Dan Lee
10-12-2008, 08:24 PM
THỐNG HỐI VÀ ƠN SỐNG LẠI TRONG HÀNH TRÌNH DAMAS
Năm Thánh Phaolô còn được gọi là Năm Thánh Đại Kết (année jubilaire oeucuménique) để tôn vinh Thánh Phaolô là Tông đồ Dân ngoại. Ngài sinh năm 10 ở Cicilia. Năm 64, hoàng đế Néron bách hại người Kitô giáo. Ngày 29-6-65, Ngài cùng với Thánh Phêrô được phúc tử vì đạo tại Roma. Giáo Hội dành ngày 29/6 để kính hai Thánh Tông đồ Tử đạo Phêrô và Phaolô và ngày 25-1 kính Thánh Phaolô trở lại đạo. Các giáo huấn của Thánh nhân đều quy về Chúa Kitô “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1 Cr 15). Thống Hối là khởi điểm (άλφα: alpha) và Ơn Sống Lại là cứu cánh (Ω: oméga) của cuộc hành hương tại thế của mỗi tín hữu. Đó là đầu và cuối đường cuộc hành trình Damas của Thánh Phaolô. Sau đây, ta sẽ lần lượt bàn về Thống Hối và Ơn Sống Lai.
I - THỐNG HỐI:
1.1. Thuật từ:
Từ ngữ Thống Hối dịch sát từ ngữ “repentir” (trong tiếng Pháp), nhưng chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa của “Μετάνοια” trong tiếng Hy Lạp vốn là tiếng mẹ đẻ của Thánh Phaolô. Thánh nhân đã trước tác Thánh Thư (Épitres) bằng tiếng Hy Lạp.
- Thống Hối (痛 悔): Thống (痛): đau đớn. Hối (悔): tự giận vì điều lầm lỗi của mình.
- Repentir: Tiếc nuối về lỗi lầm với lòng ước muốn sửa lỗi.
- Μετάνοια: changement d’esprit, repentance, conversion (Dictionnaire Grec-Français du Nouveau Testament, Alliance Biblique Universelle, tr. 97): Tạm dịch: thay lòng đổi dạ, ăn năn, cải tà quy chánh.
Tuy các thuật từ đều nói đến việc ăn năn, hối lỗi, Μετάνοια (tiếng Hy Lạp) chú trọng đến phương pháp hành động (thay đổi đường đi, thay đổi tâm trí một cách triệt để), hướng đến phục vụ cộng đoàn; Thống Hối và Repentir lưu ý đến khía cạnh nội tâm của mỗi người.
Con đường Damas là hình ảnh sống động của Μετάνοια: Sau khi nhận biết Chúa Kitô là đấng cứu độ, Thánh nhân đã thay đổi hoàn toàn định hướng: từ bách hại đến kiến tạo Giáo Hội qua việc biên soạn Thánh Thư, rao giảng Tin Mừng.
1.2. Giáo huấn của Thánh Phaolô về Thống Hối:
Giáo huấn của Thánh Phaolô về Thống hối mang ý nghĩa “thay đổi tâm trí” (changement d’esprit), “thay đổi đường đi” (changement de chemin) theo ý nghĩa của thuật từ Hy Lạp “Μετάνοια”. Hành trình Damas ngoài niềm đau sám hối còn có niềm vui quay về chính đạo:
“Hạnh phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung. Hạnh phúc thay người Chúa không kể là kẻ có tội.” (Rm, 4, 5-8). Như vậy, thống hối mang ý nghĩa sự chết để được ơn sống lại vốn là cùng đích cuộc sống của người tín hữu. Thánh Phaolô đã nói lên ý nghĩa tương phản giữa sự hủy diệt tội lỗi và sự sống lại như sau: “Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống lại của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe dọa vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.” (2Cr 4, 10-12). Trong thư gửi tín hữu Rôma, Ngài mời gọi mọi người sám hối: “Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối ”.
