Dan Lee
10-14-2008, 02:22 PM
CHUỖI MÂN CÔI TRONG ĐỜI SỐNG CHIÊM NIỆM
http://www.dongcong.net/images/00fatimarose2.jpg
PHẦN IV: LẦN HẠT MÂN CÔI VỚI TẤT CẢ KHẢ NĂNG TÂM HỒN
Như ta đã thấy, chuỗi hạt Mân Côi là mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa tình yêu được thâu gọn trong 15 sự kiện, trình bày dưới một hình thức cụ thể đơn giản, để bất cứ ai cũng có thể nhìn ngắm, suy gẫm, thông dự. Mà đã là tình yêu thì chỉ có tình yêu mới cân xứng. Đỉnh cao của việc lần hạt Mân Côi là hiến dâng tình yêu của ta cho Thiên Chúa qua Trái Tim Đức Mẹ và đón nhận tình yêu từ Thiên Chúa qua trái tim Mẹ. Và lĩnh vực tình yêu thì vô cùng vô tận, muôn hình vạn trạng tuỳ tâm hồn, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ tình trạng, không sao quy định được, vì do sự trao đổi hoàn toàn tự do của đôi bên với mối dây liên lạc là chính Chúa Thánh Thần, Đấng bao phủ mỗi một tâm hồn trong sự tín nhiệm như xưa kia đã bao phủ lòng băng tuyết vô nhiễm của Đức Mẹ, không cặp mắt nào của đệ tam nhân có quyền thâm nhập.
Tuy nhiên trước khi đi đến đỉnh cao ấy, ta phải tập huấn từng bước một, để dần dà đưa lòng ta vào nề nếp quy cũ. Quả vậy lòng ta vẫn thường xuyên đầy ắp những xao xuyến, tính toán, những ý tưởng, cảm tình, ước muốn hỗn tạp nên cần phải thanh luyện mới có chỗ cho tình yêu của Chúa Giêsu và Đức Mẹ ngự vào, để từ từ thấm nhuần sâu đậm biến đổi chúng ta thật thâm sâu bền bỉ. Trong bước đầu, ta cần áp dụng một vài phương pháp để dần dần đưa toàn thể con người của ta, từ cơ thể đến trung tâm của con người là linh hồn đi vào mầu nhiệm tình yêu, hay nói đúng hơn, để chính mầu nhiệm tình yêu ngự trị chiếm hữu toàn thể bản thân ta, từ cơ thể đến tâm tình.
1. VỀ CƠ THỂ
Việc tay ta chạm đến các chuỗi hạt Mân Côi, lần từng hạt một, từ từ đều đặn, đọc kinh chậm chạp với một cung bậc nào đó (khi hoàn cảnh cho phép) cũng góp phần vào sự cầm trí. Cũng nên chọn tư thế cho phù hợp: ngồi, đứng hay quỳ. Ngồi thì ngồi ngay ngắn, không uể oải, không bắt chéo chân. Đứng thì đứng thẳng, không dựa tường dựa cột. Cặp mắt khi nhắm, khi ngước lên trời, khi cúi xuống đất, khi nhìn ra xa, nhưng không đảo quanh. Tai không để cho tiếng động xâm nhập. Tất cả những chi tiết ấy ta không làm một cách máy móc, trình diễn, gò bó, nhưng vì tình yêu ta muốn làm mọi việc cách nghiêm túc thì mọi cố gắng nhỏ đều góp phần và việc tu dưỡng tinh thần và đào luyện tâm hồn. Chẳng hạn: ngắm nhìn Chúa hoặc Đức Mẹ lên trời thì nên đứng và ngước nhìn lên. Ngắm nhìn bà Elisabeth chào mừng Đức Mẹ cũng vậy. Trái lại, ngắm Chúa sinh ra trong máng cỏ thì tư thế quỳ hợp hơn… Tuy nhiên trong thực tế thì tuỳ mỗi người và mỗi hoàn cảnh, miễn sao cho cơ thể cũng góp phần vào việc cầu nguyện là được.
2. VỀ GIÁC QUAN
Các giác quan đều phải được điều khiển để khỏi bị phân tán bởi những cảm giác làm phân chia tâm trí. Cách riêng trí tưởng tượng phải được vận dụng để gợi ra những hình ảnh của từng mầu nhiệm với các nhân vật và những sinh hoạt của các nhân vật ấy. Tốt nhất là có được 15 bức ảnh để giúp ta dễ dàng chăm chú nhìn vào tránh khỏi phân tán! Nếu không thì ba tấm, tiêu biểu cho các sự VUI-THƯƠNG-MỪNG. Trong mọi trường hợp đều cần cố gắng tập trung tưởng tượng, gợi ra những hình ảnh và thái độ, ngôn ngữ, hành động và cả tâm tình, tư tưởng của các nhân vật liên hệ. Có như vậy, mới gạt được khỏi đầu óc ta những hình ảnh, những ký ức, những ý nghĩ, những cảm tình, những ước muốn tự phát tự khởi, lôi kéo ta theo dòng tâm lý tự nhiên, có khi không mấy tốt đẹp.
Những hình ảnh, cảm tình, ý nghĩ, ước muốn cao thượng sẽ dần dần đưa ta vào một cuộc sống siêu nhiên sâu xa, bền vững, dần dần thâm nhập vào tiềm thức ý thức và siêu thức, dần dần chi phối cả cuộc đời ta trong mọi lĩnh vực, và biến đổi hẳn con người ta, nhiều khi ảnh hưởng đến cả cách nhìn, cách nghe, cách ăn nói, đi đứng. Nhiều người nhận xét rằng: người kitô hữu nói chung dường như có toả ra một khí quỵển trìu mến, âu yếm, nhất là nơi cặp mắt của các thiếu nữ và các bà mẹ. Nhận xét ấy không phải là không có cơ sở. Thật vậy, một người từ thuở bé đã luôn nghe, nhìn, nghĩ về tình yêu với những hình ảnh dịu dàng của Chúa Giêsu, của Đức Mẹ cũng như của các thánh: Gioan, Magđala, Têrêxa… chắc hẳn không thể không chịu ảnh hưởng ít nhiều.
Các suy gẫm như vậy sẽ giúp ta gần như lồng mọi người, mọi việc, kể cả bản thân ta. Ví dụ: một người thầm nhuần tinh thần Kitô Giáo, thì khi nhìn một em bé tự nhiên liên tưởng đến Chúa Giêsu Hài Đồng, sự liên tưởng ấy sẽ có ảnh hưởng đến cách nhìn, cách đối xử với em bé ấy, và chính cách nhìn, cách đối xử ấy đã là một lời chứng cho đức tin một cách nào đó. Khi đối diện với một cô gái giang hồ, hẳn người kitô hữu liên tưởng đến thái độ của Chúa Giêsu với những người phụ nữ tương tự, và nhờ đó sẽ có thái độ và cách cư xử phù hợp, có thể gieo ảnh hưởng tốt.
Một ví dụ khác: khi tẩm liệm một người mẹ già qua đời, nếu liên tưởng đến Đức Mẹ lên trời, thì lòng thương tiếc tự nhiên tuy vẫn còn, nhưng sẽ thấy một sự bình an nào đó. Hoặc khi chính bản thân ta hay người thân thích phải chịu điều oan ức đắng cay, mà ta biết liên hệ đến bản án oan khiên của Chúa Giêsu (mối phúc thật thứ sáu), thì sẽ có được thái độ và phản ứng thích hợp… Một tâm hồn như vậy, nhất định phải toả ra một cái gì, có thể nói là mang dáng dấp của Chúa Giêsu và của Mẹ Maria. Một tâm hồn như vậy không thể không trở nên muối, men và ánh sáng, dù là rất âm thầm, lặng lẽ, kín đáo.
