Dan Lee
10-12-2008, 11:32 AM
Danh Cha cả sáng nơi Mẹ Maria
Đức Maria là vẻ đẹp tòan hảo trong lời kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện dâng lên Chúa Cha. Đức Maria đã biến đổi lời kinh Lạy Cha thành lời kinh thực hiện trong cuộc đời của Mẹ. Với tâm tình ấy, con xin dâng lên Mẹ Maria những tâm tình suy niệm này trong tháng hoa Mân Côi.
Tâm tình của người con nơi Mẹ Maria:
Lời kinh tán tụng Chúa Cha mà Mẹ dâng lên tuyệt hảo nhất là phần đầu của kinh Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, thần trí tôi vui mừng trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi”. Tâm tình này biểu lộ một tâm tình của người con trìu mến đã thấm nhuần ân huệ của Cha. Đối với người con, không có tâm tình nào đầy đủ cho bằng một tâm hồn toát ra niềm vui hạnh phúc tràn đầy khi sống trong tình Cha. Chỉ với câu đầu thưa lên “Lạy Cha” thôi đã nhận ra một niềm vui khôn tả reo lên của người con, với Mẹ Maria là người được “đấy tràn Chúa Thánh Thần” reo lên “Lạy Cha” thì có lẽ đã trở thành niềm cảm hứng tuôn trào khi Thánh Phaolô viết ra: “không miệng lưỡi nào kêu lên “Cha Ơi” mà không do Chúa Thánh Thần” (Rm 8, 14), và trong niềm vui cảm xúc dâng trào ngập tràn Chúa Thánh Thần, nhân loại biết bao người từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng đã sống ngập trong hạnh phúc khi cùng Mẹ dâng lên lời kinh Lạy Cha. Tràn ngập Chúa Thánh Thần, nên Mẹ Maria dâng lên Cha những gì đặc sắc nhất nơi Mẹ, mà những điều ấy chính Mẹ đã nhận ra không phải là do Mẹ mà do chính “Chúa đã làm cho con những điều trọng đại”. Mẹ đã cảm nghiệm điều quan trọng của tâm tình người con hòan hảo, đó là “phận hèn bé mọn”. Trong vòng tay Cha yêu thương bao giờ con người cũng nhận ra sự bé nhỏ của mình, sự bé nhỏ này mang lấy một đời sống thơ ấu thiêng liêng thánh thiện nhất vì được hưởng nhờ sư thánh thiện trọn vẹn của Cha. Chỉ Cha là Đấng Thánh, trọn hảo Thánh, tuyệt đối Thánh, nên nơi Mẹ Maria được tinh tuyền là nhờ kết quả Cha thương ban Thánh Thần để thánh hóa Mẹ. Bao giờ chúng con, những người nhân loại chúng con mới đạt tới mức độ được Thánh Thần thánh hóa trọn vẹn để chúng con thật tình say sưa dâng lên lời cầu “Lạy Cha” một cách vui sướng nhất, hạnh phúc nhất trong những ngày đời của chúng con? Mẹ ơi, xin giúp chúng con Mẹ nhé, một tâm hồn bé nhỏ thật sự trong tình yêu của Cha.