1.3. Hai lý do khiến con người sám hối:
Có hai lý do khiến con người sám hối:
- Lý do đầu tiên là sự sợ hãi. Thư của Thánh Phaolô gửi cho các tín hữu Côrintô nói đến lý do này: “Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước tòa Đức Kitô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn là xác phàm”. (2 Cr 5, 10)
- Lý do thứ hai là Tình Yêu Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh nhân nói rằng: “Thiên Chúa nhân hậu như thế là để thúc giục hối cải” (Rm 24). Lòng nhân hậu của Thiên Chúa được thể hiện qua hành trình khổ nạn Ngôi Hai xuống thế làm người.
1.4. Phương pháp sám hối theo Thánh Phaolô:
Thánh Phaolô đã đề nghị một phương pháp thống hối tích cực, không bằng nước mắt, mà bằng hành động cụ thể: “Phần chúng tôi, chúng tôi chẳng làm gì gây cớ cho ai vấp phạm, để không người nào có thể đàm tiếu về công việc phục vụ của chúng tôi. Trái lại, trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ mình là những thừa tác viên của Thiên Chúa: gian nan, khốn quẫn, lo âu, đòn vọt, tù tội, loạn ly, nhọc nhằn, vất vả, mất ăn mất ngủ, chúng tôi đều rất mực kiên trì chịu đựng. Chúng tôi còn chứng tỏ điều đó bằng cách ăn ở trong sạch, khôn khéo, nhẫn nhục, nhân hậu, bằng một tinh thần thánh thiện, một tình thương không giả dối, bằng lời chân lý, bằng sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí để tự vệ, khi vinh cũng như khi nhục, lúc được tiếng tốt cũng như khi mang tiềng xấu. Bị coi là bịp bợm, nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến; bị coi là sắp chết nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giầu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả.” (2Cr. 6, 3-10).
1.5. Hoa trái của sự sám hối:
Sự thống hối đem lại bình an và niềm vui. Tin Mừng đã biến đổi sự thống hối thành niềm vui, vì theo Thánh Phaolô, “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được kể là người trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà người ban cho chúng ta » (Rm 5 3-5).
Ta hãy đến cùng Ngài với lòng thống hối thực sự. Thiên Chúa ban bình an khi ta có lòng thống hối. Không có sự thống hối thực sự nào mà không có Thiên Chúa. Con người thống hối luôn được Thiên Chúa cưu mang vì Ngài luôn tìm kiếm ta trong Tình Yêu vô bờ bến. Thống hối là phó thác để được tha tội và sửa lỗi. Dụ ngôn về người con hoang đàng còn ở ngoài đồng với bầy heo, chợt cảm thấy đau lòng, hối hận. Tình cảm này chưa phải là thống hối. Khi thực sự thống hối, người con chạy đến cùng cha để thú tội. Tâm hồn sẽ được giải thoát khỏi sự khốn khổ. Thánh Phaolô đã nói về sự hối cải như sau: “Nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa làm cho chúng ta hối cải để được cứu độ: đó là điều không bao giờ phải hối tiếc; còn nỗi ưu phiền theo kiểu thế gian thì gây ra sự chết. Hãy xem nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa đã đem lại cho anh em những gì: bao nồng nhiệt, và hơn thế nữa, bao lời xin lỗi, bao ân hận, bao sợ hãi, bao ước mong, bao nhiệt tinh, bao hình phạt.” (2Cr 7, 10-11).
Sự thống hối là nhờ đức tin thúc đấy. Cũng nhờ đức tin, mỗi tín hữu tin vào ơn sống lại: “Thật vậy, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em” (2 Cr 4, 14). Phần II là để lược bàn về Ơn Sống Lại, như hệ quả tất yếu của quá trình thống hối, được thực hiện liên tục trong cuộc sống đạo của mỗi người tín hữu.
II - ƠN SỐNG LẠI:
Ơn Sống Lại là hệ quả tất yếu của việc Chúa Giêsu Kitô Phục sinh. Vì vậy, trước khi bàn về Ơn Sống Lại thiết tưởng cần tìm hiểu vể ý nghĩa Phục Sinh trong lịch sử Giáo Hội.
