Dan Lee
10-16-2008, 09:02 PM
Giáo Hội là thân mình Chúa Kitô, chứ không phải một hiệp hội của con người trần gian
http://www.vietcatholic.net/Pics/1510200881015GiaoHoi.jpg
Giáo Hội không phải là một hiệp hội của con người trần gian, mà là thân mình của Chúa Kitô, dấu chỉ sự hiện diện tình yêu của Thiên Chúa giữa nhân loại. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 25 ngàn tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 15-10-2008
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài ”Giáo huấn của thánh Phaolô về Giáo Hội”. Trước hết ngài ghi nhận rằng các từ tiếng Ý ”Chiesa”, tiếng Pháp ”Eglise”, tiếng Tây Ban Nha ”Iglesia” đều bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ”ekklesia”. Từ này có nguồn gốc trong Kinh Thánh Cựu Ước và có nghĩa là cộng đoàn dân Israel được Thiên Chúa triệu tập; một cách đặc biệt nó ám chỉ cộng đoàn gương mẫu tụ tập tại chân núi Sinai. Giờ đây nó ám chỉ cộng đoàn mới của các người tin nơi Chúa Kitô và cảm thấy họ là cộng đoàn của Thiên Chúa, bao gồm tất cả mọi dân tộc. Từ ”ekklesia” đã chỉ xuất hiện dưới ngòi bút của thánh Phaolô ở đầu thư thứ I gửi tín hữu Thexalonica. Trong các thư khác thánh nhân nói tới ”Giáo Hội của Thiên Chúa” tại Côrintô (1 Cr 1,2; 2 Cr 1,1) tại Galát (1,2) vv... Như thế chúng là các Giáo Hội địa phương, nhưng thánh Phaolô cũng cho biết ngài đã bách hại ”Giáo Hội của Thiên Chúa”. Như vậy từ ”ekklesia” có nhiều chiều kích: nó vừa ám chỉ các giáo đoàn tại các nơi xác định vừa ám chỉ toàn thể Giáo Hội.
Tiếp đến Đức Thánh Cha giải thích kiểu nói ”Giáo Hội của Thiên Chúa như sau: Thật là quan trọng ghi nhận sự kiện từ ”Giáo Hội” - hầu như luôn luôn xuất hiện với kiểu nói định tính ”của Thiên Chúa” - không phải là một hiệp hội nhân loại, nảy sinh từ các tư tưởng hay các lợi ích chung, mà từ sự triệu tập của Thiên Chúa. Vì do Thiên Chúa triệu tập nên nó là một, hiệp nhất trong tất cả các hiện thực của nó. Sự hiệp nhất của Thiên Chúa tạo ra sự hiệp nhất của Giáo Hội trong tất cả mọi nơi Giáo Hội hiện diện. Sau này trong thư gửi tín hữu Êphêxô thánh Phaolô sẽ soạn ra ý niệm sự hiệp nhất của Giáo Hội, tiếp nối ý niệm dân Thiên Chúa, là Israel được các ngôn sứ coi như là ”hiền thê” của Thiên Chúa, được mời gọi sống tương quan hôn nhân với Thiên Chúa. Thánh Phaolô giới thiệu Giáo Hội duy nhất của Thiên Chúa như là ”hiền thê của Chúa Kitô” trong tình yêu thương, như một thân thể và một tinh thần duy nhất với Chúa Kitô.
Trước kia Phaolô đã kịch liệt chống đối Giáo Hội của Chúa Kitô, vì coi nó là một đe dọa đối với lòng trung thành với truyền thống của dân Thiên Chúa, với các luật lệ Do thái bao gồm luật cắt bì, luật trong sạch phụng tự và luật ngày lễ nghỉ. Biết bao tín hữu do thái đã chịu chết vì lòng trung thành đó, đặc biệt dưới thời anh em Macabei. Nhưng sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh, Phaolô hiểu rằng các kitô hữu không phải là những người phản bội. Trong một tình trạng mới, qua Chúa Kitô, Thiên Chúa của dân Israel đã trở thành Chúa của mọi dân tộc, vì Ngài mời gọi tất cả mọi dân nước tin vào Ngài và trở thành chi thể trong Giáo Hội của Ngài, mà không cần phải phân biệt các luật lệ và việc tuân giữ chúng.