Danh Cha cả sáng:
Danh Cha đã tỏa sáng trong công trình Sáng Tạo của Người, “các tầng trời thuật lại vinh quang Chúa”. Tiếc thay, nhân thế chúng con, trong tội lỗi đã che khuất vinh quang của Cha nơi chúng con, khiến chúng con đi trong mù tối không nhận được ánh sáng của Cha. Hướng về Mẹ Maria, chúng con mới lây lại được niềm hứng khởi mà xa lánh tội lỗi, vì nơi Mẹ chúng con đọc thấy cuộc đời “sen nở giữa lấy”, từ bóng tối tăm đã lóe lên một ánh sáng. Nơi Mẹ Maria, chúng con nhận ra vinh danh Cha tỏa sáng nơi Mẹ bởi Mẹ vô tì tích, trắng trong, không vướng chút bợn nhơ tội lỗi. Cha thực hiện công trình kỳ diệu của Cha nơi người Mẹ trần thế chúng con, là một thụ tạo giữa muôn thụ tạo, một điển hình của lòng thương xót Cha nơi mẹ Maria. Làm sao cuộc đời chúng con thấy được Tình Cha yêu thương chúng con như Thánh Phao Lô chứng nghiệm: “không phải vì chúng ta hay, chẳng phải vì chúng ta ngoan mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta nhưng vì Tình yêu thương của Chúa muốn yêu thương”?. Không có cuộc đời nào của con người nào mà không được Cha yêu thương, chỉ có chúng con không nhận ra tình yêu thương của Cha và khi chúng con sống trong tội lỗi chúng con chống lại tình yêu của Cha. Danh Cha cả sáng nơi Mẹ Maria, đó là ánh sáng mà những người con chạy đến kêu cầu cùng Mẹ đều nhận ra ánh sáng ấm áp của Tình Cha, ánh rạng ngời không làm chóa mắt chúng con nhưng là ánh sáng dẫn chúng con trở về cùng Cha qua Mẹ Maria.
Nước Cha hiển trị:
Một tâm hồn thanh tịnh reo vui là một tâm hồn biểu lộ an bình. An bình tỏ lộ nơi Mẹ Maria mà trong nhiều người chúng con chạy đến Mẹ xin ơn Bình An. Mẹ an bình vì Mẹ đón nhận tòan vẹn Con Cha sinh hạ dưới thế là Đấng Bình An. Mẹ Maria, làm sao chúng con đón nhận Đấng ban Bình An được tòan vẹn như Mẹ, bởi lúc nào chúng con cũng mang khát vọng đầy tham sân si của chúng con thực hiện theo những nẻo gian tà. Trong lối đường chúng con đi, thiếu vắng Đấng Bình An, chúng con “đã không tiếp nhân Chúa Con, mà Ngài đã đến nơi nhà Ngài” (Ga 1, 11), chúng con muốn sống tách biệt với Chúa, chúng con muốn tự tạo lập an bình cho chúng con không cần Chúa. Chúng con sai lầm: “không thể có an bình nếu không có Chúa”. Càng muốn thiết lập an bình lại càng gây nên những mâu thuẫn chiến tranh, càng muốn an bình tự tại lại càng bị xâu xé bởi lòng dục, càng muốn bình an thiên hạ lại càng gây chia rẽ, chúng con thiếu vắng Chúa, chúng con xin Mẹ mang Chúa đến cho chúng con như xưa Mẹ mang Chúa đến thăm bà Elizabeth, để chúng con được thánh hóa nhờ Con của Mẹ.
Nước Cha là một nước an bình vì chính Hòang Tử Bình An lãnh đạo, không những Ngài cai quản thế giới mà còn là Đấng cai quản từng tâm hốn trong bình an. Nơi Đức Maria, chúng con nhận ra chính Chúa Giêsu cư ngụ, Ngài là trật tự mới của tâm hồn người đón nhận, chính nhờ trật tự này mà tâm hồn không bị xáo động bởi những dục vọng đam mê, mà tất cả được quy hướng về Thiên Chúa là Cha, được thống nhất trong mọi chiều kích tâm hồn và thể xác. Trong khi chiêm ngắm Mẹ Maria, chúng con tin chắc chắn rằng chỉ có thể có được bình an tự tại đích thực là đón nhận Chúa Giêsu Kitô trọn vẹn trong tâm hồn chứ không do hoàn tòan ý chí của con người nỗ lực diệt được những dục vọng mà thiết lập được bình an tự tại. Thế nên, Thánh Phaolô kinh nghiệm chỉ ra rằng: “Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!” (Rm 7, 24 - 25). Bình an thật sự mới là tâm hồn tạ ơn thực sự, xin Mẹ dạy cho chúng con biết đón nhận Chúa Giêsu, Con lòng Mẹ.
Ý Cha thể hiện.
