Dan Lee
10-18-2008, 02:09 PM
Từ Xa Xa Có Tiếng Gọi
“Thưa các anh chị, dân Campuchia phần lớn theo Đạo Phật Tiểu Thừa, hơn 80%, nhưng gần đây, Đạo Giêsu được đem vào Campuchia và có nhiều người tin theo. Đạo Giêsu làm được nhiều điều tốt cho Campuchia lắm: mở trường, nhà thương, trạm xá, cơ sở từ thiện, lớp dạy tiếng Anh cho dân không lấy tiền...”, anh Naria, hướng dẫn viên công ty du lịch CN Intrenational Travel, Campuchia, chia sẻ với chúng tôi trên đường đi Siem Reap. Sau chuyến đi “mục vụ” Campuchia về, tôi nghe văng vẳng như tiếng ai đang gọi từ bên kia biên giới. Thổn thức và thương người Campuchia quá chừng !
Trên đường từ Mộc Bai tới Siem Reap dài 130 cây số, xuyên qua những cánh đồng, làng mạc của những ngôi nhà cao cẳng, chỉ thấy vỏn vẹn hai cái nhà thờ. Nói là nhà thờ, chứ chỉ là ngôi nhà tre vách lá đơn sơ, chứa khoảng năm, bảy chục người là hết cỡ. Khác hẳn bên mình: mặt tiền quyết định tất cả, Campuchia chẳng màng chi tới mặt tiền. Suốt dọc con đường “thiên lý” ngút ngàn những vườn cây, mái ngói, mái tranh, chẳng thấy cái quán xá nào bên đường; lâu lắm mới thấy cái chợ nhỏ, lúc nhúc những tấm bạt, dù che sơ sài , qua quýt.
Dân Campuchia phần lớn sống nghề nông, chín mươi phần trăm. Miền quê, quanh năm suốt tháng, đàn ông cứ trần trùi trụi, quấn cái sà rông là sướng; đàn bà thêm cái áo chẽn che thân, đi lại đủng đỉnh, coi thật là ấn tượng ! Đời sống có thế : muốn rau có rau, muốn cá, có cá, khoai sắn, chè, thuốc có cả trong vườn, đâu cần chi cho phức tạp. Nhà sang thì có tivi đen trắng, sài bình thoải mái. Hết bình, cứ đem ra lộ, có người gom đi sạc, mai lại sài tiếp. Phương tiện đi lại còn khó khăn, nhưng xe lại rẻ như bèo: chỉ vài ngàn đô là có một xế hộp ngon ơ. Nhưng coi chừng xăng mắc lắm đấy. Campuchia điện mắc thấy mồ! Chỉ có nhiều ở thành phố, nhà quê cứ đèn dầu là tiện dụng.
Dân Khmer, con cháu các chiến binh, đã từng một thời vùng vẫy biển khơi, nay ưa sống tự do, thoải mái, chẳng coi cực nhọc, gian khổ là gì. Đời sống ở đây khá đơn giản: đơn giản trong cái ăn, cái mặc, đơn giản trong cách sống, cách làm việc. Họ là bậc thầy của những chàng hiệp sỹ khai sơn, mở cõi ? Nước da người Campuchia ngăm đen, tôi cứ tưởng ai cũng vậy cả! Không đâu! Campuchia có ít là năm, sáu sắc dân: Người Khmer là đa số, gốc Đông Nam Á quy tụ lại. Cha ông họ xưa từng là những chiến binh, vẫy vùng khắp Đông Nam Á, tựa hồ quân Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt xứ Hung Nô. Chính họ đã lập nên đế quốc Khmer oanh liệt một thời, kéo dài từ phần đất nay là Miến, Thái, Lào đến tận biên thùy Đại Việt. Những kỳ tích Bayon, Angkor Wat, Angkor Thom huy hoàng đã từng làm say đắm bao nhà khảo cổ và du khách khắp năm châu. Nhóm người đông thứ hai là người Hoa. Người Hoa sống ở đây đã lâu, pha trộn với Khmer, nước da trắng trắng, coi dễ thương và quyến rũ làm sao! Người Việt, người An có mặt ở đây khá lâu, như đã hoà nhập và có chỗ đứng khá trổi trang trong cộng đồng xã hội. Một số khác là những nhóm nhỏ sống rải rác trong các làng mạc, phum, sóc xa xôi. Thành phố lớn có chừng vài cái: Phnom Penh, Siem Reap, Battambang, Kompong Cham, còn lại là các tỉnh nhỏ.
