Dan Lee
10-15-2008, 09:40 AM
Suy niệm Chúa Nhật XXIX thường niên - Năm A
CỦa Thiên Chúa, TrẢ VỀ Cho Thiên Chúa
Thưa quí vị.
Thời Chúa Giêsu, đồng tiền La mã (denarius) khắc hình Teberius (14-37 công nguyên) và hàng chữ "Tiberius con hoàng thượng Augustus thần linh, là thượng tế tối cao". Những người thuộc nhóm biệt phái đặc biệt nhức nhối về đồng tiền này, bởi nó gán nhãn hiệu thần thánh cho các vị vua chúa La mã. Do đó, sở hữu đồng tiền denarius là thờ phượng tà thần. Họ đã tìm ra phương thức trả thuế mà không cần dùng tiền denarius của La mã. Trong Tin Mừng hôm nay, họ không trực tiếp đến gặp Chúa Giêsu để khỏi phải tiếp xúc với đồng tiền gớm ghét. Họ sai đầy tớ cùng đi với những kẻ thuộc đảng Hêrođê. Và thánh Matthêo muốn sử dụng sự kiện này để làm nổi bật câu nói của Chúa Giêsu: " Hãy trả lại cho Xê-da, những gì thuộc về Xê-da và Thiên Chúa, những gì thuộc về Thiên Chúa". Đây là cái véo nặng nề vào nếp sống giả hình của Pharisêo nói riêng và nhân loại nói chung.
Trong giáo lý của giới cầm quyền đền thờ, có rất nhiều vấn đề gây tranh cãi và người ta dễ bị gài bẫy. Người Do Thái trong Sách Tin Mừng giăng bẫy Chúa Giêsu tất cả bốn lần. Đây là lần thứ nhất, ba lần còn lại là vấn đề kẻ chết sống lại, điều răn trọng nhất và con vua Đa-vít. Họ hỏi và Chúa trả lời. Lần nào Ngài cũng làm cho họ ngạc nhiên và cuối cùng không dám hỏi nữa. Có lẽ đây cũng là câu trả lời của cộng đồng thánh Matthêo cho những người thắc mắc về giáo lý của cộng đồng. Câu chuyện trả thuế cho Roma để đế quốc có tiền nuôi dưỡng một đạo binh tàn ác áp bức chính những người nộp thuế là vô lý rõ ràng. Đa số dân chúng Do Thái miễn cưỡng phải làm việc này, thẳng thắn thì chẳng ai ưa một việc hại dân, hại nước đến thế. Phái Pharisêo cay đắng cực lực phản đối. Nhưng trớ trêu thay họ lại liên minh với đảng Hêrođê, là những kẻ chủ trương nộp thuế để được yên thân làm giàu. Họ gài bẫy Chúa Giêsu. Mới hay lòng dạ con người! Sẵn sàng xóa bỏ nguyên tắc, bán rẻ lương tâm để đạt mục tiêu trước mắt. Các chính trị gia thời nay cũng vậy thôi, kể cả các nhà lãnh đạo tôn giáo! Họ đặt Chúa Giêsu vào tình huống tiến thoái lưỡng nan. Nếu Ngài chấp thuận nộp thuế, Ngài phản bội dân tộc và sẽ bị kết án vong bản. Không ai còn tin giáo lý của Ngài nữa. Nếu Ngài chống đối nộp thuế, Ngài sẽ bị quân đội Roma hành quyết ngay, hay tối thiểu cũng ngồi tù đếm lịch trọn kiếp.
