Dan Lee
10-11-2008, 02:38 PM
XÂU CHUỖI MÂN CÔI ĐÁNG KÍNH ĐÁNG YÊU
Tôi đi xe lửa từ Luxembourg sang thủ đô Bruxelles của vương quốc Bỉ. Năm ấy - 1944 - đang thời thế chiến thứ hai. Các toa xe lửa rất thô sơ và không chiếu sáng bao nhiêu.
Chiều xuống - vì không thể tiếp tục đọc sách báo - tôi rút tràng chuỗi Mân Côi ra và bắt đầu lần hạt. Lúc đó trong toa chỉ có mình tôi. Đến ga Marbehan, một phụ nữ bước vào toa. Khi thấy tôi đang lần hạt, bà nhẹ nhàng cúi đầu chào và ra dấu cho tôi hiểu bà cũng có tâm tình tôn giáo như tôi.
Sau khi ngồi xuống, bà rút tràng chuỗi Mân Côi ra và lặng lẽ lần hạt. Tôi hết sức thán phục lòng đạo đức vừa trầm tĩnh vừa hãnh diện của bà. Chúng tôi lặng lẽ lần hạt Mân Côi như thế cho đến lúc xe lửa ngừng ở ga Longlier. Tại đây, một người đàn ông cao lớn, ồn ào bước vào toa.
Thoạt nhìn đáng điệu hơi có chút ”thô-bạo” của ông, bà khách liếc mắt nhìn tôi ngầm ra dấu cho tôi hiểu bà ”không ngán” ông khách này chút nào hết! Tôi gật đầu khuyến khích bà can đảm. Nhưng rồi, chúng tôi ngạc nhiên biết bao khi thấy phản ứng khác thường của ông khách. Lúc đôi mắt ông bất ngờ trông thấy hai cỗ tràng hạt Mân Côi nơi bàn tay chúng tôi, ông giở mũ ra và nói lớn:
- Bởi vì hai ngài đang lặng lẽ lần hạt riêng, tôi xin đề nghị chúng ta cùng lần hạt Mân Côi chung và đọc to tiếng!
Chúng tôi vui vẻ chấp thuận đề nghị và sốt sắng lần hạt chung cho tới ga Jemelle thì hai khách đồng hành của tôi rời toa xe lửa.
... Chuyện trên do Ông hoàng Xavier de Bourbon-Parme kể lại. Tiếp theo là chuyện ”Cỗ Tràng Hạt của thầy Anselmo”.
Một ngày - trong thập niên đầu thế kỷ 18 - tại nhà thờ chánh tòa Vienne, thủ đô nước Áo, một bé trai đơn ca bài Thánh Ca dâng kính Đức Mẹ MARIA. Cậu bé hát với trọn tâm lòng và giọng ca cao vút cùng thanh khiết đến độ làm rúng động tâm hồn một thầy dòng đang có mặt.
Thầy không cầm được nước mắt. Thánh Lễ kết thúc thầy tìm đến gặp cậu bé và nói:
- Con hãy cầm cỗ tràng hạt này và giữ làm kỷ niệm, để nhớ đến thầy Anselmo. Con hãy lần hạt Mân Côi thường xuyên và con sẽ trở thành cao trọng trong xã hội loài người!
Cậu bé đó tên Christoph Willibald GLUCK (1714-1787). Cậu bé giơ tay đón nhận cỗ tràng hạt của thầy Anselmo và hứa sẽ làm như lời thầy dặn.
Christoph hứa và giữ lời hứa. Và quả như lời thầy Anselmo tiên báo, Christoph trở thành nhà soạn nhạc nổi tiếng của toàn Châu Âu. Ông sáng tác nhiều tác phẩm ca-nhạc-kịch và có công trong việc chỉnh đốn ngành ca-nhạc-kịch trong chiều hướng tự nhiên, đơn sơ và đứng đắn.
Nhạc sĩ trứ danh Gluck có một thời sống tại thủ đô Paris. Thời gian này, ông được hoàng hậu Marie-Antoinette (1755-1793) - phu nhân vua Louis XVI - (1754-1793) kính nể và mời làm nhạc sư cho bà.