2.1. Ý nghĩa Phục Sinh trong lịch sử Giáo Hội:
Trong các Thánh lễ chủ nhật và các ngày lễ trọng từ thế kỷ XI đến nay, cộng đoàn dân Chúa đọc kinh Tin Kính để tuyên xưng đức tin lãnh nhận qua phần phụng vụ Lời Chúa. Các tín hữu cúi đầu thành kính tuyên xưng việc “Người xuống thai sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh”. Tiếp đó là việc Đức Kitô “chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại”.
Chúa Kitô Phục sinh là điều kiện để “xác loài người ngày sau sống lại”, còn được gọi là “Ơn Sống Lại “. Kinh Tin Kính gòm các “Tín điều”, symbole trong tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp σύμβολο có nghĩa là tập hợp (để đối lại với διάβολος có nghĩa là phân hóa). Trong kinh Tin Kính, Giáo Hội được tuyên xưng là “Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền”:
- Thánh Thiện (Ιερά): Vì Hội Thánh kết hợp với Chúa Kitô là Đấng Cực Thánh;
- Công Giáo (tiếng Hy Lạp dùng một từ ngữ khác diễn tả cùng một ý nghĩa: καθολικής): Tin Mừng được loan báo khắp cùng trái đất;
- Tông Truyền (Αποστολικού): do các Thánh Tông đồ thiệt lập và rao giảng.
Phép Thánh Thể Chúa Kitô Phục Sinh (Corps de Christ ressuscité) do chính Chúa Kitô thiết lập và truyền lại cho các Thánh Tông Đồ từ hai ngàn năm nay.
Các tín điều trong kinh Tín Kính từng được Thánh Phaolô rao giảng: “…Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1 Cr 15 3-4).
2.2. Giáo huấn của Thánh Phaolô về Phục Sinh:
Trong cuộc hành trình Damas, Thánh nhân Phaolô đã chuyển hướng hoàn toàn (conversion). Con đường Damas đánh dấu sự chuyển biến từ bắt đạo đến truyền đạo, từ bách hại đến tử đạo: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi cho tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.” (Pl 3, 7-8).
Thánh Phaolô thuyết giảng về “kẻ chết sống lại “và “sự kiện Phục sinh ‘“ trong Thư 1 gửi tín hữu Côrintô như sau:
“Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không chỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi là trồng rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trồng rỗng. (1 Cr 15 14). “Nhưng không phải thế Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại”. (1 Cr 15 16)
2.3. Giáo huấn của Thánh Phaolô về Ơn Sống Lại:
“Thù nghịch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết, vì Thiên Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Đức Kitô.” (1 Cr 15 26). Từ định đề này, Thánh Phaolô đã khai triển giáo huấn về Ơn Sống Lại như sau:
“Nếu tuyệt nhiên kẻ chết không trỗi dậy, thì tại sao người ra lại chịu phép rửa cho kẻ chết ? Và chính chúng tôi, tại sao hằng giờ chúng tôi liều mình đương đầu với hiểm họa ?” (1Cr 15, 29)
Ơn Sống Lại là phần thưởng cho những ai tuân giữ Lời Chúa. Thánh nhân đã công bố cách thức kẻ chết sống lại như sau: “Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi ậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr 15 42-44).
Sự phân biệt giữa gieo xuống và trỗi dậy mang hình ảnh gieo hạt hư nát để cây lúa trỗi dậy. Hạt mầm chính là xác thịt và khí huyết của mỗi người:
‘Thưa anh em, điều tôi muốn nói là xác thịt và khí huyết không thể thừa hưởng được Nước Thiên Chúa được, cũng như cái hư nát không thể thừa hưởng sự bất diệt được. Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ đuợc biến đổi trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát; còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử.” (1 Cr, 15 50-53)
Sự biến đổi từ xác phàm trở thành thần khí là sự biển đổi (métamorphose, μεταμόρφωση) từ xc thân hữu hạn thành linh hồn bất diệt.