Câu trả lời của Chúa Giêsu thật bất ngờ. Ngài gọi những người đến chất vấn Ngài là giả hình! Tại sao vậy? Bởi câu trả lời nằm ngay trong túi áo họ! Để cho sự việc rõ ràng hơn, Ngài yêu cầu cho xem đồng tiền nộp thuế: họ đưa cho Ngài một quan tiền Roma. Quan tiền đó in hình và dòng chữ của Xê-da. Một dấu hiệu rõ ràng chủ quyền của nhà vua về sở hữu chính trị và tôn giáo. Một người phàm mang dáng dấp thần linh! Một hôn quân cai trị dân Thiên Chúa. Một sự tủi nhục cho bất cứ người Do Thái nào! Nguyên do tại đâu thì ai nấy đều biết rõ! Đó là toàn dân đã phản bội giao ước với Thượng Đế. Những người mang đồng tiền đó đương nhiên phải trả thuế cho Xê-da, nghĩa vụ bắt buộc theo lẽ công bằng. Như vậy Chúa Giêsu công nhận quyền bính thế tục, nhưng Ngài không đưa ra một tiêu chuẩn nào tuyệt đối. Phần lý giải thuộc lãnh vực loài người. Thực tế, hơn hai nghìn năm nay đã có biết bao nhiêu trường phái giải thích và người ta vẫn chưa đồng ý được với nhau về phương án tuyệt hảo!
Đó là truyện lý thuyết, còn trên thực tế thì mọi công dân, có đạo hay không, đều được nhà nước chỉ bảo cho những bổn phận khá rõ ràng: nộp thuế, đi bầu, luật lệ căn bản, lòng yêu nước, yêu đồng bào v.v... Các Hội đồng Giám mục cũng thường đưa ra những khuyến dụ về các lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày của giáo dân, ví dụ về giáo dục, y tế, thuế khóa, bầu cử... Thường thì trong các cuộc bầu cử các ngài chẳng chỉ định một ứng cử nào, nhưng kêu gọi tiêu chuẩn ngay chính cho các vấn đề đạo đức: phá thai, giúp đỡ người nghèo khổ, vay nợ nặng lãi, lựa chọn người ngoại kiều, thất nghiệp, đời sống xứng đáng cho mỗi công dân. Lương tâm mỗi người sẽ đưa ra những quyết định cụ thể.
Phần thứ hai của câu Chúa Giêsu trả lời, càng làm cho chúng ta ngạc nhiên hơn nữa: "Của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa". Trên trần gian này có cái chi là không của Thiên Chúa? Chính bản thân hoàng đế La- mã cũng là của Thiên Chúa. Cho nên ngoại trừ tội lỗi còn hết muôn loài muôn vật đều thuộc quyền Thiên Chúa. Vậy thì hết mọi sự trên trời dưới đất đều phải trả về cho Đấng tối cao! Nếu những người Pharisêo và cấp lãnh đạo đền thờ hiểu ra câu này hẳn họ đã qui phục giáo lý của Chúa Giêsu. Cho đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa hiểu, bằng chứng là chúng ta vẫn cư xử quá ư ích kỷ, chiếm đoạt tài sản, danh dự và vinh quang Thiên Chúa. Chúng ta phân rẽ đạo, đời để từ chối thánh ý của Thiên Chúa trên vạn vật! Trả về cho Thiên Chúa những chi thuộc về Ngài đòi hỏi chúng ta toàn tâm, toàn ý phụng sự Ngài, toàn tâm, toàn ý thương yêu đồng loại. Đã có rất nhiều gương sáng về điểm này, dù biết Chúa hay không. M. L. King tranh đấu cho những người da đen ở Mỹ, Mahatma Gandhi ở Ấn độ, Bartolomeo de las Casas ở Châu Mỹ La tinh, Thủ tướng Dietrich Bonhaeffer của Đức chống lại Hitler, Dorothy Day chống lại các đạo luật bất công của chính phủ Mỹ v.v..
Chúng ta chẳng thể khoanh tròn đời sống tôn giáo khỏi phạm trù trần tục. Sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa không thể giới hạn vào một phạm vi hạn hẹp nào. Nó bao trùm hết mọi lãnh vực. Đó là điều tiên tri Isaia đề cập tới trong bài đọc một hôm nay. Quan niệm của chúng ta về Thiên Chúa thường khi là thiển cận. toàn bộ vũ trụ này được Thiên Chúa tạo dựng và thuộc quyền sở hữu của Ngài, chẳng trừ điều chi. Trái tim, linh hồn, thân xác, trí khôn chúng ta đều thuộc về Thiên Chúa.
