Dan Lee
10-16-2008, 07:56 AM
Suy niệm Chúa Nhật XXIX thường niên - Năm A
Trả Cho Caesar Những Gì Của Caesar
Một sự thực trái cẳng ngỗng là nhiều người chẳng tha thiết gì với cái mác “người Mỹ gốc Việt”, nhưng phải nhập tịch để thứ nhất là tiếp tục được lãnh trợ cấp, có đô la đỏ, được thẻ chữa bệnh và thuốc miễn phí. Thứ hai là được cấp nhà ở với giá tượng trưng, sống phè phỡn và bình chân như vại. Thứ ba là có thể làm chui nhận tiền mặt và hành nghề tự do. Luật pháp nước Mỹ bảo vệ và nhân đạo với người già, bệnh hoạn và thất nghiệp. Luật dùng trợ cấp để quân bình và tránh những nổi loạn do nghèo đói đã tạo kẽ hở, bị lạm dụng đến hao hụt ngân quỹ và đặt gánh nặng lên nhân công.
Điều thiếu thẫm mỹ là một số lãnh trợ cấp, than nghèo, trốn thuế, làm chui nhưng dư giả và đủng đỉnh làm những phú ông hưởng cảnh “vinh quy bái tổ”, “áo gấm về làng”, và có hai ba nhà cho thuê. Ở Mỹ thì thiếu thốn, chật vật và nhìn lên không giống ai. Về Việt Nam thì trở thành những phú hộ hưởng thụ bừa bãi, kênh kiệu vì nhìn xuống không ai bằng mình. Lối sống tương phản này diễn đạt đầy đủ hai bộ mặt. Một nham nhở, ky cóp và giả vờ bần cùng; một dễ thương, rộng lượng và quí phái. Hai tâm trạng đồng hiện diện nơi kẻ "đầu Ngô, mình Sở".. ..
Trực diện với vấn đề này, Chúa Kitô dứt khoát dậy "Trả Caesar những gì thuộc Caesar, trả Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa." Chúa không muốn chúng ta "đi dây đu" bên trọng, bên khinh. Chúa muốn chúng ta thẳng thắn, thanh liêm, nhân đức và độ lượng trong mọi hoàn cảnh. Chúa không muốn chúng ta là thánh trong thánh đừng, rồi là tướng cướp nơi phố chợ. Chúa phân biệt lằn ranh của Nước Trời và trần thế. Chúa đề ra một trật phải tôn trọng, bổn phận cần thỏa đáng và quyền lợi phải được bảo đảm.
Là công dân của hai thực tại "trần thế và thiên quốc", chúng ta phải biết dung hòa để cả hai cùng lớn dậy, phát triển và thăng hoa. Với quốc gia và dân tộc, chúng ta phải chung góp cả vật chất lẩn tinh thần để chủ quyền quốc gia được tôn trọng, dân giầu nước mạnh, an ninh được bảo đảm, trật tự được đề cao và quyền lợi được chung hưởng (Rom 13,1-7;1 Pet. 2,17). Với thiên quốc và ơn cứu độ, chúng ta phải đầu tư những gia sản thiêng liên, những của mà mối mọt, trộm cướp và sự chết không gậm nhấm và phá hủy nổi. Chúng ta phải đem lòng, chung sức và tiếp tay yêu thương và phục vụ Chúa nơi tha nhân, đồng thời phải là chứng nhân, sứ giảvà tiên tri của tình Chúa giữa cộng đồng nhân loại.
Hình ảnh ngày chung thẩm (Mt 25,31-46) diễn tả rất đầy đủ sự thưởng phạt công minh. Chúa không nhắc đến những tội phạm, những công trình xây cất vĩ đại, những mua quan bán chức, những cảnh mượn đầu heo nấu cháo. Vì chúng ta đã một lần thống hối ăn năn. Chúa trách phạt vì những thiếu sót, những lơ là, những cố tình chúng ta bỏ qua không thực hiện: Chúa đói, Chúa khát, Chúa rách rưới, Chúa trần truồng, Chúa bị tù tội, Chúa bị trọng thương, Chúa vô hình và siêu nhiên, chúng ta không trực tiếp phục vụ, nhưng Chúa hữu hình và hiện diện gián tiếp trong mọi giai cấp, đặc biệt nơi những người thấp cổ bé miệng. Bỏ qua đã là tội, thì tra tay hành hạ, dựng nguyên nhân, gây đói nghèo, tạo tù tội, hung hăng bắt bớ và ám sát, thủ tiêu phải là những tội đại hình.
Là người tín hữu chính chuyên và trưởng thành, chúng ta tiếp tục truyền thống "ăn cây nào, rào cây nấy". Chúng ta tròn bổn phận với quốc gia, dân tộc, đồng thời chúng ta đủ chữ hiếu với Thiên Chúa là Cha nhân lành. Gương sống của Phêrô và Gioan trước Công Nghị Do Thái là chính lộ cho mọi tín hữu "phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời phàm nhân". Đời đạo hạnh của và gương thánh thiện của Mẹ Têrêsa là hình ảnh trung thực nhất của Chúa Nhập Thể, đến phục vụ giới nghèo. Ngài đến không tìm danh phận, không ham chức tước. Ngài "trả cho Caesar những gì của Caesar" và ngài "trả Chúa những gì của Chúa" khi kết thúc cuộc đời trên thập tự.
