Dan Lee
10-22-2008, 03:12 PM
Suy niệm Chúa Nhật 30 thường niên - Năm A
PHẨM TÍNH THIẾT YẾU
Một người phụ nữ người trẻ tuổi đến văn phòng giáo xứ xin gặp tôi để nói chuyện. Chị kể, "Thưa cha đã từ lâu con không biết nhà thờ là gì. Hồi còn nhỏ con cũng đã được rửa tội và con còn nhớ là mình có đi tham dự các lớp học về đạo và Kinh thánh ở nhà thờ ngày Chúa nhật. Nhưng con chỉ nhớ được có nhiêu đó thôi."
Sau khi nghe chị nói được một lúc thì chị nhìn tôi và hỏi, "Thưa cha, bây giờ con phải làm gì nếu con muốn trở nên một phần tử trong giáo xứ của cha?"
Điều tôi nghĩ đầu tiên trong đầu là, "Cô ta muốn gia nhập giáo xứ để làm gì?" "Để làm đám cưới chăng?" "Cô đã rửa tội ở nhà thờ hay giáo phái nào?" "Cô đã xưng tội rước lễ và chịu phép thêm sức chưa?" "Cô có sống trong địa hạt của giáo xứ không?" "Cô phải ghi danh gia nhập giáo xứ!" "Cô phải thường xuyên đi lễ và đóng góp mỗi Chúa Nhật..." Nhưng rồi tôi cảm thấy những điều này không phải là câu trả lời thỏa đáng. Như vậy thì cái gì là điều kiện để cho một người trở thành phần tử của gia đình Kitô giáo?
Giả như có người đến hỏi bạn về điều kiện để gia nhập giáo xứ và trở nên một phần tử trong giáo xứ của bạn thì bạn trả lời cho họ như thế nào? Các giáo xứ và cộng đoàn của chúng ta dùng tiêu chuẩn nào và đòi hỏi các phần tử phải có những điều kiện gì để họ được coi là thành phần của giáo xứ hay của cộng đoàn? Thiết tưởng chúng ta có thể tìm được giải đáp qua lời Chúa Giêsu nói với những người Biệt phái.
Giới Răn Cao Trọng Nhất
Những người Biệt phái cử một nhà thông luật đến hỏi Chúa Giêsu, "Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?" Vì luật Do thái có tới những 613 khoản; 365 khoản luật cấm và 248 khoản luật dạy những điều phải thực hành. Do đó những người Biệt phái đã nghĩ rằng đây là câu hỏi khó khăn và phức tạp không ai có thể trả lời được. Chính họ cũng bối rối không phân biệt rõ ràng luật nào là quan trọng hơn và luật nào là quan trọng nhất. Và như thế họ nghĩ rằng nếu hỏi chúa Giêsu thì Ngài cũng sẽ bị bí và mất uy tín trước đám đông. Nhưng họ lầm vì họ không biết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Chúa của lề luật. Ngài đã trả lời thật chính xác, "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi... Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể lề luật và sách các tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó."
Đây là đoạn Phúc âm rất quen thuộc với chúng ta. Quá quen thuộc đến độ chúng ta cảm thấy nhàm chán chẳng có gì mới lạ để mà suy nghĩ. Chúng ta nói, biết rồi khỏi cần phải suy. Suy nghĩ như thế là chúng ta lầm to. Chúng ta không thể đồng hóa sự quen thuộc với hiểu biết. Nghe nhiều và rất quen thuộc không có nghĩa là chúng ta đã hiểu thấu đáo, đã sống và thực hành điều Chúa Giêsu dạy. Chúng ta cần chú tâm nghe kỹ và xét mình xem chúng ta đã hiểu và sống được như thế nào đối với lời của Chúa Giêsu:
Kitô hữu phải làm gì? Kitô hữu phải yêu.
Kitô hữu phải yêu ai? Kitô hữu yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân.