Người Campuchia quá dễ thương, bao năm trui rèn trong nếp sống Phật Giáo Tiểu Thừa; cung, tên, giao, kiếm đã chôn vùi trong lòng đất, nay chỉ còn nghĩ đến làm ăn. Nét mặt hiền lành, tính tình chân chất, niềm nở, hiếu khách, dân Campuchia đã cuốn hút bao khách du lịch tới dây làm giầu cho đất nước. Cuộc diệt chủng thời Pol Pot như còn ghi lại dáng dấp sợ hãi trên khuôn mặt những người lớn tuổi. Nay thời thanh bình, trở về làng xóm xum họp đông vui, người Campuchia vẫn như thấy khao khát một điều chi: CHÂN LÝ ĐÍCH THỰC? Phải chăng như tông huấn Giáo Hội Tại Châu Á (Ecclesia in Asia): tất cả các tôn giáo nơi các dân tộc là con đường đưa tới Chân Lý Kitô Giáo.
Tin Mừng đã được rao giảng ở đây bởi các cha dòng Đa Minh và Phanxixô từ năm 1555 và sinh hoa kết trái thời Pháp thuộc. Đã có một thời mấy tỉnh miền Nam ta cũng thuộc về giáo phận Phnom Penh. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày cai trị xứ Chùa Tháp, Pol Pot và các tay chân của ông trong nhóm Khmer Đỏ đã ra tay cướp sạch, đốt sạch và giết sạch gần ba triệu người, trong đó có các người Công Giáo Campuchia, làm cho Giáo Hội này sau “cơn đại hồng thủy”, còn chưa đầy 2.000 tín hữu. Thật là khủng khiếp!
Hiện nay ở Campuchia có 3 Giáo phận : Đại Diện Tông Toà Phnom Penh, Phủ Doãn Tông Toà Battambang và Phủ Doãn Tông Toà Kompong Cham. Số linh mục là bốn mươi, nhưng chỉ có năm là người bản xứ. Con số giáo dân độ 25.000 và rất nhiều người đang tìm chân lý. Một số trường học, cơ sở từ thiện, y tế, dạy nghề do các dòng nam nữ nước ngoài đảm trách, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng bấy nhiêu có thấm vào đâu để giới thiệu Chúa Giêsu cho họ. Ngay tại Phnom Penh, hỏi tiếp viên khách sạn, lái xe Tuk Tuk, và cả khách đi đường, không mấy ai biết nhà thờ chính toà ở đâu! Có lẽ Giáo Hội Campuchia còn thiếu nhiều nhân lực và tài lực để có thể “cắm Cây Thánh Giá” trên mảnh đất Chùa Tháp?
Họ cần gì? Đó là câu hỏi của những người con Chúa đã từng đặt chân tới Campuchia. Trước hết vẫn là lời cầu nguyện. Và sau phải là chia sẻ: chia sẻ vật chất và nhân lực. Hồng Y Suenen khi còn sống đã nói: “Chính khi các Giáo Hội truyền giáo chia sẻ nhân sự cho anh em xa xôi, thì họ lại gặt hái được nhiều kinh nghiệm truyền giảng Tin Mừng cho người đồng hương” Theo ý hèn mọn của tôi: Có lẽ người châu Á rao giảng Tin Mừng cho người châu Á có chi thuận tiện hơn chăng? Dù sao cũng da vàng, mũi tẹt, tóc búi củ hành, cơm canh rau muống… sẽ dễ đón nhận nhau hơn?
Từ xa xa có tiếng gọi, có tiếng gọi hối thúc tôi quá chừng! Nhưng tôi phải chuẩn bị những gì? Kiểm điểm lại hành trang, tôi muốn đặt ra những câu hỏi chất vấn chính mình: Tôi có đủ can đảm không chỉ ăn mắm bồ hóc, cơm chay, mà là chịu trăm nghìn gian khổ với dân đen? Tôi có đủ xác tín, đủ quảng đại, đủ thánh thiện để chịu đựng mọi sỉ nhục, đắng cay không phải một hai ngày, mà dài dài năm tháng, trong một thế giới hơn chín mươi phần trăm là Phật Giáo? Và tôi có và đủ lửa để đốt lên mãi ngọn đuốc soi đường cho anh em đang khao khát ánh sáng chân lý đức tin?
Khi tôi viết những dòng này, tiếng gọi vẫn hối thúc bên tai. Thật lạ kỳ !
