ki-tô hữu. Con giống như những người dự tiệc cưới của hoàng tử mà không ăn mặc cho xứng đáng, đó chính là tội khi quân. Xin cho con ý thức được việc con mang danh hiệu con cái Cha mà lại không sống công chính xứng với danh hiệu ấy chính là một xúc phạm đến Cha. Vì «chó gầy hổ mặt chủ nhà», hay con cái làm điều xấu thì hổ mặt cha mẹ
John Nguyễn
CHỌN Y PHỤC LỄ CƯỚI
Câu hỏi gợi ý:
1. Hãy so sánh về chủ ý giữa bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước (dụ ngôn những tá điền sát nhân) với bài Tin Mừng hôm nay. Bài dụ ngôn hôm nay có chủ ý gì mới hơn bài trước?
2. Ý nghĩa của «y phục lễ cưới» trong bài Tin Mừng là gì? Phải áp dụng ý nghĩa này trong đời sống Ki-tô hữu thế nào?
3. Theo Thánh Kinh, sự công chính hệ tại những điểm cốt yếu nào?
CHIA SẺ
1. Hai chủ ý của dụ ngôn tiệc cưới
Dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay có hai chủ ý:
- Chủ ý thứ nhất tương tự như dụ ngôn những tá điền sát nhân Chúa Nhật tuần trước: ơn cứu độ hay nước Trời ưu tiên dành cho người Do Thái rồi mới tới dân ngoại, nhưng người Do Thái đã tỏ ra hờ hững hay bất xứng với sự ưu tiên ấy. Vì thế, sự ưu tiên ấy đã được trao cho các dân tộc khác.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, 1. Đức vua ám chỉ Thiên Chúa; 2. Tiệc cưới = Nước Trời; 3. Các đầy tớ đi mời dự tiệc = Các ngôn sứ, trong đó có Đức Giê-su; 4. Các quan khách ưu tiên được mời mà không thèm đến = Dân Do Thái; 5. Những người ở ngoài đường được mời dự tiệc = Dân ngoại, các dân tộc khác. Chủ ý này đã được khai triển trong bài Chia sẻ Chúa Nhật tuần trước (27 Thường Niên), nên bài này không bàn tới nữa.
- Chủ ý thứ hai là: để vào Nước Trời, cần phải có một nỗ lực cá nhân để trở nên xứng đáng với Nước Trời, tức phải trở nên người công chính. Trong đó, y phục lễ cưới tượng trưng cho sự công chính, hay sự quang minh chính đại mà mọi người Ki-tô hữu cần phải có.
2. Giải thích dụ ngôn
Đây là tiệc cưới mà nhà vua làm cho hoàng tử, nên chắc chắn được tổ chức rất sang trọng và trang nghiêm. Những người được nhà vua ưu tiên mời đã không đến, mặc dù đã được ngài khẩn khoản mời tới hai lần. Chẳng những họ không đến, mà còn có những người sỉ nhục và giết chết những đầy tớ mà nhà vua sai đi mời nữa. Họ đã phạm tội khi quân một cách nghiêm trọng. Những người này ám chỉ dân Do Thái nói chung, đặc biệt những thành phần ưu tú trong Do Thái giáo (hàng tư tế, lê-vi, ráp-bi, kinh sư, luật sĩ ). Họ đã được các ngôn sứ và Đức Giê-su ưu tiên rao giảng Nước Trời cho họ, nhưng chẳng những họ không thèm nghe để đón nhận Nước Trời, mà còn giết các ngôn sứ và cả Đức Giê-su nữa. Vì thế, để trừng phạt, dân Do Thái đã bị đế quốc Rô-ma xóa tên trên bản đồ vào năm 70 sau công nguyên.