Lắng nghe và suy đi nghĩ lại trong lòng là phương pháp của Mẹ để thực hiện cuộc đời theo Ý Thiên Chúa. “Xin Người cứ làm cho tôi như sứ thần truyền” (Lc 1, 38). Tâm hồn lắng nghe Ý Chúa để cả thân xác thực thi ý muốn của Người, đấy là một nỗ lực từ nơi Mẹ Maria. Chính vì vậy, Mẹ Maria đã vui mừng khi loan báo “Chúa đã làm cho tôi những điều trọng đại”. Chỉ có Thiên Chúa mới làm được những điều trọng đại kỳ diệu mà không gì sứt mẻ trong khi thực hiện nơi con người. Nếu con người, chúng con nỗ lực để đi đến thành công thì chính con người, chúng con cũng nhận thấy từ những thành công đó có thể làm chúng con vấp ngã. Vấp ngã ngay trong thành công của người đời, là một sự thực khó tránh khỏi. Chính vì vậy, chúng con khi chiêm ngắm cuộc đời của Mẹ Maria mới thấy rõ ràng, sự nỗ lực của Mẹ trở nên sức mạnh phi thường không rơi vào sụp đổ là do công trình của Thiên Chúa thực thi nơi Mẹ. Ý Cha bao giờ cũng tòan vẹn, nhưng con người lại đi tìm cho mình việc hòan thành thế giới này ngoài ý muốn của Cha. Hết sai lầm này đến sai lầm nọ, hòan thành thế giới theo ý muốn của con người trong lòng kiêu căng “con người tự tôn vinh nhau và đi tìm vinh quang lẫn nhau” (Ga 5, 44), nên con người cứ lạc lối, cứ đau thương, cứ mãi tủi buốn. Làm sao, chúng con có thể sẵn sàng đón nhận ý Cha như Mẹ Maria, để thưa xin vâng như Mẹ? Xin Mẹ dạy chúng con biết lắng nghe và suy đi nghĩ lại những điều Chúa nói với chúng con trong Thánh Kinh và trong Giáo Hội.
Lương thực hằng ngày
Lương thực hằng ngày là cách nói và mời gọi dùng của cải của mình sinh ơn ích cho người khác về phần hồn và phần xác. Của cải, theo quan điểm của Thánh Gioan Kim Khẩu, của cải thuộc về một số người để những người này lập nên công trạng bằng cách chia sẻ cho người khác. Chắc chắn rằng Mẹ Maria sống trong gia đình Nazareth đón nhận sự nghèo khó là hướng tới thiện ích cho người khác và góp phần xây dựng xã hội công bằng. Chính trong môi trường Thánh Gia này mà Chúa Giêsu đã học cách bênh vực cho người nghèo khó và luôn đứng về phía họ để chống lại những kẻ áp bức, bóc lột. Đồng thời, qua giáo huấn của Chúa Giêsu mà Mẹ Maria cũng nhận ra đường hường của Chúa Cha trong việc quản lý các ân sủng của Thiên Chúa trong họat động linh họat của Chúa Thánh Thần. Đối với Đức Maria, khi chúng con chiêm ngưỡng Mẹ qua đời sống khó nghèo của gia đình Thánh Gia, chúng con vẫn luôn thao thức về cung cách quản lý và chia sẻ của chúng con. Dùng của cải để hưởng thụ xa xỉ bên cạnh người anh chị em thiếu ăn, rách rưới khốn cùng. Ngay cả khi chúng con dùng của cải cách chính đáng nhưng vượt xa mức cần thiết, chúng con cũng nghĩ tới đời sống thanh bần của Mẹ. Làm sao chúng con có được tâm hồn quảng đại đón nhận sự khó nghèo để anh chị em chúng con được sống dồi dào như Người Con của Mẹ trở nên nghèo khó để mọi người được giàu có trong ân sủng Thiên Chúa.
Tha cho chúng con.
