Dan Lee
10-19-2008, 12:11 AM
CON NGƯỜI MANG DẤU ÂN THIÊN CHÚA
(CN 29 TN – Mt 22, 15-21)
Mới đây, vào sáng ngày 14/10/2008, tại Thượng HĐGM thế giới, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, đã đề cao sự nâng đỡ của Lời Chúa, cho các tín hữu Công giáo tại Việt Nam giữa các cơn thử thách và bách hại. Trong bài phát biểu này, tôi thích đọan ngài chia sẻ rất thực:
”Con cũng đau lòng mà thưa với ĐTC và các nghị phụ rằng cho đến nay Việt Nam chiếm hàng đầu về các vụ phá thai. Nhưng điều đáng nói là thảm trạng này đã khơi lên nơi các tín hữu Công Giáo phong trào ”bênh vực sự sống”: họ đi tìm các bào thai bị phá trong các nhà thương, rửa tội cho các bào thai ấy nếu còn sống thoi thóp, và thành lập các nghĩa trang để an táng. Ban đầu, hành động này bị chính quyền và các vị lãnh đạo nhà thương coi là tội ác, khiến cho các tín hữu Công Giáo phải hành động bí mật. Nhưng nay, tuy nhà chức trách chưa cho phép, nhưng họ để cho làm. Vài nhà làm điện ảnh đã quay thành những phim tài liệu và các ký giả ca ngợi việc làm ấy của các tín hữu Công Giáo trên các cơ quan truyền thông.
Tại sao có sự tiến bộ như vậy? Thưa vì người ta nhận rõ hơn chứng tá của các tín hữu Công Giáo, những người sống Lời Chúa, và dưới ánh sáng của Lời ấy, họ tôn trọng sự sống. Con muốn lập lại ở đây xác tín mà Hiến Chế Vui Mừng và Hy vọng đã nói đến trong số 44: ”Giáo Hội nhìn nhận rằng, từ sự chống đối của các đối thủ và những người bách hại, Giáo Hội rút ra được những lợi ích lớn lao và Giáo Hội có thể tiếp tục làm như vậy”. (trích VietCatholic News thứ Ba 14/10/2008)
Ngoài những công việc tôn trọng sự sống mà Đức Cha Giuse vừa kể, nhóm Bảo Vệ Sự Sống phối hợp với cộng đòan DCCT tại Saigòn còn thành lập hai Nhà Tình Thương Giêrađô và Sarnelli dành riêng cho các chị em phụ nữ đã từ bỏ ý định phá thai đến nương náu, đã sinh con bình an, nhưng lại chưa thể về với gia đình được. Tại đây, các chị em được chăm sóc sức khỏe, tìm lại bình an trong tâm hồn, nhiều người xin học Đạo để theo Chúa, lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy cho cả cặp mẹ con. Các chị em cũng được dậy cho những nghề thủ công đơn giản như làm hoa giả, đan len... Rồi sau một thời gian khéo léo thu xếp, lần lượt các chị em cũng đã ra mưu sinh tự lập, trở về quê hoặc hội nhập được với gia đình, xã hội.
Khi nghe được tâm tình thâm thúy này của vị Giám Mục Thanh Hóa, đại diện cho HĐGMVN, cộng với những nhóm nhỏ quan tâm hàn gắn, nâng đỡ, ủi an những mảnh đời trôi dạt sa cơ, tôi liên tưởng đến lời của thánh Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại sự hạch sách cấm đoán rao giảng Danh Thánh Giêsu của vị thượng tế trong Thượng Hội Đồng Do Thái. Các ngài khẳng khái rằng:
“Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm.” (Cv 5, 29)
Cũng như, tôi rất khâm phục lời phát biểu thẳng thắn của Đức Tổng GM Ngô quang Kiệt trước UBND thành phố Hà Nội như sau:
“Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân, cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.” (Trích dcctvn.net)
Quả là ngài đã mạnh dạn diễn giải cho mọi người thấy rằng toàn bộ con người mang dấu ấn của Thiên Chúa. Xúc phạm con người là phạm đến nơi sâu thẳm của Thiên Chúa. Mọi quyền bính đạo đời đều nhằm phục vụ con người, đều nhằm làm sáng lên hình ảnh Thiên Chúa nơi con người.
Khi đọc được những tâm tư sâu lắng của các Tông Đồ cũng như của các vị chủ chăn hiện nay, tôi thấu hiểu được phần nào ý nghĩa mời gọi của lời mà Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay:
“Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” (Mt 22, 21)
Từ câu nói nổi tiếng này của Chúa Giêsu, tôi cảm nghiệm rằng không những mọi Kitô hữu mà ngay cả quyền bính trần thế cũng phải trả con người lại cho Thiên Chúa, phải nhìn nhận quyền năng của Ngài trên cuộc đời mỗi người. Và cả vũ trụ cũng tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa: đất, rừng, sông biển, không khí, tài nguyên và muôn sinh vật... Hãy trả lại cho Thiên Chúa vũ trụ trong lành, hiền hậu, nghĩa là trả lại cho con người món quà Ngài đã ban tặng.
Tuy nhiên, khi nhìn vào cách ứng xử khôn ngoan trong tình huống bị 2 nhóm Pharisêu và Hêrôđê “tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy” (Mt 22, 15), tôi cũng cảm thấy rằng, qua cách hành xử này, Người cũng muốn chúng ta cần phải tỉnh táo linh động đối phó, bởi quyền bính trần thế cũng là một quyền hạn mà chính Người đã xác quyết khi nói với ông Philatô: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài.” (Ga 19, 11)
Ý tưởng này cũng được ĐHY Joseph Rat-____er cảm nhận khi trả lời với ký giả Peter Seewald trong tác phẩm “Muối Cho Đời” như sau:
“Giáo Hội luôn tham gia vào những việc xây dựng tích cực. Giáo Hội sẽ luôn tìm cách hành động tích cực, để mọi chuyện được thi hành đúng đắn. Nghĩa là, để bảo vệ cái cốt yếu của mình, Giáo Hội không được phép thu mình vào vai trò đối lập toàn diện, nhưng phải biết cân nhắc kỹ, ở đâu cần phản kháng, ở đâu cần tiếp tay, ở đâu cần tiếp sức và chung vai sát cánh, ở đâu phải nói có và ở đâu nói không.”
Lạy Chúa là Chủ Lịch Sử,
Chúa muốn chúng con khi sống trong cuộc đời trần thế này, ngoài những nghĩa vụ về mặt xã hội ra, chúng con còn phải đưa lên hàng đầu bổn phận làm con cái Chúa, phải thi hành “những việc làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc vì lòng mến, và những gì anh em kiên tâm nhẫn nhục chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô” (1Tx 1,3).
Xin Chúa ban sức mạnh Thánh Thần để chúng con sống xứng đáng là những người con mang dấu ấn Thiên Chúa, và bằng cách này chúng con mới xứng đáng “trả về cho Thiên Chúa những gì là của Ngài”. Amen.
Khánh nhật truyền giáo, 19/10/2008
Phêrô Vũ văn Quí CVK64
(CN 29 TN – Mt 22, 15-21)
Mới đây, vào sáng ngày 14/10/2008, tại Thượng HĐGM thế giới, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, đã đề cao sự nâng đỡ của Lời Chúa, cho các tín hữu Công giáo tại Việt Nam giữa các cơn thử thách và bách hại. Trong bài phát biểu này, tôi thích đọan ngài chia sẻ rất thực:
”Con cũng đau lòng mà thưa với ĐTC và các nghị phụ rằng cho đến nay Việt Nam chiếm hàng đầu về các vụ phá thai. Nhưng điều đáng nói là thảm trạng này đã khơi lên nơi các tín hữu Công Giáo phong trào ”bênh vực sự sống”: họ đi tìm các bào thai bị phá trong các nhà thương, rửa tội cho các bào thai ấy nếu còn sống thoi thóp, và thành lập các nghĩa trang để an táng. Ban đầu, hành động này bị chính quyền và các vị lãnh đạo nhà thương coi là tội ác, khiến cho các tín hữu Công Giáo phải hành động bí mật. Nhưng nay, tuy nhà chức trách chưa cho phép, nhưng họ để cho làm. Vài nhà làm điện ảnh đã quay thành những phim tài liệu và các ký giả ca ngợi việc làm ấy của các tín hữu Công Giáo trên các cơ quan truyền thông.
Tại sao có sự tiến bộ như vậy? Thưa vì người ta nhận rõ hơn chứng tá của các tín hữu Công Giáo, những người sống Lời Chúa, và dưới ánh sáng của Lời ấy, họ tôn trọng sự sống. Con muốn lập lại ở đây xác tín mà Hiến Chế Vui Mừng và Hy vọng đã nói đến trong số 44: ”Giáo Hội nhìn nhận rằng, từ sự chống đối của các đối thủ và những người bách hại, Giáo Hội rút ra được những lợi ích lớn lao và Giáo Hội có thể tiếp tục làm như vậy”. (trích VietCatholic News thứ Ba 14/10/2008)
Ngoài những công việc tôn trọng sự sống mà Đức Cha Giuse vừa kể, nhóm Bảo Vệ Sự Sống phối hợp với cộng đòan DCCT tại Saigòn còn thành lập hai Nhà Tình Thương Giêrađô và Sarnelli dành riêng cho các chị em phụ nữ đã từ bỏ ý định phá thai đến nương náu, đã sinh con bình an, nhưng lại chưa thể về với gia đình được. Tại đây, các chị em được chăm sóc sức khỏe, tìm lại bình an trong tâm hồn, nhiều người xin học Đạo để theo Chúa, lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy cho cả cặp mẹ con. Các chị em cũng được dậy cho những nghề thủ công đơn giản như làm hoa giả, đan len... Rồi sau một thời gian khéo léo thu xếp, lần lượt các chị em cũng đã ra mưu sinh tự lập, trở về quê hoặc hội nhập được với gia đình, xã hội.
Khi nghe được tâm tình thâm thúy này của vị Giám Mục Thanh Hóa, đại diện cho HĐGMVN, cộng với những nhóm nhỏ quan tâm hàn gắn, nâng đỡ, ủi an những mảnh đời trôi dạt sa cơ, tôi liên tưởng đến lời của thánh Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại sự hạch sách cấm đoán rao giảng Danh Thánh Giêsu của vị thượng tế trong Thượng Hội Đồng Do Thái. Các ngài khẳng khái rằng:
“Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm.” (Cv 5, 29)
Cũng như, tôi rất khâm phục lời phát biểu thẳng thắn của Đức Tổng GM Ngô quang Kiệt trước UBND thành phố Hà Nội như sau:
“Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân, cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.” (Trích dcctvn.net)
Quả là ngài đã mạnh dạn diễn giải cho mọi người thấy rằng toàn bộ con người mang dấu ấn của Thiên Chúa. Xúc phạm con người là phạm đến nơi sâu thẳm của Thiên Chúa. Mọi quyền bính đạo đời đều nhằm phục vụ con người, đều nhằm làm sáng lên hình ảnh Thiên Chúa nơi con người.
Khi đọc được những tâm tư sâu lắng của các Tông Đồ cũng như của các vị chủ chăn hiện nay, tôi thấu hiểu được phần nào ý nghĩa mời gọi của lời mà Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay:
“Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” (Mt 22, 21)
Từ câu nói nổi tiếng này của Chúa Giêsu, tôi cảm nghiệm rằng không những mọi Kitô hữu mà ngay cả quyền bính trần thế cũng phải trả con người lại cho Thiên Chúa, phải nhìn nhận quyền năng của Ngài trên cuộc đời mỗi người. Và cả vũ trụ cũng tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa: đất, rừng, sông biển, không khí, tài nguyên và muôn sinh vật... Hãy trả lại cho Thiên Chúa vũ trụ trong lành, hiền hậu, nghĩa là trả lại cho con người món quà Ngài đã ban tặng.
Tuy nhiên, khi nhìn vào cách ứng xử khôn ngoan trong tình huống bị 2 nhóm Pharisêu và Hêrôđê “tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy” (Mt 22, 15), tôi cũng cảm thấy rằng, qua cách hành xử này, Người cũng muốn chúng ta cần phải tỉnh táo linh động đối phó, bởi quyền bính trần thế cũng là một quyền hạn mà chính Người đã xác quyết khi nói với ông Philatô: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài.” (Ga 19, 11)
Ý tưởng này cũng được ĐHY Joseph Rat-____er cảm nhận khi trả lời với ký giả Peter Seewald trong tác phẩm “Muối Cho Đời” như sau:
“Giáo Hội luôn tham gia vào những việc xây dựng tích cực. Giáo Hội sẽ luôn tìm cách hành động tích cực, để mọi chuyện được thi hành đúng đắn. Nghĩa là, để bảo vệ cái cốt yếu của mình, Giáo Hội không được phép thu mình vào vai trò đối lập toàn diện, nhưng phải biết cân nhắc kỹ, ở đâu cần phản kháng, ở đâu cần tiếp tay, ở đâu cần tiếp sức và chung vai sát cánh, ở đâu phải nói có và ở đâu nói không.”
Lạy Chúa là Chủ Lịch Sử,
Chúa muốn chúng con khi sống trong cuộc đời trần thế này, ngoài những nghĩa vụ về mặt xã hội ra, chúng con còn phải đưa lên hàng đầu bổn phận làm con cái Chúa, phải thi hành “những việc làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc vì lòng mến, và những gì anh em kiên tâm nhẫn nhục chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô” (1Tx 1,3).
Xin Chúa ban sức mạnh Thánh Thần để chúng con sống xứng đáng là những người con mang dấu ấn Thiên Chúa, và bằng cách này chúng con mới xứng đáng “trả về cho Thiên Chúa những gì là của Ngài”. Amen.
Khánh nhật truyền giáo, 19/10/2008
Phêrô Vũ văn Quí CVK64