3. VỀ LÝ TRÍ
Từ các cảm nhận trên, lý trí sẽ suy gẫm về những vấn đề liên hệ đến các mầu nhiệm chứa đựng trong chuỗi hạt Mân Côi, các vấn đề liên hệ trực tiếp đến nội dung đức tin, cũng như những vấn đề tâm lý, luân lý, xã hội, triết lý tự nhiên mà cuộc đời và vũ trụ đặt ra cho con người.
Nếu quen suy gẫm về 15 sự trong chuỗi Mân Côi, dần dần ta sẽ có cách nhìn, cách phê phán, cách lượng giá, cách suy luận theo đúng tinh thần của Tin Mừng trước mọi vấn đề nhờ đó ta sẽ điều chỉnh lại được, và nếu cần thì thay đổi hẳn được lề thói cũ của ta (TRỞ LẠI là vậy đó). Phê phán đánh giá quá theo tinh thần thế gian, dù không xấu và nhiều khi còn đúng nữa, nhưng chỉ đúng theo lý lẽ thế gian, chẳng có gì là Tin Mừng cả! Cứ thử xét lại vài điểm thôi đủ rõ. Ví dụ ta đã từng suy ngắm Chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ hoặc chết trên thánh giá, suy gẫm từ bao nhiêu năm nay, thế nhưng thử hỏi trong cuộc sống ta đã suy nghĩ thế nào, hành động thế nào trước vấn đề giàu nghèo, sang hèn, vinh nhục, thành bại ở đời?
Chẳng mấy ai trong chúng ta là ăn trộm, là đĩ điếm. Điều đó có gì lạ, có gì khác, có gì hơn những người ngoại giáo, bởi vì biết bao người ngoại giáo cũng không hề ăn trộm, không hề đĩ điếm. Nhưng thử hỏi mấy ai trong chúng ta biết đừng quá hăm hở chạy theo thắng lợi trần gian? Đừng quá chán ngán khi thất bại nặng nề? Đừng quá khắt khe với người bị xã hội kết án? Đừng quá đội lên đầu những người được xã hội tôn vinh? Thước đo giá trị ở đời của chúng ta có thực sự là tám mối phúc thật không? Nếu không thì việc lần hạt Mân Côi, việc tham dự thánh lễ của ta có lẽ chưa đạt lắm! Đọc Lời Chúa rồi để đó thì đọc làm gì? Xét mình xưng tội đâu có chỉ loanh quanh luẩn quẩn với điều răn thứ sáu thứ mười, mà phải soi dọi lương tâm từ tám mối phúc thật. Đặc điểm của Kitô Giáo, cái khác hơn của Kitô Giáo là ở tám mối phúc thật, chứ mười điều răn chỉ là tối thiểu, hầu hết các tôn giáo khác và các triết lý đều dạy những điều tương tự! Bằng lòng với cái tối thiểu thì có khác gì với người ngoại giáo bao nhiêu đâu? Như trong gia đình chẳng hạn, tương quan cha mẹ và con cái của chúng ta đã được Kitô hoá đến đâu hay vẫn còn nặng tính cách gia trưởng Khổng giáo? Lắm khi lại là hủ nho hơn là Khổng giáo chính thống! Muốn biết cứ xem việc tổ chức hôn lễ, tang lễ thì rõ.
4. VỀ CẢM TÍNH
Ta hãy khơi dậy những cảm tính cao đẹp nhất từ 15 mầu nhiệm chuỗi Mân Côi, để con tim ta dần dần rung động cùng nhịp với Chúa với Đức Mẹ và với các nhân vật tiếp cận với hai Đấng như thánh Giuse, bà Elisabeth, thánh Gioan, người trộm lành, ông Giakêu v.v…
Ta có thể tạo nên như một thế giới của tâm tình, sống như thể đồng thời với Chúa, với Đức Mẹ để như tạo những mối dây thân tình bằng hữu với các nhân vật được gần gũi với Chúa và Đức Mẹ xưa kia. Ví dụ chiều thứ sáu, ta có thể san chia nỗi đau đớn xót xa của Đức Mẹ, như chính ta sống đồng thời với Đức Mẹ vậy. Sáng thứ hai, ta có thể vui vẻ chào mừng Đức Mẹ, như bà Elisabeth đã chào mừng. Chiều chúa nhật, trong bữa ăn tối, ta có thể chung vui với các Môn đệ trên đường về Emmau được Chúa Phục Sinh tỏ mình dùng bữa chung bàn. Suốt ngày thứ bảy, ta nên sống trong sự chờ đợi cậy trông. Còn ngày thứ tư, ta có thể sống như được thánh Giuse và thánh Gia Thất đến viếng thăm và ở lại nhà mình, như một gia đình thân từ xa đến chơi vậy. Ngày thứ ba, ta có thể san chia cuộc đời bôn ba vất vả giữa quần chúng của Chúa và các Tông Đồ. Còn ngày thứ năm, thứ sáu, có thể noi gương thánh nữ Magaritta Maria à la Coque chia cuộc tử nạn với Chúa, đi sâu vào mầu nhiệm sự dữ với hai khía cạnh khổ và tội của kiếp nhân sinh.
Chúa và Đức Mẹ mời gọi ta sống tiếp cận với hai Đấng trong mọi hoàn cảnh. Thế nhưng, trong những giây phút vui mừng của cuộc sống, ta có thể đem lòng mình lên kết hợp với năm mầu nhiệm Vui và năm mầu nhiệm Mừng của chuỗi hạt Mân Côi để nhờ Đức Mẹ dâng lời cảm tạ Chúa không? Hay ta chìm ngập vào một thái độ hưởng thụ, chiếm hữu, bám víu, hoàn toàn thế tục. Ngược lại, khi ưu sầu phiền não, ê chề tê tái, ta có biết tìm đến với Chúa trong vườn Giệtsimani, không phải chỉ để tìm an ủi, nhưng còn để thông dự với Chúa, với bao nhiều anh chị em khác đã, đang và sẽ uống chén đắng cay của kiếp người, nhưng vẫn yêu đời, vẫn tin tưởng, cậy trông và yêu mến, để nhờ đó ta sẽ can đảm mà dịu dàng, không phẫn nộ oán thù, cũng không hèn nhát trốn chạy, vì trên con đường cay đắng ấy, ta biết ta không cô đơn một mình, nhưng có bạn đồng hành là Chúa trong anh em và anh em trong Chúa.
Bi đát nhất là những lúc ta thấy mình cũng chẳng hơn gì Giuđa, Caipha, Philatô, Hêrôđê, những lúc ấy ta có thể bị hình ảnh Giuđa lủng lẳng treo cổ trên cành cây ám ảnh! Thế nhưng hãy nhớ rằng Phêrô, nền tảng của Hội Thánh, cũng đã hèn nhát chối Chúa ba lần, để rồi như Phêrô, ta sẽ bám chặt lấy Chúa, không phải để bay bổng chơi vơi trong một thế giới huyền ảo lung linh, đẹp như ảo, song là để lăn xả vào cuộc sống, cùng với Cha nhảy xuống biển đời và lòng người đầy sóng gió, bão tố, đầy đau thương và tội lỗi, kể cả chính lòng ta! Phêrô không phải là mây bay lơ lửng trên trời nhưng là đá gieo xuống đáy biển, bởi vì chính Ngôi Hai đã xuống thế làm người.