“Xin Cha tha cho chúng, đó là lời khấn nguyện của Chúa Giêsu trên Thập Giá và cũng là câu nói Mẹ nghe gần kề trong tâm khảm của Người Con. Mẹ nhiều lần nhắn nhủ con cái Mẹ: “Hãy ăn năn đền tội” vì đấy là điều kiện để được tình Cha tha thứ. Cha đã tha thứ cho nhân loại nhờ hiến lễ duy nhất của Chúa Giêsu trong đó Mẹ Maria cùng đồng công đau khổ để tham dự vào hy tế. Bởi thế trài tim Mẹ vẫn như lưỡi đòng đâm thấu trái tim như vẫn từng đâm thấu khi xưa trên núi thánh. Đau khổ vì tội lỗi của những đứa con bởi tội lỗi, bởi bất khoan dung, hận thù ích kỷ chai đá, không tha thứ… Trái tim Mẹ bị đâm thấu nên Mẹ vẫn khóc vì con cái loài người được trao phó cho Mẹ. Xin tha thứ cho chúng con và xin cho chúng con cũng biết tha thứ. Tha thứ là quyền năng của tình yêu phá tan hận thù.
Chớ để chúng con sa chước cám dỗ.
Cám dỗ thường xuyên, và cũng có hai mặt, xin chớ để sa chước cám dỗ là để chúng con trưởng thành hơn trong đời sống Kitô hữu và mặt khác sa chước cám dỗ làm chúng con xa cách tình yêu của Thiên Chúa. Chớ sa chước cám dỗ, hẳn là lời cầu nguyện không ngừng của Mẹ, bởi Mẹ cũng sống chật vật hơn chúng con, ngày nào cũng canh cánh nỗi lo cơm nước gạo tiền, nhưng nơi Mẹ vững lòng trông cậy vào Thiên Chúa và nhìn thấy biết bao ân lành tuôn đổ xuống trên Mẹ: Thiên Chúa đoái thương phận hèn tớ nữ. Trong ngày đời của chúng con, lắm phen sa ngã vì bon chen giữa cuộc đời mà quên mất lòng trông cậy, thiếu kém lòng tin và chẳng có lòng yêu mến. Lời Chúa nói với chúng con: Trong tình yêu thì không có sợ hãi, nhưng rồi chúng con cứ xa cách tình yêu, nhạt nhòa lòng mến nên còn nhiều sợ hãi và sa vào những cám dỗ trần thế. Mẹ ơi xin chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con. Amen.
LM Giuse Hòang Kim Toan
Đức Maria là vẻ đẹp tòan hảo trong lời kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện dâng lên Chúa Cha. Đức Maria đã biến đổi lời kinh Lạy Cha thành lời kinh thực hiện trong cuộc đời của Mẹ. Với tâm tình ấy, con xin dâng lên Mẹ Maria những tâm tình suy niệm này trong tháng hoa Mân Côi.
Tâm tình của người con nơi Mẹ Maria:
Lời kinh tán tụng Chúa Cha mà Mẹ dâng lên tuyệt hảo nhất là phần đầu của kinh Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, thần trí tôi vui mừng trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi”. Tâm tình này biểu lộ một tâm tình của người con trìu mến đã thấm nhuần ân huệ của Cha. Đối với người con, không có tâm tình nào đầy đủ cho bằng một tâm hồn toát ra niềm vui hạnh phúc tràn đầy khi sống trong tình Cha. Chỉ với câu đầu thưa lên “Lạy Cha” thôi đã nhận ra một niềm vui khôn tả reo lên của người con, với Mẹ Maria là người được “đấy tràn Chúa Thánh Thần” reo lên “Lạy Cha” thì có lẽ đã trở thành niềm cảm hứng tuôn trào khi Thánh Phaolô viết ra: “không miệng lưỡi nào kêu lên “Cha Ơi” mà không do Chúa Thánh Thần” (Rm 8, 14), và trong niềm vui cảm xúc dâng trào ngập tràn Chúa Thánh Thần, nhân loại biết bao người từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng đã sống ngập trong hạnh phúc khi cùng Mẹ dâng lên lời kinh Lạy Cha. Tràn ngập Chúa Thánh Thần, nên Mẹ Maria dâng lên Cha những gì đặc sắc nhất nơi Mẹ, mà những điều ấy chính Mẹ đã nhận ra không phải là do Mẹ mà do chính “Chúa đã làm cho con những điều trọng đại”. Mẹ đã cảm nghiệm điều quan trọng của tâm tình người con hòan hảo, đó là “phận hèn bé mọn”. Trong vòng tay Cha yêu thương bao giờ con người cũng nhận ra sự bé nhỏ của mình, sự bé nhỏ này mang lấy một đời sống thơ ấu thiêng liêng thánh thiện nhất vì được hưởng nhờ sư thánh thiện trọn vẹn của Cha. Chỉ Cha là Đấng Thánh, trọn hảo Thánh, tuyệt đối Thánh, nên nơi Mẹ Maria được tinh tuyền là nhờ kết quả Cha thương ban Thánh Thần để thánh hóa Mẹ. Bao giờ chúng con, những người nhân loại chúng con mới đạt tới mức độ được Thánh Thần thánh hóa trọn vẹn để chúng con thật tình say sưa dâng lên lời cầu “Lạy Cha” một cách vui sướng nhất, hạnh phúc nhất trong những ngày đời của chúng con? Mẹ ơi, xin giúp chúng con Mẹ nhé, một tâm hồn bé nhỏ thật sự trong tình yêu của Cha.