Vậy câu nói của Chúa Giêsu, trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc quyền Ngài, đòi hỏi mỗi người phải xét lại não trạng sống của mình. Chúng ta có những lầm tưởng tai hại mà sau này phải trả lẽ. Thiên Chúa đòi lòng trung thành tuyệt đối của chúng ta mọi nơi, mọi lúc với chủ quyền của Ngài. Bí tích rửa tội không phải là công việc bán thời gian. Nó là toàn thể cuộc sống mỗi người trong Hội Thánh. Vì vậy không thể sống lúc này thì phụng thờ Chúa, lúc khác theo dục vọng bất kham của mình.
Thánh tông đồ Phao lô đã truyền dạy: Chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi để sống cuộc đời đức tin và lòng mến. Hiện thời chúng ta đã có ơn đức tin, thì chúng ta phải sống ơn đó bằng hết cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa và các công việc của Ngài! Thí dụ, chúng ta có gia đình thì phải dấn thân nuôi nấng vợ con toàn thời gian, không chia sẻ chút chút cho mối tình mèo mỡ nào khác. Chúng ta được kêu gọi để phục vụ tha nhân, khấn những lời khấn khó nghèo, vâng lời và trong sạch, thì không nên đòi lại những chi mình đã khấn hứa. Nhờ ơn Chúa chúng ta đi trọn con đường mình đã dấn thân.
Có một nhà đạo sĩ khổ công tu luyện 40 năm trên mỏm núi cao, cạnh một con sông. Ông thành công đắc đạo đến độ cả miền đều hay biết tiếng tăm. Một nông dân thấy vậy, bán tín bán nghi, cất công tới thăm nhà đạo sĩ. Bác nông dân hỏi: "Quả nhân nghe nói về tôn sư như vậy đó, đúng không?" Đúng chứ sao không!"" Nhà đạo sĩ trả lời, rồi trổ tài bay qua sông và trở lại mỏm đá : "Nhà ngươi thấy chưa?" Bác nông dân hết lòng khâm phục, ngẫm nghĩ một lát, bác kêu người chèo đò thuê chở bác qua sông, rồi lại trở về. Tới bến, bác nông dân nói với nhà đạo sĩ: "Tưởng gì chứ ông tu bốn mươi năm mà chỉ làm được công việc tôi chỉ cần mất có bốn mươi xu". Nói xong người nông dân bỏ đi. Chúng ta không thể thành công kiểu đó, nhưng phải trong thánh ý và đường lối của Thiên Chúa. Vậy lời Chúa Giêsu dạy bảo: Trả về cho Thiên Chúa những chi thuộc quyền Ngài, quả là chí lý. Xin hãy suy gẫm kỹ bài Tin mừng và thực hành đầy đủ, chúng ta sẽ không thành công theo kiểu nhà đạo sĩ.
Tôi còn nhớ như in, trong một lần bầu cử ở nước Hoa kỳ, tác giả John Kavanaugh nhận xét dưới ánh sáng Tin Mừng hôm nay như sau: " Từ miệng vương giả của cả hai đảng đều tuôn ra những lời hoa mỹ rỗng tuyếch. Một đảng lắp bắp về "luân lý", phe khác về "điều phải". Nhưng đàng sau các từ ngữ liến thoắng đó là thế này: hãy bầu cho chúng tôi, quốc gia sẽ tiến triển đẹp đẽ hơn. Nhưng người ta chẳng thể tìm thấy một lời nào kêu gọi lòng quảng đại, từ tâm, kỷ luật hay tinh thần hy sinh xả kỷ. Những nội dung đó, nếu có, thì dành riêng cho giai cấp nghèo khổ, khố rách áo ôm. Thản hoặc có nói đến lòng thương cảm thì đó là vì chủ nghĩa tự tôn." (American Magazine).