2.4. Giáo huấn của Đức Bênêdictô XVI về Phục Sinh:
Ngày 3-9-2008, Đức Bênêdictô đã giảng về kinh nghiệm gặp gỡ của Thánh Phaolô với Chúa Kitô Phục Sinh. Đức Thánh Cha coi cuộc hành trình Damas là mốc ngoặt đánh dấu sự chuyển biến hoàn toàn của Thánh nhân.
Đức Bênêdictô đã nhắc lại hai nguồn tài liệu:
- Nguồn thứ nhất căn cứ vào sách Công Vụ Tông Đồ qua trình thuật của Thánh Luca (tên Hy Lạp: Loukas), bạn đồng hành của Thánh Phaolô, hành nghề y sĩ và là tác giả phần thứ ba của Tin Mừng và sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 9, 1-19; Cv 22, 3-21. Cv 26, 4-23). Các tài liệu này nói về hành trạng của Thánh Pholô làm chứng Chúa Kitô Phục Sinh.
- Nguồn thứ hai là thư I của Thánh Phaolô gởi tín hữu Côrintô nói về Chúa Kitô Phục Sinh (1Cr 15 1-8). Theo Đức Bênêdictô XV I, thánh nhân đã sử dụng các từ ngữ của Hội Thánh Giêrusalem: Chúa Giêsu chịu chết, bị đóng đinh trên cây Thánh giá (Jésus est mort crucifié), chết và táng xác (enseveli), sống lại (ressuscité). Sự kiện này chứng minh tính xác thực của sự việc. “Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi” (1Cr 15, 8). Chúa Phục Sinh là cơ sở cho hoạt động tông đồ của Thánh nhân. Trong thư gửi tín hữu Ga lát, Thánh Phaolô viết: “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người » (Gl 1. 15).Trong đoạn văn này, thánh nhân đã nhấn mạnh ngài là chứng nhân mắt thấy tai nghe sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh. Sau đó, Chúa Phục Sinh đã sai Thánh Phaolô đi rao giảng Tin Mừng nơi dân ngoại. Theo Đức Bênêdictô XVI, Kitô giáo không phải là một triết thuyết hoặc bộ môn đạo đức học. Đức Thánh Cha biện minh về tính sống động của đạo Chúa và cho rằng: “Ta là người Kitô giáo nếu ta gặp gỡ Đức Kitô qua việc suy niệm Tin Mừng, đọc kinh cầu nguyện, tham dự các nghi lễ phụng vụ của Giáo Hội. Chúng ta có thể gặp Thánh tâm Chúa Giêsu và Thánh Tâm Chúa cũng ở lại trong lòng ta. Ngài ban cho ta một trái tim rộng mở, một lòng bác ái quảng đại vì mọi người.”
Trong bài thuyết giảng ngày 24-9-2008, Đức Bênêdictô XVI còn nhấn mạnh đến việc thông tin về Chúa Kitô được truyền tụng vào trong những năm 30 của thiên niên kỷ thứ I, gọi là “kerygma”, bằng ngôn ngữ thời đó. Người ta nói rằng “Chúa Kitô Phục sinh” thay vì “Chúa đã Phuc sinh” để lưu ý rằng Chúa Kitô Phục Sinh hiện vẫn tác động đến các tín hữu. Đức Bênêdictô XVI đã đề nghị chuyển dịch là “Ngài phục sinh và tiếp tục hiện diện trong phép Thánh Thể.”