Danh Cha cả sáng:
Danh Cha đã tỏa sáng trong công trình Sáng Tạo của Người, “các tầng trời thuật lại vinh quang Chúa”. Tiếc thay, nhân thế chúng con, trong tội lỗi đã che khuất vinh quang của Cha nơi chúng con, khiến chúng con đi trong mù tối không nhận được ánh sáng của Cha. Hướng về Mẹ Maria, chúng con mới lây lại được niềm hứng khởi mà xa lánh tội lỗi, vì nơi Mẹ chúng con đọc thấy cuộc đời “sen nở giữa lấy”, từ bóng tối tăm đã lóe lên một ánh sáng. Nơi Mẹ Maria, chúng con nhận ra vinh danh Cha tỏa sáng nơi Mẹ bởi Mẹ vô tì tích, trắng trong, không vướng chút bợn nhơ tội lỗi. Cha thực hiện công trình kỳ diệu của Cha nơi người Mẹ trần thế chúng con, là một thụ tạo giữa muôn thụ tạo, một điển hình của lòng thương xót Cha nơi mẹ Maria. Làm sao cuộc đời chúng con thấy được Tình Cha yêu thương chúng con như Thánh Phao Lô chứng nghiệm: “không phải vì chúng ta hay, chẳng phải vì chúng ta ngoan mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta nhưng vì Tình yêu thương của Chúa muốn yêu thương”?. Không có cuộc đời nào của con người nào mà không được Cha yêu thương, chỉ có chúng con không nhận ra tình yêu thương của Cha và khi chúng con sống trong tội lỗi chúng con chống lại tình yêu của Cha. Danh Cha cả sáng nơi Mẹ Maria, đó là ánh sáng mà những người con chạy đến kêu cầu cùng Mẹ đều nhận ra ánh sáng ấm áp của Tình Cha, ánh rạng ngời không làm chóa mắt chúng con nhưng là ánh sáng dẫn chúng con trở về cùng Cha qua Mẹ Maria.
Nước Cha hiển trị:
Một tâm hồn thanh tịnh reo vui là một tâm hồn biểu lộ an bình. An bình tỏ lộ nơi Mẹ Maria mà trong nhiều người chúng con chạy đến Mẹ xin ơn Bình An. Mẹ an bình vì Mẹ đón nhận tòan vẹn Con Cha sinh hạ dưới thế là Đấng Bình An. Mẹ Maria, làm sao chúng con đón nhận Đấng ban Bình An được tòan vẹn như Mẹ, bởi lúc nào chúng con cũng mang khát vọng đầy tham sân si của chúng con thực hiện theo những nẻo gian tà. Trong lối đường chúng con đi, thiếu vắng Đấng Bình An, chúng con “đã không tiếp nhân Chúa Con, mà Ngài đã đến nơi nhà Ngài” (Ga 1, 11), chúng con muốn sống tách biệt với Chúa, chúng con muốn tự tạo lập an bình cho chúng con không cần Chúa. Chúng con sai lầm: “không thể có an bình nếu không có Chúa”. Càng muốn thiết lập an bình lại càng gây nên những mâu thuẫn chiến tranh, càng muốn an bình tự tại lại càng bị xâu xé bởi lòng dục, càng muốn bình an thiên hạ lại càng gây chia rẽ, chúng con thiếu vắng Chúa, chúng con xin Mẹ mang Chúa đến cho chúng con như xưa Mẹ mang Chúa đến thăm bà Elizabeth, để chúng con được thánh hóa nhờ Con của Mẹ.
