Dan Lee
10-16-2008, 07:44 AM
Xóm Tiên
Thoạt nghe tên gọi “xóm tiên” ai cũng ngỡ rằng ở cái xóm ấy có một bà tiên hay một cô tiên giáng trần. Nếu có bà tiên hay cô tiên giáng trần ở cái xóm ấy thì bà sẽ làm những điều thần tiên cho những người trong xóm và khi ấy mọi người trong xóm sẽ có cuộc sống sung túc hơn, hạnh phúc hơn, bình an hơn. Thế nhưng trớ trêu thay cuộc đời, nhiều người trong “xóm tiên” ấy chờ mãi chẳng thấy bà tiên hay cô tiên nào giáng trần để rồi nhiều người trong xóm đã tự biến mình thành những cô tiên, bà tiên và cả ông tiên nữa để họ có cuộc sống sung sướng hơn mọi người.
Ở vùng duyên hải của mảnh đất màu mỡ Sài Thành đang “trên đà phát triển” mà nhiều người “nổ” như đại bác ấy có một “xóm tiên” như vậy. Chuyện tự biến mình thành những cô tiên, bà tiên, ông tiên ở vùng ven biển ấy là những chuyện có thể nói là chuyện cười ra nước mắt !
Chẳng hiểu họ du nhập cái lối sống “tiên” lạ đời đó từ đâu hay là tự bản tính của họ ?
Ai ai cũng biết rằng sống trên đời này phải lam lũ, phải bôn ba để tìm miếng cơm manh áo. Ngoài chuyện tìm có miếng cơm manh áo rồi còn phải nghĩ đến chuyện vun vén để phòng hộ cho ngày mai, phòng hộ cho những lúc bất trắc nhưng đã gọi là “xóm tiên” rồi thì chẳng cần biết gì đến ngày mai.
Họ có lối sống khác nhiều người. Lao động chính trong gia đình chỉ “để dành” cho người chồng còn vợ, con thì mãi mãi là “tiên” vì chẳng phải làm gì. Chồng đi làm biển một ngày có thể kiếm được ba bốn trăm ngàn nhưng khi kiếm vài trăm ngàn rồi thì chồng lấy một phần để đi nhậu, vợ một phần để “ngồi xoè”, con một phần để lang thang trên net để chát chít và “kiểm tra” các trình duyệt game.
Họ dùng số tiền phải nói là khá cao của người bình dân vào những chuyện phù phiếm vu vơ. Chồng cứ bê bết bên bàn nhậu cho đến lúc phải mang nợ bị nợ đòi bắt đầu lại liu xiu ra biển tìm tiền về nhậu tiếp. Vợ thì cứ ngồi sòng tứ sắt xoè từ ngày này sang ngày khác. Có người ở “xóm tiên” kể lại là có khi ngồi thua hết chẳng còn đồng nào dính túi mà cũng chẳng chịu đứng lên. Ngồi mãi những người “bạn xòe” quẳng cho ít tiền để xoè tiếp cho thoả mãn cơn ghiền. Mẹ “tiên” như thế làm gì có cơ may lo cho con cái. Con cái cứ đến giờ ăn được mẹ chia cho vài ngàn để tìm chút gì đắp đổi cho cái bao tử qua ngày.
Ngày này sang ngày khác, cư dân “xóm tiên” sống đúng cái bậc “tiên” của mình.
Thế nhưng cuộc sống nó đâu có như người ta nghĩ ! Biển thì cũng có ngày này ngày khác. Có những ngày biển hiền hòa nhưng cũng có những ngày biển giận dữ. Những ngày biển hiền hoà thì may ra còn “kiếm chác” được chút đỉnh để nướng vào bàn nhậu, vào sòng bạc chứ những ngày biển giận dữ thì lấy gì đâu ra mà kiếm. Biển cũng ngày một cạn kiệt với một sức khai thác đến độ chóng mặt thì làm gì mà kiếm tiền được mãi. Không được ra biển hay ra biển không có gì thì những người ở “xóm tiên” sẽ rơi vào tình trạng khánh kiệt ! Khi ấy họ lại nại đến lòng từ bi trắc ẩn của nhiều tấm lòng hảo tâm.
