Dan Lee
10-15-2008, 03:52 PM
Suy niệm Chúa Nhật XXII thường niên - Năm A
TRẢ CHO CÊSARÊ - TRẢ CHO CHÚA
Thông thường phe Biệt phái và Hêrôđê có chiều hướng ngược hẳn nhau. Bọn Biệt phái luôn phải đối việc nộp thuế cho một vị vua ngoại bang vì họ tin chỉ có Thiên Chúa là vua duy nhất. Phái Hêrôđê, ngược lại, là những người trung thành ủng hộ cho quyền thu thuế của đế quốc Rôma trên dân Do thái. Nhưng vì cả hai nhóm đã bị Chúa dùng nhiều dụ ngôn để phơi bày những việc xấu của họ nên rất căm phẫn với Chúa Giêsu. Trong bài Tin mừng hôm nay, họ đã gạt bỏ sự khác biệt qua một bên và hợp tác để gài bẫy Chúa.
"Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?" (Mt 22,17). Câu hỏi này xem ra rất đơn giản. Chỉ cần trả lời có hoặc không là xong. Nhưng thực tế không phải đơn giản như ta nghĩ. Một khi hai phe với đường hướng khác nhau đã chịu ngồi lại để nêu lên một câu hỏi thì dĩ nhiên là không đơn giản như ta tưởng. Nếu đi sâu vào vấn đề, ta sẽ thấy câu hỏi này thật là một con dao hai lưỡi bởi vì Chúa trả lời cách nào cũng bị rơi vào bẫy của chúng.
Nếu Chúa trả lời "có" thì bọn Biệt phái sẽ cho Ngài là kẻ phản bội dân Do thái. Đàng khác, nếu Chúa trả lời "không" thì bọn Hêrôđê sẽ cho Ngài là kẻ nổi loạn và nộp Ngài cho quân Rôma. Nhưng Chúa Giêsu, Thầy khôn ngoan, biết được mưu của chúng nên đã lợi dụng thời cơ để nhắc nhở cho họ cũng như chúng ta biết rằng: chúng ta không chỉ có bổn phận với chính quyền trần thế nhưng còn phải làm trọn bổn phận đối với Thiên Chúa.
Điều ngạc nhiên trong câu trả lời của Chúa không phải ở câu "cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê", nhưng là ở lời "và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa" (Mt 22,21) Ý Chúa muốn nhắc nhở bọn Biệt phái cũng như chúng ta thi hành bổn phận đối với Chúa. Chúa biết chắc là phường Biệt phái sẽ nộp thuế cho chính quyền Rôma vì nếu không, quân Rôma sẽ có cách ép buộc ai làm một việc gì. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ ép buộc ai làm một việc gì. Ngài chỉ đón nhận những công việc do lòng muốn chân thành. Vì thế Ngài chỉ nhắc nhở, "và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa". (Mt 22,21)
Sống trên nước Mỹ tự do, chúng ta được hưởng rất nhiều lợi tức. Nhưng để được hưởng những lợi tức chúng ta phải làm trọn bổn phận của một công dân. Một trong những bổn phận đó là việc nộp thuế. Hằng năm mọi người đều cố gắng làm xong tờ quan thuế (income tax) vào trước ngày 15 tháng 04. Đúng thế, bổn phận này không cần ai phải nhắc. Tự nhiên ai cũng lo làm trọn trách nhiệm, nếu không thì chính quyền sẽ có cách... Đây chỉ là bổn phận của một công dân trần thế. Còn đâu là bổn phận của một công dân Nước Trời? Nếu tiếp tục đọc Phúc Âm Matthêu 22,34-34, Tin mừng cho Chúa nhật tuần tới, ta sẽ biết được đâu là bổn phận của một công dân Nước Trời, đó chính là giới răn MẾN CHÚA - YÊU NGƯỜI: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi... và... Người hãy yêu thương kẻ khác như chính mình người" (Mt 22,37-39). Như đã nói, Thiên Chúa không bao giờ ép buộc ai làm một việc gì. Ngài chỉ muốn mọi người làm vì tự nguyện. Trên hết, Ngài ước ao mọi người làm mọi việc vì lòng yêu chân thật và xả kỷ như chính Ngài đã làm cho chúng ta. Nói cách khác, việc giữ giới răn Mến Chúa - Yêu Người phải phát xuất từ đáy con tim của mỗi người.
Là một Kitô hữu chúng ta có hai quyền công dân đi đôi với nhau. Chúng ta là công dân của hai thế giới, trần thế và thiên quốc. Trong khi thi hành bổn phận của một công dân trần thế, chúng ta nên nhớ mình còn có một bổn phận quan trọng hơn đối với Nước Trời. Lời Chúa hôm nay nêu lên cho chúng ta một câu hỏi trắc nghiệm: "Chúng ta đã trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa chưa?" Chúng ta đã sống xứng đáng để đón nhận những lời thánh Phaolô ca tụng tín hữu Thessalonica trong bài đọc II: "Tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa cho mọi người anh em.. tôi hằng nhớ đến sự nghiệp của lòng tin, công việc của lòng bác ái, sự vững lòng trông cậy của anh em vào Đức Giêsu Kitô?" (1 Thes 1,2-3). Để được thế chúng ta phải sống đức tin vững vàng để người khác nhận ra chúng ta là một người Công giáo qua những cử chỉ bác ái như giúp đỡ tha nhân, thăm viếng kẻ liệt và nhất là luôn bày tỏ niềm hy vọng nơi Chúa Kitô trong những lúc cuộc sống xem ra tối tăm, đau khổ. Nói gọn lại là chúng ta phải luôn hăng hái và sẵn sàng trả lời "CÓ" khi Chúa hỏi: "Con có sẵn sàng trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa?"