Kitô hữu phải Yêu như thế nào? Yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn.
Yêu tha nhân như yêu chính mình.
Vấn đề nguy hiểm trong việc sống đạo là chúng ta có thể dễ bị lầm lẫn và quên đi đối tượng chính yếu của tôn giáo.
Các thần học gia có thể quá chú trọng đến việc phân tích và định nghĩa giáo thuyết và tín lý. Những chuyên gia về Kinh Thánh có thể quá chú trọng đến việc chú giải và diễn giải ý nghĩa các câu thánh kinh. Đời sống giáo xứ có thể quá lưu tâm đến các sinh hoạt hội đoàn, các chương trình và các cuộc hội hè thảo luận. Chúng ta có thể dành nhiều nỗ lực và thời giờ vào việc quảng cáo, cổ động và khuếch trương nhiều hoạt động thuộc về tôn giáo. Chúng ta nhiệt thành và sốt sắng cử hành những nghi thức tôn giáo, nhưng lại quên đi không chú tâm đến đối tượng và phẩm tính thiết yếu của việc sống tinh thần tôn giáo.
Chính vì những lý do đó mà có hiện tượng phân cách giữa tôn giáo và đời sống hàng ngày. Việc ghi danh gia nhập hay đóng góp tiền hàng tuần hay hàng tháng, tham gia các tổ chức sinh hoạt giáo xứ, tuân giữ những khoản luật này hay điều lệ kia đều không phải là những điều kiện thiết yếu và quan trọng nhất để làm cho một người trở nên phần tử trong gia đình Kitô hữu. Có tất cả những điều kiện này mà không có tình yêu Thiên Chúa và tha nhân thì những việc làm tôn giáo của chúng ta chỉ là những tư cách giả dối, những cử chỉ dị đoan bụt thần.
Phẩm Tính Thiết Yếu
Khi Chúa Giêsu tóm lược hai giới răn quan trọng nhất của lề luật có nghĩa là Ngài nói cho chúng ta biết rằng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân là một phẩm tính thiết yếu và quan trọng nhất không thể thiếu nơi mỗi người Kitô hữu. Chính phẩm tính này làm cho chúng ta trở nên Kitô Hữu chân thực. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn có nghĩa là phải yêu mến Thiên Chúa trên hết và trước hết mọi sự. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm phải dấn thân trọn vẹn cho Thiên Chúa không giới hạn và không giữ lại bất cứ cái gì. Yêu Thiên Chúa như thế nói lên rằng chúng ta muốn làm trọn bổn phận của một thụ tạo tôn thờ Đấng Tạo Dựng nên mình. Chúng ta muốn dấn thân hoàn toàn cho Ngài, và không cho phép bất cứ một thụ tạo nào ngồi vào chỗ ưu tiên đó. Yêu Thiên Chúa như thế là chúng ta thiết lập cho đời sống chúng ta một hệ thống giá trị đúng thứ tự ưu tiên. Nếu chúng ta dành sự ưu tiên này cho Thiên Chúa thì đời sống chúng ta sẽ có hiệu quả khác thường.
Kinh nghiệm thấy rằng chúng ta xác định giá trị đời sống của chúng ta bởi những gì chúng ta quý yêu. Chúng ta được phong phú hóa hay bị hủ hóa băng hoại cũng tùy thuộc ở đối tượng chúng ta yêu thương. Nếu chúng ta lấy Thiên Chúa làm đối tượng tình yêu tuyệt đối, hàng đầu và vững bền thì tình yêu Thiên Chúa sẽ trở nên sức mạnh ảnh hưởng, chi phối và hướng dẫn tất cả các thứ tình yêu khác nơi chúng ta: Tình yêu đối với vợ hay chồng, đối với con cái, cha mẹ, anh chị em, bạn bè và tất cả những người khác chung quanh chúng ta. Tình yêu ưu tiên của chúng ta dành cho Thiên Chúa sẽ làm tăng chất lượng và thêm sâu đậm cho các thứ tình yêu khác nơi chúng ta. Và khi đó chúng ta mới có thể yêu tha nhân như chính mình.