Thánh Phaolô hiểu rằng người ta không trở thành kitô hữu vì bị bắt buộc, nhưng yếu tố nền tảng là việc đồng hình dạng nội tâm với Chúa Kitô, gắn liền với lời sống động, và việc loan báo Chúa Kitô, nơi Người Thiên Chúa rộng mở cho mọi dân tộc và hiệp nhất các dân tộc ấy trở thành dân duy nhất của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: trong sách Công Vụ thánh Luca dùng kiểu nói ”loan báo lời” nhiều lần (Cv 4,29.31; 8,25; 11,19; 13,46; 14,25; 16,6.32). Một cách cụ thể, lời đó được tạo thành bởi thập giá và sự phục sinh của Chúa kitô, nơi Người Kinh Thánh đã hiện thực. Mầu nhiệm phục sinh đã đảo lộn cuộc đời thánh Phaolô và đã trở thành trung tâm điểm lời rao giảng của thánh nhân (x. 1 Cr 2,2; 15,14). Mầu nhiệm đó được loan báo và hiện thực trong các bí tích Rửa Tội và Thánh Thể, rồi trở thành thực tại trong tình bác ái kitô. Công tác truyền giáo của thánh Phaolô không nhằm mục đích nào khác ngoài việc thành lập các cộng đoàn gồm các tín hữu tin nơi Chúa Kitô. Tư tưởng này đã có trong nguồn gốc từ ”ekklesia”, mà thánh Phaolô và toàn Kitô giáo đã thích dùng hơn là từ ”sinagoga”, là từ đời ám chỉ cuộc hội họp chính trị chứ không có tính cách tôn giáo. Ngoài ra từ ”ekklesia” có tư tưởng thần học hơn, vì nó diễn tả sự kiện tín hữu được Thiên Chúa triệu tập và quy tu trong một cộng đoàn là Giáo Hội Ngài.
Rồi Đức Thánh Cha giải thích ý niệm Giáo Hội như ”Thân mình của Chúa Kitô” và nói: Trong đường nét này chúng ta cũng có thể hiểu ý niệm ban đầu về Giáo Hội như là ”Thân mình Chúa Kitô”, một cách tuyệt đối là ý niệm của thánh Phaolô. Nó bao gồm hai chiều kích. Chiều kích thứ nhất có tính cách xã hội học, theo đó thân mình gồm nhiều chi thể và nó không thể hiện hữu nếu không có các chi thể. Kiểu giải thích này xuất hiện trong thư gửi tín hữu Roma và thư thứ I gửi giáo đoàn Côrintô, trong đó thánh Phaolô dùng một hình ảnh đã có trong môn xã hội học Roma: đó là một dân tộc giống như một thân thể với các chi thể khác nhau, mỗi chi thể có nhiệm vụ riêng. Cả khi chúng có bé nhỏ và xem ra vô nghĩa nhất, chúng cũng cần thiết để thân thể có thể sống và thực thi các nhiệm vụ của mình. Thánh Phaolô cũng nhắc cho tín hữu biết trong Giáo Hội có nhiều ơn gọi như: ngôn sứ, tông đồ, thầy dậy, người thường, nhưng mọi người đều được kêu mời sống tình bác ái mỗi ngày, và mọi người đều cần thiết cho việc xây dựng sự hiệp nhất sống động của cơ quan tinh thần ấy. Thánh Phaolô cũng cho rằng Giáo Hội không chỉ là một cơ quan, nhưng thực sự trở thành thân mình Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, nơi mọi tín hữu nhận lãnh Mình Ngài. Như thế mầu nhiệm hôn nhân hiện thực, và mọi người trở thành một thần thể và một tinh thần trong Đức Kitô. Như thế thực tại vượt qúa hình ảnh xã hội học và diễn tả bản chất sâu xa đích thật của nó là sự hiệp nhất của tất cả mọi người đã được rửa tội trong Chúa Kitô.