Những người ở ngoài đường, đáng lẽ ở ngoài danh sách được mời dự tiệc, nay vì các quan khách ưu tiên từ chối, nên họ được mời thay thế. Vì đây là tiệc cưới của nhà vua, nên theo phép lịch sự, những người được mời đều có bổn phận phải về nhà mặc quần áo cho tề chỉnh để đi dự tiệc. Vả lại, tại những tiệc cưới sang trọng như vậy, thì theo phong tục Do Thái, chủ tiệc cũng sẵn sàng cung cấp những lễ phục phù hợp cho các khách dự tiệc. Vì thế, những ai không mặc lễ phục đám cưới đều phạm tội khi quân vì đã xúc phạm đến nhà vua, và đáng chịu hình phạt.
3. Áp dụng dụ ngôn cho người Ki-tô hữu
Chúng ta không là người Do Thái, mà là người thuộc những dân tộc khác vốn bị người Do Thái coi là dân ngoại. Vì thế, trong dụ ngôn này, chúng ta thuộc thành phần những người ở ngoài đường được mời vào dự tiệc, tức được Thiên Chúa mời gọi tham dự mầu nhiệm Nước Trời. Chúng ta đã đáp lại lời mời gọi ấy qua bí tích rửa tội, vì thế, chúng ta thuộc về Giáo Hội của Đức Giê-su, là dấu chỉ của Nước Trời. Chúng ta đang ở giai đoạn «đã bước vào bàn tiệc cưới nhưng chưa bắt đầu dự tiệc». Trước khi bữa tiệc bắt đầu, nhà vua còn phải vào phòng tiệc và quan sát khách dự tiệc: ai không có y phục lễ cưới thì bị loại ra ngoài. Vì thế, muốn tham dự tiệc cưới, vào bàn tiệc chưa đủ, mà còn phải bận y phục cho thích hợp. Y phục đó tượng trưng sự công chính. Nếu không công chính, chắc chắn ta không phải là đối tượng của Nước Trời. Điều này cho thấy sự sai lầm của những người quan niệm rằng: chỉ cần là người Ki-tô hữu, hay chỉ cần được rửa tội là đã đủ để vào Nước Trời, mà không cần phải cố gắng sống cho xứng đáng với danh hiệu Ki-tô hữu.
Khi chọn y phục lễ cưới để ám chỉ sự công chính, rất có thể Đức Giê-su đã dựa vào những câu Kinh Thánh như: «Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang» (Is 61,10; xem thêm Da 3,3-5); Về sau sách Khải Huyền cũng dùng hình ảnh áo cưới để chỉ sự công chính, trong sạch: «Tại Xác-đê, ngươi có một ít người đã không làm nhơ bẩn áo mình; họ sẽ mặc áo trắng cùng đi với Ta, vì họ xứng đáng. Như thế, ai thắng sẽ được mặc áo trắng; Ta sẽ không xoá tên người ấy khỏi Sổ Trường Sinh; Ta sẽ nhận người ấy trước mặt Cha Ta và trước mặt các thiên thần của Người» (Kh 3,4-5)
4. Sự công chính là gì?
Để hiểu về sự công chính, ta nên theo chỉ dẫn của Kinh Thánh, là cở sở đáng tin cậy nhất, hơn là theo quan niệm, sự hướng dẫn hay truyền thống của người đời.
Đức Giê-su đã cho ta 3 yếu tố căn bản của lề luật, tức 3 yếu tố căn bản của sự công chính: «Những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, tình thương và sự chân thật» (Mt 23,23).
- Công lý: hay sự công bằng là sự tôn trọng hay đòi hỏi những quyền lợi tinh thần hay vật chất mà cá nhân (hay tập thể) có quyền đòi hỏi cá nhân (hay tập thể) khác phải trả hay phải tôn trọng. Chẳng hạn đã là người được sinh ra trong xã hội ngày nay thì đều có quyền tự do về thân thể, về tư hữu, về ngôn luận, v.v mà mọi người khác kể cả chính quyền đều phải tôn trọng. Ai không tôn trọng là có lỗi, là sai trái, là vi phạm công lý hay công bằng. Công lý không chỉ bao hàm việc mình phải tôn trọng công bằng đối với người khác, mà còn bao hàm việc mình phải đòi hỏi người khác phải tôn trọng quyền lợi của của tha nhân và của tập thể. Im lặng để mặc kẻ ác vi phạm công lý một cách trầm trọng đối với tha nhân khi chính mình có thể can thiệp, cũng là không tôn trọng công lý. Công lý hay công bằng là nền tảng của tình thương. Tình thương hay lòng nhân ái không xây dựng trên nền tảng công lý, thì đó là tình thương giả tạo. Không ai có thể tự hào mình thương yêu người khác khi chính mình đang cố tình vi phạm sự công bằng đối với người ấy.