Lm Trần Hoà
“Thưa các anh chị, dân Campuchia phần lớn theo Đạo Phật Tiểu Thừa, hơn 80%, nhưng gần đây, Đạo Giêsu được đem vào Campuchia và có nhiều người tin theo. Đạo Giêsu làm được nhiều điều tốt cho Campuchia lắm: mở trường, nhà thương, trạm xá, cơ sở từ thiện, lớp dạy tiếng Anh cho dân không lấy tiền...”, anh Naria, hướng dẫn viên công ty du lịch CN Intrenational Travel, Campuchia, chia sẻ với chúng tôi trên đường đi Siem Reap. Sau chuyến đi “mục vụ” Campuchia về, tôi nghe văng vẳng như tiếng ai đang gọi từ bên kia biên giới. Thổn thức và thương người Campuchia quá chừng !
Trên đường từ Mộc Bai tới Siem Reap dài 130 cây số, xuyên qua những cánh đồng, làng mạc của những ngôi nhà cao cẳng, chỉ thấy vỏn vẹn hai cái nhà thờ. Nói là nhà thờ, chứ chỉ là ngôi nhà tre vách lá đơn sơ, chứa khoảng năm, bảy chục người là hết cỡ. Khác hẳn bên mình: mặt tiền quyết định tất cả, Campuchia chẳng màng chi tới mặt tiền. Suốt dọc con đường “thiên lý” ngút ngàn những vườn cây, mái ngói, mái tranh, chẳng thấy cái quán xá nào bên đường; lâu lắm mới thấy cái chợ nhỏ, lúc nhúc những tấm bạt, dù che sơ sài , qua quýt.
Dân Campuchia phần lớn sống nghề nông, chín mươi phần trăm. Miền quê, quanh năm suốt tháng, đàn ông cứ trần trùi trụi, quấn cái sà rông là sướng; đàn bà thêm cái áo chẽn che thân, đi lại đủng đỉnh, coi thật là ấn tượng ! Đời sống có thế : muốn rau có rau, muốn cá, có cá, khoai sắn, chè, thuốc có cả trong vườn, đâu cần chi cho phức tạp. Nhà sang thì có tivi đen trắng, sài bình thoải mái. Hết bình, cứ đem ra lộ, có người gom đi sạc, mai lại sài tiếp. Phương tiện đi lại còn khó khăn, nhưng xe lại rẻ như bèo: chỉ vài ngàn đô là có một xế hộp ngon ơ. Nhưng coi chừng xăng mắc lắm đấy. Campuchia điện mắc thấy mồ! Chỉ có nhiều ở thành phố, nhà quê cứ đèn dầu là tiện dụng.
Dân Khmer, con cháu các chiến binh, đã từng một thời vùng vẫy biển khơi, nay ưa sống tự do, thoải mái, chẳng coi cực nhọc, gian khổ là gì. Đời sống ở đây khá đơn giản: đơn giản trong cái ăn, cái mặc, đơn giản trong cách sống, cách làm việc. Họ là bậc thầy của những chàng hiệp sỹ khai sơn, mở cõi ? Nước da người Campuchia ngăm đen, tôi cứ tưởng ai cũng vậy cả! Không đâu! Campuchia có ít là năm, sáu sắc dân: Người Khmer là đa số, gốc Đông Nam Á quy tụ lại. Cha ông họ xưa từng là những chiến binh, vẫy vùng khắp Đông Nam Á, tựa hồ quân Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt xứ Hung Nô. Chính họ đã lập nên đế quốc Khmer oanh liệt một thời, kéo dài từ phần đất nay là Miến, Thái, Lào đến tận biên thùy Đại Việt. Những kỳ tích Bayon, Angkor Wat, Angkor Thom huy hoàng đã từng làm say đắm bao nhà khảo cổ và du khách khắp năm châu. Nhóm người đông thứ hai là người Hoa. Người Hoa sống ở đây đã lâu, pha trộn với Khmer, nước da trắng trắng, coi dễ thương và quyến rũ làm sao! Người Việt, người An có mặt ở đây khá lâu, như đã hoà nhập và có chỗ đứng khá trổi trang trong cộng đồng xã hội. Một số khác là những nhóm nhỏ sống rải rác trong các làng mạc, phum, sóc xa xôi. Thành phố lớn có chừng vài cái: Phnom Penh, Siem Reap, Battambang, Kompong Cham, còn lại là các tỉnh nhỏ.