5. VỀ Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG
Làm người như Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu, Đấng đã sinh ra bởi bà Maria.
Làm người nghĩa là sống thực, với cuộc đời thực có sinh ra, có ăn mặc, có lao động, có tiếp vật xử kỷ với trăm nghìn công việc: đánh cá, dệt vải, đi chợ, nấu cơm, xây nhà cầu, dọn chuồng heo, giặt quần áo, nộp thuế, bỏ phiếu, chen mua vé xe, đi dự míttinh, có thể ra toà, tham dự chiến trường, và cũng có thể ngồi tù, thậm chí ra pháp trường, cũng như có thể giữ địa vị quan trọng xã hội quốc gia và quốc tế ở mọi lĩnh vực, kinh tế ngoại giao, văn nghệ, khoa học…
Làm, nghĩa là hành động do sự lựa chọn và quyết định của mình giữa những khả năng mở ra nhiều lối giành lấy cho được hay nhường nhịn? Im lặng hay cãi vã giành phần thắng? Lấy mang đi hay để lại? Tiếp tục nằm xem tiểu thuyết hay đi ra khỏi nhà? Tiến lên hay tháo lui? v.v…Quyết định và chọn lựa chính là lửa thử vàng để rõ chân tướng của mình, đó chính là vị quan toà cuối cùng. Quả vậy, tri giác, tưởng tượng suy luận, cảm giác chỉ là dọn đường chuẩn bị đi đến sống bằng hành động thực tế như Mẹ Maria thưa “Xin vâng” và mang thai Chúa Giêsu. Như Chúa Giêsu thưa “Xin như ý Cha” và dấn thân vào cuộc khổ nạn.
Chiêm niệm Kitô Giáo bao giờ cũng dẫn đến hành động (không có nghĩa là hoạt động rầm rộ, lẫy lừng) dấn thân cho đến cùng (dầu có chết) tức là phải dùng ý chí đi đến những quyết định nhờ ánh sáng toả ra từ Mầu nhiệm cứu độ, chứ không phải từ lý trí khôn ngoan trần thế, hay nói như thánh Phaolô: từ sự điên rồ của Thập giá chứ không phải là sự khôn ngoan của thế gian. Phanxicô thành Atxidi từ bỏ cơ nghiệp giàu có để đi hành khất: điên rồ! Phanxicô Xaviê từ bỏ sự nghiệp trí thức hàn lâm, lê gót chân vượt muôn gian nguy rao giảng Tin Mừng: điên rồ! Bao nữ tu từ bỏ lời mời mọc của những thanh niên ưu tú, dấn thân cuộc đời (có khi trên 70 năm) hãm mình cầu nguyện trong ẩn viện, hoặc phục vụ những bệnh nhân mắc các chứng nan y: điên rồ!...
Đó là nói về những tâm hồn vĩ đại. Còn chúng ta dù sống cuộc đời tầm thường, ta vẫn luôn phải lựa chọn giữa con đường rộng theo thế gian và con đường hẹp theo Chúa luôn phải trở lại, từ con đường rộng chuyển sang con đường hẹp để có thể trung thành với Chúa Giêsu và Đức Mẹ cả trong những việc tầm thường nhỏ nhặt cũng vậy: đời chúng ta nào mấy ai, mấy khi có việc lớn? Nhưng chính những cái nhỏ nhặt dệt nên cuộc đời vẫn luôn đặt ra trước sự lựa chọn: nhảy lên xe này hay đợi xe khác, lên xe rồi tranh hay nhường chỗ tốt, trung thực làm chứng cho sự thật hay a dua nịnh hót dối trá? Bỏ qua hay là cố chấp xét nét về những thiếu sót nho nhỏ hằng ngày của anh em đối với ta. Mượn đồ chậm trả, không chờ cùng đi làm cho tiện, từ chối không giúp ai một việc nào đó… Ngừng lại giúp anh em một tay cho chóng xong để họ về sớm, lo việc nhà hay mặckệ miễn sao mình xong sớm? Mình về trước, ai về sau mặc ai! Về khuya cứ đi nặng bước hay cố gắng đi nhẹ, nói nhỏ để hàng xóm được an giấc, luôn luôn chữ “hay” ấy có sẵn đó như thuốc kiểm nghiệm thực chất lòng ta thế nào so với luật tình yêu: mến Chúa yêu người, mà gương mẫu là những gì chứa đựng trong 15 sự của chuỗi hạt Mân Côi.
Mục đích cuối cùng của việc lần hạt Mân Côi cũng như của việc thờ phượng khác đều nhằm giúp ta biết nhờ sự soi sáng phù trợ của Chúa và Đức Mẹ mà vận dụng ý chí mà lựa chọn, quyết định và hành động trong cuộc sống hằng ngày sao cho hợp với Lời Chúa: “Bỏ mình vác Thánh Giá mỗi ngày mà theo Tôi”. Ngày nay chẳng còn ai đóng đinh ta như đóng đinh Chúa, nhưng thập giá chính là cuộc sống hằng giây hằng phút, từ việc trọng đại đến việc vụn vặt chúng ta đều được mời gọi lựa chọn bỏ mình, bỏ thế gian, bỏ ma quỷ mà theo Chúa, theo Đức Mẹ hay ngược lại, lần hạt Mân Côi là để suy ngắm mà đối chiếu cuộc sống hằng ngày của ta với thân thế sự nghiệp của Chúa và Đức Mẹ, nhờ đó ta điều chỉnh mọi sự cho phù hợp với Lời Chúa, sao cho đẹp lòng Chúa, vui lòng Mẹ chứ không phải để tìm an ủi hay giải khuây như đi xem văn nghệ hoặc trốn chạy cho rãnh sự đời. Chúa phán với Angèle de Foline rằng: “Cha yêu con không phải chuyện đùa”. Yêu là sống chết với nhau chứ không phải chuyện tình cảm mơ mộng viễn vông (dù là mơ mộng thần hiện).
Đòi hỏi của chuỗi Mân Côi là thế đó, nhưng ta đã thực hành ra sao? Xin thử gợi vài câu hỏi để chúng ta cùng suy nghĩ:
- Trong ngắm thứ nhất của năm sự vui, ta thấy một vị Thiên Chúa, Chúa Tể càn khôn, nhập thể thành một bào thai bé tí, nhỏ thua một hạt kê trong lòng một thiếu nữ nghèo nàn, hèn mọn ở một làng quê hẻo lánh. Sau khi suy ngắm sự khiêm tốn ấy, ta mơ ước gì, danh vọng trần gian còn hấp dẫn ta không?
- Trong ngắm thứ hai, Đức Mẹ tuy bụng mang dạ chửa mà vẫn mau mắn lên đường, đi thăm chị em sắp sinh nở, sau đó còn ở lại giúp đỡ thêm ba tháng, trong khi chính mình cũng không khoẻ gì lắm. Việc suy ngắm tình thương ấy giúp ta cải thiện thế nào trong tương quan với thân bằng quyến thuộc?
