Dan Lee
10-23-2008, 10:59 PM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (57)
571. Cụ già 86 tuổi yêu Chúa, không chịu bỏ Chúa.
Đồ đệ của thánh Gioan tông đồ là thánh Pôlycarpô. Ngài làm giám mục thành Smyrna.
Người ta cáo Pôlycarpô theo tà đạo.
Pôlycarpô bị dẫn đến trước mặt quan án thành Rôma. Quan truyền bày những dụng cụ cực hình rùng rợn trước mặt Pôlycarpô. Xong, ông cười nham hiểm và dõng dạc nói:
- “Nầy ông lão, ông hãy lăng mạ Giêsu Kitô của ông đi!”
Thánh Pôlycarpô vẫn điễm tĩnh lạ lùng. Ngài ngẩng đầu tóc bạc phơ lên, nhìn thẳng vào mặt quan án và chậm rãi nói:
- “Chối Chúa Giêsu Kitô sao? Đã 86 năm nay, tôi phụng sự Ngài và Ngài đã không làm gì thiệt hại cho tôi. Tôi làm sao lăng mạ được Chúa là Vua và là Đấng Cứu Chuộc của tôi được?”
Sau những lời đầy cảm động nầy, người ta thấy đôi mắt của vị thánh tử đạo 86 tuổi lóng lánh những giọt lệ:
- “Ôi! Tôi làm sao chối bỏ Chúa tôi được vì Ngài là Đấng đã yêu tôi quá chừng!”
572. Các thánh không để ai yêu Chúa hơn mình.
Thánh Têrêxa Avila đầy lòng sốt mến Chúa trong lời nói cũng như trong hành động.
Vị nữ thánh nầy tuyên bố một câu quá dũng mãnh và cương quyết:
- “Ở trên thiên đàng, nếu có ai vinh hiển hơn tôi, thì tôi chịu được. Nhưng ở dưới trần gian nầy, nếu có ai yêu Chúa hơn tôi, thì tôi không chịu được.”
573. Chúa không đòi gì. Chúa chỉ đòi ta yêu Chúa.
Chúa không trông đợi gì ở linh hồn và cũng không bắt buộc linh hồn làm gì. Chúa chỉ trông đợi và bắt buộc linh hồn yêu mến Ngài mà thôi. Đó là điều Chúa tỏ ra cho nữ tu chơn phước Angèle de Foligno.
Khi biết được điều nầy, chị thánh sung sướng thốt lên:
- “Ôi, mênh mông thay những lời Chúa dạy! Chúa không đòi hỏi gì ở linh hồn. Ngài chỉ bắt buộc linh hồn yêu mến Ngài mà thôi.”
574. Chúa Giêsu để lại bức gương hoàn toàn về đức yêu người
Người thế gian không có bức gương nào về hoàn toàn về đức yêu người để bắt chước. Trái lại, người công giáo có bức gương hoàn toàn nào về đức yêu người để noi theo, đó là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống thế làm người, như lời Ngài phán rõ: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con.”
Khi giáng sinh, Chúa Giêsu tha thứ cho vua Hêrôđê đã dã tâm tìm cách giết Ngài.
Tất cả những ai đui mù, què quặt, câm điếc, bất toại, phung hủi, quỷ ám, hoang đàng, tội lỗi, đều đặt hết lòng tin tưởng vào Chúa Giêsu khi Ngài ra giảng Đạo, chạy đến xin Ngài nâng đỡ, ủi an.
Chúa Giêsu ân cần đón tiếp tất cả những ai đau khổ hồn xác, với một lòng yêu thương vô hạn: “Hỡi những ai lao khổ nhọc nhằn, hãy đên với Ta. Ta bổ sức lại cho.” Và để chứng minh lời nói của mình, Chúa Giêsu sẵn sàng làm đủ mọi phép lạ để nâng đỡ họ.
Chúa Giêsu không bao giờ nói những lời sâu độc chua cay làm mất lòng ai, trái lại, Ngài luôn bịt miệng, không muốn nghe những lời chua chát đó phát xuất ra từ một ai. Vì thế, Chúa Giêsu rất cực lòng khi thấy các tông đồ, vì thiếu lòng thương yêu nhau thật, nên thường sống cay cú, xoi bói nhau. Ngài luôn cầu xin Đức Chúa Cha ban ơn cho họ được hiệp nhất và yêu thương nhau.
