Dan Lee
10-16-2008, 08:39 AM
Tôi nhớ đến lòng tin, lòng bác ái, sự vững lòng trông cậy của anh em vào Đức Giêsu Kitô
Chú giải Thánh Thư CN XXIX TN – A (1 Th 1:1-5)
Hôm nay chúng ta bắt đầu Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Thêxalônica.
Theo Chương 17 của Sách Tông Đồ Công Vụ thì Thánh Phaolô cùng với Thánh Silas đến Thêxalônica trong cuộc hành trình thứ nhì của ngài (khoảng năm 49-52) sau khi rời Philliphê. Thành phố này còn có tên là Salônica, nằm trên bờ biển Aegean và là một trung tâm thương mại phồn thịnh trong thời Thánh Phaolô. Thành phố được Cassader, anh rể của Alexander đại đế, thiết lập năm 315 B.C. và lấy tên vợ là Thexalônica mà đặt cho nó. Thành lọt vào tay người Rôma năm 186 B.C.. Đây là một thành phố dân ngoại. Họ thờ các thần của Hy Lạp và có nhiều điếm thần.
Có khá đông dân Do Thái cư ngụ ở đây, đó là lý do tại sao khi đến Thexalônica, Thánh Phaolô lập tức rao giảng Tin Mừng về Chúa Giêsu tại hội đường của họ. Nhiều người Do Thái và Dân Ngoại đã theo ngài tin vào Chúa Giêsu trong đó có nhiều phụ nữ quý phái (x. Cv 17:4). Vì ghen tức, một số người Do Thái đã biểu tình và tấn công nhà ông Giasôn, nhưng không tìm thấy ngài nên họ lôi ông Giasôn ra tòa (x. Cv 17:5-9).
Vì thế Thánh Phaolô và Sêlas đã bỏ Thêxalônica mà qua Bêrêa (x. Cv 17:10). Ngài để Silas cùng Timôthê lại Bêrêa và đi Athen (x. CV 17:15). Rời Athen, Thánh Phaolô đến Côrinthô, ở đó Timôthê và Silas đến với ngài và cho biết tin tức ở Thexalônica. Thánh Phaolô viết Thư Thứ Nhất này và sai Timôthê đem đến cho họ để bổ túc những gì ngài đang giảng dạy. Thư này là văn kiện sớm nhất của Tân Ước được viết trong mùa đông năm 50 hay 51.
Câu 1 - Phaolô, Silvanô và Timôthêu kính gửi giáo đoàn thành Thêxalônica trong Thiên Chúa Cha và trong Chúa Giêsu Kitô. Nguyện chúc cho anh em được ân sủng và bình an.
Đây là cách mở đầu thông thường của tư tín thời đó. Chúng ta ai cũng biết Phaolô là ai. Còn Silvianô là tên tiếng La Tinh của Silas, một cộng sự viên của Thánh Phaolô như đã nói ở trên. Timôthêu có mẹ là người Do Thái theo Kitô giáo và cha là Dân Ngoại; Thánh Phaolô dạy đạo đồng thời cũng cắt bì cho Timôthêu khi ngài đi qua Listra (x. Cv 16:1-3). Từ đó Timôthêu đi theo ngài và là một trong những cộng sự viên đắc lực nhất của ngài. Khi Thánh Phaolô viết thư này thì Timôthêu vừa từ Thexalônica đến Côrinthô và trình bày cho ngài biết về tình trạng khả quan của các tín hữu ở Thêxalônica.
Giáo đoàn thành Thêxalônica (Thessalônica) – cũng có tác giả dịch là Hội Thánh ở Thexalônica. Chữ giáo đoàn hay hội thánh hay giáo hội là cách dich khác nhau của chữ Hy Lạp εκκλησια có nghĩa là “cộng đoàn, buổi tập họp dân Israel dưới chân núi Sinai trong Cựu Ước”, nhưng từ thời các Thánh Tông Đồ thì chữ này được dùng để chỉ cộng đoàn hay giáo đoàn Kitô hữu mà chúng ta thường gọi là các giáo hội địa phương, và cũng được dùng để chỉ Hội Thánh Hoàn Vũ, là Dân Mới của Thiên Chúa. Thánh Thôma Aquinô dùng câu này để định nghĩa Hội Thánh như là “cộng đồng các tín hữu được quy tụ trong Thiên Chúa Cha và trong Đức Chúa Giêsu Kitô, nhờ Đức Tin vào Chúa Ba Ngôi và vào thiên tính cùng nhân tính của Đức Kitô” (Chú Giải 1 Thessalônica). Thánh Công Đồng Vaticanô II viết: “Thiên Chúa triệu tập tất cả những người tin kính và mong đợi Chúa Kitô, Ðấng ban ơn cứu độ và hiệp nhất, nguyên lý của sự hòa bình; Ngài thiết lập họ thành Giáo Hội để Giáo Hội trở nên bí tích hữu hình của sự hiệp nhất cứu độ ấy cho toàn thể và cho mỗi người” (Lumen gentium, số 9).