- Ngắm thứ năm, ta suy ngắm về mầu nhiệm Đức Mẹ và thánh Giuse bị lạc mất Chúa Giêsu, về câu nói Chúa trả lời cho hai ông bà và về thái độ của hai ông bà. Sau những suy niệm ấy, ta đã quan niệm thế nào về liên hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em? Có phải là một cộng đoàn lấy việc giúp nhau “lo việc của Cha trên trời” là chính, hay chỉ là một tổ hợp sản xuất, một hội tương tế trọn đời? Kết hôn để làm gì? Nghi gia, nghi thất, tề gia nội trợ, nương tựa khi ốm đau, già nua, nối dòng nối dõi… là những điếu tốt. Nhưng phải chăng chỉ dừng lại ở đó? Phải chăng ta chỉ xin Chúa và Đức Mẹ ban ơn cho đạt những mục tiêu ấy và lấy thế làm đủ? Hay còn gì khác nữa? (Thử hỏi và xem lại lời cầu nguyện Tôbia và Rêbecca trước khi hợp đầu. Thử suy nghĩ về gia đình song thân của thánh nữ Têrêxa thì sẽ hiểu).
- Khi suy ngắm Đức Mẹ theo chân Chúa vác thánh giá lên núi Sọ, ta thử kiểm điểm xem, ta có quyết định vác lấy những phần việc khó nhọc trong đời sống gia đình, xã hội không? Hay ta cho như vậy là dại, và ta khôn tìm cách dồn cho người khác (rồi lại cười thầm họ là dại!). Ta muốn khôn dại theo tiêu chuẩn nào? Đừng quên rằng trong vườn địa đàng, nguyên tổ cũng chỉ muốn ăn trái cấm để trở nên khôn theo lời xúi giục của ma quỷ! (Cây trái cấm là cây của sự biết tốt xấu, và cây của sự khôn đó). Phanxicô thành Atxidi là khôn hay dại, Tào Tháo là khôn hay dại? Ta muốn chọn khôn và dại theo kiểu nào? Có thật là ta đang theo cái khôn của Đức Mẹ là Đấng “cực khôn cực ngoan” không?
Sự khôn ngoan của Đức Mẹ có giúp ta thấy rằng trong năm sự Vui bao hàm một nhân sinh quan chú trọng vào đời sống nội tâm, kín đáo, âm thầm, hèn mọn? Những sự kiện như Thiên Chúa ngự xuống sinh ra làm người ở trần gian, quả là những sự kiện kinh thiên động địa, hoán cải mặt địa cầu. Thế mà nếu không có Luca ghi lại thì ngàn đời không ai biết được (có lẽ Luca biết được là do lúc già Đức Mẹ kể lại, như bà kể chuyện con cháu nghe thôi). Vậy thì ta còn dại dột hay là khôn lỏi chạy theo những gì rầm rộ nhất thời để rồi tàn lụi nhiều khi còn kéo cả nhân loại vào những cơn máu lửa ngập trời ngập đất? Ta nên khôn theo kiểu Tần Thuỷ Hoàng, Thành Cát Tư Hãn, Napoléon, hay nên dại theo kiểu Phanxicô thành Atxidi, Vinh Sơn đệ Phaolô, Têrêxa Hài Đồng, cha Phêrô Đamiêng, Charles de Foucauld…
Nói tóm lại, lần hạt Mân Côi không phải là làm như vặn máy tự động hoặc đọc lời thần chú để đạt những ước mơ trần gian của mình, theo quan điểm xác thịt trần thế! Lần hạt Mân Côi là tập trung tinh thần suy ngắm Mầu nhiệm cứu độ, mở rộng tâm hồn đón nhận lấy ân sủng đến cho đời ta trở nên một cuộc nhập thế. Tử nạn Phục Sinh được tiếp diễn trong Chúa Thánh Thần, nhờ sự chuyển cầu trợ giúp của Đức Maria là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, là Mẹ sinh ra Chúa Cứu Thế về phần thân xác và là Mẹ sinh ra ta trong ơn cứu độ về mặt thiêng liêng.
Lần hạt Mân Côi với tinh thần trọn đầy ta sẽ từng bước thoát ra khỏi những thành kiến cố chấp, dính bén theo thói đời, và sẽ có một cái nhìn, một cảm xúc, một phong thái đổi mới về toàn thân, về cuộc sống về nhân sinh vũ trụ, được soi sáng dưới ánh sáng chân lý đức tin, ta sẽ đi đến chỗ thấy rõ ràng thế giới siêu nhiên là một thực tại thật sự là thật, và đời sống tâm linh mới là đời sống cơ bản làm nền tảng cho cuộc sống bên ngoài: nhờ đó dù bên ngoài có tầm thường đến đâu, cuộc đời chúng ta cũng có thể mang lấy một chiều kích, một giá trị và một ý nghĩa vĩnh cửu, vô cùng cao đẹp, gần như tuyệt diệu. Mọi sự khác đối với ta sẽ trở nên ấm cúng, ta sẽ không bị chúng làm mê hoặc đồi trụy, nô lệ hay tha hoá nữa. Ngược lại, chúng sẽ trở nên những vật liệu được ta làm chủ và xây dựng chính xác thực tại siêu nhiên mà 15 sự mầu nhiệm chứa đựng trong chuỗi Mân Côi là một sự thâu gọn, bao hàm súc tích và phong phú vô tận.
Đồng thời ta cũng nhờ đó mà trở nên một người mới, được tái sinh bởi Thánh Thần, cuộc đời ta sẽ trở nên đổi mới. Đối với sự đổi mới này thế kỷ 20 hay thế kỷ 1000 lũy thừa vô cực đi chăng nữa cũng vẫn là già cỗi so với thế kỷ thứ nhất, khi thực tại siêu nhiên ấy ra đời với sự hiện diện của Đức Mẹ trong ngày Thánh Thần ngự xuống, khai sinh ra Hội Thánh Chúa Kitô, Hội Thánh mà Đức Mẹ vừa là Nữ Hoàng, vừa là Trưởng Nữ, vừa là tiêu biểu tượng trưng: cái Hội Thánh làm mầm sống cho trời mới đất mới, đã gieo vào vườn trần thế, đợi ngày nở rộ vào giây phút cánh chung, lúc Chúa lại ngự đến.
Mỗi khi ta lĩnh nhận bí tích Thánh Thể, mầm sống đời sống thiêng liêng được gieo vào lòng ta, cây mầm siêu nhiên được tháp vào gốc cây tự nhiên của bản thân ta. Cây thiêng liêng ấy về mặt Bí Tích, được nuôi dưỡng trong lòng Mẹ Hội Thánh. Về mặt siêu nhiên được nuôi dưỡng trong lòng Mẹ Maria mà chuỗi hạt Mân Côi là một phương thế hữu hiệu vào bậc nhất giúp ta tiếp cận với Ngài.
Lần hạt Mân Côi mà biết quy tụ cả toàn bộ hệ thống khả năng bản thân: cơ thể, giác quan, tưởng tượng, lý trí, tình cảm, ý chí như thế, biết hướng về Chúa Giêsu và Đức Mẹ được diễn tả qua 15 sự VUI-THƯƠNG-MỪNG như thế, thì khác nào ta được cưu mang, che chở, bồi dưỡng tăng trưởng về đời sống thiêng liêng trong lòng băng tuyết vô nhiễm của Đức Maria, cho đến ngày mãn nguyệt khai hoa vĩnh viễn, ngày ta được sinh ra trong cuộc sống muốn đời trên Nước Trời muôn thuở.
Như vậy chuỗi hạt Mân Côi xoay vòng luân chuyển khác nào vòng tay Đức Mẹ, khác nào chính cung lòng Đức Mẹ đang đùm bọc che chở ta như một bào thai.
