Dan Lee
10-21-2008, 12:56 PM
Chúa Nhật 29 QN (Mt 22:15-21)
Qua bài Phúc Âm hôm nay mà chúng ta vừa nghe, chúng ta thấy Chúa Giêsu bị nhóm Parisiêu và phe Hêrôđê gài bẫy Chúa và đặt Chúa vào một tình huống khó xử. Họ hỏi Chúa: Thưa Thầy, có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không? Nếu Chúa nói có thì Chúa trở thành người tiếp tay với chính quyền xâm lăng Roma, đồng thời người Do Thái thời bấy giờ cho rằng việc dùng đồng tiền có hình vua Xê-da là một hình thức thờ ngẫu tượng, phạm vào điều răn thứ 1 của Thập Giới. Còn nếu Chúa Giêsu trả lời là không phải nộp thuế, thì Chúa trở thành kẻ chống lại Đố Quốc Lamã.
Nhưng câu trả lời của Chúa Giêsu làm cho chúng ta phải suy nghĩ: “Của Xê-da, trả về cho Xê-da; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa.” Qua câu trả lời này chúng ta có thể nhận thấy rằng Chúa Giêsu phân biệt những gì thuộc về Xê-da và những gì thuộc về Thiên Chúa; và Chúa còn đưa mọi người chúng ta đi một bước xa hơn, đó là ngoài bổn phận của một công dân thế trần, chúng ta còn có bổn phận đối với công dân nước trời, hay nói cách khác, bổn phận đối với Thiên Chúa.
Từ Xê-da không chỉ là tên của ông vua La-mã đô hộ nước Do Thái vào thời Chúa Giêsu mà từ Xê-da còn mang ý nghĩa những gì thuộc về trần thế: quyền lực, tiền bạc, của cải… Và tất cả những gì Xê-da có, hay chúng ta có là do Thiên Chúa ban cho. Vậy nghĩa là những gì của Thiên Chúa, thuộc về Thiên Chúa thì Ngài đã ban cho chúng ta. Câu hỏi được đặt ra là: những gì thuộc về ta, thuộc về trần thế, thuộc về Xê-da có phải là của Thiên Chúa không?
Chúng ta thường hay nói với nhau: những gì của anh là của em, và những gì của em cũng là của anh. Để dễ hiểu hơn, mời quí cộng đoàn cùng tìm hiểu phần kết của dụ ngôn Người con hoang đàng hay người cha nhân từ. Sau khi người em ăn chơi trác táng rồi trở về với cha; người anh ngoài đồng đi làm về, giận dữ vì cha mở tiệc mừng người em hoang đàng trở về; người cha liền chạy ra bảo người anh rằng: này con, cha đã sống với con cả đời, chẳng phải những gì của cha là của con sao! Chúa Giêsu ngưng ở vế này chứ Ngài không nói thêm vế sau: những gì của con cũng là của Cha. Và điều này cũng dễ hiểu vì tất cả tài sản của người cha, tình yêu của người cha đã dành hết cho người con cả vì anh đang sống với cha; nhưng tính ghen tị, ích kỷ của người anh không phải là của người cha do đó những gì của người anh không thể nào là của người cha được. Và sự gian ác, bóc lột của vua Xê-da không thể nào là của Thiên Chúa được mặc dầu quyền lực mà ông có được là do Chúa ban cho. Đây là lý do tại sao mà Chúa Giêsu có sự phân biệt những gì thuộc về Xê-da và những gì thuộc về Thiên Chúa.
Đã có một thời quyền hành dân sự và quyến bính của Giáo Hội là một. Kể từ cuộc cách mạng Pháp 1789 trở đi, dân quyền và Giáo quyền đã được tách biệt, nhờ vậy mà Giáo Hội có được một cuộc cải tổ canh tân, nhưng cũng kể từ đó trở đi, những gì thuộc về chính quyền mỗi ngày mỗi xa dần và đối kháng lại những gì thuộc về Giáo quyền, thuộc về Thiên Chúa. Trước đây đâu có luật lệ nào cho phép phá thai, trợ tử, an tử, phúc chế người, thử nghiệm tế bào gốc, và mới đây nhất là hôn nhân đồng tính.