Trước hết họ nại vào sự quan tâm của Nhà Nước:
Thấy họ sống trong khu nhà “ổ chuột” ngập lên ngập xuống nên đành phải cho họ vào khu di dời đất đai cao ráo hơn. Nhà Nước cấp cho mỗi gia đình mảnh đất 5 mét bề ngang và 20 mét bề dọc. Họ tuy không được học hành về đo đạc, về địa chính nhưng họ rủ nhau 2 gia đình mỗi gia đình ở bề ngang hơn 3 mét còn phần giữa hơn 3 mét bán cho một gia đình khác từ Sài Gòn xuống mua để dành ! Thế là cả hai bên cùng có lợi. Sau một thời gian “khảo cứu”, những người lãnh đạo rút diện tích đất cấp cho những hộ “tiên” ấy bề ngang chỉ còn lại là 4 mét bề ngang thôi để họ không còn cơ may bán tới bán lui !
Đứng trước tình trạng đói của những ngày biển giận chính quyền đâu ngỡ làm ngơ. Thi thoảng chính quyền kêu gọi lòng hảo tâm của các cơ quan đoàn thể “ăn nên làm ra” chia sẻ. Thế là họ dắt díu nhau cầm phiếu “cứu trợ” lãnh vài cân gạo, ít gói mì tôm đắp đổi qua ngày.
Họ nại vào sự trợ giúp của các tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo:
Các vị hữu trách của các tôn giáo, tổ chức từ thiện đâu đó cũng giống như chính quyền, cũng đâu ngỡ làm ngơ trước những ngày đói lả của những người nghèo. Thế là nhiều tổ chức từ thiện, nhiều vị hữu trách cũng chạy ngược chạy xuôi để đắp đổi cho “chúng sanh” chút gì đó qua ngày đoạn tháng. Bi đát thay cái lòng hảo tâm của nhiều tổ chức từ thiện và của của các vị ấy đôi khi lại có tác dụng ngược với những gì lòng họ mong muốn. Đó là khi có chút gì đó họ mới đến chùa chiềng, họ mới đến nhà thờ còn những ngày không có gì thì chùa chiềng đúng nghĩa là “vắng tanh như chùa bà đanh”; nhà thờ thì cũng rơi vào tình trạng hẩm hiu lác đác vài con chiên ngoan đạo như “lá mùa thu”.
Nghe dân duyên hải Sài Thành ai cũng ngỡ là khá nhưng có đến “mục kích sở thị” mới hiểu đời sống ở “xóm tiên” thế nào. Một mặt nào đó ta nói họ này nọ, họ không biết lo cho ngày mai nhưng theo lối nghĩ của họ họ chính là những ông tiên, bà tiên thời đại.
Anmai, CSsR
Thoạt nghe tên gọi “xóm tiên” ai cũng ngỡ rằng ở cái xóm ấy có một bà tiên hay một cô tiên giáng trần. Nếu có bà tiên hay cô tiên giáng trần ở cái xóm ấy thì bà sẽ làm những điều thần tiên cho những người trong xóm và khi ấy mọi người trong xóm sẽ có cuộc sống sung túc hơn, hạnh phúc hơn, bình an hơn. Thế nhưng trớ trêu thay cuộc đời, nhiều người trong “xóm tiên” ấy chờ mãi chẳng thấy bà tiên hay cô tiên nào giáng trần để rồi nhiều người trong xóm đã tự biến mình thành những cô tiên, bà tiên và cả ông tiên nữa để họ có cuộc sống sung sướng hơn mọi người.
Ở vùng duyên hải của mảnh đất màu mỡ Sài Thành đang “trên đà phát triển” mà nhiều người “nổ” như đại bác ấy có một “xóm tiên” như vậy. Chuyện tự biến mình thành những cô tiên, bà tiên, ông tiên ở vùng ven biển ấy là những chuyện có thể nói là chuyện cười ra nước mắt !
Chẳng hiểu họ du nhập cái lối sống “tiên” lạ đời đó từ đâu hay là tự bản tính của họ ?
Ai ai cũng biết rằng sống trên đời này phải lam lũ, phải bôn ba để tìm miếng cơm manh áo. Ngoài chuyện tìm có miếng cơm manh áo rồi còn phải nghĩ đến chuyện vun vén để phòng hộ cho ngày mai, phòng hộ cho những lúc bất trắc nhưng đã gọi là “xóm tiên” rồi thì chẳng cần biết gì đến ngày mai.
Họ có lối sống khác nhiều người. Lao động chính trong gia đình chỉ “để dành” cho người chồng còn vợ, con thì mãi mãi là “tiên” vì chẳng phải làm gì. Chồng đi làm biển một ngày có thể kiếm được ba bốn trăm ngàn nhưng khi kiếm vài trăm ngàn rồi thì chồng lấy một phần để đi nhậu, vợ một phần để “ngồi xoè”, con một phần để lang thang trên net để chát chít và “kiểm tra” các trình duyệt game.
