Dan Lee
10-24-2008, 09:29 PM
Sứ điệp Thượng Hội Đồng Giám Mục gửi Cộng Đồng Dân Chúa
http://www.vietcatholic.net/Pics/2410200881024pope.jpg
VATICAN - Hôm 24-10-2008, các nghị phụ Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 đã thông qua sứ điệp gửi Cộng đồng dân Chúa, mời gọi các tín hữu đến gần Bàn Tiệc Lời Chúa để được nuôi dưỡng bằng những Lời từ miệng Chúa phát ra (Mt 4,4).
Sứ điệp đã được thông qua trong phiên họp toàn thể thứ 21 dưới quyền chủ tọa theo lượt của ĐHY William Levada, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, với sự hiện diện của 243 nghị phụ. Ngoài phần nhập đề và kết luận, Sứ điệp dài 10 trang được chia thành 4 phần với 15 đoạn, lần lượt đề cập đến: Tiếng nói của Lời Chúa, tức là mạc khải (I), khuôn mặt của Lời Chúa là Đức Giêsu Kitô (II); Nhà của Lời Chúa là Giáo Hội (III); và sau cùng là Những nẻo đường của Lời Chúa: sứ mạng truyền giáo (IV).
Các nghị phụ nhấn mạnh sự kiện Lời Chúa có trước và vượt ra ngoài Kinh Thánh, vì thế, đức tin của chúng ta không có trọng tâm là cuốn sách Kinh Thánh mà thôi, nhưng là lịch sử cứu độ và một nhân vật là Đức Giêsu Kitô, Lời Thiên CHúa nhập thể làm người và là lịch sử. Vì thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, Đấng dẫn đến chân lý toàn vẹn (Gioan 16,13).
Cũng trong sứ điệp, các nghị phụ nêu bật sự kiện Kinh Thánh được diễn tả trong những ngôn ngữ đặc thù, qua những hình thức văn chương và lịch sử, trong những ý niệm gắn liền với một nền văn hóa cổ xưa.. Vì thế, cần có sự phân tích lịch sử và văn chương, được thực hiện qua nhiều phương pháp và lối đề cập vấn đề khác nhau mà khoa chú giải Kinh Thánh cung cấp. Mỗi độc giả Kinh Thánh, dù là người đơn sơ nhất, đều phải có kiến thức tương ứng về Sách Thánh, và cần nhớ rằng Lời Chúa mang hình thức những lời cụ thể, được giải thích và thích ứng để có thể được nhân loại nghe và hiểu. Nếu không để ý tới điều đó, người ta có thể rơi vào thái độ chỉ hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen (fondamentalisme), thái độ này trong thực tế chối bỏ sự nhập thể của Lời Chúa trong lịch sự và không nhìn nhận rằng Lời được diễn tả trong Kinh Thánh theo ngôn ngữ loài người, và phải được giải ngữ (decifrato), nghiên cứu và hiểu”.
Trong ý hướng đó, Sứ điệp Thượng HĐGM thế giới nhấn mạnh sự cần thiết của ”Truyền thống sinh động của toàn thể Giáo Hội” (DV 12) và sự cần thiết của đức tin để hiểu Kinh Thánh một cách thống nhất và trọn vẹn.
Trong phần III nói về Giáo Hội như Căn nhà của Lời Chúa, các nghị phụ Thượng HĐGM trình bày 4 cột trụ lý tưởng nâng đỡ tòa nhà Giáo Hội, đó là giáo huấn của các tông đồ, sự hiệp thông trong việc Bẻ Bánh, kinh nguyện và sự hiệp thông huynh đệ.
Qua các cột trụ này, các nghị phụ nói về tầm quan trọng của việc giảng thuyết trong thánh lễ và thái độ của các vị giảng thuyết trong việc soạn thảo và trình bày bài giảng; tầm quan trọng của phụng vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ, giá trị của việc cầu nguyện, đặc biệt là phụng vụ các giờ kinh, việc đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh, quen gọi là lectio divina; sau cùng sự hiệp thông huynh đệ như kết quả của việc lắng nghe và sống Lời Chúa một cách đích thực: Đời sống của những người tốt lành là một bài đọc sinh động về Lời Chúa.
Sau cùng, trong phần nói về sứ mạng truyền giáo, Sứ điệp của các nghị phụ gửi cộng đồng dân Chúa nhắc đến lời Chúa Kitô Phục Sinh dạy các môn đệ hãy ra đi rao giảng cho muôn dân. Các vị đặc biệt cổ võ việc dùng tất cả các phương tiện truyền thông tân kỳ ngoài các phương tiện cổ điển, để rao giảng Lời Chúa.
Sứ điệp cũng nhắc đến vai trò của gia đình và cổ võ việc sở hữu cũng như đọc Kinh Thánh trong gia đình; các nghị phụ liên đới với những người đau khổ và nghèo túng; đề cao tầm quan trọng của liên hệ với dân tộc Do thái, đối thoại đại kết và liên tôn, giá trị của văn hóa nghệ thuật để diễn tả Kinh Thánh.