Thế nhưng giữa cảnh sống xa hoa của hoàng cung hoa lệ, cứ mỗi khi chiều xuống, ông Gluck thường lui về phòng riêng, hoặc một mình bách bộ trên lối đi vắng vẻ, vừa đi vừa lần hạt Mân Côi với tràng chuỗi của thầy Anselmo trao tặng.
Năm 1793, ông Christoph Willibald Gluck trút hơi thở cuối cùng, trên tay vẫn còn nắm chặt cỗ tràng hạt của thầy Anselmo.
Hai câu chuyện trên nhắc nhớ rằng cách đây đúng 150 năm - 1858 - tại Lộ Đức, cứ mỗi lần hiện ra với thiếu nữ Bernadette Soubirous (1844-1879), Đức Mẹ MARIA đều dặn cô lần hạt hàng ngày. Bernadette khiêm tốn thổ lộ:
- Con là kẻ vô học dốt nát nhưng ít ra con biết lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Gần 60 năm sau - 1917 - Đức Mẹ MARIA hiện ra với ba trẻ chăn chiên tại làng Fatima. Và mỗi lần hiện ra Đức Mẹ dặn các em phải lần hạt mỗi ngày. Lần hiện ra sau cùng vào ngày 13-10-1917, Đức Mẹ tự xưng là ĐỨC BÀ MÂN CÔI.
... ”Các ngươi mưu đồ gì chống lại THIÊN CHÚA? Chính Người sẽ ra tay tiêu diệt; cơn khốn quẫn sẽ không còn xảy ra nữa. Dù có chằng chịt như bụi gai, và ngất ngư như những kẻ say khướt, chúng cũng bị thiêu rụi như đống rơm khô. . Kìa, trên các đồi núi xuất hiện người đi loan báo Tin Mừng và công bố bình an. Này hỡi Giuđa, hãy mừng lễ, hãy giữ trọn các lời khấn hứa, vì kẻ thừa hành của Satan không còn qua lại nơi ngươi nữa; nó đã bị tiêu diệt hoàn toàn” (Sách Nakhum 1,9-11/2,1).
(Albert Pfleger, ”Fioretti de la Vierge Marie”, Mambré Editeur Diffuseur, 1992, trang 117-118+55)
Sr Jean Berchmans Minh Nguyệt
Tôi đi xe lửa từ Luxembourg sang thủ đô Bruxelles của vương quốc Bỉ. Năm ấy - 1944 - đang thời thế chiến thứ hai. Các toa xe lửa rất thô sơ và không chiếu sáng bao nhiêu.
Chiều xuống - vì không thể tiếp tục đọc sách báo - tôi rút tràng chuỗi Mân Côi ra và bắt đầu lần hạt. Lúc đó trong toa chỉ có mình tôi. Đến ga Marbehan, một phụ nữ bước vào toa. Khi thấy tôi đang lần hạt, bà nhẹ nhàng cúi đầu chào và ra dấu cho tôi hiểu bà cũng có tâm tình tôn giáo như tôi.
Sau khi ngồi xuống, bà rút tràng chuỗi Mân Côi ra và lặng lẽ lần hạt. Tôi hết sức thán phục lòng đạo đức vừa trầm tĩnh vừa hãnh diện của bà. Chúng tôi lặng lẽ lần hạt Mân Côi như thế cho đến lúc xe lửa ngừng ở ga Longlier. Tại đây, một người đàn ông cao lớn, ồn ào bước vào toa.
Thoạt nhìn đáng điệu hơi có chút ”thô-bạo” của ông, bà khách liếc mắt nhìn tôi ngầm ra dấu cho tôi hiểu bà ”không ngán” ông khách này chút nào hết! Tôi gật đầu khuyến khích bà can đảm. Nhưng rồi, chúng tôi ngạc nhiên biết bao khi thấy phản ứng khác thường của ông khách. Lúc đôi mắt ông bất ngờ trông thấy hai cỗ tràng hạt Mân Côi nơi bàn tay chúng tôi, ông giở mũ ra và nói lớn:
- Bởi vì hai ngài đang lặng lẽ lần hạt riêng, tôi xin đề nghị chúng ta cùng lần hạt Mân Côi chung và đọc to tiếng!
Chúng tôi vui vẻ chấp thuận đề nghị và sốt sắng lần hạt chung cho tới ga Jemelle thì hai khách đồng hành của tôi rời toa xe lửa.