(Trở lại phần III ) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=24647) (Còn tiếp) Xem tiếp phần V (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=24790)
Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương
http://www.dongcong.net/images/00fatimarose2.jpg
PHẦN IV: LẦN HẠT MÂN CÔI VỚI TẤT CẢ KHẢ NĂNG TÂM HỒN
Như ta đã thấy, chuỗi hạt Mân Côi là mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa tình yêu được thâu gọn trong 15 sự kiện, trình bày dưới một hình thức cụ thể đơn giản, để bất cứ ai cũng có thể nhìn ngắm, suy gẫm, thông dự. Mà đã là tình yêu thì chỉ có tình yêu mới cân xứng. Đỉnh cao của việc lần hạt Mân Côi là hiến dâng tình yêu của ta cho Thiên Chúa qua Trái Tim Đức Mẹ và đón nhận tình yêu từ Thiên Chúa qua trái tim Mẹ. Và lĩnh vực tình yêu thì vô cùng vô tận, muôn hình vạn trạng tuỳ tâm hồn, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ tình trạng, không sao quy định được, vì do sự trao đổi hoàn toàn tự do của đôi bên với mối dây liên lạc là chính Chúa Thánh Thần, Đấng bao phủ mỗi một tâm hồn trong sự tín nhiệm như xưa kia đã bao phủ lòng băng tuyết vô nhiễm của Đức Mẹ, không cặp mắt nào của đệ tam nhân có quyền thâm nhập.
Tuy nhiên trước khi đi đến đỉnh cao ấy, ta phải tập huấn từng bước một, để dần dà đưa lòng ta vào nề nếp quy cũ. Quả vậy lòng ta vẫn thường xuyên đầy ắp những xao xuyến, tính toán, những ý tưởng, cảm tình, ước muốn hỗn tạp nên cần phải thanh luyện mới có chỗ cho tình yêu của Chúa Giêsu và Đức Mẹ ngự vào, để từ từ thấm nhuần sâu đậm biến đổi chúng ta thật thâm sâu bền bỉ. Trong bước đầu, ta cần áp dụng một vài phương pháp để dần dần đưa toàn thể con người của ta, từ cơ thể đến trung tâm của con người là linh hồn đi vào mầu nhiệm tình yêu, hay nói đúng hơn, để chính mầu nhiệm tình yêu ngự trị chiếm hữu toàn thể bản thân ta, từ cơ thể đến tâm tình.
1. VỀ CƠ THỂ
Việc tay ta chạm đến các chuỗi hạt Mân Côi, lần từng hạt một, từ từ đều đặn, đọc kinh chậm chạp với một cung bậc nào đó (khi hoàn cảnh cho phép) cũng góp phần vào sự cầm trí. Cũng nên chọn tư thế cho phù hợp: ngồi, đứng hay quỳ. Ngồi thì ngồi ngay ngắn, không uể oải, không bắt chéo chân. Đứng thì đứng thẳng, không dựa tường dựa cột. Cặp mắt khi nhắm, khi ngước lên trời, khi cúi xuống đất, khi nhìn ra xa, nhưng không đảo quanh. Tai không để cho tiếng động xâm nhập. Tất cả những chi tiết ấy ta không làm một cách máy móc, trình diễn, gò bó, nhưng vì tình yêu ta muốn làm mọi việc cách nghiêm túc thì mọi cố gắng nhỏ đều góp phần và việc tu dưỡng tinh thần và đào luyện tâm hồn. Chẳng hạn: ngắm nhìn Chúa hoặc Đức Mẹ lên trời thì nên đứng và ngước nhìn lên. Ngắm nhìn bà Elisabeth chào mừng Đức Mẹ cũng vậy. Trái lại, ngắm Chúa sinh ra trong máng cỏ thì tư thế quỳ hợp hơn… Tuy nhiên trong thực tế thì tuỳ mỗi người và mỗi hoàn cảnh, miễn sao cho cơ thể cũng góp phần vào việc cầu nguyện là được.
2. VỀ GIÁC QUAN
Các giác quan đều phải được điều khiển để khỏi bị phân tán bởi những cảm giác làm phân chia tâm trí. Cách riêng trí tưởng tượng phải được vận dụng để gợi ra những hình ảnh của từng mầu nhiệm với các nhân vật và những sinh hoạt của các nhân vật ấy. Tốt nhất là có được 15 bức ảnh để giúp ta dễ dàng chăm chú nhìn vào tránh khỏi phân tán! Nếu không thì ba tấm, tiêu biểu cho các sự VUI-THƯƠNG-MỪNG. Trong mọi trường hợp đều cần cố gắng tập trung tưởng tượng, gợi ra những hình ảnh và thái độ, ngôn ngữ, hành động và cả tâm tình, tư tưởng của các nhân vật liên hệ. Có như vậy, mới gạt được khỏi đầu óc ta những hình ảnh, những ký ức, những ý nghĩ, những cảm tình, những ước muốn tự phát tự khởi, lôi kéo ta theo dòng tâm lý tự nhiên, có khi không mấy tốt đẹp.
Những hình ảnh, cảm tình, ý nghĩ, ước muốn cao thượng sẽ dần dần đưa ta vào một cuộc sống siêu nhiên sâu xa, bền vững, dần dần thâm nhập vào tiềm thức ý thức và siêu thức, dần dần chi phối cả cuộc đời ta trong mọi lĩnh vực, và biến đổi hẳn con người ta, nhiều khi ảnh hưởng đến cả cách nhìn, cách nghe, cách ăn nói, đi đứng. Nhiều người nhận xét rằng: người kitô hữu nói chung dường như có toả ra một khí quỵển trìu mến, âu yếm, nhất là nơi cặp mắt của các thiếu nữ và các bà mẹ. Nhận xét ấy không phải là không có cơ sở. Thật vậy, một người từ thuở bé đã luôn nghe, nhìn, nghĩ về tình yêu với những hình ảnh dịu dàng của Chúa Giêsu, của Đức Mẹ cũng như của các thánh: Gioan, Magđala, Têrêxa… chắc hẳn không thể không chịu ảnh hưởng ít nhiều.
Các suy gẫm như vậy sẽ giúp ta gần như lồng mọi người, mọi việc, kể cả bản thân ta. Ví dụ: một người thầm nhuần tinh thần Kitô Giáo, thì khi nhìn một em bé tự nhiên liên tưởng đến Chúa Giêsu Hài Đồng, sự liên tưởng ấy sẽ có ảnh hưởng đến cách nhìn, cách đối xử với em bé ấy, và chính cách nhìn, cách đối xử ấy đã là một lời chứng cho đức tin một cách nào đó. Khi đối diện với một cô gái giang hồ, hẳn người kitô hữu liên tưởng đến thái độ của Chúa Giêsu với những người phụ nữ tương tự, và nhờ đó sẽ có thái độ và cách cư xử phù hợp, có thể gieo ảnh hưởng tốt.
Một ví dụ khác: khi tẩm liệm một người mẹ già qua đời, nếu liên tưởng đến Đức Mẹ lên trời, thì lòng thương tiếc tự nhiên tuy vẫn còn, nhưng sẽ thấy một sự bình an nào đó. Hoặc khi chính bản thân ta hay người thân thích phải chịu điều oan ức đắng cay, mà ta biết liên hệ đến bản án oan khiên của Chúa Giêsu (mối phúc thật thứ sáu), thì sẽ có được thái độ và phản ứng thích hợp… Một tâm hồn như vậy, nhất định phải toả ra một cái gì, có thể nói là mang dáng dấp của Chúa Giêsu và của Mẹ Maria. Một tâm hồn như vậy không thể không trở nên muối, men và ánh sáng, dù là rất âm thầm, lặng lẽ, kín đáo.