Yêu Thiên Chúa mà không yêu tha nhân thì đó là một tình yêu điên cuồng mê tín không bảo chứng. Yêu tha nhân mà không yêu Thiên Chúa thì đó chỉ là một tình yêu nhân bản vô thần. Thánh Gioan Tông Đồ đã nói cách thâm tín rằng, "Người nào nói yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình thì là kẻ nói xạo. Vì người nào không yêu thương anh chị em mình là những người họ trông thấy thì làm sao họ có thể yêu mến Thiên Chúa Đấng họ không trông thấy. Những ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu mến cả tha nhân" (1 Gio 4:20- 21).
Nhận Định - Suy Tư
Trong bài đọc thứ nhất, Thiên Chúa truyền cho Môsê phải dạy dân chúng biết thương yêu những khách ngoại kiều và các cô nhi quả phụ là những người yếu thế. Bài đọc thứ hai, thánh Phaolô đã khen ngợi các Kitô hữu Thessalonica vì tinh thần sống đạo của họ đã trở nên gương mẫu cho những cộng đoàn Kitô hữu khác. Như vậy chúng ta và các cộng đoàn Kitô hữu Công Giáo Việt Nam thì sao?
Các cộng đoàn Kitô hữu Công Giáo Việt Nam chúng ta thường nhấn mạnh rất nhiều đến các nghi lễ phụng vụ, đến các tổ chức hội đoàn, sinh hoạt, rước kiệu, đại hội, dâng hoa, ngắm đứng, học kinh bổn, giáo lý, đọc kinh, đền tạ, hành hương, xin lễ, xin khấn v. v... Đây là những phương diện chúng ta bày tỏ niềm tin của chúng ta đối với Thiên Chúa trong việc thờ phượng rất tốt đẹp không chê được. Chúng ta đã và đang biểu diển niềm tin đến nỗi hàng Giáo Phẩm Hoa Kỳ cũng phải khen ngợi. Nhưng chúng ta cũng cần phải xét mình xem các giáo xứ, các cộng đoàn Kitô hữu Công Giáo Việt Nam, cũng như mỗi cá nhân người Công Giáo Việt Nam chúng ta đã và đang làm được những gì để chứng tỏ lòng yêu thương tha nhân của chúng ta? Nhiều người trong chúng ta rộng rãi đóng góp và chia sẻ khi có những dịp lạc quyên đặc biệt như giúp nạn nhân bão lụt, giúp trại cùi, hay thỉnh thoảng nếu có người đến xin giúp đỡ. Nhưng nếu không ai đến xin, hay lạc quyên thì chúng ta có thường xuyên quan tâm đến người nghèo, và những người kém may mắn không? Chúng ta có được bao nhiêu hội từ thiện? Được mấy giáo xứ có những chương trình tương tế xã hội? Được mấy giáo xứ chính thức dành riêng một ngân quỹ hàng năm để lo việc tương tế xã hội giúp đỡ người nghèo? Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh đến việc xây dựng sửa sang "nhà thờ" mà quên đi khía cạnh chia sẻ trong yêu thương với những người nghèo, những người yếu thế, và kém may mắn hơn trong xã hội thì e rằng chúng ta chưa biểu dương được phẩm giá của người Kitô hữu Công Giáo Việt Nam.
Một Câu Truyện
Mỗi lần có người ra hay vào là gió lạnh lại thổi tạt qua cái cửa kiếng tự động ở bệnh viện. Một bà cụ già đứng dựa vào chiếc gậy bằng sắt bạc phía bên trong cửa, đưa mắt nhìn ngong ngóng ra lối xe chạy ở ngoài.