Xê-da, thế gian, đã và đang dùng những phương cách nghe ra rất nhân bản, rất đạo đức để khuyến dụ chúng ta, những bài diễn thuyết của họ nghe rất chí lý và thuyết phục, và nhất là họ tìm mọi nỗ lực để biến những khuyến dụ ấy thành hợp pháp hóa, trở thành một điều luật ở trong hiến pháp. Và mọi người lầm tưởng rằng: những gì luật pháp cho phép là đúng. Thế là con người cứ lao mình làm theo.
Ngày nay quyền bính của Xê-da cũng đang len lỏi vào cả trong học đường. Hình như ngôn từ “tâm linh”, đời sống nội tâm không còn được nhắc đến nơi các học đường. Sự thành công không còn dựa trên các giá trị đạo đức mà là dựa trên bằng cấp, công việc, lương bổng, địa vị xã hội. Về luân lý, các em cũng được dạy rằng: phá thai, ngừa thai là chuyện bình thường, an tử, trợ tử, phúc chế người (cloning) không có gì sai trái vì nhiều người đã làm, nhiều quốc gia đã làm và nhất là đã được hợp pháp hóa. Và mới đây nhất, việc kết hợp hai người cùng phái cũng đã được luật pháp cho phép tại một vài nơi và nguy cơ sẽ bị lan rộng trên toàn quốc. Các em, các bạn trẻ bị dằng co lương tâm giữa giáo dục học đường và giáo huấn của Chúa Kitô, Đấng mà các em tôn thờ.
Đây là vấn nạn chung của cả nhân loại ngày nay. Có nhiều điều thế gian cho phép, luật lệ không cấm nhưng lại là điều đi ngược với Thiên Chúa, không thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta đã chọn ai? Thiên Chúa hay thế gian?
Mùa bầu cử đang tới, chúng ta hãy dùng tới quyền công dân, dùng tới lá phiếu để bầu cho một người có khả năng lèo lái quốc gia này đi gần với những gì thuộc về Thiên Chúa hơn. Điều mà chúng ta có thể khẳng định ai đang làm những việc thuộc về Thiên Chúa đó là những người biết tôn trọng và bảo vệ sự sống vì sự sống là thuộc về Thiên Chúa. Có người nói rằng: “Một lá phiếu của tôi cũng chẳng thay đổi được gì”. Đâu có ai ngờ rằng nếu không có một lá phiếu trong năm 1776, ngôn ngữ chính thức của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này đã là tiếng Đức chứ không phải tiếng Anh. Và cũng không ai ngờ rằng vào năm 1923, Adolf Hitler trở nên lãnh tụ Đức Quốc Xã bởi một lá phiếu. Hãy nghĩ xem, nếu không có một lá phiếu ấy, sáu triệu người Do Thái đã không bị chết trong cuộc diệt chủng tồi tệ nhất lịch sử. Hãy nghĩ xem, nếu không có một lá phiếu ấy, Thế Chiến II, với tất cả những đau thương tang tóc, có lẽ đã không xảy ra. Có thể nói, một lá phiếu có thể thay đổi cả thế giới (Lm Mark Link, SJ). Biết đâu một lá phiếu của ta, nhiều lá phiếu của những người yêu chuộng sự sống, những người chỉ biết tìm những gì thuộc về Thiên Chúa sẽ làm thay đổi đất nước Hoa Kỳ này?
Những gì thuộc về Thiên Chúa mà chúng ta đang được hưởng? Phải chăng đó là hơi thở, sự sống, sức khỏe, công việc, gia đình, nhà cửa, vật chất… Nhưng chúng ta có chắc rằng tất cả những gì chúng ta đang có, đang làm chủ cũng là của Chúa không? Có lẽ trong mỗi một người chúng ta đều có những nhược điểm và những nhược điểm ấy làm cho chúng ta chưa thuộc về Chúa. Chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống để nếu hôm nay Chúa gọi ta về Ngài không còn phân biệt cái gì của ta, của Xê-da, và cái gì của Ngài; nhưng Ngài thỏ thẻ bên tai ta rằng: “những gì của Cha là của con, và những gì của con cũng là của Cha.”