Khi còn sống cũng như lúc sắp chết, Chúa Giêsu chỉ biết yêu thương và tha thứ.
Khi Giuđa đến ra hiệu để quân dữ bắt Chúa Giêsu, Ngài vẫn yêu thương tha thứ: ‘Bạn ơi, bạn đến đây làm chi?”
Khi quân dữ nhổ nước miếng vào mặt Chúa Giêsu, đội mão gai nhọn sắc trên đầu Ngài, đánh đập Ngài tàn nhẫn, nhạo báng Ngài đủ cách, Ngài vẫn hiền lành như con chiên, im lặng không mở miệng ra nói một lời tức tối.
Và khi hấp hối trên thập giá, thấy những thái độ vô ơn, nghe những lời phỉ báng thậm tệ, Chúa Giêsu vẫn cầu nguyện cho những ai đã xử tệ với Ngài.
575. Gương yêu người của thánh Stêphanô
Thầy Phó tế Stêphanô rao giảng Đạo Chúa và làm nhiều phép lạ.
Quân Do Thái tìm gặp ngài để tranh luận. Stêphanô trả lời một cách khôn ngoan và chắc chắn, nên quân nghịch phải thua. Quân nầy liền cáo gian và tìm cách bắt ngài để giết.
Stêphanô quỳ ở giữa các quân nghịch. Họ cởi áo ngài ra, giao cho Saolô – sau nầy là thánh Phaolô - giữ. Họ tàn nhẫn và không thương tiếc, ném những hòn đá to vào ngài để cho ngài chết bẹp.
Giữa cảnh dã man rùng rợn đó, Stêphanô nhìn lên trời, cầu nguyện:
- “Lạy Chúa, xin tha tội cho họ, xin đừng phạt họ!”
576. Người Công giáo không “công giáo” cho đủ.
Nói đến Đạo Công giáo, ai cũng nghĩ đến Đạo Bác ái vì danh từ Công giáo được mặc nhiên thừa nhận là danh từ Bác ái.
Như vậy, điều người Công giáo phải có nhiều nhất, là bác ái. Nhưng người Công giáo cũng phải khiêm nhượng thú nhận rằng điều họ thiếu nhiều nhất, lại là bác ái. Vì thế, một người nghịch Đạo Công giáo kia thẳng thắn nhận xét:
- “Điều tôi trách các ông, người Công giáo, không phải vì các ông là người Công giáo, nhưng vì các ông không công giáo cho đủ.”
Không công giáo cho đủ, nghĩa là không có bác ái cho đủ.
577. Tình cảm và hình ảnh gia đình quá tuyệt vời!
Lúc đó là khoảng thời gian tôi (Richard Carlson) thật sự gặp một vài khó khăn và con gái út của tôi, Kenna, đã cảm nhận được điều đó. Cháu vòng tay ôm chặt lấy tôi và nói rằng:
- “Bố ơi, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà!”
Lúc đó, cháu được bốn tuổi.
Gần hai năm sau đó, như thể tôi vẫn còn cảm nhận vòng tay và lời khích lệ của con bên tai.
Sau đó là khoảng thời gian con gái Jazzy và tôi cùng bị nhiễm bệnh cúm nặng.
Buổi tối, hai bố con cùng ngồi bên nhau, an ủi, khuến khích lẫn nhau mau chóng hết bệnh. Nhưng có một lúc, cháu bỗng nhìn tôi trìu mến, dịu dàng như chưa từng bao giờ như thế, và nói với tôi bằng giọng yếu ớt, nhẹ nhàng rằng:
- “Bố ơi! Con sẽ không bao giờ quên điều nầy. Con cám ơn bố đã ở bên cạnh con.”
Cháu sẽ không bao giờ quên kỷ niệm đó, và tôi cũng thế.
Một trận cúm tồi tệ nhất đời, nhưng lại vô cùng tuyệt diệu, để tôi có thể nghe những lời chia sẻ nầy. (Đừng Quá Lo Lắng Về Những Việc Nhỏ)
578. Trẻ sơ sinh đã biết bắt chước.
Trẻ sơ sinh biết bắt chước ư? Đương nhiên rồi!