“Ân sủng và bình an” là một lời chúc mừng mà Thánh Phaolô rất thích để cầu chúc độc giả đạt được sự sung mãn của phúc lành từ trời. Ân sủng và bình an chỉ có thể được nếu người ta sống trong Thiên Chúa và trong Đức Chúa Giêsu Kitô. Sống trong Thiên Chúa có nghĩa là sống trong sự giao hòa với Thiên Chúa, trong ân sủng của Ngài. Nhờ ân sủng này mà chúng ta biết phó thác mọi sự trong tay Thiên Chúa, bất chấp mọi khó khăn do thế gian hay hoàn cảnh gây ra.
Câu 2 - Tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa cho mọi người anh em, trong khi tôi cầu nguyện, tôi hằng nhớ đến anh em không ngừng;
Tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa cho mọi người anh em.. . . Qua việc tạ ơn Thiên Chúa và không ngừng nhớ đến giáo dân Thêxalônica, Thánh Phaolô cho thấy rằng kết quả công việc rao giảng của ngài là do hồng ân Thiên Chúa ban cho chứ không phải công lao của riêng ngài. Một Tông Đồ chân chính luôn nhớ đến và cầu nguyện cho những người Thiên Chúa trao phó cho mình. Là cha mẹ, chúng ta cầu nguyện cho con cái. Là thầy cô hay Giáo Lý viên chúng ta đừng quên cầu nguyện cho các học viên của mình. Không cần biết chúng ta tài năng đến đâu đi nữa, nếu không có ơn Chúa, chúng ta cũng chẳng giúp ích gì được cho ai. Cho nên trước khi giảng dạy chúng ta cần cầu nguyện cho mình để biết khiêm nhường rao giảng những gì Chúa muốn, theo Ý Chúa, và cho học viên để họ đón nhận lời giảng dạy của chúng ta với niềm tin.
Câu 3 - Tôi nhớ đến sự nghiệp của lòng tin, công việc của lòng bác ái, sự vững lòng trông cậy của anh em vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta.
Câu này có thể được dịch là: “Tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì Đức Tin, cùng những khổ cực anh em chịu vì Đức Ái, và sự kiên nhẫn trong niềm hy vọng vào Ðức Chúa Giêsu Kitô, trước mặt Thiên Chúa, là Cha chúng ta.” - Đây là lần đầu tiên trong Thánh Kinh nói đến ba nhân đức đối thần là Tin, Cậy và Mến. Đời sống tâm linh của Kitô hữu được đặt nền tảng trên việc thực hành ba nhân đức này.
Các nhân đức đối thần là các nhân đức làm cho ta có khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa. Các nhân này là nền tảng, linh hồn và nét đặc thù của hoạt động luân lý Kitô giáo. Thiên Chúa ban cho ta các nhân đức này để ta có khả năng hành động như con cái Ngài và đáng hưởng sự sống đời đời. Các nhân đức đối thần là bảo chứng Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động trong những năng lực của con người. Có ba nhân đức đối thần là Tin, Cậy, Mến (x. GLCG 1812-1813).
1. Ðức tin giúp chúng ta tin vào Thiên Chúa, cùng tất cả những gì Ngài đã phán và mặc khải cũng như Hội Thánh dạy phải tin, vì Thiên Chúa là chân lý. Ðức tin không có Đức Cậy và Đức Mến, sẽ không kết hợp ta trọn vẹn với Ðức Kitô và không làm cho ta trở nên chi thể sống động trong Nhiệm Thể Người. Chúng ta không những phải giữ và sống Đức Tin, mà còn phải tuyên xưng, làm chứng và truyền bá Đức Tin. (x. GLCG 1814-1816).
2. Ðức cậy giúp chúng ta khao khát Nước Trời và sự sống vĩnh cửu, nhờ tin tưởng vào các lời hứa của Ðức Kitô và phó thác vào ơn Chúa Thánh Thần, chứ không dựa vào sức mình. Ðức cậy bảo vệ ta khỏi thất vọng, nâng đỡ ta, giúp ta phấn khởi mong đợi hạnh phúc muôn đời. Ðức Cậy giải thoát ta khỏi lòng ích kỷ và đưa ta đến hạnh phúc của Đức Ái. Các Mối Phúc Thật hướng niềm hy vọng của ta lên Thiên Quốc. Nhờ công ơn và cuộc khổ nạn của Ðức Kitô, Thiên Chúa gìn giữ chúng ta trong Đức Cậy. Ðức Cậy được diễn tả và nuôi dưỡng trong kinh nguyện, nhất là kinh Lạy Cha (x. GLCG 1817-1821).
