Dan Lee
10-11-2008, 12:21 PM
Suy niệm Chúa Nhật XXII thường niên - Năm A
CÁCH ĐÁP TRẢ
Hãy đặt giả thiết là bạn đang định tổ chức một bữa tiệc. Khi đã ân định xong ngày tháng tổ chức bữa tiệc, bạn lên danh sách những người mà bạn dự định mời tham dự. Sau đó, bạn gửi thiệp mời đi khắp nơi, có đính kèm phần trả lời, và chờ đợi lời phản hồi. Về cơ bản, có thể bạn chờ đợi ba loại câu trả lời:
Một số người chấp nhận lời mời của bạn. Mỗi lời chấp nhận đều làm cho bạn cảm thấy hài lòng. Tất nhiên có thể có những mức độ chấp nhận khác nhau. Một số người chấp nhận nửa vời; họ đến tham dự chỉ vì theo cách nào đó, họ cảm thấy bắt buộc phải đến. Nhưng có những người khác có thể vui lòng chấp nhận lời mời; họ cảm thấy vinh dự và biết ơn vì đã được mời.
Còn những người khác lại từ chối lời mời của bạn. Mỗi lời từ chối đều làm cho bạn thất vọng, thậm chí còn gây đau lòng cho bạn nữa, nhưng ít nhất bạn nhận biết được tương quan của bạn đối với những người đó như thế nào. Cũng có thể có nhiều mức độ từ chối. Trong một số trường hợp, có thể có những người muốn đến tham dự, nhưng không thể được, bởi vì họ mắc bận một việc quan trọng nào đó trùng vào ngày mà bạn mời. Nhưng các trường hợp khác, có những người từ chối chỉ vì không thích; không phải vì họ không thể đến, mà vì họ không muốn đến.
Trong việc đáp trả lại lời mời, còn có một cách thứ ba nữa – đó là bằng cách không hề trả lời gì cả. Vâng, đây cũng là một cách trả lời. Bạn nóng lòng chờ đợi câu trả lời, nhưng không nhận được bất cứ một lời phản hồi nào. Đây là cách trả lời tệ hại nhất. Cách này còn tồi tệ hơn cả lời từ chối. Khi có ai từ chối lời mời, bạn nhận biết được tương quan của bạn đối với người đó. Nhưng trong trường hợp này, bạn không hiểu gì cả. Bạn cứ thắc mắc không biết có chuyện gì xảy ra hay không. Không hiểu bạn có vô tình làm điều gì xúc phạm đến người được mời không? Bạn không biết, và chắc hẳn sẽ không bao giờ bạn biết được. Nếu liên lạc được với họ, thì chắc chắn họ sẽ nói “Ồ, tôi có ý định trả lời, nhưng...”. Có ý định! Câu nói này để lại cho bạn một cảm giác trống rỗng làm sao!
Thiên Chúa không hề bắt buộc chúng ta. Người chỉ mời gọi chúng ta mà thôi. Bạn không thể quá dễ dàng phớt lờ một giới răn, nhưng lại có thể dễ dàng bỏ quên một lời mời gọi. Những nhà quảng cáo không thể bắt buộc chúng ta phải mua một sản phẩm nào đó của họ, nhưng họ phải viện dẫn đến tất cả mọi mánh lới quảng cáo, để thuyết phục và dụ dỗ chúng ta mua sản phẩm đó. Thiên Chúa không hành động giống như vậy. Người quá tôn trọng sự tự do của chúng ta.
Thông thường, chúng ta không biết mình thực sự muốn gì, hoặc thậm chí không biết cái gì là tốt đẹp đối với mình. Những gì chúng ta đang tìm kiếm, và những gì chúng ta thực sự coi trọng hoặc ao ước, đều không phải lúc nào cũng tương tự như nhau. Có lẽ chúng ta quá bận rộn, cuộc sống của chúng ta bị quá tải, đến nỗi ngay cả Thiên Chúa cũng gặp khó khăn, trong việc vượt qua những yếu tố gây cản trở đó, để đến được với chúng ta.
Chỉ một mình Thiên Chúa mới biết được điều gì thực sự là tốt đẹp nhất đối với chúng ta. Tương tự như cha mẹ luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái mình, Thiên Chúa cũng luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho chúng ta, là những con cái của Người.
Thiên Chúa mời gọi chúng ta làm gì? Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta đi vào một cuộc sống sâu xa hơn và đích thực hơn ở nơi đây, trên trái đất này. Người đang mời gọi chúng ta đi vào tương quan thân mật với chính Người. Người cũng đang mời gọi chúng ta đi vào đời sống cộng đoàn với những người khác nữa. Và đến giờ chết, Người sẽ mời gọi chúng ta đi vào sự sống đời đời.
Nói chung, phớt lờ lời mời gọi là một cách từ chối tệ hại nhất. Điều này ám chỉ sự lãnh đạm. Người lãnh đạm là người gặp khó khăn nhất trong việc hoán cải.