Bắt chước là một trong những động cơ mang tính xã hội, mạnh nhất, là ở trẻ.
Trẻ học tập, trưởng thành, từ chính việc bắt chước đó.
Khả năng bắt chước ở trẻ bắt đầu từ thời kỳ mới sinh. Có thể bạn không tin, nhưng trẻ sơ sinh đã có khả năng bắt chước làm người ta kinh ngạc.
Theo báo cáo, một vị bác sĩ, sau khi nhìn thẳng vào mắt của một đứa trẻ sơ sinh mới ra đời được 8 tháng, đã từ từ lè lưỡi ra. Nửa tiếng trôi qua, đứ trẻ nầy cũng làm người ta ngạc nhiên bằng việc há miệng ra và lè lưỡi.
Một người mẹ, sau khi sinh nở, đã ngáp liên tiếp mấy lần. Đứa con, nhìn một lúc, cũng mở miệng ngáp y hệt mẹ nó. (Nghệ Thuật Giáo Dục Con Trẻ)
579. Thấy ai thành công, người bi quan tức tối, chứ không chịu xét mình lại.
Một nghiệp chủ nọ có một khu vườn lớn trồng nho tại một nơi đất tốt.Tuy vậy mỗi năm, ông thất mùa trong khi người láng giềng thâu hái kết quả tốt đẹp.
Ông bèn nuôi một lòng ghen ghét tàn ác chống với người láng giềng. Ông oán trách số phận ngược đãi ông.
Khỏi cần lý luận: sự thật, người láng giềng săn sóc cây cối cẩn thận, còn ông thì xao lãng, không chịu khó nhọc, lại còn tiết kiệm phân bón.
Ông không ngớt oán thán: “Mùa màn của y mỹ mãn hơn của tôi.” Thế rồi, sanh ra cừu hận, oán hờn dai dẳng.
Một ví dụ khác. Một sinh viên mỗi năm mỗi thi rớt trong khi bạn của anh học cùng lớp, cùng một trường Đại Học, thâu hoạch được kết quả. Thế là anh phát sanh ra lời oán thán và lòng cay đắng: “Y gặp tất cả những may mắn, còn mình gặp tất cả những xui xẻo.”
Người ta có giải thích cho sinh viên ấy rằng bạn cậu học hành có phương pháp và chuyên cần, còn cậu thì lười biếng. Lời giải thích chẳng có ích gì. Cậu vẫn ghen ghét bạn cậu.
Thành công do cố gắng: đó là một định luật phổ quát.
Kẻ bi quan nhìn nhận rằng định luật nầy phải sử dụng với người khác, còn anh thì bất bình không chịu tuân theo. (Sống Lạc Quan)
580. Chỉ biết chuyện ngày hôm nay!
Tôi (Dorothy Dix) từng chìm ngập trong cái nghèo đói và bệnh tật.
Khi có người hỏi tôi làm thế nào vượt qua được, tôi nói:
- “Tôi biết gạt bỏ chuyện ngày hôm qua. Tôi chỉ biết chuyện ngày hôm nay. Tôi cũng sẽ không cho phép mình nghĩ về chuyện của ngày mai.”…
Tôi không hề cảm thấy tội nghiệp cho cái ngày xa xưa đó. Tôi cũng không thấy gì là ganh tỵ với những kẻ lắm tiền nhiều của mà tôi từng chìa tay xin họ ban bố. Đã qua rồi! Chúng chỉ tồn tại! Tôi đã uống cạn chén đắng đó, cạn tới đáy rồi, nên không còn gì vương vấn. Chúng còn chăng, chỉ là những chiếc bong bóng nhỏ phập phồng trên miệng cốc….
Tôi học cách để sống mỗi ngày mà không phải lo nghĩ, sợ sệt những điều chưa đến. Chính mảng đen trong bức tranh cuộc sống ấy khiến ta trở nên hèn nhát. Tôi dẹp bỏ sự sợ hãi qua một bên bởi tôi biết rằng nếu thời gian mang nó đến, thì đồng thời, tôi cũng có thêm một nghị lực mới để chiến đấu với nó”. (Giảm Bớt Lo Âu)
LM Nguyễn Vinh Gioang
571. Cụ già 86 tuổi yêu Chúa, không chịu bỏ Chúa.
Đồ đệ của thánh Gioan tông đồ là thánh Pôlycarpô. Ngài làm giám mục thành Smyrna.