Thầy: Đoàn Khôi Ạnh, SDD
Qua bài Phúc Âm hôm nay mà chúng ta vừa nghe, chúng ta thấy Chúa Giêsu bị nhóm Parisiêu và phe Hêrôđê gài bẫy Chúa và đặt Chúa vào một tình huống khó xử. Họ hỏi Chúa: Thưa Thầy, có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không? Nếu Chúa nói có thì Chúa trở thành người tiếp tay với chính quyền xâm lăng Roma, đồng thời người Do Thái thời bấy giờ cho rằng việc dùng đồng tiền có hình vua Xê-da là một hình thức thờ ngẫu tượng, phạm vào điều răn thứ 1 của Thập Giới. Còn nếu Chúa Giêsu trả lời là không phải nộp thuế, thì Chúa trở thành kẻ chống lại Đố Quốc Lamã.
Nhưng câu trả lời của Chúa Giêsu làm cho chúng ta phải suy nghĩ: “Của Xê-da, trả về cho Xê-da; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa.” Qua câu trả lời này chúng ta có thể nhận thấy rằng Chúa Giêsu phân biệt những gì thuộc về Xê-da và những gì thuộc về Thiên Chúa; và Chúa còn đưa mọi người chúng ta đi một bước xa hơn, đó là ngoài bổn phận của một công dân thế trần, chúng ta còn có bổn phận đối với công dân nước trời, hay nói cách khác, bổn phận đối với Thiên Chúa.
Từ Xê-da không chỉ là tên của ông vua La-mã đô hộ nước Do Thái vào thời Chúa Giêsu mà từ Xê-da còn mang ý nghĩa những gì thuộc về trần thế: quyền lực, tiền bạc, của cải… Và tất cả những gì Xê-da có, hay chúng ta có là do Thiên Chúa ban cho. Vậy nghĩa là những gì của Thiên Chúa, thuộc về Thiên Chúa thì Ngài đã ban cho chúng ta. Câu hỏi được đặt ra là: những gì thuộc về ta, thuộc về trần thế, thuộc về Xê-da có phải là của Thiên Chúa không?
Chúng ta thường hay nói với nhau: những gì của anh là của em, và những gì của em cũng là của anh. Để dễ hiểu hơn, mời quí cộng đoàn cùng tìm hiểu phần kết của dụ ngôn Người con hoang đàng hay người cha nhân từ. Sau khi người em ăn chơi trác táng rồi trở về với cha; người anh ngoài đồng đi làm về, giận dữ vì cha mở tiệc mừng người em hoang đàng trở về; người cha liền chạy ra bảo người anh rằng: này con, cha đã sống với con cả đời, chẳng phải những gì của cha là của con sao! Chúa Giêsu ngưng ở vế này chứ Ngài không nói thêm vế sau: những gì của con cũng là của Cha. Và điều này cũng dễ hiểu vì tất cả tài sản của người cha, tình yêu của người cha đã dành hết cho người con cả vì anh đang sống với cha; nhưng tính ghen tị, ích kỷ của người anh không phải là của người cha do đó những gì của người anh không thể nào là của người cha được. Và sự gian ác, bóc lột của vua Xê-da không thể nào là của Thiên Chúa được mặc dầu quyền lực mà ông có được là do Chúa ban cho. Đây là lý do tại sao mà Chúa Giêsu có sự phân biệt những gì thuộc về Xê-da và những gì thuộc về Thiên Chúa.
Đã có một thời quyền hành dân sự và quyến bính của Giáo Hội là một. Kể từ cuộc cách mạng Pháp 1789 trở đi, dân quyền và Giáo quyền đã được tách biệt, nhờ vậy mà Giáo Hội có được một cuộc cải tổ canh tân, nhưng cũng kể từ đó trở đi, những gì thuộc về chính quyền mỗi ngày mỗi xa dần và đối kháng lại những gì thuộc về Giáo quyền, thuộc về Thiên Chúa. Trước đây đâu có luật lệ nào cho phép phá thai, trợ tử, an tử, phúc chế người, thử nghiệm tế bào gốc, và mới đây nhất là hôn nhân đồng tính.