Kết luận:
Một trong những chủ đề của Năm Thánh Phaolô là Thống Hối và Ơn Sống Lại. Hoạt động tông đồ của Thánh nhân kể từ lúc ngài hoán cải trong cuộc hành trình Damas đến ngày được phúc tử đạo chính là để rao giảng Nước Trời, qua lịch sử Cứu Độ và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Thống Hối là tên gọi con đường Damas của mỗi người tín hữu. Ơn Sống Lại là chung khúc của bản trường ca Thống Hối của mỗi xác “thân hư nát để mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết để mặc lấy sự bất tử.” (1 Cr 15, 50-53)
Paris, ngày 13-10-2008
Lê Đình Thông
Năm Thánh Phaolô còn được gọi là Năm Thánh Đại Kết (année jubilaire oeucuménique) để tôn vinh Thánh Phaolô là Tông đồ Dân ngoại. Ngài sinh năm 10 ở Cicilia. Năm 64, hoàng đế Néron bách hại người Kitô giáo. Ngày 29-6-65, Ngài cùng với Thánh Phêrô được phúc tử vì đạo tại Roma. Giáo Hội dành ngày 29/6 để kính hai Thánh Tông đồ Tử đạo Phêrô và Phaolô và ngày 25-1 kính Thánh Phaolô trở lại đạo. Các giáo huấn của Thánh nhân đều quy về Chúa Kitô “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1 Cr 15). Thống Hối là khởi điểm (άλφα: alpha) và Ơn Sống Lại là cứu cánh (Ω: oméga) của cuộc hành hương tại thế của mỗi tín hữu. Đó là đầu và cuối đường cuộc hành trình Damas của Thánh Phaolô. Sau đây, ta sẽ lần lượt bàn về Thống Hối và Ơn Sống Lai.
I - THỐNG HỐI:
1.1. Thuật từ:
Từ ngữ Thống Hối dịch sát từ ngữ “repentir” (trong tiếng Pháp), nhưng chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa của “Μετάνοια” trong tiếng Hy Lạp vốn là tiếng mẹ đẻ của Thánh Phaolô. Thánh nhân đã trước tác Thánh Thư (Épitres) bằng tiếng Hy Lạp.
- Thống Hối (痛 悔): Thống (痛): đau đớn. Hối (悔): tự giận vì điều lầm lỗi của mình.
- Repentir: Tiếc nuối về lỗi lầm với lòng ước muốn sửa lỗi.
- Μετάνοια: changement d’esprit, repentance, conversion (Dictionnaire Grec-Français du Nouveau Testament, Alliance Biblique Universelle, tr. 97): Tạm dịch: thay lòng đổi dạ, ăn năn, cải tà quy chánh.
Tuy các thuật từ đều nói đến việc ăn năn, hối lỗi, Μετάνοια (tiếng Hy Lạp) chú trọng đến phương pháp hành động (thay đổi đường đi, thay đổi tâm trí một cách triệt để), hướng đến phục vụ cộng đoàn; Thống Hối và Repentir lưu ý đến khía cạnh nội tâm của mỗi người.
Con đường Damas là hình ảnh sống động của Μετάνοια: Sau khi nhận biết Chúa Kitô là đấng cứu độ, Thánh nhân đã thay đổi hoàn toàn định hướng: từ bách hại đến kiến tạo Giáo Hội qua việc biên soạn Thánh Thư, rao giảng Tin Mừng.
1.2. Giáo huấn của Thánh Phaolô về Thống Hối:
Giáo huấn của Thánh Phaolô về Thống hối mang ý nghĩa “thay đổi tâm trí” (changement d’esprit), “thay đổi đường đi” (changement de chemin) theo ý nghĩa của thuật từ Hy Lạp “Μετάνοια”. Hành trình Damas ngoài niềm đau sám hối còn có niềm vui quay về chính đạo:
“Hạnh phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung. Hạnh phúc thay người Chúa không kể là kẻ có tội.” (Rm, 4, 5-8). Như vậy, thống hối mang ý nghĩa sự chết để được ơn sống lại vốn là cùng đích cuộc sống của người tín hữu. Thánh Phaolô đã nói lên ý nghĩa tương phản giữa sự hủy diệt tội lỗi và sự sống lại như sau: “Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống lại của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe dọa vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.” (2Cr 4, 10-12). Trong thư gửi tín hữu Rôma, Ngài mời gọi mọi người sám hối: “Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối ”.