3. Ðức Mến hay Đức Ái giúp ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì Chúa mà thương yêu tha nhân như chính mình. Ðức Kitô đặt Đức Ái làm điều răn mới. Ðức Ái là hoa quả của Chúa Thánh Thần và là chu toàn lề luật. Thánh Phaolô kể ra các đặc điểm của Đức Ái: "Ðức Ái thì nhẫn nhục, không ghen tương, không khoe khoang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không hận thù, không mừng vì điều ác, nhưng vui vì điều chân thật. Ðức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả" (1 Cor 13: 4-7). Ðức Ái cao trọng hơn mọi nhân đức, và đứng đầu các nhân đức đối thần. Ðức Ái gợi hứng và thúc đẩy việc tập luyện mọi nhân đức. Ðức Ái là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các nhân đức trong đời sống Kitô hữu. Ðức Ái bảo đảm, thanh luyện và nâng khả năng yêu thương của con người lên mức hoàn thiện siêu nhiên. Ðời sống luân lý được sinh động nhờ Đức Ái, đem lại cho các Kitô hữu sự tự do thiêng liêng của con cái Thiên Chúa. Hoa quả của Đức Ái là niềm vui, bình an và lòng thương xót (x. GLCG 1822-1829).
Câu 4 - Hỡi anh em là những kẻ được Thiên Chúa yêu mến, tôi từng biết anh em được Chúa tuyển chọn,
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết trong Thông Điệp Spe Salvi rẳng: “Không phải là khoa học giải thoát con người: con người được giải thoát bởi tình yêu. Điều này đúng ngay cả đối với thế giới ngày nay. Khi một người cảm nghiệm được một tình yêu cao đẹp trong đời, đó là giây phút người ấy được “giải thoát”, là giây phút đem đến một ý nghĩa mới cho cuộc đời. Nhưng chẳng mấy chốc người ấy nhận ra rằng tình yêu được trao ban trên anh ta tự nó không giải quyết được vấn nạn đời mình. Đó chỉ là một tình yêu giữ nguyên tính mong manh của nó. Tình yêu đó có thể bị huỷ diệt bởi cái chết. Con người cần đến một tình yêu vô điều kiện. Con người cần đến một sự chắc chắn khiến anh ta nói được: “cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực sâu hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, sẽ không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8:38-39). Nếu tình yêu tuyệt đối này tồn tại, với sự chắc chắn tuyệt đối của nó, thì lúc đó – và chỉ khi đó – con người được “cứu rỗi”, dù cho chuyện gì sẽ xảy đến với người ấy trong những điều kiện cụ thể của anh ta. Điều này nói lên là: Chúa Giêsu Kitô đã “cứu rỗi” chúng ta. Qua Ngài chúng ta trở nên chắc chắn về Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa không phải là một “căn nguyên” xa xôi của thế giới, bởi vì Con một-tự hữu của Ngài đã hóa thành phàm nhân và mọi người có thể nói về Người: “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2:20) (Spes Salvi 26).
Thánh Thôma Aquinô nói rằng Thiên Chúa yêu mến mọi người và “mời gọi họ hưởng những sự tốt lành vĩnh cửu” (Chú gỉải 1 Thêxallônica). Con người vì tội Nguyên Tổ và tội lỗi cá nhân đã mất ơn thánh hóa nên không thể tự mình đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa và đến cùng Ngài được. Nhưng Thiên Chúa quá yêu con người đến nỗi “ban chính Con Một Ngài cho chúng ta” (Ga 3:16), “làm cho chúng ta xứng đáng được chung phần gia nghiệp của dân thánh trong ánh sáng. Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa chúng ta vào vương quốc của Con Yêu Dấu Ngài” (Col 1:12-13). Những ai đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa là những người được Ngài tuyển chọn để được hưởng hạnh phúc thật.
Tân Ước dùng nhiều cách để diễn tả hạnh phúc thật mà Thiên Chúa mời gọi con người đến hưởng: Nước Thiên Chúa trị đến; hưởng nhan thánh Chúa, hưởng niềm vui của Chúa, an nghỉ trong Chúa. Ngài cho chúng ta sống ở đời để nhận biết, phụng sư, và yêu mến Ngài để nhờ đó được hạnh phúc Thiên Ðàng. Hạnh phúc là được thông phần bản tính Thiên Chúa và sự sống đời đời. Nó là ân huệ siêu nhiên.