Xê-da, thế gian, đã và đang dùng những phương cách nghe ra rất nhân bản, rất đạo đức để khuyến dụ chúng ta, những bài diễn thuyết của họ nghe rất chí lý và thuyết phục, và nhất là họ tìm mọi nỗ lực để biến những khuyến dụ ấy thành hợp pháp hóa, trở thành một điều luật ở trong hiến pháp. Và mọi người lầm tưởng rằng: những gì luật pháp cho phép là đúng. Thế là con người cứ lao mình làm theo.
Ngày nay quyền bính của Xê-da cũng đang len lỏi vào cả trong học đường. Hình như ngôn từ “tâm linh”, đời sống nội tâm không còn được nhắc đến nơi các học đường. Sự thành công không còn dựa trên các giá trị đạo đức mà là dựa trên bằng cấp, công việc, lương bổng, địa vị xã hội. Về luân lý, các em cũng được dạy rằng: phá thai, ngừa thai là chuyện bình thường, an tử, trợ tử, phúc chế người (cloning) không có gì sai trái vì nhiều người đã làm, nhiều quốc gia đã làm và nhất là đã được hợp pháp hóa. Và mới đây nhất, việc kết hợp hai người cùng phái cũng đã được luật pháp cho phép tại một vài nơi và nguy cơ sẽ bị lan rộng trên toàn quốc. Các em, các bạn trẻ bị dằng co lương tâm giữa giáo dục học đường và giáo huấn của Chúa Kitô, Đấng mà các em tôn thờ.
Đây là vấn nạn chung của cả nhân loại ngày nay. Có nhiều điều thế gian cho phép, luật lệ không cấm nhưng lại là điều đi ngược với Thiên Chúa, không thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta đã chọn ai? Thiên Chúa hay thế gian?
Mùa bầu cử đang tới, chúng ta hãy dùng tới quyền công dân, dùng tới lá phiếu để bầu cho một người có khả năng lèo lái quốc gia này đi gần với những gì thuộc về Thiên Chúa hơn. Điều mà chúng ta có thể khẳng định ai đang làm những việc thuộc về Thiên Chúa đó là những người biết tôn trọng và bảo vệ sự sống vì sự sống là thuộc về Thiên Chúa. Có người nói rằng: “Một lá phiếu của tôi cũng chẳng thay đổi được gì”. Đâu có ai ngờ rằng nếu không có một lá phiếu trong năm 1776, ngôn ngữ chính thức của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này đã là tiếng Đức chứ không phải tiếng Anh. Và cũng không ai ngờ rằng vào năm 1923, Adolf Hitler trở nên lãnh tụ Đức Quốc Xã bởi một lá phiếu. Hãy nghĩ xem, nếu không có một lá phiếu ấy, sáu triệu người Do Thái đã không bị chết trong cuộc diệt chủng tồi tệ nhất lịch sử. Hãy nghĩ xem, nếu không có một lá phiếu ấy, Thế Chiến II, với tất cả những đau thương tang tóc, có lẽ đã không xảy ra. Có thể nói, một lá phiếu có thể thay đổi cả thế giới (Lm Mark Link, SJ). Biết đâu một lá phiếu của ta, nhiều lá phiếu của những người yêu chuộng sự sống, những người chỉ biết tìm những gì thuộc về Thiên Chúa sẽ làm thay đổi đất nước Hoa Kỳ này?
Những gì thuộc về Thiên Chúa mà chúng ta đang được hưởng? Phải chăng đó là hơi thở, sự sống, sức khỏe, công việc, gia đình, nhà cửa, vật chất… Nhưng chúng ta có chắc rằng tất cả những gì chúng ta đang có, đang làm chủ cũng là của Chúa không? Có lẽ trong mỗi một người chúng ta đều có những nhược điểm và những nhược điểm ấy làm cho chúng ta chưa thuộc về Chúa. Chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống để nếu hôm nay Chúa gọi ta về Ngài không còn phân biệt cái gì của ta, của Xê-da, và cái gì của Ngài; nhưng Ngài thỏ thẻ bên tai ta rằng: “những gì của Cha là của con, và những gì của con cũng là của Cha.”
Thầy: Đoàn Khôi Ạnh, SDD