Thiết nghĩ, câu hỏi của Chúa Giêsu : " Hình của ai đây?" là cơ hội thuận tiện để chúng ta suy nghĩ cặn kẽ hơn. Trong đồng tiền Roma mang ảnh tượng của Xê-da, nhưng tất cả chúng ta đã được tạo dựng theo họa ảnh và hình tượng Thiên Chúa. Không ai dám từ chối sự thật đó. Vậy thì trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải là những "Icon" (ảnh tượng) của Thiên Chúa, dù là trong đời sống chính trị, tôn giáo, kinh tế hay bất cứ lãnh vực nào. Chúng ta thuộc về Thiên Chúa cho nên trong hành động, lời nói, việc làm phải bày tỏ dấu ấn của Ngài, ngoài ra là phản bội. Khi thế lực chính trị xúc phạm hình ảnh Thiên Chúa trong linh hồn mỗi người, cá nhân hay cộng đồng, chúng ta phải mãnh liệt phản kháng lại, bảo tòan nguyên vẹn tính thánh thiêng của nó. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ: cả nạn nhân, cả người áp bức đều đã được tạo dựng theo cùng họa ảnh Thượng Đế. Như vậy, Vương quốc Thiên Chúa và thế tục không có ranh giới rõ ràng. Ưu tiên là phải trung thành với Thiên Chúa. Quyền lợi của Ngài là trên hết và phải được bảo toàn nguyên vẹn. Khiếm khuyết phần nào là tội lỗi phần đó. Lại còn phải thăng tiến và truyền bá để toàn thể nhân loại tôn trọng và kính mến. Tác giả Charles Cousar cho ý kiến: "Khi hình ảnh Thiên Chúa trong cá nhân nào bị làm lu mờ, thì lúc ấy cá nhân đó không còn là con người đúng nghĩa. Do đó, Tin Mừng hôm nay chứa đựng nhiều yếu tố cách mạng cho cả hai, người bị áp bức và kẻ áp bức."
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta sẽ được lãnh nhận toàn vẹn Đấng trung tín tuyệt đối: Đức Giêsu Kitô thành Nazareth. Ngài đã dâng mình hoàn toàn cho Thiên Chúa và công việc thần linh. Ngài không hề lay chuyển hay thỏa hiệp. Lương thực này sẽ ban cho chúng ta khả năng trung thành để giúp đỡ chúng ta chu toàn mọi bổn phận cách tuyệt hảo. "Những chi thuộc về Thiên Chúa?" Thưa tất cả mọi sự mọi loài. Bí tích Thánh thể sẽ biến đổi "giấc mơ" đó thành hiện thực. Amen
Fr Jude Siciliano, OP
CỦa Thiên Chúa, TrẢ VỀ Cho Thiên Chúa
Thưa quí vị.
Thời Chúa Giêsu, đồng tiền La mã (denarius) khắc hình Teberius (14-37 công nguyên) và hàng chữ "Tiberius con hoàng thượng Augustus thần linh, là thượng tế tối cao". Những người thuộc nhóm biệt phái đặc biệt nhức nhối về đồng tiền này, bởi nó gán nhãn hiệu thần thánh cho các vị vua chúa La mã. Do đó, sở hữu đồng tiền denarius là thờ phượng tà thần. Họ đã tìm ra phương thức trả thuế mà không cần dùng tiền denarius của La mã. Trong Tin Mừng hôm nay, họ không trực tiếp đến gặp Chúa Giêsu để khỏi phải tiếp xúc với đồng tiền gớm ghét. Họ sai đầy tớ cùng đi với những kẻ thuộc đảng Hêrođê. Và thánh Matthêo muốn sử dụng sự kiện này để làm nổi bật câu nói của Chúa Giêsu: " Hãy trả lại cho Xê-da, những gì thuộc về Xê-da và Thiên Chúa, những gì thuộc về Thiên Chúa". Đây là cái véo nặng nề vào nếp sống giả hình của Pharisêo nói riêng và nhân loại nói chung.