Việc đón nhận Đức Tin là kết quả của ơn tuyển chọn của Thiên Chúa. Nhưng được tuyển chọn không đồng nghĩa với được cứu độ. Muốn được cứu độ chúng ta phải tự nguyện đáp lại lời Thiên Chúa và cộng tác với ân sủng của Ngài.
Hạnh phúc mà Ngài hứa bắt chúng ta phải đương đầu với những quyết định lựa chọn luân lý, mời gọi ta thanh luyện tâm hồn khỏi những bản năng xấu và tìm kiếm tình yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự. Chúng ta không thể tìm thấy hạnh phúc thật nơi tiền tài, danh vọng, quyền bính, hay thành công về bất cứ phương diện nào, hoặc nơi bất cứ tạo vật nào, nhưng chỉ nơi Thiên Chúa, nguồn mọi thiện hảo và tình yêu.
Mười Giới Răn, Bài Giảng Trên Núi và giáo huấn các Tông Đồ chỉ cho chúng ta đường lên Nước Trời. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta tiến tới từng bước một, qua các việc làm hằng ngày. Nhờ tác động của lời Ðức Kitô, chúng ta dần dần sinh hoa kết quả trong Hội Thánh để vinh danh Thiên Chúa (x. GLCG 1720-1729).
[B]Câu 5 - bởi vì Tin Mừng của chúng tôi ở nơi anh em, không phải chỉ với lời nói mà thôi, mà là với quyền năng, với Thánh Thần và với lòng xác tín.
Thánh Phaolô nhắc cho tín hữu Thêxalônica rằng những gí ngài đã dạy họ là Tin Mừng đã được các ngôn sứ tiên báo (x. Is 40:9; 52:7; 60:6; 61:1) và được hoàn qua việc Con Thiên Chúa Nhập Thể và chu toàn nghĩa vụ cứu độ mà Chúa Cha đã trao phó cho Người. Các Tông đồ rao giảng Tin Mừng này không phải chỉ bằng lời nói mà với quyền năng của Chúa Thánh Thần như chúng ta thấy trong Sách Tông Đồ Công Vụ.
Trong thời Hội Thánh sơ khai, việc rao giảng Tin Mừng được kèm theo bời những ân sủng đặc biệt của Chúa Thánh Thần như nói tiên tri, làm phép lạ, trừ quỷ và nói tiếng lạ (x. Cv 2:8). Thời Cựu Ước để sửa soạn cho Chúa Cứu Thế đến đã chấm dứt. Thời đại Cứu Thế bắt đầu bằng việc đổ tràn đầy ân sủng Chúa Thánh Thần xuống các Tông Đồ và những ai tin vào Đức Kitô, như ngôn sứ Giôel đã tiên báo: “Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm. Con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến. Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ thần khí Ta trên tôi nam tớ nữ” (Gioel 3:1-3).
Kết Luận
Hôm nay các Giám Mục đang tụ họp tại Rôma để bàn thảo về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ vụ Hội Thánh”. Lời Chúa là Lời Hằng Sống và sinh động nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần chính là động lực chính hoạt động trong Hội Thánh và trong mỗi người chúng ta để giúp chúng ta sống và rao giảng Lời Chúa như Thánh Phaolô ngày xưa như Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết: “Phải nói rằng Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc truyền giáo: chính Ngài thúc đẩy mỗi cá nhân rao giảng Tin Mừng, và chính Ngài ngự tận đáy lương tâm là cho người ta chấp nhận và hiểu được Lời cứu độ” (Evangelii nuntiandi, 75).
Lạy Chúa chúng con đang gặp rất nhiều khó khăn về tôn giáo, chính trị và kinh tế. Xin cho con biết luôn vững lòng cậy trông vào Chúa và không ngừng thể hiện Đức Tin của con qua Đức Ái. Amen
Câu Hỏi để suy nghĩ và thảo luận
1. Khi làm các việc phục vụ tôi có biết cảm tạ Chúa vì những thành quả, hay tự hào vì những thành quả ấy? Có khi nào tôi nghĩ rằng vai trò của mình là quan trọng không thể thay thế được không?
2. Khi làm việc tông đồ, nhất là dạy Giáo Lý, tôi có nhớ cầu nguyện cho những người mà Chúa trao cho tôi phục vụ không? Cầu nguyện như thế nào?
3. Tôi hiểu thế nào về Đức Tin và đang sống Đức Tin ra sao?
4. Tôi đối xử thế nào với những người bé nhỏ hay thấp hèn hơn tôi trong gia đình, xã hội và sở làm.
5. Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, có khi nào tôi thấy ngã lòng hay nản lòng không? Cách sống của tín hữu Thexalônica mà Thánh Phaolô nói trong bài đọc hôm nay dạy tôi điều gì về Đức Cậy?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Chú giải Thánh Thư CN XXIX TN – A (1 Th 1:1-5)
Hôm nay chúng ta bắt đầu Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Thêxalônica.