Suy niệm Tin Mừng
CÁCH ĐÁP TRẢ
Hãy đặt giả thiết là bạn đang định tổ chức một bữa tiệc. Khi đã ân định xong ngày tháng tổ chức bữa tiệc, bạn lên danh sách những người mà bạn dự định mời tham dự. Sau đó, bạn gửi thiệp mời đi khắp nơi, có đính kèm phần trả lời, và chờ đợi lời phản hồi. Về cơ bản, có thể bạn chờ đợi ba loại câu trả lời:
Một số người chấp nhận lời mời của bạn. Mỗi lời chấp nhận đều làm cho bạn cảm thấy hài lòng. Tất nhiên có thể có những mức độ chấp nhận khác nhau. Một số người chấp nhận nửa vời; họ đến tham dự chỉ vì theo cách nào đó, họ cảm thấy bắt buộc phải đến. Nhưng có những người khác có thể vui lòng chấp nhận lời mời; họ cảm thấy vinh dự và biết ơn vì đã được mời.
Còn những người khác lại từ chối lời mời của bạn. Mỗi lời từ chối đều làm cho bạn thất vọng, thậm chí còn gây đau lòng cho bạn nữa, nhưng ít nhất bạn nhận biết được tương quan của bạn đối với những người đó như thế nào. Cũng có thể có nhiều mức độ từ chối. Trong một số trường hợp, có thể có những người muốn đến tham dự, nhưng không thể được, bởi vì họ mắc bận một việc quan trọng nào đó trùng vào ngày mà bạn mời. Nhưng các trường hợp khác, có những người từ chối chỉ vì không thích; không phải vì họ không thể đến, mà vì họ không muốn đến.
Trong việc đáp trả lại lời mời, còn có một cách thứ ba nữa – đó là bằng cách không hề trả lời gì cả. Vâng, đây cũng là một cách trả lời. Bạn nóng lòng chờ đợi câu trả lời, nhưng không nhận được bất cứ một lời phản hồi nào. Đây là cách trả lời tệ hại nhất. Cách này còn tồi tệ hơn cả lời từ chối. Khi có ai từ chối lời mời, bạn nhận biết được tương quan của bạn đối với người đó. Nhưng trong trường hợp này, bạn không hiểu gì cả. Bạn cứ thắc mắc không biết có chuyện gì xảy ra hay không. Không hiểu bạn có vô tình làm điều gì xúc phạm đến người được mời không? Bạn không biết, và chắc hẳn sẽ không bao giờ bạn biết được. Nếu liên lạc được với họ, thì chắc chắn họ sẽ nói “Ồ, tôi có ý định trả lời, nhưng...”. Có ý định! Câu nói này để lại cho bạn một cảm giác trống rỗng làm sao!
Thiên Chúa không hề bắt buộc chúng ta. Người chỉ mời gọi chúng ta mà thôi. Bạn không thể quá dễ dàng phớt lờ một giới răn, nhưng lại có thể dễ dàng bỏ quên một lời mời gọi. Những nhà quảng cáo không thể bắt buộc chúng ta phải mua một sản phẩm nào đó của họ, nhưng họ phải viện dẫn đến tất cả mọi mánh lới quảng cáo, để thuyết phục và dụ dỗ chúng ta mua sản phẩm đó. Thiên Chúa không hành động giống như vậy. Người quá tôn trọng sự tự do của chúng ta.
Thông thường, chúng ta không biết mình thực sự muốn gì, hoặc thậm chí không biết cái gì là tốt đẹp đối với mình. Những gì chúng ta đang tìm kiếm, và những gì chúng ta thực sự coi trọng hoặc ao ước, đều không phải lúc nào cũng tương tự như nhau. Có lẽ chúng ta quá bận rộn, cuộc sống của chúng ta bị quá tải, đến nỗi ngay cả Thiên Chúa cũng gặp khó khăn, trong việc vượt qua những yếu tố gây cản trở đó, để đến được với chúng ta.
Chỉ một mình Thiên Chúa mới biết được điều gì thực sự là tốt đẹp nhất đối với chúng ta. Tương tự như cha mẹ luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái mình, Thiên Chúa cũng luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho chúng ta, là những con cái của Người.
Thiên Chúa mời gọi chúng ta làm gì? Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta đi vào một cuộc sống sâu xa hơn và đích thực hơn ở nơi đây, trên trái đất này. Người đang mời gọi chúng ta đi vào tương quan thân mật với chính Người. Người cũng đang mời gọi chúng ta đi vào đời sống cộng đoàn với những người khác nữa. Và đến giờ chết, Người sẽ mời gọi chúng ta đi vào sự sống đời đời.
Nói chung, phớt lờ lời mời gọi là một cách từ chối tệ hại nhất. Điều này ám chỉ sự lãnh đạm. Người lãnh đạm là người gặp khó khăn nhất trong việc hoán cải.
Suy niệm Tin Mừng