Trong giáo lý của giới cầm quyền đền thờ, có rất nhiều vấn đề gây tranh cãi và người ta dễ bị gài bẫy. Người Do Thái trong Sách Tin Mừng giăng bẫy Chúa Giêsu tất cả bốn lần. Đây là lần thứ nhất, ba lần còn lại là vấn đề kẻ chết sống lại, điều răn trọng nhất và con vua Đa-vít. Họ hỏi và Chúa trả lời. Lần nào Ngài cũng làm cho họ ngạc nhiên và cuối cùng không dám hỏi nữa. Có lẽ đây cũng là câu trả lời của cộng đồng thánh Matthêo cho những người thắc mắc về giáo lý của cộng đồng. Câu chuyện trả thuế cho Roma để đế quốc có tiền nuôi dưỡng một đạo binh tàn ác áp bức chính những người nộp thuế là vô lý rõ ràng. Đa số dân chúng Do Thái miễn cưỡng phải làm việc này, thẳng thắn thì chẳng ai ưa một việc hại dân, hại nước đến thế. Phái Pharisêo cay đắng cực lực phản đối. Nhưng trớ trêu thay họ lại liên minh với đảng Hêrođê, là những kẻ chủ trương nộp thuế để được yên thân làm giàu. Họ gài bẫy Chúa Giêsu. Mới hay lòng dạ con người! Sẵn sàng xóa bỏ nguyên tắc, bán rẻ lương tâm để đạt mục tiêu trước mắt. Các chính trị gia thời nay cũng vậy thôi, kể cả các nhà lãnh đạo tôn giáo! Họ đặt Chúa Giêsu vào tình huống tiến thoái lưỡng nan. Nếu Ngài chấp thuận nộp thuế, Ngài phản bội dân tộc và sẽ bị kết án vong bản. Không ai còn tin giáo lý của Ngài nữa. Nếu Ngài chống đối nộp thuế, Ngài sẽ bị quân đội Roma hành quyết ngay, hay tối thiểu cũng ngồi tù đếm lịch trọn kiếp.
Câu trả lời của Chúa Giêsu thật bất ngờ. Ngài gọi những người đến chất vấn Ngài là giả hình! Tại sao vậy? Bởi câu trả lời nằm ngay trong túi áo họ! Để cho sự việc rõ ràng hơn, Ngài yêu cầu cho xem đồng tiền nộp thuế: họ đưa cho Ngài một quan tiền Roma. Quan tiền đó in hình và dòng chữ của Xê-da. Một dấu hiệu rõ ràng chủ quyền của nhà vua về sở hữu chính trị và tôn giáo. Một người phàm mang dáng dấp thần linh! Một hôn quân cai trị dân Thiên Chúa. Một sự tủi nhục cho bất cứ người Do Thái nào! Nguyên do tại đâu thì ai nấy đều biết rõ! Đó là toàn dân đã phản bội giao ước với Thượng Đế. Những người mang đồng tiền đó đương nhiên phải trả thuế cho Xê-da, nghĩa vụ bắt buộc theo lẽ công bằng. Như vậy Chúa Giêsu công nhận quyền bính thế tục, nhưng Ngài không đưa ra một tiêu chuẩn nào tuyệt đối. Phần lý giải thuộc lãnh vực loài người. Thực tế, hơn hai nghìn năm nay đã có biết bao nhiêu trường phái giải thích và người ta vẫn chưa đồng ý được với nhau về phương án tuyệt hảo!
Đó là truyện lý thuyết, còn trên thực tế thì mọi công dân, có đạo hay không, đều được nhà nước chỉ bảo cho những bổn phận khá rõ ràng: nộp thuế, đi bầu, luật lệ căn bản, lòng yêu nước, yêu đồng bào v.v... Các Hội đồng Giám mục cũng thường đưa ra những khuyến dụ về các lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày của giáo dân, ví dụ về giáo dục, y tế, thuế khóa, bầu cử... Thường thì trong các cuộc bầu cử các ngài chẳng chỉ định một ứng cử nào, nhưng kêu gọi tiêu chuẩn ngay chính cho các vấn đề đạo đức: phá thai, giúp đỡ người nghèo khổ, vay nợ nặng lãi, lựa chọn người ngoại kiều, thất nghiệp, đời sống xứng đáng cho mỗi công dân. Lương tâm mỗi người sẽ đưa ra những quyết định cụ thể.