Theo Chương 17 của Sách Tông Đồ Công Vụ thì Thánh Phaolô cùng với Thánh Silas đến Thêxalônica trong cuộc hành trình thứ nhì của ngài (khoảng năm 49-52) sau khi rời Philliphê. Thành phố này còn có tên là Salônica, nằm trên bờ biển Aegean và là một trung tâm thương mại phồn thịnh trong thời Thánh Phaolô. Thành phố được Cassader, anh rể của Alexander đại đế, thiết lập năm 315 B.C. và lấy tên vợ là Thexalônica mà đặt cho nó. Thành lọt vào tay người Rôma năm 186 B.C.. Đây là một thành phố dân ngoại. Họ thờ các thần của Hy Lạp và có nhiều điếm thần.
Có khá đông dân Do Thái cư ngụ ở đây, đó là lý do tại sao khi đến Thexalônica, Thánh Phaolô lập tức rao giảng Tin Mừng về Chúa Giêsu tại hội đường của họ. Nhiều người Do Thái và Dân Ngoại đã theo ngài tin vào Chúa Giêsu trong đó có nhiều phụ nữ quý phái (x. Cv 17:4). Vì ghen tức, một số người Do Thái đã biểu tình và tấn công nhà ông Giasôn, nhưng không tìm thấy ngài nên họ lôi ông Giasôn ra tòa (x. Cv 17:5-9).
Vì thế Thánh Phaolô và Sêlas đã bỏ Thêxalônica mà qua Bêrêa (x. Cv 17:10). Ngài để Silas cùng Timôthê lại Bêrêa và đi Athen (x. CV 17:15). Rời Athen, Thánh Phaolô đến Côrinthô, ở đó Timôthê và Silas đến với ngài và cho biết tin tức ở Thexalônica. Thánh Phaolô viết Thư Thứ Nhất này và sai Timôthê đem đến cho họ để bổ túc những gì ngài đang giảng dạy. Thư này là văn kiện sớm nhất của Tân Ước được viết trong mùa đông năm 50 hay 51.
Câu 1 - Phaolô, Silvanô và Timôthêu kính gửi giáo đoàn thành Thêxalônica trong Thiên Chúa Cha và trong Chúa Giêsu Kitô. Nguyện chúc cho anh em được ân sủng và bình an.
Đây là cách mở đầu thông thường của tư tín thời đó. Chúng ta ai cũng biết Phaolô là ai. Còn Silvianô là tên tiếng La Tinh của Silas, một cộng sự viên của Thánh Phaolô như đã nói ở trên. Timôthêu có mẹ là người Do Thái theo Kitô giáo và cha là Dân Ngoại; Thánh Phaolô dạy đạo đồng thời cũng cắt bì cho Timôthêu khi ngài đi qua Listra (x. Cv 16:1-3). Từ đó Timôthêu đi theo ngài và là một trong những cộng sự viên đắc lực nhất của ngài. Khi Thánh Phaolô viết thư này thì Timôthêu vừa từ Thexalônica đến Côrinthô và trình bày cho ngài biết về tình trạng khả quan của các tín hữu ở Thêxalônica.
Giáo đoàn thành Thêxalônica (Thessalônica) – cũng có tác giả dịch là Hội Thánh ở Thexalônica. Chữ giáo đoàn hay hội thánh hay giáo hội là cách dich khác nhau của chữ Hy Lạp εκκλησια có nghĩa là “cộng đoàn, buổi tập họp dân Israel dưới chân núi Sinai trong Cựu Ước”, nhưng từ thời các Thánh Tông Đồ thì chữ này được dùng để chỉ cộng đoàn hay giáo đoàn Kitô hữu mà chúng ta thường gọi là các giáo hội địa phương, và cũng được dùng để chỉ Hội Thánh Hoàn Vũ, là Dân Mới của Thiên Chúa. Thánh Thôma Aquinô dùng câu này để định nghĩa Hội Thánh như là “cộng đồng các tín hữu được quy tụ trong Thiên Chúa Cha và trong Đức Chúa Giêsu Kitô, nhờ Đức Tin vào Chúa Ba Ngôi và vào thiên tính cùng nhân tính của Đức Kitô” (Chú Giải 1 Thessalônica). Thánh Công Đồng Vaticanô II viết: “Thiên Chúa triệu tập tất cả những người tin kính và mong đợi Chúa Kitô, Ðấng ban ơn cứu độ và hiệp nhất, nguyên lý của sự hòa bình; Ngài thiết lập họ thành Giáo Hội để Giáo Hội trở nên bí tích hữu hình của sự hiệp nhất cứu độ ấy cho toàn thể và cho mỗi người” (Lumen gentium, số 9).