1.3. Hai lý do khiến con người sám hối:
Có hai lý do khiến con người sám hối:
- Lý do đầu tiên là sự sợ hãi. Thư của Thánh Phaolô gửi cho các tín hữu Côrintô nói đến lý do này: “Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước tòa Đức Kitô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn là xác phàm”. (2 Cr 5, 10)
- Lý do thứ hai là Tình Yêu Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh nhân nói rằng: “Thiên Chúa nhân hậu như thế là để thúc giục hối cải” (Rm 24). Lòng nhân hậu của Thiên Chúa được thể hiện qua hành trình khổ nạn Ngôi Hai xuống thế làm người.
1.4. Phương pháp sám hối theo Thánh Phaolô:
Thánh Phaolô đã đề nghị một phương pháp thống hối tích cực, không bằng nước mắt, mà bằng hành động cụ thể: “Phần chúng tôi, chúng tôi chẳng làm gì gây cớ cho ai vấp phạm, để không người nào có thể đàm tiếu về công việc phục vụ của chúng tôi. Trái lại, trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ mình là những thừa tác viên của Thiên Chúa: gian nan, khốn quẫn, lo âu, đòn vọt, tù tội, loạn ly, nhọc nhằn, vất vả, mất ăn mất ngủ, chúng tôi đều rất mực kiên trì chịu đựng. Chúng tôi còn chứng tỏ điều đó bằng cách ăn ở trong sạch, khôn khéo, nhẫn nhục, nhân hậu, bằng một tinh thần thánh thiện, một tình thương không giả dối, bằng lời chân lý, bằng sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí để tự vệ, khi vinh cũng như khi nhục, lúc được tiếng tốt cũng như khi mang tiềng xấu. Bị coi là bịp bợm, nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến; bị coi là sắp chết nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giầu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả.” (2Cr. 6, 3-10).
1.5. Hoa trái của sự sám hối:
Sự thống hối đem lại bình an và niềm vui. Tin Mừng đã biến đổi sự thống hối thành niềm vui, vì theo Thánh Phaolô, “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được kể là người trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà người ban cho chúng ta » (Rm 5 3-5).
Ta hãy đến cùng Ngài với lòng thống hối thực sự. Thiên Chúa ban bình an khi ta có lòng thống hối. Không có sự thống hối thực sự nào mà không có Thiên Chúa. Con người thống hối luôn được Thiên Chúa cưu mang vì Ngài luôn tìm kiếm ta trong Tình Yêu vô bờ bến. Thống hối là phó thác để được tha tội và sửa lỗi. Dụ ngôn về người con hoang đàng còn ở ngoài đồng với bầy heo, chợt cảm thấy đau lòng, hối hận. Tình cảm này chưa phải là thống hối. Khi thực sự thống hối, người con chạy đến cùng cha để thú tội. Tâm hồn sẽ được giải thoát khỏi sự khốn khổ. Thánh Phaolô đã nói về sự hối cải như sau: “Nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa làm cho chúng ta hối cải để được cứu độ: đó là điều không bao giờ phải hối tiếc; còn nỗi ưu phiền theo kiểu thế gian thì gây ra sự chết. Hãy xem nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa đã đem lại cho anh em những gì: bao nồng nhiệt, và hơn thế nữa, bao lời xin lỗi, bao ân hận, bao sợ hãi, bao ước mong, bao nhiệt tinh, bao hình phạt.” (2Cr 7, 10-11).
Sự thống hối là nhờ đức tin thúc đấy. Cũng nhờ đức tin, mỗi tín hữu tin vào ơn sống lại: “Thật vậy, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em” (2 Cr 4, 14). Phần II là để lược bàn về Ơn Sống Lại, như hệ quả tất yếu của quá trình thống hối, được thực hiện liên tục trong cuộc sống đạo của mỗi người tín hữu.
II - ƠN SỐNG LẠI:
Ơn Sống Lại là hệ quả tất yếu của việc Chúa Giêsu Kitô Phục sinh. Vì vậy, trước khi bàn về Ơn Sống Lại thiết tưởng cần tìm hiểu vể ý nghĩa Phục Sinh trong lịch sử Giáo Hội.