Phần thứ hai của câu Chúa Giêsu trả lời, càng làm cho chúng ta ngạc nhiên hơn nữa: "Của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa". Trên trần gian này có cái chi là không của Thiên Chúa? Chính bản thân hoàng đế La- mã cũng là của Thiên Chúa. Cho nên ngoại trừ tội lỗi còn hết muôn loài muôn vật đều thuộc quyền Thiên Chúa. Vậy thì hết mọi sự trên trời dưới đất đều phải trả về cho Đấng tối cao! Nếu những người Pharisêo và cấp lãnh đạo đền thờ hiểu ra câu này hẳn họ đã qui phục giáo lý của Chúa Giêsu. Cho đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa hiểu, bằng chứng là chúng ta vẫn cư xử quá ư ích kỷ, chiếm đoạt tài sản, danh dự và vinh quang Thiên Chúa. Chúng ta phân rẽ đạo, đời để từ chối thánh ý của Thiên Chúa trên vạn vật! Trả về cho Thiên Chúa những chi thuộc về Ngài đòi hỏi chúng ta toàn tâm, toàn ý phụng sự Ngài, toàn tâm, toàn ý thương yêu đồng loại. Đã có rất nhiều gương sáng về điểm này, dù biết Chúa hay không. M. L. King tranh đấu cho những người da đen ở Mỹ, Mahatma Gandhi ở Ấn độ, Bartolomeo de las Casas ở Châu Mỹ La tinh, Thủ tướng Dietrich Bonhaeffer của Đức chống lại Hitler, Dorothy Day chống lại các đạo luật bất công của chính phủ Mỹ v.v..
Chúng ta chẳng thể khoanh tròn đời sống tôn giáo khỏi phạm trù trần tục. Sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa không thể giới hạn vào một phạm vi hạn hẹp nào. Nó bao trùm hết mọi lãnh vực. Đó là điều tiên tri Isaia đề cập tới trong bài đọc một hôm nay. Quan niệm của chúng ta về Thiên Chúa thường khi là thiển cận. toàn bộ vũ trụ này được Thiên Chúa tạo dựng và thuộc quyền sở hữu của Ngài, chẳng trừ điều chi. Trái tim, linh hồn, thân xác, trí khôn chúng ta đều thuộc về Thiên Chúa.
Vậy câu nói của Chúa Giêsu, trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc quyền Ngài, đòi hỏi mỗi người phải xét lại não trạng sống của mình. Chúng ta có những lầm tưởng tai hại mà sau này phải trả lẽ. Thiên Chúa đòi lòng trung thành tuyệt đối của chúng ta mọi nơi, mọi lúc với chủ quyền của Ngài. Bí tích rửa tội không phải là công việc bán thời gian. Nó là toàn thể cuộc sống mỗi người trong Hội Thánh. Vì vậy không thể sống lúc này thì phụng thờ Chúa, lúc khác theo dục vọng bất kham của mình.
Thánh tông đồ Phao lô đã truyền dạy: Chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi để sống cuộc đời đức tin và lòng mến. Hiện thời chúng ta đã có ơn đức tin, thì chúng ta phải sống ơn đó bằng hết cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa và các công việc của Ngài! Thí dụ, chúng ta có gia đình thì phải dấn thân nuôi nấng vợ con toàn thời gian, không chia sẻ chút chút cho mối tình mèo mỡ nào khác. Chúng ta được kêu gọi để phục vụ tha nhân, khấn những lời khấn khó nghèo, vâng lời và trong sạch, thì không nên đòi lại những chi mình đã khấn hứa. Nhờ ơn Chúa chúng ta đi trọn con đường mình đã dấn thân.
Có một nhà đạo sĩ khổ công tu luyện 40 năm trên mỏm núi cao, cạnh một con sông. Ông thành công đắc đạo đến độ cả miền đều hay biết tiếng tăm. Một nông dân thấy vậy, bán tín bán nghi, cất công tới thăm nhà đạo sĩ. Bác nông dân hỏi: "Quả nhân nghe nói về tôn sư như vậy đó, đúng không?" Đúng chứ sao không!"" Nhà đạo sĩ trả lời, rồi trổ tài bay qua sông và trở lại mỏm đá : "Nhà ngươi thấy chưa?" Bác nông dân hết lòng khâm phục, ngẫm nghĩ một lát, bác kêu người chèo đò thuê chở bác qua sông, rồi lại trở về. Tới bến, bác nông dân nói với nhà đạo sĩ: "Tưởng gì chứ ông tu bốn mươi năm mà chỉ làm được công việc tôi chỉ cần mất có bốn mươi xu". Nói xong người nông dân bỏ đi. Chúng ta không thể thành công kiểu đó, nhưng phải trong thánh ý và đường lối của Thiên Chúa. Vậy lời Chúa Giêsu dạy bảo: Trả về cho Thiên Chúa những chi thuộc quyền Ngài, quả là chí lý. Xin hãy suy gẫm kỹ bài Tin mừng và thực hành đầy đủ, chúng ta sẽ không thành công theo kiểu nhà đạo sĩ.