Người ta cáo Pôlycarpô theo tà đạo.
Pôlycarpô bị dẫn đến trước mặt quan án thành Rôma. Quan truyền bày những dụng cụ cực hình rùng rợn trước mặt Pôlycarpô. Xong, ông cười nham hiểm và dõng dạc nói:
- “Nầy ông lão, ông hãy lăng mạ Giêsu Kitô của ông đi!”
Thánh Pôlycarpô vẫn điễm tĩnh lạ lùng. Ngài ngẩng đầu tóc bạc phơ lên, nhìn thẳng vào mặt quan án và chậm rãi nói:
- “Chối Chúa Giêsu Kitô sao? Đã 86 năm nay, tôi phụng sự Ngài và Ngài đã không làm gì thiệt hại cho tôi. Tôi làm sao lăng mạ được Chúa là Vua và là Đấng Cứu Chuộc của tôi được?”
Sau những lời đầy cảm động nầy, người ta thấy đôi mắt của vị thánh tử đạo 86 tuổi lóng lánh những giọt lệ:
- “Ôi! Tôi làm sao chối bỏ Chúa tôi được vì Ngài là Đấng đã yêu tôi quá chừng!”
572. Các thánh không để ai yêu Chúa hơn mình.
Thánh Têrêxa Avila đầy lòng sốt mến Chúa trong lời nói cũng như trong hành động.
Vị nữ thánh nầy tuyên bố một câu quá dũng mãnh và cương quyết:
- “Ở trên thiên đàng, nếu có ai vinh hiển hơn tôi, thì tôi chịu được. Nhưng ở dưới trần gian nầy, nếu có ai yêu Chúa hơn tôi, thì tôi không chịu được.”
573. Chúa không đòi gì. Chúa chỉ đòi ta yêu Chúa.
Chúa không trông đợi gì ở linh hồn và cũng không bắt buộc linh hồn làm gì. Chúa chỉ trông đợi và bắt buộc linh hồn yêu mến Ngài mà thôi. Đó là điều Chúa tỏ ra cho nữ tu chơn phước Angèle de Foligno.
Khi biết được điều nầy, chị thánh sung sướng thốt lên:
- “Ôi, mênh mông thay những lời Chúa dạy! Chúa không đòi hỏi gì ở linh hồn. Ngài chỉ bắt buộc linh hồn yêu mến Ngài mà thôi.”
574. Chúa Giêsu để lại bức gương hoàn toàn về đức yêu người
Người thế gian không có bức gương nào về hoàn toàn về đức yêu người để bắt chước. Trái lại, người công giáo có bức gương hoàn toàn nào về đức yêu người để noi theo, đó là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống thế làm người, như lời Ngài phán rõ: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con.”
Khi giáng sinh, Chúa Giêsu tha thứ cho vua Hêrôđê đã dã tâm tìm cách giết Ngài.
Tất cả những ai đui mù, què quặt, câm điếc, bất toại, phung hủi, quỷ ám, hoang đàng, tội lỗi, đều đặt hết lòng tin tưởng vào Chúa Giêsu khi Ngài ra giảng Đạo, chạy đến xin Ngài nâng đỡ, ủi an.
Chúa Giêsu ân cần đón tiếp tất cả những ai đau khổ hồn xác, với một lòng yêu thương vô hạn: “Hỡi những ai lao khổ nhọc nhằn, hãy đên với Ta. Ta bổ sức lại cho.” Và để chứng minh lời nói của mình, Chúa Giêsu sẵn sàng làm đủ mọi phép lạ để nâng đỡ họ.
Chúa Giêsu không bao giờ nói những lời sâu độc chua cay làm mất lòng ai, trái lại, Ngài luôn bịt miệng, không muốn nghe những lời chua chát đó phát xuất ra từ một ai. Vì thế, Chúa Giêsu rất cực lòng khi thấy các tông đồ, vì thiếu lòng thương yêu nhau thật, nên thường sống cay cú, xoi bói nhau. Ngài luôn cầu xin Đức Chúa Cha ban ơn cho họ được hiệp nhất và yêu thương nhau.