Tôi đứng phía sau bà cụ để chờ cô con gái ra ngoài bãi đậu để lấy xe đi về. Chúng tôi đến thăm người dì bị đau nặng. Lúc đó tôi thấy chiếc xe taxi mầu vàng trườn tới cổng. Mặt bà cụ sáng lên và bà bắt đầu bước ra cửa miệng mừng rỡ, "May quá! Tôi đã chờ đợi khá lâu rồi!" Chiếc xe taxi đậu trước cửa, và vừa lúc đó thì một cặp vợ chồng trẻ hơn, chạy nhanh qua mặt tôi và bà cụ đang đi ra phía xe taxi. Đôi vợ chồng đó đã tới trước, mở cửa xe taxi và nhảy vội vô ngồi vào trong xe, rồi chiếc xe phóng đi khỏi cửa bệnh viện.
Cô con gái của tôi ngồi trong xe đã nhìn thấy cảnh đó. Con tôi liền quay cửa xe xuống và hỏi tôi, "Má ơi, hỏi xem nhà bà ấy ở đâu?" Bà cụ không ở xa chúng tôi lắm. Và bà đã vui mừng nhận lời lên xe của chúng tôi. Bà nói là bà đến thăm người em của bà bị ung thư. Bà đã ở bệnh viện suốt cả ngày. Khi chúng tôi bỏ bà xuống trước cửa nhà của bà, con gái tôi đã xuống xe để đỡ bà cụ, mở cửa nhà cho bà, và còn mang cả mấy cái thùng rác rỗng đang nằm chắn lối đi để đem đặt chúng về đúng chỗ. Không gì làm cho cha mẹ sung sướng hơn khi nhìn thấy con cái của mình làm được những nghĩa cử tốt lành như vậy. Cả ngày hôm đó lòng tôi đã ca vui.
(Medard Laz. Love Adds a Little Chocolate. "A Heart That Sings"" p. 57)
Thiên Chúa cũng vui mừng sung sướng khi thấy chúng ta là những con cái của Ngài biết kính tôn yêu mến Ngài và có những nghĩa cử nhân ái yêu thương với người khác như thế
L M. John Trần Khả
PHẨM TÍNH THIẾT YẾU
Một người phụ nữ người trẻ tuổi đến văn phòng giáo xứ xin gặp tôi để nói chuyện. Chị kể, "Thưa cha đã từ lâu con không biết nhà thờ là gì. Hồi còn nhỏ con cũng đã được rửa tội và con còn nhớ là mình có đi tham dự các lớp học về đạo và Kinh thánh ở nhà thờ ngày Chúa nhật. Nhưng con chỉ nhớ được có nhiêu đó thôi."
Sau khi nghe chị nói được một lúc thì chị nhìn tôi và hỏi, "Thưa cha, bây giờ con phải làm gì nếu con muốn trở nên một phần tử trong giáo xứ của cha?"
Điều tôi nghĩ đầu tiên trong đầu là, "Cô ta muốn gia nhập giáo xứ để làm gì?" "Để làm đám cưới chăng?" "Cô đã rửa tội ở nhà thờ hay giáo phái nào?" "Cô đã xưng tội rước lễ và chịu phép thêm sức chưa?" "Cô có sống trong địa hạt của giáo xứ không?" "Cô phải ghi danh gia nhập giáo xứ!" "Cô phải thường xuyên đi lễ và đóng góp mỗi Chúa Nhật..." Nhưng rồi tôi cảm thấy những điều này không phải là câu trả lời thỏa đáng. Như vậy thì cái gì là điều kiện để cho một người trở thành phần tử của gia đình Kitô giáo?
Giả như có người đến hỏi bạn về điều kiện để gia nhập giáo xứ và trở nên một phần tử trong giáo xứ của bạn thì bạn trả lời cho họ như thế nào? Các giáo xứ và cộng đoàn của chúng ta dùng tiêu chuẩn nào và đòi hỏi các phần tử phải có những điều kiện gì để họ được coi là thành phần của giáo xứ hay của cộng đoàn? Thiết tưởng chúng ta có thể tìm được giải đáp qua lời Chúa Giêsu nói với những người Biệt phái.