Tôi còn nhớ như in, trong một lần bầu cử ở nước Hoa kỳ, tác giả John Kavanaugh nhận xét dưới ánh sáng Tin Mừng hôm nay như sau: " Từ miệng vương giả của cả hai đảng đều tuôn ra những lời hoa mỹ rỗng tuyếch. Một đảng lắp bắp về "luân lý", phe khác về "điều phải". Nhưng đàng sau các từ ngữ liến thoắng đó là thế này: hãy bầu cho chúng tôi, quốc gia sẽ tiến triển đẹp đẽ hơn. Nhưng người ta chẳng thể tìm thấy một lời nào kêu gọi lòng quảng đại, từ tâm, kỷ luật hay tinh thần hy sinh xả kỷ. Những nội dung đó, nếu có, thì dành riêng cho giai cấp nghèo khổ, khố rách áo ôm. Thản hoặc có nói đến lòng thương cảm thì đó là vì chủ nghĩa tự tôn." (American Magazine).
Thiết nghĩ, câu hỏi của Chúa Giêsu : " Hình của ai đây?" là cơ hội thuận tiện để chúng ta suy nghĩ cặn kẽ hơn. Trong đồng tiền Roma mang ảnh tượng của Xê-da, nhưng tất cả chúng ta đã được tạo dựng theo họa ảnh và hình tượng Thiên Chúa. Không ai dám từ chối sự thật đó. Vậy thì trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải là những "Icon" (ảnh tượng) của Thiên Chúa, dù là trong đời sống chính trị, tôn giáo, kinh tế hay bất cứ lãnh vực nào. Chúng ta thuộc về Thiên Chúa cho nên trong hành động, lời nói, việc làm phải bày tỏ dấu ấn của Ngài, ngoài ra là phản bội. Khi thế lực chính trị xúc phạm hình ảnh Thiên Chúa trong linh hồn mỗi người, cá nhân hay cộng đồng, chúng ta phải mãnh liệt phản kháng lại, bảo tòan nguyên vẹn tính thánh thiêng của nó. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ: cả nạn nhân, cả người áp bức đều đã được tạo dựng theo cùng họa ảnh Thượng Đế. Như vậy, Vương quốc Thiên Chúa và thế tục không có ranh giới rõ ràng. Ưu tiên là phải trung thành với Thiên Chúa. Quyền lợi của Ngài là trên hết và phải được bảo toàn nguyên vẹn. Khiếm khuyết phần nào là tội lỗi phần đó. Lại còn phải thăng tiến và truyền bá để toàn thể nhân loại tôn trọng và kính mến. Tác giả Charles Cousar cho ý kiến: "Khi hình ảnh Thiên Chúa trong cá nhân nào bị làm lu mờ, thì lúc ấy cá nhân đó không còn là con người đúng nghĩa. Do đó, Tin Mừng hôm nay chứa đựng nhiều yếu tố cách mạng cho cả hai, người bị áp bức và kẻ áp bức."
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta sẽ được lãnh nhận toàn vẹn Đấng trung tín tuyệt đối: Đức Giêsu Kitô thành Nazareth. Ngài đã dâng mình hoàn toàn cho Thiên Chúa và công việc thần linh. Ngài không hề lay chuyển hay thỏa hiệp. Lương thực này sẽ ban cho chúng ta khả năng trung thành để giúp đỡ chúng ta chu toàn mọi bổn phận cách tuyệt hảo. "Những chi thuộc về Thiên Chúa?" Thưa tất cả mọi sự mọi loài. Bí tích Thánh thể sẽ biến đổi "giấc mơ" đó thành hiện thực. Amen
Fr Jude Siciliano, OP