2.1. Ý nghĩa Phục Sinh trong lịch sử Giáo Hội:
Trong các Thánh lễ chủ nhật và các ngày lễ trọng từ thế kỷ XI đến nay, cộng đoàn dân Chúa đọc kinh Tin Kính để tuyên xưng đức tin lãnh nhận qua phần phụng vụ Lời Chúa. Các tín hữu cúi đầu thành kính tuyên xưng việc “Người xuống thai sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh”. Tiếp đó là việc Đức Kitô “chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại”.
Chúa Kitô Phục sinh là điều kiện để “xác loài người ngày sau sống lại”, còn được gọi là “Ơn Sống Lại “. Kinh Tin Kính gòm các “Tín điều”, symbole trong tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp σύμβολο có nghĩa là tập hợp (để đối lại với διάβολος có nghĩa là phân hóa). Trong kinh Tin Kính, Giáo Hội được tuyên xưng là “Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền”:
- Thánh Thiện (Ιερά): Vì Hội Thánh kết hợp với Chúa Kitô là Đấng Cực Thánh;
- Công Giáo (tiếng Hy Lạp dùng một từ ngữ khác diễn tả cùng một ý nghĩa: καθολικής): Tin Mừng được loan báo khắp cùng trái đất;
- Tông Truyền (Αποστολικού): do các Thánh Tông đồ thiệt lập và rao giảng.
Phép Thánh Thể Chúa Kitô Phục Sinh (Corps de Christ ressuscité) do chính Chúa Kitô thiết lập và truyền lại cho các Thánh Tông Đồ từ hai ngàn năm nay.
Các tín điều trong kinh Tín Kính từng được Thánh Phaolô rao giảng: “…Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1 Cr 15 3-4).
2.2. Giáo huấn của Thánh Phaolô về Phục Sinh:
Trong cuộc hành trình Damas, Thánh nhân Phaolô đã chuyển hướng hoàn toàn (conversion). Con đường Damas đánh dấu sự chuyển biến từ bắt đạo đến truyền đạo, từ bách hại đến tử đạo: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi cho tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.” (Pl 3, 7-8).
Thánh Phaolô thuyết giảng về “kẻ chết sống lại “và “sự kiện Phục sinh ‘“ trong Thư 1 gửi tín hữu Côrintô như sau:
“Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không chỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi là trồng rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trồng rỗng. (1 Cr 15 14). “Nhưng không phải thế Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại”. (1 Cr 15 16)
2.3. Giáo huấn của Thánh Phaolô về Ơn Sống Lại:
“Thù nghịch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết, vì Thiên Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Đức Kitô.” (1 Cr 15 26). Từ định đề này, Thánh Phaolô đã khai triển giáo huấn về Ơn Sống Lại như sau:
“Nếu tuyệt nhiên kẻ chết không trỗi dậy, thì tại sao người ra lại chịu phép rửa cho kẻ chết ? Và chính chúng tôi, tại sao hằng giờ chúng tôi liều mình đương đầu với hiểm họa ?” (1Cr 15, 29)
Ơn Sống Lại là phần thưởng cho những ai tuân giữ Lời Chúa. Thánh nhân đã công bố cách thức kẻ chết sống lại như sau: “Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi ậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr 15 42-44).
Sự phân biệt giữa gieo xuống và trỗi dậy mang hình ảnh gieo hạt hư nát để cây lúa trỗi dậy. Hạt mầm chính là xác thịt và khí huyết của mỗi người:
‘Thưa anh em, điều tôi muốn nói là xác thịt và khí huyết không thể thừa hưởng được Nước Thiên Chúa được, cũng như cái hư nát không thể thừa hưởng sự bất diệt được. Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ đuợc biến đổi trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát; còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử.” (1 Cr, 15 50-53)
Sự biến đổi từ xác phàm trở thành thần khí là sự biển đổi (métamorphose, μεταμόρφωση) từ xc thân hữu hạn thành linh hồn bất diệt.