Khi khẳng định như thế thánh Phaolô cho chúng ta hiểu rằng Giáo Hội không phải là của thánh nhân hay của chúng ta, mà là thân mình của Chúa Kitô, ”Giáo Hội của Thiên Chúa”, là ”cánh đồng của Thiên Chúa, do Chúa xậy dựng nên,... là đền thờ của Thiên Chúa” (1 Cr 3,9.16). Kiểu nói cuối cùng này rất hay, vì nó gán cho các tương quan liên bản vị một từ đươc dùng để ám chỉ nơi chốn vật lý, được coi như thánh thiêng. Như vậy tương quan giữa Giáo Hội và đền thờ có hai chiều kích: một đàng được áp dụng cho cộng đoàn giáo hội tính cách tách rời và trong sạch của nơi thánh, đàng khác nó vượt qúa ý niệm không gian vật chất, để lên tới thực tại của một cộng đoàn lòng tin sống động. Nếu trước đây các đền thờ được coi như là nơi Thiên Chúa hiện diện, thì giờ đây chúng ta thấy Thiên Chúa không ở trong các dinh thự bằng đá nữa, mà nơi Thiên Chúa hiện diện là cộng đoàn các tín hữu.
Trong thư gửi Timothê thánh Phaolô gọi Giáo Hội là ”nhà của Thiên Chúa” (1 Tm 3,15). Đây là một định nghĩa độc đáo, vì thánh Phaolô nói tới Giáo Hội như là cơ cấu cộng đoàn, trong đó các tín hữu sống các tương quan liên bản vị đầm ấm như trong một gia đình. Thánh nhân giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm Giáo Hội trong các chiều kích khác nhau của cộng đoàn dân Chúa một cách sâu đậm. Đó là sự cao cả trong ơn gọi của chúng ta: được mời gọi là đền thờ của Chúa trong thế giới, nơi Thiên Chúa ở thực sự; đồng thời chúng ta cũng là cộng đoàn và gia đình của Thiên Chúa, Đấng là tình bác ái trên thế giới và trong lịch sử loài người. Như là gia đình và nhà của Thiên Chúa chúng ta cũng phải hiện thực trong thế giới tình bác ái của Thiên Chúa, và nhờ sức mạnh lòng tin trở thành nơi chốn và dấu chỉ sự hiện diện của Ngài.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
http://www.vietcatholic.net/Pics/1510200881015GiaoHoi.jpg
Giáo Hội không phải là một hiệp hội của con người trần gian, mà là thân mình của Chúa Kitô, dấu chỉ sự hiện diện tình yêu của Thiên Chúa giữa nhân loại. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 25 ngàn tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 15-10-2008
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài ”Giáo huấn của thánh Phaolô về Giáo Hội”. Trước hết ngài ghi nhận rằng các từ tiếng Ý ”Chiesa”, tiếng Pháp ”Eglise”, tiếng Tây Ban Nha ”Iglesia” đều bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ”ekklesia”. Từ này có nguồn gốc trong Kinh Thánh Cựu Ước và có nghĩa là cộng đoàn dân Israel được Thiên Chúa triệu tập; một cách đặc biệt nó ám chỉ cộng đoàn gương mẫu tụ tập tại chân núi Sinai. Giờ đây nó ám chỉ cộng đoàn mới của các người tin nơi Chúa Kitô và cảm thấy họ là cộng đoàn của Thiên Chúa, bao gồm tất cả mọi dân tộc. Từ ”ekklesia” đã chỉ xuất hiện dưới ngòi bút của thánh Phaolô ở đầu thư thứ I gửi tín hữu Thexalonica. Trong các thư khác thánh nhân nói tới ”Giáo Hội của Thiên Chúa” tại Côrintô (1 Cr 1,2; 2 Cr 1,1) tại Galát (1,2) vv... Như thế chúng là các Giáo Hội địa phương, nhưng thánh Phaolô cũng cho biết ngài đã bách hại ”Giáo Hội của Thiên Chúa”. Như vậy từ ”ekklesia” có nhiều chiều kích: nó vừa ám chỉ các giáo đoàn tại các nơi xác định vừa ám chỉ toàn thể Giáo Hội.