Giới Răn Cao Trọng Nhất
Những người Biệt phái cử một nhà thông luật đến hỏi Chúa Giêsu, "Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?" Vì luật Do thái có tới những 613 khoản; 365 khoản luật cấm và 248 khoản luật dạy những điều phải thực hành. Do đó những người Biệt phái đã nghĩ rằng đây là câu hỏi khó khăn và phức tạp không ai có thể trả lời được. Chính họ cũng bối rối không phân biệt rõ ràng luật nào là quan trọng hơn và luật nào là quan trọng nhất. Và như thế họ nghĩ rằng nếu hỏi chúa Giêsu thì Ngài cũng sẽ bị bí và mất uy tín trước đám đông. Nhưng họ lầm vì họ không biết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Chúa của lề luật. Ngài đã trả lời thật chính xác, "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi... Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể lề luật và sách các tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó."
Đây là đoạn Phúc âm rất quen thuộc với chúng ta. Quá quen thuộc đến độ chúng ta cảm thấy nhàm chán chẳng có gì mới lạ để mà suy nghĩ. Chúng ta nói, biết rồi khỏi cần phải suy. Suy nghĩ như thế là chúng ta lầm to. Chúng ta không thể đồng hóa sự quen thuộc với hiểu biết. Nghe nhiều và rất quen thuộc không có nghĩa là chúng ta đã hiểu thấu đáo, đã sống và thực hành điều Chúa Giêsu dạy. Chúng ta cần chú tâm nghe kỹ và xét mình xem chúng ta đã hiểu và sống được như thế nào đối với lời của Chúa Giêsu:
Kitô hữu phải làm gì? Kitô hữu phải yêu.
Kitô hữu phải yêu ai? Kitô hữu yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân.
Kitô hữu phải Yêu như thế nào? Yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn.
Yêu tha nhân như yêu chính mình.
Vấn đề nguy hiểm trong việc sống đạo là chúng ta có thể dễ bị lầm lẫn và quên đi đối tượng chính yếu của tôn giáo.
Các thần học gia có thể quá chú trọng đến việc phân tích và định nghĩa giáo thuyết và tín lý. Những chuyên gia về Kinh Thánh có thể quá chú trọng đến việc chú giải và diễn giải ý nghĩa các câu thánh kinh. Đời sống giáo xứ có thể quá lưu tâm đến các sinh hoạt hội đoàn, các chương trình và các cuộc hội hè thảo luận. Chúng ta có thể dành nhiều nỗ lực và thời giờ vào việc quảng cáo, cổ động và khuếch trương nhiều hoạt động thuộc về tôn giáo. Chúng ta nhiệt thành và sốt sắng cử hành những nghi thức tôn giáo, nhưng lại quên đi không chú tâm đến đối tượng và phẩm tính thiết yếu của việc sống tinh thần tôn giáo.
Chính vì những lý do đó mà có hiện tượng phân cách giữa tôn giáo và đời sống hàng ngày. Việc ghi danh gia nhập hay đóng góp tiền hàng tuần hay hàng tháng, tham gia các tổ chức sinh hoạt giáo xứ, tuân giữ những khoản luật này hay điều lệ kia đều không phải là những điều kiện thiết yếu và quan trọng nhất để làm cho một người trở nên phần tử trong gia đình Kitô hữu. Có tất cả những điều kiện này mà không có tình yêu Thiên Chúa và tha nhân thì những việc làm tôn giáo của chúng ta chỉ là những tư cách giả dối, những cử chỉ dị đoan bụt thần.