Nước Cha là một nước an bình vì chính Hòang Tử Bình An lãnh đạo, không những Ngài cai quản thế giới mà còn là Đấng cai quản từng tâm hốn trong bình an. Nơi Đức Maria, chúng con nhận ra chính Chúa Giêsu cư ngụ, Ngài là trật tự mới của tâm hồn người đón nhận, chính nhờ trật tự này mà tâm hồn không bị xáo động bởi những dục vọng đam mê, mà tất cả được quy hướng về Thiên Chúa là Cha, được thống nhất trong mọi chiều kích tâm hồn và thể xác. Trong khi chiêm ngắm Mẹ Maria, chúng con tin chắc chắn rằng chỉ có thể có được bình an tự tại đích thực là đón nhận Chúa Giêsu Kitô trọn vẹn trong tâm hồn chứ không do hoàn tòan ý chí của con người nỗ lực diệt được những dục vọng mà thiết lập được bình an tự tại. Thế nên, Thánh Phaolô kinh nghiệm chỉ ra rằng: “Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!” (Rm 7, 24 - 25). Bình an thật sự mới là tâm hồn tạ ơn thực sự, xin Mẹ dạy cho chúng con biết đón nhận Chúa Giêsu, Con lòng Mẹ.
Ý Cha thể hiện.
Lắng nghe và suy đi nghĩ lại trong lòng là phương pháp của Mẹ để thực hiện cuộc đời theo Ý Thiên Chúa. “Xin Người cứ làm cho tôi như sứ thần truyền” (Lc 1, 38). Tâm hồn lắng nghe Ý Chúa để cả thân xác thực thi ý muốn của Người, đấy là một nỗ lực từ nơi Mẹ Maria. Chính vì vậy, Mẹ Maria đã vui mừng khi loan báo “Chúa đã làm cho tôi những điều trọng đại”. Chỉ có Thiên Chúa mới làm được những điều trọng đại kỳ diệu mà không gì sứt mẻ trong khi thực hiện nơi con người. Nếu con người, chúng con nỗ lực để đi đến thành công thì chính con người, chúng con cũng nhận thấy từ những thành công đó có thể làm chúng con vấp ngã. Vấp ngã ngay trong thành công của người đời, là một sự thực khó tránh khỏi. Chính vì vậy, chúng con khi chiêm ngắm cuộc đời của Mẹ Maria mới thấy rõ ràng, sự nỗ lực của Mẹ trở nên sức mạnh phi thường không rơi vào sụp đổ là do công trình của Thiên Chúa thực thi nơi Mẹ. Ý Cha bao giờ cũng tòan vẹn, nhưng con người lại đi tìm cho mình việc hòan thành thế giới này ngoài ý muốn của Cha. Hết sai lầm này đến sai lầm nọ, hòan thành thế giới theo ý muốn của con người trong lòng kiêu căng “con người tự tôn vinh nhau và đi tìm vinh quang lẫn nhau” (Ga 5, 44), nên con người cứ lạc lối, cứ đau thương, cứ mãi tủi buốn. Làm sao, chúng con có thể sẵn sàng đón nhận ý Cha như Mẹ Maria, để thưa xin vâng như Mẹ? Xin Mẹ dạy chúng con biết lắng nghe và suy đi nghĩ lại những điều Chúa nói với chúng con trong Thánh Kinh và trong Giáo Hội.