Các nghị phụ nhắn nhủ rằng: ”Anh chị em thân mến, hãy giữ Kinh Thánh tại gia, hãy đọc, đào sâu và hiểu trọn vẹn các trang Kinh Thánh, hãy biến các trang này thành kinh nguyện và chứng tá cuộc sống, hãy lắng nghe Kinh Thánh với lòng tin yêu trong phụng vụ. Hãy kiến tạo sự thinh lẳng để lắng nghe Lời Chúa hữu hiệu và hãy giữ thinh lặng sau khi lắng nghe, để Lời Chúa tiếp tục ở lại, sống và nói với anh chị em. Hãy làm cho Lời Chúa vang dội vào đầu mỗi ngày của anh chị em, để THiên Chúa có lời đầu tiên và hãy để cho Lời Chúa vang âm trong anh chị em vào buổi tối để Lời Chúa là lời nói cuối cùng.”
”Chúng tôi phó thác anh chị em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Ngài” (TĐCV 20,32). Với cùng câu nói của Thánh Phaolô trong diễn văn từ biệt các vị thủ lãnh Giáo đoàn Ephêsô, các nghị phụ chúng tôi cũng phó thác các tín hữu thuộc các cộng đồng rải tác trên mặt đất cho Lời Chúa, Lời này cũng là lời phán xét, nhưng nhất là lời ân sủng, sắc như gươm nhưng cũng dịu ngọt như mật ong. Lời Chúa mạnh mẽ và vinh hiển, hướng dẫn chúng ta trên những nẻo đường lịch sử qua tay của Chúa Giêsu Đấng mà anh chị em cũng như chúng tôi đều yêu mến bằng một tình yêu vững bền không hư nát” (Eph 6,24)
Chiều 24-10-2008, các nghị phụ đã nhóm phiên họp toàn thể thứ 22 để nghe trình bày về danh sách 53 đề nghị đã được tu chính.
Trong phiên nhóm thứ 23 sáng thứ bẩy 25-10-2008, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu chung kết thông qua các đề nghị để sau đó đệ lên ĐTC.
Tiếp đến, các nghị phụ và các tham dự viên khác sẽ dùng bữa trưa với ĐTC. Ban chiều Thượng HĐGM tái nhóm để nghe kết quả cuộc bỏ phiếu về các đề nghị. Công nghị GM thế giới kỳ thứ 12 sẽ bế mạc với thánh lễ trọng thể do ĐTC chủ sự lúc 10 giờ sáng chúa nhật 26-10-2008 tại Đền thờ Thánh Phêrô”. (SD 24-10-2008)
LM Trần Đức Anh, OP
http://www.vietcatholic.net/Pics/2410200881024pope.jpg
VATICAN - Hôm 24-10-2008, các nghị phụ Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 đã thông qua sứ điệp gửi Cộng đồng dân Chúa, mời gọi các tín hữu đến gần Bàn Tiệc Lời Chúa để được nuôi dưỡng bằng những Lời từ miệng Chúa phát ra (Mt 4,4).
Sứ điệp đã được thông qua trong phiên họp toàn thể thứ 21 dưới quyền chủ tọa theo lượt của ĐHY William Levada, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, với sự hiện diện của 243 nghị phụ. Ngoài phần nhập đề và kết luận, Sứ điệp dài 10 trang được chia thành 4 phần với 15 đoạn, lần lượt đề cập đến: Tiếng nói của Lời Chúa, tức là mạc khải (I), khuôn mặt của Lời Chúa là Đức Giêsu Kitô (II); Nhà của Lời Chúa là Giáo Hội (III); và sau cùng là Những nẻo đường của Lời Chúa: sứ mạng truyền giáo (IV).
Các nghị phụ nhấn mạnh sự kiện Lời Chúa có trước và vượt ra ngoài Kinh Thánh, vì thế, đức tin của chúng ta không có trọng tâm là cuốn sách Kinh Thánh mà thôi, nhưng là lịch sử cứu độ và một nhân vật là Đức Giêsu Kitô, Lời Thiên CHúa nhập thể làm người và là lịch sử. Vì thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, Đấng dẫn đến chân lý toàn vẹn (Gioan 16,13).
Cũng trong sứ điệp, các nghị phụ nêu bật sự kiện Kinh Thánh được diễn tả trong những ngôn ngữ đặc thù, qua những hình thức văn chương và lịch sử, trong những ý niệm gắn liền với một nền văn hóa cổ xưa.. Vì thế, cần có sự phân tích lịch sử và văn chương, được thực hiện qua nhiều phương pháp và lối đề cập vấn đề khác nhau mà khoa chú giải Kinh Thánh cung cấp. Mỗi độc giả Kinh Thánh, dù là người đơn sơ nhất, đều phải có kiến thức tương ứng về Sách Thánh, và cần nhớ rằng Lời Chúa mang hình thức những lời cụ thể, được giải thích và thích ứng để có thể được nhân loại nghe và hiểu. Nếu không để ý tới điều đó, người ta có thể rơi vào thái độ chỉ hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen (fondamentalisme), thái độ này trong thực tế chối bỏ sự nhập thể của Lời Chúa trong lịch sự và không nhìn nhận rằng Lời được diễn tả trong Kinh Thánh theo ngôn ngữ loài người, và phải được giải ngữ (decifrato), nghiên cứu và hiểu”.