Họ dùng số tiền phải nói là khá cao của người bình dân vào những chuyện phù phiếm vu vơ. Chồng cứ bê bết bên bàn nhậu cho đến lúc phải mang nợ bị nợ đòi bắt đầu lại liu xiu ra biển tìm tiền về nhậu tiếp. Vợ thì cứ ngồi sòng tứ sắt xoè từ ngày này sang ngày khác. Có người ở “xóm tiên” kể lại là có khi ngồi thua hết chẳng còn đồng nào dính túi mà cũng chẳng chịu đứng lên. Ngồi mãi những người “bạn xòe” quẳng cho ít tiền để xoè tiếp cho thoả mãn cơn ghiền. Mẹ “tiên” như thế làm gì có cơ may lo cho con cái. Con cái cứ đến giờ ăn được mẹ chia cho vài ngàn để tìm chút gì đắp đổi cho cái bao tử qua ngày.
Ngày này sang ngày khác, cư dân “xóm tiên” sống đúng cái bậc “tiên” của mình.
Thế nhưng cuộc sống nó đâu có như người ta nghĩ ! Biển thì cũng có ngày này ngày khác. Có những ngày biển hiền hòa nhưng cũng có những ngày biển giận dữ. Những ngày biển hiền hoà thì may ra còn “kiếm chác” được chút đỉnh để nướng vào bàn nhậu, vào sòng bạc chứ những ngày biển giận dữ thì lấy gì đâu ra mà kiếm. Biển cũng ngày một cạn kiệt với một sức khai thác đến độ chóng mặt thì làm gì mà kiếm tiền được mãi. Không được ra biển hay ra biển không có gì thì những người ở “xóm tiên” sẽ rơi vào tình trạng khánh kiệt ! Khi ấy họ lại nại đến lòng từ bi trắc ẩn của nhiều tấm lòng hảo tâm.
Trước hết họ nại vào sự quan tâm của Nhà Nước:
Thấy họ sống trong khu nhà “ổ chuột” ngập lên ngập xuống nên đành phải cho họ vào khu di dời đất đai cao ráo hơn. Nhà Nước cấp cho mỗi gia đình mảnh đất 5 mét bề ngang và 20 mét bề dọc. Họ tuy không được học hành về đo đạc, về địa chính nhưng họ rủ nhau 2 gia đình mỗi gia đình ở bề ngang hơn 3 mét còn phần giữa hơn 3 mét bán cho một gia đình khác từ Sài Gòn xuống mua để dành ! Thế là cả hai bên cùng có lợi. Sau một thời gian “khảo cứu”, những người lãnh đạo rút diện tích đất cấp cho những hộ “tiên” ấy bề ngang chỉ còn lại là 4 mét bề ngang thôi để họ không còn cơ may bán tới bán lui !
Đứng trước tình trạng đói của những ngày biển giận chính quyền đâu ngỡ làm ngơ. Thi thoảng chính quyền kêu gọi lòng hảo tâm của các cơ quan đoàn thể “ăn nên làm ra” chia sẻ. Thế là họ dắt díu nhau cầm phiếu “cứu trợ” lãnh vài cân gạo, ít gói mì tôm đắp đổi qua ngày.
Họ nại vào sự trợ giúp của các tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo:
Các vị hữu trách của các tôn giáo, tổ chức từ thiện đâu đó cũng giống như chính quyền, cũng đâu ngỡ làm ngơ trước những ngày đói lả của những người nghèo. Thế là nhiều tổ chức từ thiện, nhiều vị hữu trách cũng chạy ngược chạy xuôi để đắp đổi cho “chúng sanh” chút gì đó qua ngày đoạn tháng. Bi đát thay cái lòng hảo tâm của nhiều tổ chức từ thiện và của của các vị ấy đôi khi lại có tác dụng ngược với những gì lòng họ mong muốn. Đó là khi có chút gì đó họ mới đến chùa chiềng, họ mới đến nhà thờ còn những ngày không có gì thì chùa chiềng đúng nghĩa là “vắng tanh như chùa bà đanh”; nhà thờ thì cũng rơi vào tình trạng hẩm hiu lác đác vài con chiên ngoan đạo như “lá mùa thu”.
Nghe dân duyên hải Sài Thành ai cũng ngỡ là khá nhưng có đến “mục kích sở thị” mới hiểu đời sống ở “xóm tiên” thế nào. Một mặt nào đó ta nói họ này nọ, họ không biết lo cho ngày mai nhưng theo lối nghĩ của họ họ chính là những ông tiên, bà tiên thời đại.
Anmai, CSsR