Br. John Quốc Toản, CMC
TRẢ CHO CÊSARÊ - TRẢ CHO CHÚA
Thông thường phe Biệt phái và Hêrôđê có chiều hướng ngược hẳn nhau. Bọn Biệt phái luôn phải đối việc nộp thuế cho một vị vua ngoại bang vì họ tin chỉ có Thiên Chúa là vua duy nhất. Phái Hêrôđê, ngược lại, là những người trung thành ủng hộ cho quyền thu thuế của đế quốc Rôma trên dân Do thái. Nhưng vì cả hai nhóm đã bị Chúa dùng nhiều dụ ngôn để phơi bày những việc xấu của họ nên rất căm phẫn với Chúa Giêsu. Trong bài Tin mừng hôm nay, họ đã gạt bỏ sự khác biệt qua một bên và hợp tác để gài bẫy Chúa.
"Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?" (Mt 22,17). Câu hỏi này xem ra rất đơn giản. Chỉ cần trả lời có hoặc không là xong. Nhưng thực tế không phải đơn giản như ta nghĩ. Một khi hai phe với đường hướng khác nhau đã chịu ngồi lại để nêu lên một câu hỏi thì dĩ nhiên là không đơn giản như ta tưởng. Nếu đi sâu vào vấn đề, ta sẽ thấy câu hỏi này thật là một con dao hai lưỡi bởi vì Chúa trả lời cách nào cũng bị rơi vào bẫy của chúng.
Nếu Chúa trả lời "có" thì bọn Biệt phái sẽ cho Ngài là kẻ phản bội dân Do thái. Đàng khác, nếu Chúa trả lời "không" thì bọn Hêrôđê sẽ cho Ngài là kẻ nổi loạn và nộp Ngài cho quân Rôma. Nhưng Chúa Giêsu, Thầy khôn ngoan, biết được mưu của chúng nên đã lợi dụng thời cơ để nhắc nhở cho họ cũng như chúng ta biết rằng: chúng ta không chỉ có bổn phận với chính quyền trần thế nhưng còn phải làm trọn bổn phận đối với Thiên Chúa.
Điều ngạc nhiên trong câu trả lời của Chúa không phải ở câu "cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê", nhưng là ở lời "và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa" (Mt 22,21) Ý Chúa muốn nhắc nhở bọn Biệt phái cũng như chúng ta thi hành bổn phận đối với Chúa. Chúa biết chắc là phường Biệt phái sẽ nộp thuế cho chính quyền Rôma vì nếu không, quân Rôma sẽ có cách ép buộc ai làm một việc gì. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ ép buộc ai làm một việc gì. Ngài chỉ đón nhận những công việc do lòng muốn chân thành. Vì thế Ngài chỉ nhắc nhở, "và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa". (Mt 22,21)
Sống trên nước Mỹ tự do, chúng ta được hưởng rất nhiều lợi tức. Nhưng để được hưởng những lợi tức chúng ta phải làm trọn bổn phận của một công dân. Một trong những bổn phận đó là việc nộp thuế. Hằng năm mọi người đều cố gắng làm xong tờ quan thuế (income tax) vào trước ngày 15 tháng 04. Đúng thế, bổn phận này không cần ai phải nhắc. Tự nhiên ai cũng lo làm trọn trách nhiệm, nếu không thì chính quyền sẽ có cách... Đây chỉ là bổn phận của một công dân trần thế. Còn đâu là bổn phận của một công dân Nước Trời? Nếu tiếp tục đọc Phúc Âm Matthêu 22,34-34, Tin mừng cho Chúa nhật tuần tới, ta sẽ biết được đâu là bổn phận của một công dân Nước Trời, đó chính là giới răn MẾN CHÚA - YÊU NGƯỜI: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi... và... Người hãy yêu thương kẻ khác như chính mình người" (Mt 22,37-39). Như đã nói, Thiên Chúa không bao giờ ép buộc ai làm một việc gì. Ngài chỉ muốn mọi người làm vì tự nguyện. Trên hết, Ngài ước ao mọi người làm mọi việc vì lòng yêu chân thật và xả kỷ như chính Ngài đã làm cho chúng ta. Nói cách khác, việc giữ giới răn Mến Chúa - Yêu Người phải phát xuất từ đáy con tim của mỗi người.
Là một Kitô hữu chúng ta có hai quyền công dân đi đôi với nhau. Chúng ta là công dân của hai thế giới, trần thế và thiên quốc. Trong khi thi hành bổn phận của một công dân trần thế, chúng ta nên nhớ mình còn có một bổn phận quan trọng hơn đối với Nước Trời. Lời Chúa hôm nay nêu lên cho chúng ta một câu hỏi trắc nghiệm: "Chúng ta đã trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa chưa?" Chúng ta đã sống xứng đáng để đón nhận những lời thánh Phaolô ca tụng tín hữu Thessalonica trong bài đọc II: "Tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa cho mọi người anh em.. tôi hằng nhớ đến sự nghiệp của lòng tin, công việc của lòng bác ái, sự vững lòng trông cậy của anh em vào Đức Giêsu Kitô?" (1 Thes 1,2-3). Để được thế chúng ta phải sống đức tin vững vàng để người khác nhận ra chúng ta là một người Công giáo qua những cử chỉ bác ái như giúp đỡ tha nhân, thăm viếng kẻ liệt và nhất là luôn bày tỏ niềm hy vọng nơi Chúa Kitô trong những lúc cuộc sống xem ra tối tăm, đau khổ. Nói gọn lại là chúng ta phải luôn hăng hái và sẵn sàng trả lời "CÓ" khi Chúa hỏi: "Con có sẵn sàng trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa?"
Br. John Quốc Toản, CMC