3. VỀ LÝ TRÍ
Từ các cảm nhận trên, lý trí sẽ suy gẫm về những vấn đề liên hệ đến các mầu nhiệm chứa đựng trong chuỗi hạt Mân Côi, các vấn đề liên hệ trực tiếp đến nội dung đức tin, cũng như những vấn đề tâm lý, luân lý, xã hội, triết lý tự nhiên mà cuộc đời và vũ trụ đặt ra cho con người.
Nếu quen suy gẫm về 15 sự trong chuỗi Mân Côi, dần dần ta sẽ có cách nhìn, cách phê phán, cách lượng giá, cách suy luận theo đúng tinh thần của Tin Mừng trước mọi vấn đề nhờ đó ta sẽ điều chỉnh lại được, và nếu cần thì thay đổi hẳn được lề thói cũ của ta (TRỞ LẠI là vậy đó). Phê phán đánh giá quá theo tinh thần thế gian, dù không xấu và nhiều khi còn đúng nữa, nhưng chỉ đúng theo lý lẽ thế gian, chẳng có gì là Tin Mừng cả! Cứ thử xét lại vài điểm thôi đủ rõ. Ví dụ ta đã từng suy ngắm Chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ hoặc chết trên thánh giá, suy gẫm từ bao nhiêu năm nay, thế nhưng thử hỏi trong cuộc sống ta đã suy nghĩ thế nào, hành động thế nào trước vấn đề giàu nghèo, sang hèn, vinh nhục, thành bại ở đời?
Chẳng mấy ai trong chúng ta là ăn trộm, là đĩ điếm. Điều đó có gì lạ, có gì khác, có gì hơn những người ngoại giáo, bởi vì biết bao người ngoại giáo cũng không hề ăn trộm, không hề đĩ điếm. Nhưng thử hỏi mấy ai trong chúng ta biết đừng quá hăm hở chạy theo thắng lợi trần gian? Đừng quá chán ngán khi thất bại nặng nề? Đừng quá khắt khe với người bị xã hội kết án? Đừng quá đội lên đầu những người được xã hội tôn vinh? Thước đo giá trị ở đời của chúng ta có thực sự là tám mối phúc thật không? Nếu không thì việc lần hạt Mân Côi, việc tham dự thánh lễ của ta có lẽ chưa đạt lắm! Đọc Lời Chúa rồi để đó thì đọc làm gì? Xét mình xưng tội đâu có chỉ loanh quanh luẩn quẩn với điều răn thứ sáu thứ mười, mà phải soi dọi lương tâm từ tám mối phúc thật. Đặc điểm của Kitô Giáo, cái khác hơn của Kitô Giáo là ở tám mối phúc thật, chứ mười điều răn chỉ là tối thiểu, hầu hết các tôn giáo khác và các triết lý đều dạy những điều tương tự! Bằng lòng với cái tối thiểu thì có khác gì với người ngoại giáo bao nhiêu đâu? Như trong gia đình chẳng hạn, tương quan cha mẹ và con cái của chúng ta đã được Kitô hoá đến đâu hay vẫn còn nặng tính cách gia trưởng Khổng giáo? Lắm khi lại là hủ nho hơn là Khổng giáo chính thống! Muốn biết cứ xem việc tổ chức hôn lễ, tang lễ thì rõ.
4. VỀ CẢM TÍNH
Ta hãy khơi dậy những cảm tính cao đẹp nhất từ 15 mầu nhiệm chuỗi Mân Côi, để con tim ta dần dần rung động cùng nhịp với Chúa với Đức Mẹ và với các nhân vật tiếp cận với hai Đấng như thánh Giuse, bà Elisabeth, thánh Gioan, người trộm lành, ông Giakêu v.v…
Ta có thể tạo nên như một thế giới của tâm tình, sống như thể đồng thời với Chúa, với Đức Mẹ để như tạo những mối dây thân tình bằng hữu với các nhân vật được gần gũi với Chúa và Đức Mẹ xưa kia. Ví dụ chiều thứ sáu, ta có thể san chia nỗi đau đớn xót xa của Đức Mẹ, như chính ta sống đồng thời với Đức Mẹ vậy. Sáng thứ hai, ta có thể vui vẻ chào mừng Đức Mẹ, như bà Elisabeth đã chào mừng. Chiều chúa nhật, trong bữa ăn tối, ta có thể chung vui với các Môn đệ trên đường về Emmau được Chúa Phục Sinh tỏ mình dùng bữa chung bàn. Suốt ngày thứ bảy, ta nên sống trong sự chờ đợi cậy trông. Còn ngày thứ tư, ta có thể sống như được thánh Giuse và thánh Gia Thất đến viếng thăm và ở lại nhà mình, như một gia đình thân từ xa đến chơi vậy. Ngày thứ ba, ta có thể san chia cuộc đời bôn ba vất vả giữa quần chúng của Chúa và các Tông Đồ. Còn ngày thứ năm, thứ sáu, có thể noi gương thánh nữ Magaritta Maria à la Coque chia cuộc tử nạn với Chúa, đi sâu vào mầu nhiệm sự dữ với hai khía cạnh khổ và tội của kiếp nhân sinh.
Chúa và Đức Mẹ mời gọi ta sống tiếp cận với hai Đấng trong mọi hoàn cảnh. Thế nhưng, trong những giây phút vui mừng của cuộc sống, ta có thể đem lòng mình lên kết hợp với năm mầu nhiệm Vui và năm mầu nhiệm Mừng của chuỗi hạt Mân Côi để nhờ Đức Mẹ dâng lời cảm tạ Chúa không? Hay ta chìm ngập vào một thái độ hưởng thụ, chiếm hữu, bám víu, hoàn toàn thế tục. Ngược lại, khi ưu sầu phiền não, ê chề tê tái, ta có biết tìm đến với Chúa trong vườn Giệtsimani, không phải chỉ để tìm an ủi, nhưng còn để thông dự với Chúa, với bao nhiều anh chị em khác đã, đang và sẽ uống chén đắng cay của kiếp người, nhưng vẫn yêu đời, vẫn tin tưởng, cậy trông và yêu mến, để nhờ đó ta sẽ can đảm mà dịu dàng, không phẫn nộ oán thù, cũng không hèn nhát trốn chạy, vì trên con đường cay đắng ấy, ta biết ta không cô đơn một mình, nhưng có bạn đồng hành là Chúa trong anh em và anh em trong Chúa.
Bi đát nhất là những lúc ta thấy mình cũng chẳng hơn gì Giuđa, Caipha, Philatô, Hêrôđê, những lúc ấy ta có thể bị hình ảnh Giuđa lủng lẳng treo cổ trên cành cây ám ảnh! Thế nhưng hãy nhớ rằng Phêrô, nền tảng của Hội Thánh, cũng đã hèn nhát chối Chúa ba lần, để rồi như Phêrô, ta sẽ bám chặt lấy Chúa, không phải để bay bổng chơi vơi trong một thế giới huyền ảo lung linh, đẹp như ảo, song là để lăn xả vào cuộc sống, cùng với Cha nhảy xuống biển đời và lòng người đầy sóng gió, bão tố, đầy đau thương và tội lỗi, kể cả chính lòng ta! Phêrô không phải là mây bay lơ lửng trên trời nhưng là đá gieo xuống đáy biển, bởi vì chính Ngôi Hai đã xuống thế làm người.