Tiếp đến Đức Thánh Cha giải thích kiểu nói ”Giáo Hội của Thiên Chúa như sau: Thật là quan trọng ghi nhận sự kiện từ ”Giáo Hội” - hầu như luôn luôn xuất hiện với kiểu nói định tính ”của Thiên Chúa” - không phải là một hiệp hội nhân loại, nảy sinh từ các tư tưởng hay các lợi ích chung, mà từ sự triệu tập của Thiên Chúa. Vì do Thiên Chúa triệu tập nên nó là một, hiệp nhất trong tất cả các hiện thực của nó. Sự hiệp nhất của Thiên Chúa tạo ra sự hiệp nhất của Giáo Hội trong tất cả mọi nơi Giáo Hội hiện diện. Sau này trong thư gửi tín hữu Êphêxô thánh Phaolô sẽ soạn ra ý niệm sự hiệp nhất của Giáo Hội, tiếp nối ý niệm dân Thiên Chúa, là Israel được các ngôn sứ coi như là ”hiền thê” của Thiên Chúa, được mời gọi sống tương quan hôn nhân với Thiên Chúa. Thánh Phaolô giới thiệu Giáo Hội duy nhất của Thiên Chúa như là ”hiền thê của Chúa Kitô” trong tình yêu thương, như một thân thể và một tinh thần duy nhất với Chúa Kitô.
Trước kia Phaolô đã kịch liệt chống đối Giáo Hội của Chúa Kitô, vì coi nó là một đe dọa đối với lòng trung thành với truyền thống của dân Thiên Chúa, với các luật lệ Do thái bao gồm luật cắt bì, luật trong sạch phụng tự và luật ngày lễ nghỉ. Biết bao tín hữu do thái đã chịu chết vì lòng trung thành đó, đặc biệt dưới thời anh em Macabei. Nhưng sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh, Phaolô hiểu rằng các kitô hữu không phải là những người phản bội. Trong một tình trạng mới, qua Chúa Kitô, Thiên Chúa của dân Israel đã trở thành Chúa của mọi dân tộc, vì Ngài mời gọi tất cả mọi dân nước tin vào Ngài và trở thành chi thể trong Giáo Hội của Ngài, mà không cần phải phân biệt các luật lệ và việc tuân giữ chúng.
Thánh Phaolô hiểu rằng người ta không trở thành kitô hữu vì bị bắt buộc, nhưng yếu tố nền tảng là việc đồng hình dạng nội tâm với Chúa Kitô, gắn liền với lời sống động, và việc loan báo Chúa Kitô, nơi Người Thiên Chúa rộng mở cho mọi dân tộc và hiệp nhất các dân tộc ấy trở thành dân duy nhất của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: trong sách Công Vụ thánh Luca dùng kiểu nói ”loan báo lời” nhiều lần (Cv 4,29.31; 8,25; 11,19; 13,46; 14,25; 16,6.32). Một cách cụ thể, lời đó được tạo thành bởi thập giá và sự phục sinh của Chúa kitô, nơi Người Kinh Thánh đã hiện thực. Mầu nhiệm phục sinh đã đảo lộn cuộc đời thánh Phaolô và đã trở thành trung tâm điểm lời rao giảng của thánh nhân (x. 1 Cr 2,2; 15,14). Mầu nhiệm đó được loan báo và hiện thực trong các bí tích Rửa Tội và Thánh Thể, rồi trở thành thực tại trong tình bác ái kitô. Công tác truyền giáo của thánh Phaolô không nhằm mục đích nào khác ngoài việc thành lập các cộng đoàn gồm các tín hữu tin nơi Chúa Kitô. Tư tưởng này đã có trong nguồn gốc từ ”ekklesia”, mà thánh Phaolô và toàn Kitô giáo đã thích dùng hơn là từ ”sinagoga”, là từ đời ám chỉ cuộc hội họp chính trị chứ không có tính cách tôn giáo. Ngoài ra từ ”ekklesia” có tư tưởng thần học hơn, vì nó diễn tả sự kiện tín hữu được Thiên Chúa triệu tập và quy tu trong một cộng đoàn là Giáo Hội Ngài.