... Chuyện trên do Ông hoàng Xavier de Bourbon-Parme kể lại. Tiếp theo là chuyện ”Cỗ Tràng Hạt của thầy Anselmo”.
Một ngày - trong thập niên đầu thế kỷ 18 - tại nhà thờ chánh tòa Vienne, thủ đô nước Áo, một bé trai đơn ca bài Thánh Ca dâng kính Đức Mẹ MARIA. Cậu bé hát với trọn tâm lòng và giọng ca cao vút cùng thanh khiết đến độ làm rúng động tâm hồn một thầy dòng đang có mặt.
Thầy không cầm được nước mắt. Thánh Lễ kết thúc thầy tìm đến gặp cậu bé và nói:
- Con hãy cầm cỗ tràng hạt này và giữ làm kỷ niệm, để nhớ đến thầy Anselmo. Con hãy lần hạt Mân Côi thường xuyên và con sẽ trở thành cao trọng trong xã hội loài người!
Cậu bé đó tên Christoph Willibald GLUCK (1714-1787). Cậu bé giơ tay đón nhận cỗ tràng hạt của thầy Anselmo và hứa sẽ làm như lời thầy dặn.
Christoph hứa và giữ lời hứa. Và quả như lời thầy Anselmo tiên báo, Christoph trở thành nhà soạn nhạc nổi tiếng của toàn Châu Âu. Ông sáng tác nhiều tác phẩm ca-nhạc-kịch và có công trong việc chỉnh đốn ngành ca-nhạc-kịch trong chiều hướng tự nhiên, đơn sơ và đứng đắn.
Nhạc sĩ trứ danh Gluck có một thời sống tại thủ đô Paris. Thời gian này, ông được hoàng hậu Marie-Antoinette (1755-1793) - phu nhân vua Louis XVI - (1754-1793) kính nể và mời làm nhạc sư cho bà.
Thế nhưng giữa cảnh sống xa hoa của hoàng cung hoa lệ, cứ mỗi khi chiều xuống, ông Gluck thường lui về phòng riêng, hoặc một mình bách bộ trên lối đi vắng vẻ, vừa đi vừa lần hạt Mân Côi với tràng chuỗi của thầy Anselmo trao tặng.
Năm 1793, ông Christoph Willibald Gluck trút hơi thở cuối cùng, trên tay vẫn còn nắm chặt cỗ tràng hạt của thầy Anselmo.
Hai câu chuyện trên nhắc nhớ rằng cách đây đúng 150 năm - 1858 - tại Lộ Đức, cứ mỗi lần hiện ra với thiếu nữ Bernadette Soubirous (1844-1879), Đức Mẹ MARIA đều dặn cô lần hạt hàng ngày. Bernadette khiêm tốn thổ lộ:
- Con là kẻ vô học dốt nát nhưng ít ra con biết lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Gần 60 năm sau - 1917 - Đức Mẹ MARIA hiện ra với ba trẻ chăn chiên tại làng Fatima. Và mỗi lần hiện ra Đức Mẹ dặn các em phải lần hạt mỗi ngày. Lần hiện ra sau cùng vào ngày 13-10-1917, Đức Mẹ tự xưng là ĐỨC BÀ MÂN CÔI.
... ”Các ngươi mưu đồ gì chống lại THIÊN CHÚA? Chính Người sẽ ra tay tiêu diệt; cơn khốn quẫn sẽ không còn xảy ra nữa. Dù có chằng chịt như bụi gai, và ngất ngư như những kẻ say khướt, chúng cũng bị thiêu rụi như đống rơm khô. . Kìa, trên các đồi núi xuất hiện người đi loan báo Tin Mừng và công bố bình an. Này hỡi Giuđa, hãy mừng lễ, hãy giữ trọn các lời khấn hứa, vì kẻ thừa hành của Satan không còn qua lại nơi ngươi nữa; nó đã bị tiêu diệt hoàn toàn” (Sách Nakhum 1,9-11/2,1).
(Albert Pfleger, ”Fioretti de la Vierge Marie”, Mambré Editeur Diffuseur, 1992, trang 117-118+55)
Sr Jean Berchmans Minh Nguyệt