Lương thực hằng ngày
Lương thực hằng ngày là cách nói và mời gọi dùng của cải của mình sinh ơn ích cho người khác về phần hồn và phần xác. Của cải, theo quan điểm của Thánh Gioan Kim Khẩu, của cải thuộc về một số người để những người này lập nên công trạng bằng cách chia sẻ cho người khác. Chắc chắn rằng Mẹ Maria sống trong gia đình Nazareth đón nhận sự nghèo khó là hướng tới thiện ích cho người khác và góp phần xây dựng xã hội công bằng. Chính trong môi trường Thánh Gia này mà Chúa Giêsu đã học cách bênh vực cho người nghèo khó và luôn đứng về phía họ để chống lại những kẻ áp bức, bóc lột. Đồng thời, qua giáo huấn của Chúa Giêsu mà Mẹ Maria cũng nhận ra đường hường của Chúa Cha trong việc quản lý các ân sủng của Thiên Chúa trong họat động linh họat của Chúa Thánh Thần. Đối với Đức Maria, khi chúng con chiêm ngưỡng Mẹ qua đời sống khó nghèo của gia đình Thánh Gia, chúng con vẫn luôn thao thức về cung cách quản lý và chia sẻ của chúng con. Dùng của cải để hưởng thụ xa xỉ bên cạnh người anh chị em thiếu ăn, rách rưới khốn cùng. Ngay cả khi chúng con dùng của cải cách chính đáng nhưng vượt xa mức cần thiết, chúng con cũng nghĩ tới đời sống thanh bần của Mẹ. Làm sao chúng con có được tâm hồn quảng đại đón nhận sự khó nghèo để anh chị em chúng con được sống dồi dào như Người Con của Mẹ trở nên nghèo khó để mọi người được giàu có trong ân sủng Thiên Chúa.
Tha cho chúng con.
“Xin Cha tha cho chúng, đó là lời khấn nguyện của Chúa Giêsu trên Thập Giá và cũng là câu nói Mẹ nghe gần kề trong tâm khảm của Người Con. Mẹ nhiều lần nhắn nhủ con cái Mẹ: “Hãy ăn năn đền tội” vì đấy là điều kiện để được tình Cha tha thứ. Cha đã tha thứ cho nhân loại nhờ hiến lễ duy nhất của Chúa Giêsu trong đó Mẹ Maria cùng đồng công đau khổ để tham dự vào hy tế. Bởi thế trài tim Mẹ vẫn như lưỡi đòng đâm thấu trái tim như vẫn từng đâm thấu khi xưa trên núi thánh. Đau khổ vì tội lỗi của những đứa con bởi tội lỗi, bởi bất khoan dung, hận thù ích kỷ chai đá, không tha thứ… Trái tim Mẹ bị đâm thấu nên Mẹ vẫn khóc vì con cái loài người được trao phó cho Mẹ. Xin tha thứ cho chúng con và xin cho chúng con cũng biết tha thứ. Tha thứ là quyền năng của tình yêu phá tan hận thù.
Chớ để chúng con sa chước cám dỗ.
Cám dỗ thường xuyên, và cũng có hai mặt, xin chớ để sa chước cám dỗ là để chúng con trưởng thành hơn trong đời sống Kitô hữu và mặt khác sa chước cám dỗ làm chúng con xa cách tình yêu của Thiên Chúa. Chớ sa chước cám dỗ, hẳn là lời cầu nguyện không ngừng của Mẹ, bởi Mẹ cũng sống chật vật hơn chúng con, ngày nào cũng canh cánh nỗi lo cơm nước gạo tiền, nhưng nơi Mẹ vững lòng trông cậy vào Thiên Chúa và nhìn thấy biết bao ân lành tuôn đổ xuống trên Mẹ: Thiên Chúa đoái thương phận hèn tớ nữ. Trong ngày đời của chúng con, lắm phen sa ngã vì bon chen giữa cuộc đời mà quên mất lòng trông cậy, thiếu kém lòng tin và chẳng có lòng yêu mến. Lời Chúa nói với chúng con: Trong tình yêu thì không có sợ hãi, nhưng rồi chúng con cứ xa cách tình yêu, nhạt nhòa lòng mến nên còn nhiều sợ hãi và sa vào những cám dỗ trần thế. Mẹ ơi xin chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con. Amen.
LM Giuse Hòang Kim Toan