“Ân sủng và bình an” là một lời chúc mừng mà Thánh Phaolô rất thích để cầu chúc độc giả đạt được sự sung mãn của phúc lành từ trời. Ân sủng và bình an chỉ có thể được nếu người ta sống trong Thiên Chúa và trong Đức Chúa Giêsu Kitô. Sống trong Thiên Chúa có nghĩa là sống trong sự giao hòa với Thiên Chúa, trong ân sủng của Ngài. Nhờ ân sủng này mà chúng ta biết phó thác mọi sự trong tay Thiên Chúa, bất chấp mọi khó khăn do thế gian hay hoàn cảnh gây ra.
Câu 2 - Tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa cho mọi người anh em, trong khi tôi cầu nguyện, tôi hằng nhớ đến anh em không ngừng;
Tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa cho mọi người anh em.. . . Qua việc tạ ơn Thiên Chúa và không ngừng nhớ đến giáo dân Thêxalônica, Thánh Phaolô cho thấy rằng kết quả công việc rao giảng của ngài là do hồng ân Thiên Chúa ban cho chứ không phải công lao của riêng ngài. Một Tông Đồ chân chính luôn nhớ đến và cầu nguyện cho những người Thiên Chúa trao phó cho mình. Là cha mẹ, chúng ta cầu nguyện cho con cái. Là thầy cô hay Giáo Lý viên chúng ta đừng quên cầu nguyện cho các học viên của mình. Không cần biết chúng ta tài năng đến đâu đi nữa, nếu không có ơn Chúa, chúng ta cũng chẳng giúp ích gì được cho ai. Cho nên trước khi giảng dạy chúng ta cần cầu nguyện cho mình để biết khiêm nhường rao giảng những gì Chúa muốn, theo Ý Chúa, và cho học viên để họ đón nhận lời giảng dạy của chúng ta với niềm tin.
Câu 3 - Tôi nhớ đến sự nghiệp của lòng tin, công việc của lòng bác ái, sự vững lòng trông cậy của anh em vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta.
Câu này có thể được dịch là: “Tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì Đức Tin, cùng những khổ cực anh em chịu vì Đức Ái, và sự kiên nhẫn trong niềm hy vọng vào Ðức Chúa Giêsu Kitô, trước mặt Thiên Chúa, là Cha chúng ta.” - Đây là lần đầu tiên trong Thánh Kinh nói đến ba nhân đức đối thần là Tin, Cậy và Mến. Đời sống tâm linh của Kitô hữu được đặt nền tảng trên việc thực hành ba nhân đức này.
Các nhân đức đối thần là các nhân đức làm cho ta có khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa. Các nhân này là nền tảng, linh hồn và nét đặc thù của hoạt động luân lý Kitô giáo. Thiên Chúa ban cho ta các nhân đức này để ta có khả năng hành động như con cái Ngài và đáng hưởng sự sống đời đời. Các nhân đức đối thần là bảo chứng Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động trong những năng lực của con người. Có ba nhân đức đối thần là Tin, Cậy, Mến (x. GLCG 1812-1813).
1. Ðức tin giúp chúng ta tin vào Thiên Chúa, cùng tất cả những gì Ngài đã phán và mặc khải cũng như Hội Thánh dạy phải tin, vì Thiên Chúa là chân lý. Ðức tin không có Đức Cậy và Đức Mến, sẽ không kết hợp ta trọn vẹn với Ðức Kitô và không làm cho ta trở nên chi thể sống động trong Nhiệm Thể Người. Chúng ta không những phải giữ và sống Đức Tin, mà còn phải tuyên xưng, làm chứng và truyền bá Đức Tin. (x. GLCG 1814-1816).
2. Ðức cậy giúp chúng ta khao khát Nước Trời và sự sống vĩnh cửu, nhờ tin tưởng vào các lời hứa của Ðức Kitô và phó thác vào ơn Chúa Thánh Thần, chứ không dựa vào sức mình. Ðức cậy bảo vệ ta khỏi thất vọng, nâng đỡ ta, giúp ta phấn khởi mong đợi hạnh phúc muôn đời. Ðức Cậy giải thoát ta khỏi lòng ích kỷ và đưa ta đến hạnh phúc của Đức Ái. Các Mối Phúc Thật hướng niềm hy vọng của ta lên Thiên Quốc. Nhờ công ơn và cuộc khổ nạn của Ðức Kitô, Thiên Chúa gìn giữ chúng ta trong Đức Cậy. Ðức Cậy được diễn tả và nuôi dưỡng trong kinh nguyện, nhất là kinh Lạy Cha (x. GLCG 1817-1821).