Rồi Đức Thánh Cha giải thích ý niệm Giáo Hội như ”Thân mình của Chúa Kitô” và nói: Trong đường nét này chúng ta cũng có thể hiểu ý niệm ban đầu về Giáo Hội như là ”Thân mình Chúa Kitô”, một cách tuyệt đối là ý niệm của thánh Phaolô. Nó bao gồm hai chiều kích. Chiều kích thứ nhất có tính cách xã hội học, theo đó thân mình gồm nhiều chi thể và nó không thể hiện hữu nếu không có các chi thể. Kiểu giải thích này xuất hiện trong thư gửi tín hữu Roma và thư thứ I gửi giáo đoàn Côrintô, trong đó thánh Phaolô dùng một hình ảnh đã có trong môn xã hội học Roma: đó là một dân tộc giống như một thân thể với các chi thể khác nhau, mỗi chi thể có nhiệm vụ riêng. Cả khi chúng có bé nhỏ và xem ra vô nghĩa nhất, chúng cũng cần thiết để thân thể có thể sống và thực thi các nhiệm vụ của mình. Thánh Phaolô cũng nhắc cho tín hữu biết trong Giáo Hội có nhiều ơn gọi như: ngôn sứ, tông đồ, thầy dậy, người thường, nhưng mọi người đều được kêu mời sống tình bác ái mỗi ngày, và mọi người đều cần thiết cho việc xây dựng sự hiệp nhất sống động của cơ quan tinh thần ấy. Thánh Phaolô cũng cho rằng Giáo Hội không chỉ là một cơ quan, nhưng thực sự trở thành thân mình Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, nơi mọi tín hữu nhận lãnh Mình Ngài. Như thế mầu nhiệm hôn nhân hiện thực, và mọi người trở thành một thần thể và một tinh thần trong Đức Kitô. Như thế thực tại vượt qúa hình ảnh xã hội học và diễn tả bản chất sâu xa đích thật của nó là sự hiệp nhất của tất cả mọi người đã được rửa tội trong Chúa Kitô.
Khi khẳng định như thế thánh Phaolô cho chúng ta hiểu rằng Giáo Hội không phải là của thánh nhân hay của chúng ta, mà là thân mình của Chúa Kitô, ”Giáo Hội của Thiên Chúa”, là ”cánh đồng của Thiên Chúa, do Chúa xậy dựng nên,... là đền thờ của Thiên Chúa” (1 Cr 3,9.16). Kiểu nói cuối cùng này rất hay, vì nó gán cho các tương quan liên bản vị một từ đươc dùng để ám chỉ nơi chốn vật lý, được coi như thánh thiêng. Như vậy tương quan giữa Giáo Hội và đền thờ có hai chiều kích: một đàng được áp dụng cho cộng đoàn giáo hội tính cách tách rời và trong sạch của nơi thánh, đàng khác nó vượt qúa ý niệm không gian vật chất, để lên tới thực tại của một cộng đoàn lòng tin sống động. Nếu trước đây các đền thờ được coi như là nơi Thiên Chúa hiện diện, thì giờ đây chúng ta thấy Thiên Chúa không ở trong các dinh thự bằng đá nữa, mà nơi Thiên Chúa hiện diện là cộng đoàn các tín hữu.
Trong thư gửi Timothê thánh Phaolô gọi Giáo Hội là ”nhà của Thiên Chúa” (1 Tm 3,15). Đây là một định nghĩa độc đáo, vì thánh Phaolô nói tới Giáo Hội như là cơ cấu cộng đoàn, trong đó các tín hữu sống các tương quan liên bản vị đầm ấm như trong một gia đình. Thánh nhân giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm Giáo Hội trong các chiều kích khác nhau của cộng đoàn dân Chúa một cách sâu đậm. Đó là sự cao cả trong ơn gọi của chúng ta: được mời gọi là đền thờ của Chúa trong thế giới, nơi Thiên Chúa ở thực sự; đồng thời chúng ta cũng là cộng đoàn và gia đình của Thiên Chúa, Đấng là tình bác ái trên thế giới và trong lịch sử loài người. Như là gia đình và nhà của Thiên Chúa chúng ta cũng phải hiện thực trong thế giới tình bác ái của Thiên Chúa, và nhờ sức mạnh lòng tin trở thành nơi chốn và dấu chỉ sự hiện diện của Ngài.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải