Dan Lee
10-20-2008, 12:45 PM
KÍNH GIÀ, GIÀ ĐỂ TUỔI CHO !
Sinh ra làm người cần phải học cao hiểu rộng để nắm bắt được những chân lý cao siêu những định đề trừu tượng nhưng có những cái không cần phải đến trường hay miệt mài “dùi mài kinh sử” mới học được. Những chuyện quá đơn giản như đạo hiếu, đạo làm người đâu cần phải vất vả học hành mới hiểu mới biết. Đạo hiếu, đạo làm người đã được dạy từ thuở còn thơ, từ thuở lọt lòng mẹ. Là người, sống trong gia đình, thế nào cũng được cha mẹ nói cho nghe, dạy cho biết về chữ hiếu, chữ thảo với ông bà, với cha mẹ, với những đấng bậc cao tuổi trong gia đình. Đáng tiếc thay là có một số người chắc có lẽ do học cao quá, do học nhiều quá đã đánh mất đi cái bài học sơ cấp trước khi đến trường đến lớp.
Chuyện là gần đây, có một gia đình nọ, con cái trong gia đình hầu như được cha mẹ chúng chu cấp khá đầy đủ và phải nói là trên mức của những gia đình bình thường. Tưởng chừng cha mẹ chúng nai lưng ra kiếm sống thì chúng hiểu được nỗi vất vả, đổ mồ hôi sôi con mắt để giáo dục chúng nên người nhưng đáng tiếc thay trong số đông đấy lại có vài kẻ phá bĩnh đi cái bầu khí “kính trên nhường dưới trong gia đình”. Những kẻ phá bĩnh đấy đã làm cho bầu khí gia đình trĩu nặng trong khi mọi người cố gắng bù đắp cho hạnh phúc gia đình mình đang sống.
Cụ già trong gia đình ấy rất thương con cháu, cụ âm thầm lặng lẽ sống những ngày còn lại của cuộc đời để bày tỏ sự yêu thương, sự chăm sóc của cụ với chúng. Tuổi già, sức yếu cụ chẳng biết làm gì cả ngoài ngoài việc kinh hạt. Tưởng chừng chuyện kinh hạt giờ không còn ý nghĩa gì trong đời sống nhưng thực ra nó chính là phần hồn để bao bọc cái phần xác nặng nề đầy yếu đuối. Hoá ra là sự hiện diện của ông cụ không phải là vô ích mà lại trở thành quá hữu ích cho một gia đình đông con đầy cháu đấy. Vì yêu chúng, thi thoảng cụ mày mò “chui” vào mạng, suy tư để dạy chúng vài điều cỏn con trong cuộc sống thường nhật. Với những lời tâm huyết đấy, tưởng như là những dòng nhựa, những chất sống mà cụ truyền lại cho con cháu và con cháu phải biết nghe thế nhưng đáng tiếc thay có vài kẻ đã không ngần ngại lên án cụ già là cụ “nói dài - nói dai - nói dở”.
Khi cụ già nghe được lời phê phá, chỉ trích ấy cụ già thấy rất sốc. Không sốc sao được trước lời nói hàm hồ của đứa trẻ thiển cận. Cụ không buồn nhưng cụ cảm thấy đau, đau vì cụ cố gắng dốc hết tâm huyết để chỉ dạy chúng vậy mà chúng lại càm ràm, phê phán.
Giả như cụ bị lẫn đi chăng nữa con cháu cũng không được dùng những lời khiếm nhã để nói với ông bà mình. Đàng này, cụ già vẫn còn minh mẫn, vẫn còn sáng suốt để truyền đạt những kinh nghiệm quý báu mà cụ đã từng trải nghiệm trong cuộc sống.
Với những gia đình, với những người kém học và thiếu hiểu biết thì chuyện phê phán, lên án các cụ thì người ta vẫn thường gọi những kẻ hàm hồ, thiếu ý thức đấy là “mất dạy”. Còn với những gia đình được ăn học, được đào tạo hẳn hoi mà lại hành xử như thế thì ta phải dùng từ gì để dành cho những kẻ bất hiếu này ?
Thường tình thì khoảng cách giữa già và trẻ là vấn đề lớn trong gia đình và xã hội. Thế nhưng, hơn lúc nào hết, trong xã hội hiện đại này thì khoảng cách vốn dĩ là xa xăm ấy lại càng tăng lên gấp bội vì bọn trẻ vẫn thường cho chúng là hơn người, cho chúng là hiểu biết hơn ông bà cha mẹ chúng. Thế nhưng, trên thực tế chúng đã bé cái lầm khi chúng có suy nghĩ như thế. Làm sao mà trứng có thể khôn hơn cá được ? Làm sao mà con cái lại khôn hơn cha mẹ được ? Vậy mà ngày hôm nay có không ít trứng đòi khôn hơn cá và con cái lại nhận mình thông minh, giỏi hơn cha mẹ mình.
Cuộc đời vẫn luôn luôn đưa ra nhiều lối hành xử cho con người và con người vẫn luôn luôn phải đối diện với sự chọn lựa đấy. Hiện tại, khinh thường các cụ tưởng chừng là mình hay lắm, mình chiến thắng, mình thành công hơn các cụ nhưng khi đụng chuyện, nhưng khi sống với thực tế mới thấy được sự hụt hẫng, mất mát kho tàng quý báu trong con người của các cụ. Khi đấy, muốn tìm lại một lời chỉ dạy, một lời trách móc của các cụ cũng chẳng còn.
Từ kinh nghiệm bi thương của gia đình trên đây chắc có lẽ mỗi người chúng ta lại có dịp soi dọi lại cuộc đời mình về cách hành xử với những cụ già, những người có tuổi. Học thật cao, hiểu thật rộng nhưng đừng quên cái quy luật nhân qủa, cái kết quả nhãn tiền luôn luôn diễn ra mỗi ngày trong cuộc sống: Ta sống sao, ta sẽ nhận được như vậy.
Những ngày còn non, những ngày còn trẻ, ta kính các cụ già thì khi ta già các con, các cháu cũng sẽ kính ta như ta đã từng kính các cụ. Ngược lại, ta khinh chê các cụ thì khi ta thành cụ, con cháu cũng sẽ chẳng xem ta ra gì cả !
Anmai, CSsR
Sinh ra làm người cần phải học cao hiểu rộng để nắm bắt được những chân lý cao siêu những định đề trừu tượng nhưng có những cái không cần phải đến trường hay miệt mài “dùi mài kinh sử” mới học được. Những chuyện quá đơn giản như đạo hiếu, đạo làm người đâu cần phải vất vả học hành mới hiểu mới biết. Đạo hiếu, đạo làm người đã được dạy từ thuở còn thơ, từ thuở lọt lòng mẹ. Là người, sống trong gia đình, thế nào cũng được cha mẹ nói cho nghe, dạy cho biết về chữ hiếu, chữ thảo với ông bà, với cha mẹ, với những đấng bậc cao tuổi trong gia đình. Đáng tiếc thay là có một số người chắc có lẽ do học cao quá, do học nhiều quá đã đánh mất đi cái bài học sơ cấp trước khi đến trường đến lớp.
Chuyện là gần đây, có một gia đình nọ, con cái trong gia đình hầu như được cha mẹ chúng chu cấp khá đầy đủ và phải nói là trên mức của những gia đình bình thường. Tưởng chừng cha mẹ chúng nai lưng ra kiếm sống thì chúng hiểu được nỗi vất vả, đổ mồ hôi sôi con mắt để giáo dục chúng nên người nhưng đáng tiếc thay trong số đông đấy lại có vài kẻ phá bĩnh đi cái bầu khí “kính trên nhường dưới trong gia đình”. Những kẻ phá bĩnh đấy đã làm cho bầu khí gia đình trĩu nặng trong khi mọi người cố gắng bù đắp cho hạnh phúc gia đình mình đang sống.
Cụ già trong gia đình ấy rất thương con cháu, cụ âm thầm lặng lẽ sống những ngày còn lại của cuộc đời để bày tỏ sự yêu thương, sự chăm sóc của cụ với chúng. Tuổi già, sức yếu cụ chẳng biết làm gì cả ngoài ngoài việc kinh hạt. Tưởng chừng chuyện kinh hạt giờ không còn ý nghĩa gì trong đời sống nhưng thực ra nó chính là phần hồn để bao bọc cái phần xác nặng nề đầy yếu đuối. Hoá ra là sự hiện diện của ông cụ không phải là vô ích mà lại trở thành quá hữu ích cho một gia đình đông con đầy cháu đấy. Vì yêu chúng, thi thoảng cụ mày mò “chui” vào mạng, suy tư để dạy chúng vài điều cỏn con trong cuộc sống thường nhật. Với những lời tâm huyết đấy, tưởng như là những dòng nhựa, những chất sống mà cụ truyền lại cho con cháu và con cháu phải biết nghe thế nhưng đáng tiếc thay có vài kẻ đã không ngần ngại lên án cụ già là cụ “nói dài - nói dai - nói dở”.
Khi cụ già nghe được lời phê phá, chỉ trích ấy cụ già thấy rất sốc. Không sốc sao được trước lời nói hàm hồ của đứa trẻ thiển cận. Cụ không buồn nhưng cụ cảm thấy đau, đau vì cụ cố gắng dốc hết tâm huyết để chỉ dạy chúng vậy mà chúng lại càm ràm, phê phán.
Giả như cụ bị lẫn đi chăng nữa con cháu cũng không được dùng những lời khiếm nhã để nói với ông bà mình. Đàng này, cụ già vẫn còn minh mẫn, vẫn còn sáng suốt để truyền đạt những kinh nghiệm quý báu mà cụ đã từng trải nghiệm trong cuộc sống.
Với những gia đình, với những người kém học và thiếu hiểu biết thì chuyện phê phán, lên án các cụ thì người ta vẫn thường gọi những kẻ hàm hồ, thiếu ý thức đấy là “mất dạy”. Còn với những gia đình được ăn học, được đào tạo hẳn hoi mà lại hành xử như thế thì ta phải dùng từ gì để dành cho những kẻ bất hiếu này ?
Thường tình thì khoảng cách giữa già và trẻ là vấn đề lớn trong gia đình và xã hội. Thế nhưng, hơn lúc nào hết, trong xã hội hiện đại này thì khoảng cách vốn dĩ là xa xăm ấy lại càng tăng lên gấp bội vì bọn trẻ vẫn thường cho chúng là hơn người, cho chúng là hiểu biết hơn ông bà cha mẹ chúng. Thế nhưng, trên thực tế chúng đã bé cái lầm khi chúng có suy nghĩ như thế. Làm sao mà trứng có thể khôn hơn cá được ? Làm sao mà con cái lại khôn hơn cha mẹ được ? Vậy mà ngày hôm nay có không ít trứng đòi khôn hơn cá và con cái lại nhận mình thông minh, giỏi hơn cha mẹ mình.
Cuộc đời vẫn luôn luôn đưa ra nhiều lối hành xử cho con người và con người vẫn luôn luôn phải đối diện với sự chọn lựa đấy. Hiện tại, khinh thường các cụ tưởng chừng là mình hay lắm, mình chiến thắng, mình thành công hơn các cụ nhưng khi đụng chuyện, nhưng khi sống với thực tế mới thấy được sự hụt hẫng, mất mát kho tàng quý báu trong con người của các cụ. Khi đấy, muốn tìm lại một lời chỉ dạy, một lời trách móc của các cụ cũng chẳng còn.
Từ kinh nghiệm bi thương của gia đình trên đây chắc có lẽ mỗi người chúng ta lại có dịp soi dọi lại cuộc đời mình về cách hành xử với những cụ già, những người có tuổi. Học thật cao, hiểu thật rộng nhưng đừng quên cái quy luật nhân qủa, cái kết quả nhãn tiền luôn luôn diễn ra mỗi ngày trong cuộc sống: Ta sống sao, ta sẽ nhận được như vậy.
Những ngày còn non, những ngày còn trẻ, ta kính các cụ già thì khi ta già các con, các cháu cũng sẽ kính ta như ta đã từng kính các cụ. Ngược lại, ta khinh chê các cụ thì khi ta thành cụ, con cháu cũng sẽ chẳng xem ta ra gì cả !
Anmai, CSsR