3. Ðức Mến hay Đức Ái giúp ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì Chúa mà thương yêu tha nhân như chính mình. Ðức Kitô đặt Đức Ái làm điều răn mới. Ðức Ái là hoa quả của Chúa Thánh Thần và là chu toàn lề luật. Thánh Phaolô kể ra các đặc điểm của Đức Ái: "Ðức Ái thì nhẫn nhục, không ghen tương, không khoe khoang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không hận thù, không mừng vì điều ác, nhưng vui vì điều chân thật. Ðức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả" (1 Cor 13: 4-7). Ðức Ái cao trọng hơn mọi nhân đức, và đứng đầu các nhân đức đối thần. Ðức Ái gợi hứng và thúc đẩy việc tập luyện mọi nhân đức. Ðức Ái là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các nhân đức trong đời sống Kitô hữu. Ðức Ái bảo đảm, thanh luyện và nâng khả năng yêu thương của con người lên mức hoàn thiện siêu nhiên. Ðời sống luân lý được sinh động nhờ Đức Ái, đem lại cho các Kitô hữu sự tự do thiêng liêng của con cái Thiên Chúa. Hoa quả của Đức Ái là niềm vui, bình an và lòng thương xót (x. GLCG 1822-1829).
Câu 4 - Hỡi anh em là những kẻ được Thiên Chúa yêu mến, tôi từng biết anh em được Chúa tuyển chọn,
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết trong Thông Điệp Spe Salvi rẳng: “Không phải là khoa học giải thoát con người: con người được giải thoát bởi tình yêu. Điều này đúng ngay cả đối với thế giới ngày nay. Khi một người cảm nghiệm được một tình yêu cao đẹp trong đời, đó là giây phút người ấy được “giải thoát”, là giây phút đem đến một ý nghĩa mới cho cuộc đời. Nhưng chẳng mấy chốc người ấy nhận ra rằng tình yêu được trao ban trên anh ta tự nó không giải quyết được vấn nạn đời mình. Đó chỉ là một tình yêu giữ nguyên tính mong manh của nó. Tình yêu đó có thể bị huỷ diệt bởi cái chết. Con người cần đến một tình yêu vô điều kiện. Con người cần đến một sự chắc chắn khiến anh ta nói được: “cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực sâu hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, sẽ không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8:38-39). Nếu tình yêu tuyệt đối này tồn tại, với sự chắc chắn tuyệt đối của nó, thì lúc đó – và chỉ khi đó – con người được “cứu rỗi”, dù cho chuyện gì sẽ xảy đến với người ấy trong những điều kiện cụ thể của anh ta. Điều này nói lên là: Chúa Giêsu Kitô đã “cứu rỗi” chúng ta. Qua Ngài chúng ta trở nên chắc chắn về Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa không phải là một “căn nguyên” xa xôi của thế giới, bởi vì Con một-tự hữu của Ngài đã hóa thành phàm nhân và mọi người có thể nói về Người: “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2:20) (Spes Salvi 26).
Thánh Thôma Aquinô nói rằng Thiên Chúa yêu mến mọi người và “mời gọi họ hưởng những sự tốt lành vĩnh cửu” (Chú gỉải 1 Thêxallônica). Con người vì tội Nguyên Tổ và tội lỗi cá nhân đã mất ơn thánh hóa nên không thể tự mình đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa và đến cùng Ngài được. Nhưng Thiên Chúa quá yêu con người đến nỗi “ban chính Con Một Ngài cho chúng ta” (Ga 3:16), “làm cho chúng ta xứng đáng được chung phần gia nghiệp của dân thánh trong ánh sáng. Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa chúng ta vào vương quốc của Con Yêu Dấu Ngài” (Col 1:12-13). Những ai đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa là những người được Ngài tuyển chọn để được hưởng hạnh phúc thật.
Tân Ước dùng nhiều cách để diễn tả hạnh phúc thật mà Thiên Chúa mời gọi con người đến hưởng: Nước Thiên Chúa trị đến; hưởng nhan thánh Chúa, hưởng niềm vui của Chúa, an nghỉ trong Chúa. Ngài cho chúng ta sống ở đời để nhận biết, phụng sư, và yêu mến Ngài để nhờ đó được hạnh phúc Thiên Ðàng. Hạnh phúc là được thông phần bản tính Thiên Chúa và sự sống đời đời. Nó là ân huệ siêu nhiên.