Khi còn sống cũng như lúc sắp chết, Chúa Giêsu chỉ biết yêu thương và tha thứ.
Khi Giuđa đến ra hiệu để quân dữ bắt Chúa Giêsu, Ngài vẫn yêu thương tha thứ: ‘Bạn ơi, bạn đến đây làm chi?”
Khi quân dữ nhổ nước miếng vào mặt Chúa Giêsu, đội mão gai nhọn sắc trên đầu Ngài, đánh đập Ngài tàn nhẫn, nhạo báng Ngài đủ cách, Ngài vẫn hiền lành như con chiên, im lặng không mở miệng ra nói một lời tức tối.
Và khi hấp hối trên thập giá, thấy những thái độ vô ơn, nghe những lời phỉ báng thậm tệ, Chúa Giêsu vẫn cầu nguyện cho những ai đã xử tệ với Ngài.
575. Gương yêu người của thánh Stêphanô
Thầy Phó tế Stêphanô rao giảng Đạo Chúa và làm nhiều phép lạ.
Quân Do Thái tìm gặp ngài để tranh luận. Stêphanô trả lời một cách khôn ngoan và chắc chắn, nên quân nghịch phải thua. Quân nầy liền cáo gian và tìm cách bắt ngài để giết.
Stêphanô quỳ ở giữa các quân nghịch. Họ cởi áo ngài ra, giao cho Saolô – sau nầy là thánh Phaolô - giữ. Họ tàn nhẫn và không thương tiếc, ném những hòn đá to vào ngài để cho ngài chết bẹp.
Giữa cảnh dã man rùng rợn đó, Stêphanô nhìn lên trời, cầu nguyện:
- “Lạy Chúa, xin tha tội cho họ, xin đừng phạt họ!”
576. Người Công giáo không “công giáo” cho đủ.
Nói đến Đạo Công giáo, ai cũng nghĩ đến Đạo Bác ái vì danh từ Công giáo được mặc nhiên thừa nhận là danh từ Bác ái.
Như vậy, điều người Công giáo phải có nhiều nhất, là bác ái. Nhưng người Công giáo cũng phải khiêm nhượng thú nhận rằng điều họ thiếu nhiều nhất, lại là bác ái. Vì thế, một người nghịch Đạo Công giáo kia thẳng thắn nhận xét:
- “Điều tôi trách các ông, người Công giáo, không phải vì các ông là người Công giáo, nhưng vì các ông không công giáo cho đủ.”
Không công giáo cho đủ, nghĩa là không có bác ái cho đủ.
577. Tình cảm và hình ảnh gia đình quá tuyệt vời!
Lúc đó là khoảng thời gian tôi (Richard Carlson) thật sự gặp một vài khó khăn và con gái út của tôi, Kenna, đã cảm nhận được điều đó. Cháu vòng tay ôm chặt lấy tôi và nói rằng:
- “Bố ơi, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà!”
Lúc đó, cháu được bốn tuổi.
Gần hai năm sau đó, như thể tôi vẫn còn cảm nhận vòng tay và lời khích lệ của con bên tai.
Sau đó là khoảng thời gian con gái Jazzy và tôi cùng bị nhiễm bệnh cúm nặng.
Buổi tối, hai bố con cùng ngồi bên nhau, an ủi, khuến khích lẫn nhau mau chóng hết bệnh. Nhưng có một lúc, cháu bỗng nhìn tôi trìu mến, dịu dàng như chưa từng bao giờ như thế, và nói với tôi bằng giọng yếu ớt, nhẹ nhàng rằng:
- “Bố ơi! Con sẽ không bao giờ quên điều nầy. Con cám ơn bố đã ở bên cạnh con.”
Cháu sẽ không bao giờ quên kỷ niệm đó, và tôi cũng thế.
Một trận cúm tồi tệ nhất đời, nhưng lại vô cùng tuyệt diệu, để tôi có thể nghe những lời chia sẻ nầy. (Đừng Quá Lo Lắng Về Những Việc Nhỏ)
578. Trẻ sơ sinh đã biết bắt chước.
Trẻ sơ sinh biết bắt chước ư? Đương nhiên rồi!