Người Campuchia quá dễ thương, bao năm trui rèn trong nếp sống Phật Giáo Tiểu Thừa; cung, tên, giao, kiếm đã chôn vùi trong lòng đất, nay chỉ còn nghĩ đến làm ăn. Nét mặt hiền lành, tính tình chân chất, niềm nở, hiếu khách, dân Campuchia đã cuốn hút bao khách du lịch tới dây làm giầu cho đất nước. Cuộc diệt chủng thời Pol Pot như còn ghi lại dáng dấp sợ hãi trên khuôn mặt những người lớn tuổi. Nay thời thanh bình, trở về làng xóm xum họp đông vui, người Campuchia vẫn như thấy khao khát một điều chi: CHÂN LÝ ĐÍCH THỰC? Phải chăng như tông huấn Giáo Hội Tại Châu Á (Ecclesia in Asia): tất cả các tôn giáo nơi các dân tộc là con đường đưa tới Chân Lý Kitô Giáo.
Tin Mừng đã được rao giảng ở đây bởi các cha dòng Đa Minh và Phanxixô từ năm 1555 và sinh hoa kết trái thời Pháp thuộc. Đã có một thời mấy tỉnh miền Nam ta cũng thuộc về giáo phận Phnom Penh. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày cai trị xứ Chùa Tháp, Pol Pot và các tay chân của ông trong nhóm Khmer Đỏ đã ra tay cướp sạch, đốt sạch và giết sạch gần ba triệu người, trong đó có các người Công Giáo Campuchia, làm cho Giáo Hội này sau “cơn đại hồng thủy”, còn chưa đầy 2.000 tín hữu. Thật là khủng khiếp!
Hiện nay ở Campuchia có 3 Giáo phận : Đại Diện Tông Toà Phnom Penh, Phủ Doãn Tông Toà Battambang và Phủ Doãn Tông Toà Kompong Cham. Số linh mục là bốn mươi, nhưng chỉ có năm là người bản xứ. Con số giáo dân độ 25.000 và rất nhiều người đang tìm chân lý. Một số trường học, cơ sở từ thiện, y tế, dạy nghề do các dòng nam nữ nước ngoài đảm trách, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng bấy nhiêu có thấm vào đâu để giới thiệu Chúa Giêsu cho họ. Ngay tại Phnom Penh, hỏi tiếp viên khách sạn, lái xe Tuk Tuk, và cả khách đi đường, không mấy ai biết nhà thờ chính toà ở đâu! Có lẽ Giáo Hội Campuchia còn thiếu nhiều nhân lực và tài lực để có thể “cắm Cây Thánh Giá” trên mảnh đất Chùa Tháp?
Họ cần gì? Đó là câu hỏi của những người con Chúa đã từng đặt chân tới Campuchia. Trước hết vẫn là lời cầu nguyện. Và sau phải là chia sẻ: chia sẻ vật chất và nhân lực. Hồng Y Suenen khi còn sống đã nói: “Chính khi các Giáo Hội truyền giáo chia sẻ nhân sự cho anh em xa xôi, thì họ lại gặt hái được nhiều kinh nghiệm truyền giảng Tin Mừng cho người đồng hương” Theo ý hèn mọn của tôi: Có lẽ người châu Á rao giảng Tin Mừng cho người châu Á có chi thuận tiện hơn chăng? Dù sao cũng da vàng, mũi tẹt, tóc búi củ hành, cơm canh rau muống… sẽ dễ đón nhận nhau hơn?
Từ xa xa có tiếng gọi, có tiếng gọi hối thúc tôi quá chừng! Nhưng tôi phải chuẩn bị những gì? Kiểm điểm lại hành trang, tôi muốn đặt ra những câu hỏi chất vấn chính mình: Tôi có đủ can đảm không chỉ ăn mắm bồ hóc, cơm chay, mà là chịu trăm nghìn gian khổ với dân đen? Tôi có đủ xác tín, đủ quảng đại, đủ thánh thiện để chịu đựng mọi sỉ nhục, đắng cay không phải một hai ngày, mà dài dài năm tháng, trong một thế giới hơn chín mươi phần trăm là Phật Giáo? Và tôi có và đủ lửa để đốt lên mãi ngọn đuốc soi đường cho anh em đang khao khát ánh sáng chân lý đức tin?
Khi tôi viết những dòng này, tiếng gọi vẫn hối thúc bên tai. Thật lạ kỳ !
Lm Trần Hoà