- Tình thương: Công chính hay thánh thiện Ki-tô giáo theo nghĩa chính xác nhất của danh từ là trở nên hoàn hảo giống Thiên Chúa. Mà yếu tính của Thiên Chúa là tình yêu: «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8.16). Vì thế, cốt yếu của sự công chính hay thánh thiện chính là tình yêu. Không có tình yêu, thì dù có giữ luật hoàn chỉnh đến đâu cũng không phải là công chính hay thánh thiện: «Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi» (1Cr 13,3). Tình yêu là nhân đức cao trọng hơn cả (x. 1Cr 13,13). Có thể nói, người có tình yêu đích thực là người công chính hay thánh thiện. Càng yêu thương nhiều thì càng công chính hay thánh thiện. Tình yêu chính là nền tảng của công chính. Nhưng cần nhớ: nền tảng của tình yêu lại chính là công lý hay sự công bằng. Không thể có tình yêu đích thực khi không tôn trọng công lý hay công bằng.
- Sự chân thật: là luôn luôn thành thật, không dối trá, gian xảo, không có ý lừa dối hay lường gạt người khác. Đây cũng là một đức tính căn bản của sự công chính. Một người có tính không thành thật không thể là một người công chính được, vì điều gì gian dối đều xuất phát từ sự ác, đi ngược lại với công chính. Đức Giê-su nói: «Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ» (Mt 5,37).
Ngoài những đức tính mà Đức Giê-su đề ra như nền tảng của công chính, còn một số đức tính khác được đề cập đến trong Thánh Kinh như:
- Đức Tin: «Dân ngoại (…) được nên công chính là nhờ đức tin» (Rm 9,30; x. 1,17; 5,1; 9,32; 10.6; Gl 3,11…).
- Đức khiêm nhường: Trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (x. Lc 18,9-14), người thu thuế mặc dù tội lỗi nhưng có lòng khiêm nhường nhìn nhận mình tội lỗi, nên Đức Giê-su tuyên bố ông là người công chính: «Tôi nói cho các ông biết: người thu thuế khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người Pha-ri-siêu thì không» (Lc 14,18).
- Tính quên mình, vị tha, xả kỷ: «Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo» (Mt 16,24; Mc 8,34; Lc 9,23).
Vậy, để vào Nước Trời, ngoài việc chịu phép rửa và gia nhập Giáo Hội, người Ki-tô hữu cần sống công chính, quang minh chính đại, xứng đáng với danh hiệu Ki-tô hữu, với phẩm giá cao quí của «con cái Thiên Chúa». Tình thương chính là điều căn bản nhất của sự công chính.
Cầu nguyện
Lạy Cha, con đã đáp lại lời mời gọi của Cha để trở nên con cái Cha, đã chịu phép rửa và gia nhập Giáo Hội là dấu chỉ của Nước Trời. Nhưng quả thật, con vẫn chưa sống công chính xứng đáng với danh hiệu con cái Cha, hay với danh hiệu Ki-tô hữu. Con giống như những người dự tiệc cưới của hoàng tử mà không ăn mặc cho xứng đáng, đó chính là tội khi quân. Xin cho con ý thức được việc con mang danh hiệu con cái Cha mà lại không sống công chính xứng với danh hiệu ấy chính là một xúc phạm đến Cha. Vì «chó gầy hổ mặt chủ nhà», hay con cái làm điều xấu thì hổ mặt cha mẹ
John Nguyễn