5. VỀ Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG
Làm người như Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu, Đấng đã sinh ra bởi bà Maria.
Làm người nghĩa là sống thực, với cuộc đời thực có sinh ra, có ăn mặc, có lao động, có tiếp vật xử kỷ với trăm nghìn công việc: đánh cá, dệt vải, đi chợ, nấu cơm, xây nhà cầu, dọn chuồng heo, giặt quần áo, nộp thuế, bỏ phiếu, chen mua vé xe, đi dự míttinh, có thể ra toà, tham dự chiến trường, và cũng có thể ngồi tù, thậm chí ra pháp trường, cũng như có thể giữ địa vị quan trọng xã hội quốc gia và quốc tế ở mọi lĩnh vực, kinh tế ngoại giao, văn nghệ, khoa học…
Làm, nghĩa là hành động do sự lựa chọn và quyết định của mình giữa những khả năng mở ra nhiều lối giành lấy cho được hay nhường nhịn? Im lặng hay cãi vã giành phần thắng? Lấy mang đi hay để lại? Tiếp tục nằm xem tiểu thuyết hay đi ra khỏi nhà? Tiến lên hay tháo lui? v.v…Quyết định và chọn lựa chính là lửa thử vàng để rõ chân tướng của mình, đó chính là vị quan toà cuối cùng. Quả vậy, tri giác, tưởng tượng suy luận, cảm giác chỉ là dọn đường chuẩn bị đi đến sống bằng hành động thực tế như Mẹ Maria thưa “Xin vâng” và mang thai Chúa Giêsu. Như Chúa Giêsu thưa “Xin như ý Cha” và dấn thân vào cuộc khổ nạn.
Chiêm niệm Kitô Giáo bao giờ cũng dẫn đến hành động (không có nghĩa là hoạt động rầm rộ, lẫy lừng) dấn thân cho đến cùng (dầu có chết) tức là phải dùng ý chí đi đến những quyết định nhờ ánh sáng toả ra từ Mầu nhiệm cứu độ, chứ không phải từ lý trí khôn ngoan trần thế, hay nói như thánh Phaolô: từ sự điên rồ của Thập giá chứ không phải là sự khôn ngoan của thế gian. Phanxicô thành Atxidi từ bỏ cơ nghiệp giàu có để đi hành khất: điên rồ! Phanxicô Xaviê từ bỏ sự nghiệp trí thức hàn lâm, lê gót chân vượt muôn gian nguy rao giảng Tin Mừng: điên rồ! Bao nữ tu từ bỏ lời mời mọc của những thanh niên ưu tú, dấn thân cuộc đời (có khi trên 70 năm) hãm mình cầu nguyện trong ẩn viện, hoặc phục vụ những bệnh nhân mắc các chứng nan y: điên rồ!...
Đó là nói về những tâm hồn vĩ đại. Còn chúng ta dù sống cuộc đời tầm thường, ta vẫn luôn phải lựa chọn giữa con đường rộng theo thế gian và con đường hẹp theo Chúa luôn phải trở lại, từ con đường rộng chuyển sang con đường hẹp để có thể trung thành với Chúa Giêsu và Đức Mẹ cả trong những việc tầm thường nhỏ nhặt cũng vậy: đời chúng ta nào mấy ai, mấy khi có việc lớn? Nhưng chính những cái nhỏ nhặt dệt nên cuộc đời vẫn luôn đặt ra trước sự lựa chọn: nhảy lên xe này hay đợi xe khác, lên xe rồi tranh hay nhường chỗ tốt, trung thực làm chứng cho sự thật hay a dua nịnh hót dối trá? Bỏ qua hay là cố chấp xét nét về những thiếu sót nho nhỏ hằng ngày của anh em đối với ta. Mượn đồ chậm trả, không chờ cùng đi làm cho tiện, từ chối không giúp ai một việc nào đó… Ngừng lại giúp anh em một tay cho chóng xong để họ về sớm, lo việc nhà hay mặckệ miễn sao mình xong sớm? Mình về trước, ai về sau mặc ai! Về khuya cứ đi nặng bước hay cố gắng đi nhẹ, nói nhỏ để hàng xóm được an giấc, luôn luôn chữ “hay” ấy có sẵn đó như thuốc kiểm nghiệm thực chất lòng ta thế nào so với luật tình yêu: mến Chúa yêu người, mà gương mẫu là những gì chứa đựng trong 15 sự của chuỗi hạt Mân Côi.
Mục đích cuối cùng của việc lần hạt Mân Côi cũng như của việc thờ phượng khác đều nhằm giúp ta biết nhờ sự soi sáng phù trợ của Chúa và Đức Mẹ mà vận dụng ý chí mà lựa chọn, quyết định và hành động trong cuộc sống hằng ngày sao cho hợp với Lời Chúa: “Bỏ mình vác Thánh Giá mỗi ngày mà theo Tôi”. Ngày nay chẳng còn ai đóng đinh ta như đóng đinh Chúa, nhưng thập giá chính là cuộc sống hằng giây hằng phút, từ việc trọng đại đến việc vụn vặt chúng ta đều được mời gọi lựa chọn bỏ mình, bỏ thế gian, bỏ ma quỷ mà theo Chúa, theo Đức Mẹ hay ngược lại, lần hạt Mân Côi là để suy ngắm mà đối chiếu cuộc sống hằng ngày của ta với thân thế sự nghiệp của Chúa và Đức Mẹ, nhờ đó ta điều chỉnh mọi sự cho phù hợp với Lời Chúa, sao cho đẹp lòng Chúa, vui lòng Mẹ chứ không phải để tìm an ủi hay giải khuây như đi xem văn nghệ hoặc trốn chạy cho rãnh sự đời. Chúa phán với Angèle de Foline rằng: “Cha yêu con không phải chuyện đùa”. Yêu là sống chết với nhau chứ không phải chuyện tình cảm mơ mộng viễn vông (dù là mơ mộng thần hiện).
Đòi hỏi của chuỗi Mân Côi là thế đó, nhưng ta đã thực hành ra sao? Xin thử gợi vài câu hỏi để chúng ta cùng suy nghĩ:
- Trong ngắm thứ nhất của năm sự vui, ta thấy một vị Thiên Chúa, Chúa Tể càn khôn, nhập thể thành một bào thai bé tí, nhỏ thua một hạt kê trong lòng một thiếu nữ nghèo nàn, hèn mọn ở một làng quê hẻo lánh. Sau khi suy ngắm sự khiêm tốn ấy, ta mơ ước gì, danh vọng trần gian còn hấp dẫn ta không?
- Trong ngắm thứ hai, Đức Mẹ tuy bụng mang dạ chửa mà vẫn mau mắn lên đường, đi thăm chị em sắp sinh nở, sau đó còn ở lại giúp đỡ thêm ba tháng, trong khi chính mình cũng không khoẻ gì lắm. Việc suy ngắm tình thương ấy giúp ta cải thiện thế nào trong tương quan với thân bằng quyến thuộc?