Bắt chước là một trong những động cơ mang tính xã hội, mạnh nhất, là ở trẻ.
Trẻ học tập, trưởng thành, từ chính việc bắt chước đó.
Khả năng bắt chước ở trẻ bắt đầu từ thời kỳ mới sinh. Có thể bạn không tin, nhưng trẻ sơ sinh đã có khả năng bắt chước làm người ta kinh ngạc.
Theo báo cáo, một vị bác sĩ, sau khi nhìn thẳng vào mắt của một đứa trẻ sơ sinh mới ra đời được 8 tháng, đã từ từ lè lưỡi ra. Nửa tiếng trôi qua, đứ trẻ nầy cũng làm người ta ngạc nhiên bằng việc há miệng ra và lè lưỡi.
Một người mẹ, sau khi sinh nở, đã ngáp liên tiếp mấy lần. Đứa con, nhìn một lúc, cũng mở miệng ngáp y hệt mẹ nó. (Nghệ Thuật Giáo Dục Con Trẻ)
579. Thấy ai thành công, người bi quan tức tối, chứ không chịu xét mình lại.
Một nghiệp chủ nọ có một khu vườn lớn trồng nho tại một nơi đất tốt.Tuy vậy mỗi năm, ông thất mùa trong khi người láng giềng thâu hái kết quả tốt đẹp.
Ông bèn nuôi một lòng ghen ghét tàn ác chống với người láng giềng. Ông oán trách số phận ngược đãi ông.
Khỏi cần lý luận: sự thật, người láng giềng săn sóc cây cối cẩn thận, còn ông thì xao lãng, không chịu khó nhọc, lại còn tiết kiệm phân bón.
Ông không ngớt oán thán: “Mùa màn của y mỹ mãn hơn của tôi.” Thế rồi, sanh ra cừu hận, oán hờn dai dẳng.
Một ví dụ khác. Một sinh viên mỗi năm mỗi thi rớt trong khi bạn của anh học cùng lớp, cùng một trường Đại Học, thâu hoạch được kết quả. Thế là anh phát sanh ra lời oán thán và lòng cay đắng: “Y gặp tất cả những may mắn, còn mình gặp tất cả những xui xẻo.”
Người ta có giải thích cho sinh viên ấy rằng bạn cậu học hành có phương pháp và chuyên cần, còn cậu thì lười biếng. Lời giải thích chẳng có ích gì. Cậu vẫn ghen ghét bạn cậu.
Thành công do cố gắng: đó là một định luật phổ quát.
Kẻ bi quan nhìn nhận rằng định luật nầy phải sử dụng với người khác, còn anh thì bất bình không chịu tuân theo. (Sống Lạc Quan)
580. Chỉ biết chuyện ngày hôm nay!
Tôi (Dorothy Dix) từng chìm ngập trong cái nghèo đói và bệnh tật.
Khi có người hỏi tôi làm thế nào vượt qua được, tôi nói:
- “Tôi biết gạt bỏ chuyện ngày hôm qua. Tôi chỉ biết chuyện ngày hôm nay. Tôi cũng sẽ không cho phép mình nghĩ về chuyện của ngày mai.”…
Tôi không hề cảm thấy tội nghiệp cho cái ngày xa xưa đó. Tôi cũng không thấy gì là ganh tỵ với những kẻ lắm tiền nhiều của mà tôi từng chìa tay xin họ ban bố. Đã qua rồi! Chúng chỉ tồn tại! Tôi đã uống cạn chén đắng đó, cạn tới đáy rồi, nên không còn gì vương vấn. Chúng còn chăng, chỉ là những chiếc bong bóng nhỏ phập phồng trên miệng cốc….
Tôi học cách để sống mỗi ngày mà không phải lo nghĩ, sợ sệt những điều chưa đến. Chính mảng đen trong bức tranh cuộc sống ấy khiến ta trở nên hèn nhát. Tôi dẹp bỏ sự sợ hãi qua một bên bởi tôi biết rằng nếu thời gian mang nó đến, thì đồng thời, tôi cũng có thêm một nghị lực mới để chiến đấu với nó”. (Giảm Bớt Lo Âu)
LM Nguyễn Vinh Gioang