Phẩm Tính Thiết Yếu
Khi Chúa Giêsu tóm lược hai giới răn quan trọng nhất của lề luật có nghĩa là Ngài nói cho chúng ta biết rằng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân là một phẩm tính thiết yếu và quan trọng nhất không thể thiếu nơi mỗi người Kitô hữu. Chính phẩm tính này làm cho chúng ta trở nên Kitô Hữu chân thực. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn có nghĩa là phải yêu mến Thiên Chúa trên hết và trước hết mọi sự. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm phải dấn thân trọn vẹn cho Thiên Chúa không giới hạn và không giữ lại bất cứ cái gì. Yêu Thiên Chúa như thế nói lên rằng chúng ta muốn làm trọn bổn phận của một thụ tạo tôn thờ Đấng Tạo Dựng nên mình. Chúng ta muốn dấn thân hoàn toàn cho Ngài, và không cho phép bất cứ một thụ tạo nào ngồi vào chỗ ưu tiên đó. Yêu Thiên Chúa như thế là chúng ta thiết lập cho đời sống chúng ta một hệ thống giá trị đúng thứ tự ưu tiên. Nếu chúng ta dành sự ưu tiên này cho Thiên Chúa thì đời sống chúng ta sẽ có hiệu quả khác thường.
Kinh nghiệm thấy rằng chúng ta xác định giá trị đời sống của chúng ta bởi những gì chúng ta quý yêu. Chúng ta được phong phú hóa hay bị hủ hóa băng hoại cũng tùy thuộc ở đối tượng chúng ta yêu thương. Nếu chúng ta lấy Thiên Chúa làm đối tượng tình yêu tuyệt đối, hàng đầu và vững bền thì tình yêu Thiên Chúa sẽ trở nên sức mạnh ảnh hưởng, chi phối và hướng dẫn tất cả các thứ tình yêu khác nơi chúng ta: Tình yêu đối với vợ hay chồng, đối với con cái, cha mẹ, anh chị em, bạn bè và tất cả những người khác chung quanh chúng ta. Tình yêu ưu tiên của chúng ta dành cho Thiên Chúa sẽ làm tăng chất lượng và thêm sâu đậm cho các thứ tình yêu khác nơi chúng ta. Và khi đó chúng ta mới có thể yêu tha nhân như chính mình.
Yêu Thiên Chúa mà không yêu tha nhân thì đó là một tình yêu điên cuồng mê tín không bảo chứng. Yêu tha nhân mà không yêu Thiên Chúa thì đó chỉ là một tình yêu nhân bản vô thần. Thánh Gioan Tông Đồ đã nói cách thâm tín rằng, "Người nào nói yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình thì là kẻ nói xạo. Vì người nào không yêu thương anh chị em mình là những người họ trông thấy thì làm sao họ có thể yêu mến Thiên Chúa Đấng họ không trông thấy. Những ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu mến cả tha nhân" (1 Gio 4:20- 21).
Nhận Định - Suy Tư
Trong bài đọc thứ nhất, Thiên Chúa truyền cho Môsê phải dạy dân chúng biết thương yêu những khách ngoại kiều và các cô nhi quả phụ là những người yếu thế. Bài đọc thứ hai, thánh Phaolô đã khen ngợi các Kitô hữu Thessalonica vì tinh thần sống đạo của họ đã trở nên gương mẫu cho những cộng đoàn Kitô hữu khác. Như vậy chúng ta và các cộng đoàn Kitô hữu Công Giáo Việt Nam thì sao?