- Ngắm thứ năm, ta suy ngắm về mầu nhiệm Đức Mẹ và thánh Giuse bị lạc mất Chúa Giêsu, về câu nói Chúa trả lời cho hai ông bà và về thái độ của hai ông bà. Sau những suy niệm ấy, ta đã quan niệm thế nào về liên hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em? Có phải là một cộng đoàn lấy việc giúp nhau “lo việc của Cha trên trời” là chính, hay chỉ là một tổ hợp sản xuất, một hội tương tế trọn đời? Kết hôn để làm gì? Nghi gia, nghi thất, tề gia nội trợ, nương tựa khi ốm đau, già nua, nối dòng nối dõi… là những điếu tốt. Nhưng phải chăng chỉ dừng lại ở đó? Phải chăng ta chỉ xin Chúa và Đức Mẹ ban ơn cho đạt những mục tiêu ấy và lấy thế làm đủ? Hay còn gì khác nữa? (Thử hỏi và xem lại lời cầu nguyện Tôbia và Rêbecca trước khi hợp đầu. Thử suy nghĩ về gia đình song thân của thánh nữ Têrêxa thì sẽ hiểu).
- Khi suy ngắm Đức Mẹ theo chân Chúa vác thánh giá lên núi Sọ, ta thử kiểm điểm xem, ta có quyết định vác lấy những phần việc khó nhọc trong đời sống gia đình, xã hội không? Hay ta cho như vậy là dại, và ta khôn tìm cách dồn cho người khác (rồi lại cười thầm họ là dại!). Ta muốn khôn dại theo tiêu chuẩn nào? Đừng quên rằng trong vườn địa đàng, nguyên tổ cũng chỉ muốn ăn trái cấm để trở nên khôn theo lời xúi giục của ma quỷ! (Cây trái cấm là cây của sự biết tốt xấu, và cây của sự khôn đó). Phanxicô thành Atxidi là khôn hay dại, Tào Tháo là khôn hay dại? Ta muốn chọn khôn và dại theo kiểu nào? Có thật là ta đang theo cái khôn của Đức Mẹ là Đấng “cực khôn cực ngoan” không?
Sự khôn ngoan của Đức Mẹ có giúp ta thấy rằng trong năm sự Vui bao hàm một nhân sinh quan chú trọng vào đời sống nội tâm, kín đáo, âm thầm, hèn mọn? Những sự kiện như Thiên Chúa ngự xuống sinh ra làm người ở trần gian, quả là những sự kiện kinh thiên động địa, hoán cải mặt địa cầu. Thế mà nếu không có Luca ghi lại thì ngàn đời không ai biết được (có lẽ Luca biết được là do lúc già Đức Mẹ kể lại, như bà kể chuyện con cháu nghe thôi). Vậy thì ta còn dại dột hay là khôn lỏi chạy theo những gì rầm rộ nhất thời để rồi tàn lụi nhiều khi còn kéo cả nhân loại vào những cơn máu lửa ngập trời ngập đất? Ta nên khôn theo kiểu Tần Thuỷ Hoàng, Thành Cát Tư Hãn, Napoléon, hay nên dại theo kiểu Phanxicô thành Atxidi, Vinh Sơn đệ Phaolô, Têrêxa Hài Đồng, cha Phêrô Đamiêng, Charles de Foucauld…
Nói tóm lại, lần hạt Mân Côi không phải là làm như vặn máy tự động hoặc đọc lời thần chú để đạt những ước mơ trần gian của mình, theo quan điểm xác thịt trần thế! Lần hạt Mân Côi là tập trung tinh thần suy ngắm Mầu nhiệm cứu độ, mở rộng tâm hồn đón nhận lấy ân sủng đến cho đời ta trở nên một cuộc nhập thế. Tử nạn Phục Sinh được tiếp diễn trong Chúa Thánh Thần, nhờ sự chuyển cầu trợ giúp của Đức Maria là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, là Mẹ sinh ra Chúa Cứu Thế về phần thân xác và là Mẹ sinh ra ta trong ơn cứu độ về mặt thiêng liêng.
Lần hạt Mân Côi với tinh thần trọn đầy ta sẽ từng bước thoát ra khỏi những thành kiến cố chấp, dính bén theo thói đời, và sẽ có một cái nhìn, một cảm xúc, một phong thái đổi mới về toàn thân, về cuộc sống về nhân sinh vũ trụ, được soi sáng dưới ánh sáng chân lý đức tin, ta sẽ đi đến chỗ thấy rõ ràng thế giới siêu nhiên là một thực tại thật sự là thật, và đời sống tâm linh mới là đời sống cơ bản làm nền tảng cho cuộc sống bên ngoài: nhờ đó dù bên ngoài có tầm thường đến đâu, cuộc đời chúng ta cũng có thể mang lấy một chiều kích, một giá trị và một ý nghĩa vĩnh cửu, vô cùng cao đẹp, gần như tuyệt diệu. Mọi sự khác đối với ta sẽ trở nên ấm cúng, ta sẽ không bị chúng làm mê hoặc đồi trụy, nô lệ hay tha hoá nữa. Ngược lại, chúng sẽ trở nên những vật liệu được ta làm chủ và xây dựng chính xác thực tại siêu nhiên mà 15 sự mầu nhiệm chứa đựng trong chuỗi Mân Côi là một sự thâu gọn, bao hàm súc tích và phong phú vô tận.
Đồng thời ta cũng nhờ đó mà trở nên một người mới, được tái sinh bởi Thánh Thần, cuộc đời ta sẽ trở nên đổi mới. Đối với sự đổi mới này thế kỷ 20 hay thế kỷ 1000 lũy thừa vô cực đi chăng nữa cũng vẫn là già cỗi so với thế kỷ thứ nhất, khi thực tại siêu nhiên ấy ra đời với sự hiện diện của Đức Mẹ trong ngày Thánh Thần ngự xuống, khai sinh ra Hội Thánh Chúa Kitô, Hội Thánh mà Đức Mẹ vừa là Nữ Hoàng, vừa là Trưởng Nữ, vừa là tiêu biểu tượng trưng: cái Hội Thánh làm mầm sống cho trời mới đất mới, đã gieo vào vườn trần thế, đợi ngày nở rộ vào giây phút cánh chung, lúc Chúa lại ngự đến.
Mỗi khi ta lĩnh nhận bí tích Thánh Thể, mầm sống đời sống thiêng liêng được gieo vào lòng ta, cây mầm siêu nhiên được tháp vào gốc cây tự nhiên của bản thân ta. Cây thiêng liêng ấy về mặt Bí Tích, được nuôi dưỡng trong lòng Mẹ Hội Thánh. Về mặt siêu nhiên được nuôi dưỡng trong lòng Mẹ Maria mà chuỗi hạt Mân Côi là một phương thế hữu hiệu vào bậc nhất giúp ta tiếp cận với Ngài.
Lần hạt Mân Côi mà biết quy tụ cả toàn bộ hệ thống khả năng bản thân: cơ thể, giác quan, tưởng tượng, lý trí, tình cảm, ý chí như thế, biết hướng về Chúa Giêsu và Đức Mẹ được diễn tả qua 15 sự VUI-THƯƠNG-MỪNG như thế, thì khác nào ta được cưu mang, che chở, bồi dưỡng tăng trưởng về đời sống thiêng liêng trong lòng băng tuyết vô nhiễm của Đức Maria, cho đến ngày mãn nguyệt khai hoa vĩnh viễn, ngày ta được sinh ra trong cuộc sống muốn đời trên Nước Trời muôn thuở.
Như vậy chuỗi hạt Mân Côi xoay vòng luân chuyển khác nào vòng tay Đức Mẹ, khác nào chính cung lòng Đức Mẹ đang đùm bọc che chở ta như một bào thai.
(Trở lại phần III ) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=24647) (Còn tiếp) Xem tiếp phần V (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=24790)
Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương