Dan Lee
10-15-2008, 03:23 PM
Suy niệm Chúa Nhật XXIX thường niên - Năm A
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CHÚA VÀ XÃ HỘI
Câu hỏi “có nên nộp thuế cho Caesar hay không?” là một câu hỏi hóc búa dồn Chúa Giêsu vào con đường cùng. Nếu Ngài trả lời là nên, thì sẽ bị mang tội phản bội dân tộc đất nước của Ngài. Nếu Ngài trả lời ngược lại, không nên thì sẽ bị mang tội phản loạn chống đối chính quyền Rôma và sẽ bị tống ngục. Cả hai câu hỏi đều đưa Ngài vào chỗ chết. Tuy nhiên Ngài đã thoát khỏi cạm bẫy bằng câu trả lời rất khôn khéo: “Những gì của Caesar thì trả cho Caesar, những gì của Chúa thì trả cho Chúa.”
Dựa vào câu trả lời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy những đòi hỏi của Chúa và của quốc gia không nhất thiết đối nghịch nhau.
Là những Kitô hữu, chúng ta có thể vừa là phần tử của nước Thiên Chúa vừa là công dân của đất nước chúng ta đang sống. Chúng ta có bổn phận đối với Chúa, với tổ quốc, xã hội, và phải trung thành với cả hai.
Đối với xã hội, chúng ta được hưởng rất nhiều quyền lợi. Chúng ta được luật lệ bảo vệ để được sống an toàn bình an. Chúng ta được hưởng dùng những tiện nghi công cộng như phương tiện di chuyển, điện, nước. Chúng ta được chính phủ trợ giúp việc học vấn, thuốc thang, tiền thất nghiệp,v...v...
Tất cả những đặc ân đó đòi chúng ta có bổn phận đối với chính quyền. Chính quyền chính đáng đòi chúng ta phải tôn trọng quyền lợi, luật lệ, và tùng phục những người lãnh đạo.
Những người có trách nhiệm lãnh đạo xã hội đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiến tạo một xã hội công bình bác ái, và thăng tiến đời sống nhân loại. Vì vậy khi họ có lòng thương đối với người nghèo khó, bệnh tật, tàn tật, khi họ quan tâm tìm những phương thế không phải bạo động để giải quyết những khó khăn giữa quốc gia, các nhóm, hay cá nhân, khi họ mở rộng đôi tay đón nhận những người lầm lạc, khi họ cố gắng bảo vệ mạng sống của những thai nhi theo tinh thần Phúc Âm, thì đòi chúng ta phải trung thành phục tùng. Đó là những lúc chúng ta trả lại cho Chúa những gì là của Chúa.
Ngoài ra, là những Kitô hữu, là những công dân của Nước Trời, chúng ta còn có bổn phận đối với Chúa. Chúng ta được tuyển chọn để trở thành những đôi chân đôi tay cứu rỗi của Chúa, được mời gọi để đem tin mừng đi khắp nơi bằng nhiều cách, tới nhiều thành phần. Chúng ta có trách nhiệm đem tin mừng của Chúa vào mọi biến cố và chi tiết của cuộc sống chúng ta và của những người chung quanh. Những giây phút thinh lặng, tĩnh tâm, cầu nguyện ở nhà thờ, ở gia đình, cũng như những mối liên hệ với đồng loại trong sở làm, trong cửa tiệm, văn phòng, nơi nông trại, trên xe, trên thuyền, trên máy bay đều là những nơi quan trọng và cần thiết giúp chúng ta tìm gặp Chúa.
Bình thường bổn phận đối với Chúa và xã hội đi đôi với nhau. Tuy nhiên trong xã hội tân tiến ngày nay, chúng ta phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách, phải va chạm với chính quyền hay luật lệ không hợp tinh thần Kitô giáo, những lúc đó chúng ta cần phải đặt luật của Chúa và trung thành với luật Chúa trên hết.
Chúng ta có cả một đời để trả cho Chúa những gì là của Chúa. Chớ gì chúng ta hãy luôn luôn đặt trách nhiệm và bổn phận đối với Chúa lên trên hết; đồng thời hãy cố gắng chu toàn bổn phận trách nhiệm đối với gia đình, với xã hội, và cộng tác với những anh chị em đồng loại để làm cho đất nước xã hội trở nên tốt đẹp hơn cho mọi phần tử. Được như vậy, phần thưởng bình an hạnh phúc ở đây và muôn đời trên Nước Trời sẽ thuộc về chúng ta.
Lm Phanxicô M. Trần Hưng Long, CMC
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CHÚA VÀ XÃ HỘI
Câu hỏi “có nên nộp thuế cho Caesar hay không?” là một câu hỏi hóc búa dồn Chúa Giêsu vào con đường cùng. Nếu Ngài trả lời là nên, thì sẽ bị mang tội phản bội dân tộc đất nước của Ngài. Nếu Ngài trả lời ngược lại, không nên thì sẽ bị mang tội phản loạn chống đối chính quyền Rôma và sẽ bị tống ngục. Cả hai câu hỏi đều đưa Ngài vào chỗ chết. Tuy nhiên Ngài đã thoát khỏi cạm bẫy bằng câu trả lời rất khôn khéo: “Những gì của Caesar thì trả cho Caesar, những gì của Chúa thì trả cho Chúa.”
Dựa vào câu trả lời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy những đòi hỏi của Chúa và của quốc gia không nhất thiết đối nghịch nhau.
Là những Kitô hữu, chúng ta có thể vừa là phần tử của nước Thiên Chúa vừa là công dân của đất nước chúng ta đang sống. Chúng ta có bổn phận đối với Chúa, với tổ quốc, xã hội, và phải trung thành với cả hai.
Đối với xã hội, chúng ta được hưởng rất nhiều quyền lợi. Chúng ta được luật lệ bảo vệ để được sống an toàn bình an. Chúng ta được hưởng dùng những tiện nghi công cộng như phương tiện di chuyển, điện, nước. Chúng ta được chính phủ trợ giúp việc học vấn, thuốc thang, tiền thất nghiệp,v...v...
Tất cả những đặc ân đó đòi chúng ta có bổn phận đối với chính quyền. Chính quyền chính đáng đòi chúng ta phải tôn trọng quyền lợi, luật lệ, và tùng phục những người lãnh đạo.
Những người có trách nhiệm lãnh đạo xã hội đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiến tạo một xã hội công bình bác ái, và thăng tiến đời sống nhân loại. Vì vậy khi họ có lòng thương đối với người nghèo khó, bệnh tật, tàn tật, khi họ quan tâm tìm những phương thế không phải bạo động để giải quyết những khó khăn giữa quốc gia, các nhóm, hay cá nhân, khi họ mở rộng đôi tay đón nhận những người lầm lạc, khi họ cố gắng bảo vệ mạng sống của những thai nhi theo tinh thần Phúc Âm, thì đòi chúng ta phải trung thành phục tùng. Đó là những lúc chúng ta trả lại cho Chúa những gì là của Chúa.
Ngoài ra, là những Kitô hữu, là những công dân của Nước Trời, chúng ta còn có bổn phận đối với Chúa. Chúng ta được tuyển chọn để trở thành những đôi chân đôi tay cứu rỗi của Chúa, được mời gọi để đem tin mừng đi khắp nơi bằng nhiều cách, tới nhiều thành phần. Chúng ta có trách nhiệm đem tin mừng của Chúa vào mọi biến cố và chi tiết của cuộc sống chúng ta và của những người chung quanh. Những giây phút thinh lặng, tĩnh tâm, cầu nguyện ở nhà thờ, ở gia đình, cũng như những mối liên hệ với đồng loại trong sở làm, trong cửa tiệm, văn phòng, nơi nông trại, trên xe, trên thuyền, trên máy bay đều là những nơi quan trọng và cần thiết giúp chúng ta tìm gặp Chúa.
Bình thường bổn phận đối với Chúa và xã hội đi đôi với nhau. Tuy nhiên trong xã hội tân tiến ngày nay, chúng ta phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách, phải va chạm với chính quyền hay luật lệ không hợp tinh thần Kitô giáo, những lúc đó chúng ta cần phải đặt luật của Chúa và trung thành với luật Chúa trên hết.
Chúng ta có cả một đời để trả cho Chúa những gì là của Chúa. Chớ gì chúng ta hãy luôn luôn đặt trách nhiệm và bổn phận đối với Chúa lên trên hết; đồng thời hãy cố gắng chu toàn bổn phận trách nhiệm đối với gia đình, với xã hội, và cộng tác với những anh chị em đồng loại để làm cho đất nước xã hội trở nên tốt đẹp hơn cho mọi phần tử. Được như vậy, phần thưởng bình an hạnh phúc ở đây và muôn đời trên Nước Trời sẽ thuộc về chúng ta.
Lm Phanxicô M. Trần Hưng Long, CMC