Các cộng đoàn Kitô hữu Công Giáo Việt Nam chúng ta thường nhấn mạnh rất nhiều đến các nghi lễ phụng vụ, đến các tổ chức hội đoàn, sinh hoạt, rước kiệu, đại hội, dâng hoa, ngắm đứng, học kinh bổn, giáo lý, đọc kinh, đền tạ, hành hương, xin lễ, xin khấn v. v... Đây là những phương diện chúng ta bày tỏ niềm tin của chúng ta đối với Thiên Chúa trong việc thờ phượng rất tốt đẹp không chê được. Chúng ta đã và đang biểu diển niềm tin đến nỗi hàng Giáo Phẩm Hoa Kỳ cũng phải khen ngợi. Nhưng chúng ta cũng cần phải xét mình xem các giáo xứ, các cộng đoàn Kitô hữu Công Giáo Việt Nam, cũng như mỗi cá nhân người Công Giáo Việt Nam chúng ta đã và đang làm được những gì để chứng tỏ lòng yêu thương tha nhân của chúng ta? Nhiều người trong chúng ta rộng rãi đóng góp và chia sẻ khi có những dịp lạc quyên đặc biệt như giúp nạn nhân bão lụt, giúp trại cùi, hay thỉnh thoảng nếu có người đến xin giúp đỡ. Nhưng nếu không ai đến xin, hay lạc quyên thì chúng ta có thường xuyên quan tâm đến người nghèo, và những người kém may mắn không? Chúng ta có được bao nhiêu hội từ thiện? Được mấy giáo xứ có những chương trình tương tế xã hội? Được mấy giáo xứ chính thức dành riêng một ngân quỹ hàng năm để lo việc tương tế xã hội giúp đỡ người nghèo? Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh đến việc xây dựng sửa sang "nhà thờ" mà quên đi khía cạnh chia sẻ trong yêu thương với những người nghèo, những người yếu thế, và kém may mắn hơn trong xã hội thì e rằng chúng ta chưa biểu dương được phẩm giá của người Kitô hữu Công Giáo Việt Nam.
Một Câu Truyện
Mỗi lần có người ra hay vào là gió lạnh lại thổi tạt qua cái cửa kiếng tự động ở bệnh viện. Một bà cụ già đứng dựa vào chiếc gậy bằng sắt bạc phía bên trong cửa, đưa mắt nhìn ngong ngóng ra lối xe chạy ở ngoài.
Tôi đứng phía sau bà cụ để chờ cô con gái ra ngoài bãi đậu để lấy xe đi về. Chúng tôi đến thăm người dì bị đau nặng. Lúc đó tôi thấy chiếc xe taxi mầu vàng trườn tới cổng. Mặt bà cụ sáng lên và bà bắt đầu bước ra cửa miệng mừng rỡ, "May quá! Tôi đã chờ đợi khá lâu rồi!" Chiếc xe taxi đậu trước cửa, và vừa lúc đó thì một cặp vợ chồng trẻ hơn, chạy nhanh qua mặt tôi và bà cụ đang đi ra phía xe taxi. Đôi vợ chồng đó đã tới trước, mở cửa xe taxi và nhảy vội vô ngồi vào trong xe, rồi chiếc xe phóng đi khỏi cửa bệnh viện.
Cô con gái của tôi ngồi trong xe đã nhìn thấy cảnh đó. Con tôi liền quay cửa xe xuống và hỏi tôi, "Má ơi, hỏi xem nhà bà ấy ở đâu?" Bà cụ không ở xa chúng tôi lắm. Và bà đã vui mừng nhận lời lên xe của chúng tôi. Bà nói là bà đến thăm người em của bà bị ung thư. Bà đã ở bệnh viện suốt cả ngày. Khi chúng tôi bỏ bà xuống trước cửa nhà của bà, con gái tôi đã xuống xe để đỡ bà cụ, mở cửa nhà cho bà, và còn mang cả mấy cái thùng rác rỗng đang nằm chắn lối đi để đem đặt chúng về đúng chỗ. Không gì làm cho cha mẹ sung sướng hơn khi nhìn thấy con cái của mình làm được những nghĩa cử tốt lành như vậy. Cả ngày hôm đó lòng tôi đã ca vui.
(Medard Laz. Love Adds a Little Chocolate. "A Heart That Sings"" p. 57)
Thiên Chúa cũng vui mừng sung sướng khi thấy chúng ta là những con cái của Ngài biết kính tôn yêu mến Ngài và có những nghĩa cử nhân ái yêu thương với người khác như thế
L M. John Trần Khả