Việc đón nhận Đức Tin là kết quả của ơn tuyển chọn của Thiên Chúa. Nhưng được tuyển chọn không đồng nghĩa với được cứu độ. Muốn được cứu độ chúng ta phải tự nguyện đáp lại lời Thiên Chúa và cộng tác với ân sủng của Ngài.
Hạnh phúc mà Ngài hứa bắt chúng ta phải đương đầu với những quyết định lựa chọn luân lý, mời gọi ta thanh luyện tâm hồn khỏi những bản năng xấu và tìm kiếm tình yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự. Chúng ta không thể tìm thấy hạnh phúc thật nơi tiền tài, danh vọng, quyền bính, hay thành công về bất cứ phương diện nào, hoặc nơi bất cứ tạo vật nào, nhưng chỉ nơi Thiên Chúa, nguồn mọi thiện hảo và tình yêu.
Mười Giới Răn, Bài Giảng Trên Núi và giáo huấn các Tông Đồ chỉ cho chúng ta đường lên Nước Trời. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta tiến tới từng bước một, qua các việc làm hằng ngày. Nhờ tác động của lời Ðức Kitô, chúng ta dần dần sinh hoa kết quả trong Hội Thánh để vinh danh Thiên Chúa (x. GLCG 1720-1729).
[B]Câu 5 - bởi vì Tin Mừng của chúng tôi ở nơi anh em, không phải chỉ với lời nói mà thôi, mà là với quyền năng, với Thánh Thần và với lòng xác tín.
Thánh Phaolô nhắc cho tín hữu Thêxalônica rằng những gí ngài đã dạy họ là Tin Mừng đã được các ngôn sứ tiên báo (x. Is 40:9; 52:7; 60:6; 61:1) và được hoàn qua việc Con Thiên Chúa Nhập Thể và chu toàn nghĩa vụ cứu độ mà Chúa Cha đã trao phó cho Người. Các Tông đồ rao giảng Tin Mừng này không phải chỉ bằng lời nói mà với quyền năng của Chúa Thánh Thần như chúng ta thấy trong Sách Tông Đồ Công Vụ.
Trong thời Hội Thánh sơ khai, việc rao giảng Tin Mừng được kèm theo bời những ân sủng đặc biệt của Chúa Thánh Thần như nói tiên tri, làm phép lạ, trừ quỷ và nói tiếng lạ (x. Cv 2:8). Thời Cựu Ước để sửa soạn cho Chúa Cứu Thế đến đã chấm dứt. Thời đại Cứu Thế bắt đầu bằng việc đổ tràn đầy ân sủng Chúa Thánh Thần xuống các Tông Đồ và những ai tin vào Đức Kitô, như ngôn sứ Giôel đã tiên báo: “Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm. Con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến. Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ thần khí Ta trên tôi nam tớ nữ” (Gioel 3:1-3).
Kết Luận
Hôm nay các Giám Mục đang tụ họp tại Rôma để bàn thảo về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ vụ Hội Thánh”. Lời Chúa là Lời Hằng Sống và sinh động nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần chính là động lực chính hoạt động trong Hội Thánh và trong mỗi người chúng ta để giúp chúng ta sống và rao giảng Lời Chúa như Thánh Phaolô ngày xưa như Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết: “Phải nói rằng Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc truyền giáo: chính Ngài thúc đẩy mỗi cá nhân rao giảng Tin Mừng, và chính Ngài ngự tận đáy lương tâm là cho người ta chấp nhận và hiểu được Lời cứu độ” (Evangelii nuntiandi, 75).
Lạy Chúa chúng con đang gặp rất nhiều khó khăn về tôn giáo, chính trị và kinh tế. Xin cho con biết luôn vững lòng cậy trông vào Chúa và không ngừng thể hiện Đức Tin của con qua Đức Ái. Amen
Câu Hỏi để suy nghĩ và thảo luận
1. Khi làm các việc phục vụ tôi có biết cảm tạ Chúa vì những thành quả, hay tự hào vì những thành quả ấy? Có khi nào tôi nghĩ rằng vai trò của mình là quan trọng không thể thay thế được không?
2. Khi làm việc tông đồ, nhất là dạy Giáo Lý, tôi có nhớ cầu nguyện cho những người mà Chúa trao cho tôi phục vụ không? Cầu nguyện như thế nào?
3. Tôi hiểu thế nào về Đức Tin và đang sống Đức Tin ra sao?
4. Tôi đối xử thế nào với những người bé nhỏ hay thấp hèn hơn tôi trong gia đình, xã hội và sở làm.
5. Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, có khi nào tôi thấy ngã lòng hay nản lòng không? Cách sống của tín hữu Thexalônica mà Thánh Phaolô nói trong bài đọc hôm nay dạy tôi điều gì về Đức Cậy?
Phaolô Phạm Xuân Khôi