Trong ý hướng đó, Sứ điệp Thượng HĐGM thế giới nhấn mạnh sự cần thiết của ”Truyền thống sinh động của toàn thể Giáo Hội” (DV 12) và sự cần thiết của đức tin để hiểu Kinh Thánh một cách thống nhất và trọn vẹn.
Trong phần III nói về Giáo Hội như Căn nhà của Lời Chúa, các nghị phụ Thượng HĐGM trình bày 4 cột trụ lý tưởng nâng đỡ tòa nhà Giáo Hội, đó là giáo huấn của các tông đồ, sự hiệp thông trong việc Bẻ Bánh, kinh nguyện và sự hiệp thông huynh đệ.
Qua các cột trụ này, các nghị phụ nói về tầm quan trọng của việc giảng thuyết trong thánh lễ và thái độ của các vị giảng thuyết trong việc soạn thảo và trình bày bài giảng; tầm quan trọng của phụng vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ, giá trị của việc cầu nguyện, đặc biệt là phụng vụ các giờ kinh, việc đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh, quen gọi là lectio divina; sau cùng sự hiệp thông huynh đệ như kết quả của việc lắng nghe và sống Lời Chúa một cách đích thực: Đời sống của những người tốt lành là một bài đọc sinh động về Lời Chúa.
Sau cùng, trong phần nói về sứ mạng truyền giáo, Sứ điệp của các nghị phụ gửi cộng đồng dân Chúa nhắc đến lời Chúa Kitô Phục Sinh dạy các môn đệ hãy ra đi rao giảng cho muôn dân. Các vị đặc biệt cổ võ việc dùng tất cả các phương tiện truyền thông tân kỳ ngoài các phương tiện cổ điển, để rao giảng Lời Chúa.
Sứ điệp cũng nhắc đến vai trò của gia đình và cổ võ việc sở hữu cũng như đọc Kinh Thánh trong gia đình; các nghị phụ liên đới với những người đau khổ và nghèo túng; đề cao tầm quan trọng của liên hệ với dân tộc Do thái, đối thoại đại kết và liên tôn, giá trị của văn hóa nghệ thuật để diễn tả Kinh Thánh.
Các nghị phụ nhắn nhủ rằng: ”Anh chị em thân mến, hãy giữ Kinh Thánh tại gia, hãy đọc, đào sâu và hiểu trọn vẹn các trang Kinh Thánh, hãy biến các trang này thành kinh nguyện và chứng tá cuộc sống, hãy lắng nghe Kinh Thánh với lòng tin yêu trong phụng vụ. Hãy kiến tạo sự thinh lẳng để lắng nghe Lời Chúa hữu hiệu và hãy giữ thinh lặng sau khi lắng nghe, để Lời Chúa tiếp tục ở lại, sống và nói với anh chị em. Hãy làm cho Lời Chúa vang dội vào đầu mỗi ngày của anh chị em, để THiên Chúa có lời đầu tiên và hãy để cho Lời Chúa vang âm trong anh chị em vào buổi tối để Lời Chúa là lời nói cuối cùng.”
”Chúng tôi phó thác anh chị em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Ngài” (TĐCV 20,32). Với cùng câu nói của Thánh Phaolô trong diễn văn từ biệt các vị thủ lãnh Giáo đoàn Ephêsô, các nghị phụ chúng tôi cũng phó thác các tín hữu thuộc các cộng đồng rải tác trên mặt đất cho Lời Chúa, Lời này cũng là lời phán xét, nhưng nhất là lời ân sủng, sắc như gươm nhưng cũng dịu ngọt như mật ong. Lời Chúa mạnh mẽ và vinh hiển, hướng dẫn chúng ta trên những nẻo đường lịch sử qua tay của Chúa Giêsu Đấng mà anh chị em cũng như chúng tôi đều yêu mến bằng một tình yêu vững bền không hư nát” (Eph 6,24)
Chiều 24-10-2008, các nghị phụ đã nhóm phiên họp toàn thể thứ 22 để nghe trình bày về danh sách 53 đề nghị đã được tu chính.
Trong phiên nhóm thứ 23 sáng thứ bẩy 25-10-2008, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu chung kết thông qua các đề nghị để sau đó đệ lên ĐTC.
Tiếp đến, các nghị phụ và các tham dự viên khác sẽ dùng bữa trưa với ĐTC. Ban chiều Thượng HĐGM tái nhóm để nghe kết quả cuộc bỏ phiếu về các đề nghị. Công nghị GM thế giới kỳ thứ 12 sẽ bế mạc với thánh lễ trọng thể do ĐTC chủ sự lúc 10 giờ sáng chúa nhật 26-10-2008 tại Đền thờ Thánh Phêrô”. (SD 24-10-2008)
LM Trần Đức Anh, OP