Lm Nguyễn Bình An
Trả Cho Caesar Những Gì Của Caesar
Một sự thực trái cẳng ngỗng là nhiều người chẳng tha thiết gì với cái mác “người Mỹ gốc Việt”, nhưng phải nhập tịch để thứ nhất là tiếp tục được lãnh trợ cấp, có đô la đỏ, được thẻ chữa bệnh và thuốc miễn phí. Thứ hai là được cấp nhà ở với giá tượng trưng, sống phè phỡn và bình chân như vại. Thứ ba là có thể làm chui nhận tiền mặt và hành nghề tự do. Luật pháp nước Mỹ bảo vệ và nhân đạo với người già, bệnh hoạn và thất nghiệp. Luật dùng trợ cấp để quân bình và tránh những nổi loạn do nghèo đói đã tạo kẽ hở, bị lạm dụng đến hao hụt ngân quỹ và đặt gánh nặng lên nhân công.
Điều thiếu thẫm mỹ là một số lãnh trợ cấp, than nghèo, trốn thuế, làm chui nhưng dư giả và đủng đỉnh làm những phú ông hưởng cảnh “vinh quy bái tổ”, “áo gấm về làng”, và có hai ba nhà cho thuê. Ở Mỹ thì thiếu thốn, chật vật và nhìn lên không giống ai. Về Việt Nam thì trở thành những phú hộ hưởng thụ bừa bãi, kênh kiệu vì nhìn xuống không ai bằng mình. Lối sống tương phản này diễn đạt đầy đủ hai bộ mặt. Một nham nhở, ky cóp và giả vờ bần cùng; một dễ thương, rộng lượng và quí phái. Hai tâm trạng đồng hiện diện nơi kẻ "đầu Ngô, mình Sở".. ..
Trực diện với vấn đề này, Chúa Kitô dứt khoát dậy "Trả Caesar những gì thuộc Caesar, trả Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa." Chúa không muốn chúng ta "đi dây đu" bên trọng, bên khinh. Chúa muốn chúng ta thẳng thắn, thanh liêm, nhân đức và độ lượng trong mọi hoàn cảnh. Chúa không muốn chúng ta là thánh trong thánh đừng, rồi là tướng cướp nơi phố chợ. Chúa phân biệt lằn ranh của Nước Trời và trần thế. Chúa đề ra một trật phải tôn trọng, bổn phận cần thỏa đáng và quyền lợi phải được bảo đảm.
Là công dân của hai thực tại "trần thế và thiên quốc", chúng ta phải biết dung hòa để cả hai cùng lớn dậy, phát triển và thăng hoa. Với quốc gia và dân tộc, chúng ta phải chung góp cả vật chất lẩn tinh thần để chủ quyền quốc gia được tôn trọng, dân giầu nước mạnh, an ninh được bảo đảm, trật tự được đề cao và quyền lợi được chung hưởng (Rom 13,1-7;1 Pet. 2,17). Với thiên quốc và ơn cứu độ, chúng ta phải đầu tư những gia sản thiêng liên, những của mà mối mọt, trộm cướp và sự chết không gậm nhấm và phá hủy nổi. Chúng ta phải đem lòng, chung sức và tiếp tay yêu thương và phục vụ Chúa nơi tha nhân, đồng thời phải là chứng nhân, sứ giảvà tiên tri của tình Chúa giữa cộng đồng nhân loại.
Hình ảnh ngày chung thẩm (Mt 25,31-46) diễn tả rất đầy đủ sự thưởng phạt công minh. Chúa không nhắc đến những tội phạm, những công trình xây cất vĩ đại, những mua quan bán chức, những cảnh mượn đầu heo nấu cháo. Vì chúng ta đã một lần thống hối ăn năn. Chúa trách phạt vì những thiếu sót, những lơ là, những cố tình chúng ta bỏ qua không thực hiện: Chúa đói, Chúa khát, Chúa rách rưới, Chúa trần truồng, Chúa bị tù tội, Chúa bị trọng thương, Chúa vô hình và siêu nhiên, chúng ta không trực tiếp phục vụ, nhưng Chúa hữu hình và hiện diện gián tiếp trong mọi giai cấp, đặc biệt nơi những người thấp cổ bé miệng. Bỏ qua đã là tội, thì tra tay hành hạ, dựng nguyên nhân, gây đói nghèo, tạo tù tội, hung hăng bắt bớ và ám sát, thủ tiêu phải là những tội đại hình.
Là người tín hữu chính chuyên và trưởng thành, chúng ta tiếp tục truyền thống "ăn cây nào, rào cây nấy". Chúng ta tròn bổn phận với quốc gia, dân tộc, đồng thời chúng ta đủ chữ hiếu với Thiên Chúa là Cha nhân lành. Gương sống của Phêrô và Gioan trước Công Nghị Do Thái là chính lộ cho mọi tín hữu "phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời phàm nhân". Đời đạo hạnh của và gương thánh thiện của Mẹ Têrêsa là hình ảnh trung thực nhất của Chúa Nhập Thể, đến phục vụ giới nghèo. Ngài đến không tìm danh phận, không ham chức tước. Ngài "trả cho Caesar những gì của Caesar" và ngài "trả Chúa những gì của Chúa" khi kết thúc cuộc đời trên thập tự.
Lm Nguyễn Bình An