2.4. Giáo huấn của Đức Bênêdictô XVI về Phục Sinh:
Ngày 3-9-2008, Đức Bênêdictô đã giảng về kinh nghiệm gặp gỡ của Thánh Phaolô với Chúa Kitô Phục Sinh. Đức Thánh Cha coi cuộc hành trình Damas là mốc ngoặt đánh dấu sự chuyển biến hoàn toàn của Thánh nhân.
Đức Bênêdictô đã nhắc lại hai nguồn tài liệu:
- Nguồn thứ nhất căn cứ vào sách Công Vụ Tông Đồ qua trình thuật của Thánh Luca (tên Hy Lạp: Loukas), bạn đồng hành của Thánh Phaolô, hành nghề y sĩ và là tác giả phần thứ ba của Tin Mừng và sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 9, 1-19; Cv 22, 3-21. Cv 26, 4-23). Các tài liệu này nói về hành trạng của Thánh Pholô làm chứng Chúa Kitô Phục Sinh.
- Nguồn thứ hai là thư I của Thánh Phaolô gởi tín hữu Côrintô nói về Chúa Kitô Phục Sinh (1Cr 15 1-8). Theo Đức Bênêdictô XV I, thánh nhân đã sử dụng các từ ngữ của Hội Thánh Giêrusalem: Chúa Giêsu chịu chết, bị đóng đinh trên cây Thánh giá (Jésus est mort crucifié), chết và táng xác (enseveli), sống lại (ressuscité). Sự kiện này chứng minh tính xác thực của sự việc. “Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi” (1Cr 15, 8). Chúa Phục Sinh là cơ sở cho hoạt động tông đồ của Thánh nhân. Trong thư gửi tín hữu Ga lát, Thánh Phaolô viết: “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người » (Gl 1. 15).Trong đoạn văn này, thánh nhân đã nhấn mạnh ngài là chứng nhân mắt thấy tai nghe sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh. Sau đó, Chúa Phục Sinh đã sai Thánh Phaolô đi rao giảng Tin Mừng nơi dân ngoại. Theo Đức Bênêdictô XVI, Kitô giáo không phải là một triết thuyết hoặc bộ môn đạo đức học. Đức Thánh Cha biện minh về tính sống động của đạo Chúa và cho rằng: “Ta là người Kitô giáo nếu ta gặp gỡ Đức Kitô qua việc suy niệm Tin Mừng, đọc kinh cầu nguyện, tham dự các nghi lễ phụng vụ của Giáo Hội. Chúng ta có thể gặp Thánh tâm Chúa Giêsu và Thánh Tâm Chúa cũng ở lại trong lòng ta. Ngài ban cho ta một trái tim rộng mở, một lòng bác ái quảng đại vì mọi người.”
Trong bài thuyết giảng ngày 24-9-2008, Đức Bênêdictô XVI còn nhấn mạnh đến việc thông tin về Chúa Kitô được truyền tụng vào trong những năm 30 của thiên niên kỷ thứ I, gọi là “kerygma”, bằng ngôn ngữ thời đó. Người ta nói rằng “Chúa Kitô Phục sinh” thay vì “Chúa đã Phuc sinh” để lưu ý rằng Chúa Kitô Phục Sinh hiện vẫn tác động đến các tín hữu. Đức Bênêdictô XVI đã đề nghị chuyển dịch là “Ngài phục sinh và tiếp tục hiện diện trong phép Thánh Thể.”
Kết luận:
Một trong những chủ đề của Năm Thánh Phaolô là Thống Hối và Ơn Sống Lại. Hoạt động tông đồ của Thánh nhân kể từ lúc ngài hoán cải trong cuộc hành trình Damas đến ngày được phúc tử đạo chính là để rao giảng Nước Trời, qua lịch sử Cứu Độ và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Thống Hối là tên gọi con đường Damas của mỗi người tín hữu. Ơn Sống Lại là chung khúc của bản trường ca Thống Hối của mỗi xác “thân hư nát để mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết để mặc lấy sự bất tử.” (1 Cr 15, 50-53)
Paris, ngày 13-10-2008
Lê Đình Thông