Dan Lee
10-17-2008, 05:48 PM
BA MƯƠI NĂM MỚI GIÁC NGỘ
http://www.vietcatholic.net/pics/4939447.gif
Người thanh niên đi bái kiến đại sư, hỏi: “
- “Xin hỏi sư phụ, đại khái con phải dùng bao nhiêu thời gian nữa thì có thể giác ngộ ?”
Đại sư trả lời:
- “Mười năm.”
Người thanh niên la lớn không hiểu nổi nên hỏi lại:
- “Phải lâu như thế sao ?”
Đại sư nói: “
- “Không, ta nói sai rồi, con cần phải có thời gian là hai mươi năm.”
- “Tại sao ngài phải gia tăng thêm thời gian ?”
- “Nói cách chính xác hơn, theo tình hình của con thì thấy có thể là phải ba mươi năm !”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Giáo dục không phải tính theo từng năm tháng, nhưng phải giáo dục cả đời; học không phải là tính theo từng năm tháng ở nhà trường, nhưng học suốt đời, học không ngơi nghỉ.
Giác ngộ là thuộc về tâm linh nên không thể lấy ngày tháng làm tiêu chuẩn, nhưng lấy tấm lòng thành làm tiêu chuẩn: có người chỉ cần đọc qua một đoạn sách Kinh Thánh thì đã giác ngộ được Lời Chúa và vui vẻ thực hành, nhưng cũng có người đọc thuộc làu cả quyển Kinh Thánh mà vẫn chưa được giác ngộ.
Giác ngộ là gì ? Là nhận thức được cái đúng và cái sai, rồi làm theo cái mà mình nhận là đúng, là chân lý.
Người Ki-tô hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn nên –theo lẽ thường- thì giác ngộ rất nhanh khi đọc Lời Chúa, khi suy tư hay khi thấy hoàn cảnh xảy đến cho mình hoặc cho người khác.
Giác ngộ là hiểu được thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình qua mọi hoàn cảnh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/4939447.gif
Người thanh niên đi bái kiến đại sư, hỏi: “
- “Xin hỏi sư phụ, đại khái con phải dùng bao nhiêu thời gian nữa thì có thể giác ngộ ?”
Đại sư trả lời:
- “Mười năm.”
Người thanh niên la lớn không hiểu nổi nên hỏi lại:
- “Phải lâu như thế sao ?”
Đại sư nói: “
- “Không, ta nói sai rồi, con cần phải có thời gian là hai mươi năm.”
- “Tại sao ngài phải gia tăng thêm thời gian ?”
- “Nói cách chính xác hơn, theo tình hình của con thì thấy có thể là phải ba mươi năm !”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Giáo dục không phải tính theo từng năm tháng, nhưng phải giáo dục cả đời; học không phải là tính theo từng năm tháng ở nhà trường, nhưng học suốt đời, học không ngơi nghỉ.
Giác ngộ là thuộc về tâm linh nên không thể lấy ngày tháng làm tiêu chuẩn, nhưng lấy tấm lòng thành làm tiêu chuẩn: có người chỉ cần đọc qua một đoạn sách Kinh Thánh thì đã giác ngộ được Lời Chúa và vui vẻ thực hành, nhưng cũng có người đọc thuộc làu cả quyển Kinh Thánh mà vẫn chưa được giác ngộ.
Giác ngộ là gì ? Là nhận thức được cái đúng và cái sai, rồi làm theo cái mà mình nhận là đúng, là chân lý.
Người Ki-tô hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn nên –theo lẽ thường- thì giác ngộ rất nhanh khi đọc Lời Chúa, khi suy tư hay khi thấy hoàn cảnh xảy đến cho mình hoặc cho người khác.
Giác ngộ là hiểu được thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình qua mọi hoàn cảnh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.