Dan Lee
10-25-2008, 07:38 PM
CHÚA NHẬT ___ TN A (08)
“Hãy vui lòng dạy con tình yêu”
Dẫn nhập đầu lễ : Kính thưa cộng đoàn,
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay lại gióng lên một lời kêu gọi xem ra rất cũ, rất thường nhưng lại rất cơ bản để diển tả niềm tin Kitô giáo, để hiện thực Tin Mừng của Chúa Giêsu đó là: thực thi giới răn “Mến Chúa-Yêu người”.
Để thực hành đến nơi đến chốn giới răn yêu thương, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần “đổ tràn tình yêu vào tâm hồn chúng ta” (Rm 5, 5), và xin Thánh Thể Chúa hôm nay biến đổi “trái tim chai đá của chúng ta” nên giống “trái tim hiền lành và khiêm nhượng” của chính Chúa Giêsu, Đấng đã đến vì tình yêu, đã giảng rao tình yêu và đã chết vì tình yêu.
Giờ đây, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi, nhất là những tội phạm đến đức yêu thương, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa
Có một câu Kinh Thánh trong sách Đệ nhị Luật mà người Do Thái sùng đạo nào cũng thuộc nằm lòng vì họ đọc mỗi ngày như một lời kinh: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn người” (Đnl 6,5). Và dĩ nhiên, đối với tâm thức tín ngưỡng của họ: nội dung cốt lõi của việc thể hiện niềm tin chính là quy chiếu và thực hiện giới răn nầy: mến Chúa.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên người ta có thể mặc kệ những người phung cùi chết đau thương ngoài hoang mạc vì đụng tới họ sẽ bị nhiễm uế và mất đi sự tinh trong thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự”, nên người ta khinh khi và cách ly những tên thu thuế (như Matthêu, Giakêu…) mà dưới mắt của những người đạo đức chỉ là những tên vô lại và tội lỗi mà nếu tiếp cận sẽ kéo theo tội lỗi xúc phạm đến Chúa.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự”, nên người ta sẵn sàng rình bắt cho được một phụ nữ yếu đuối lỡ làng phạm tội ngoại tình và sẵn sàng ném đá cho chết đáng đời.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên làm gì có chuyện một ngôn sứ lại giao du với phường tội lỗi lại để cả những cô gái điếm đụng chạm đến mình.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên không thể chấp nhận một anh chàng thợ mộc quê mùa Na-da-rét dám lộng ngôn tự xưng mình là Con Thiên Chúa.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên phải tức tốc khử trừ một “Giêsu dám ngang nhiên thách đố: “cứ phá đến thờ nầy đi, 3 ngày sau ta sẽ xây dựng lại”.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên họ không còn nhớ gì những lời dạy yêu thương của Môsê trong sách Xuất hành mà chúng ta vừa ghe đọc lại trong BĐ 1: “Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn. Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân; nó lấy gì mà ngủ ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ”…
Và như Tin Mừng hôm nay vừa kể, để “trắc nghiệm” bài giáo lý và lập trường đức tin cơ bản nầy, họ đợi chờ Chúa Giêsu bày tỏ thái độ có “mến Chúa trên hết mọi sự” như họ không nên họ đã dàn dựng một màn phỏng vấn: “Thưa Thầy trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?”.
Thật là may mắn ! Như một người đạo đức bình thường trong truyền thống đức tin của cha ông, Đức Kitô đã trả lời đúng phóc: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn người”.
Nhưng hơn thế nữa, Ngài đã móc lại một điều được ghi trong một sách Kinh Thánh khác, sách Lêvi, mà có lẽ, những ông biệt phái, những thầy ký lục ít khi đọc đến hoặc xem thường: “Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Lv 19,18).
Nhưng có lẽ câu phán quyết xanh rờn sau đó đã làm họ ngỡ ngàng và chưng hửng: “Tất cả luật Môsê và sách các ngôn sứ tùy thuộc vào hai đều răn ấy”.
Như vậy đã quá rõ ràng, với lập trường sống đạo và quan niệm đức tin cả Chúa Giêsu, trong giới răn “mến Chúa trên hết mọi sự” phải bao hàm “yêu thương anh em như chính mình”.
Và phải chăng để thuyết minh cho chân lý nền tảng nầy mà Ngài đã:
- Chen chân giữa đám dân đen để cùng họ lội xuống dòng sông Giođan cho ông Gioan làm phép rửa.
- Tiếp cận với những người cùi hũi đáng thương để đem họ trở về cuộc sống bình thường.
- Kêu gọi Lêvi, người thu thuế trở lại làm Tông đồ Matthêu
- Thăm viếng nhà tay trưởng ty thuế vụ Giakêu để hoán cải ông nên người hoàn thiện.
- Đón nhận những giọt nước mắt thống hối của người đàn bà tội lỗi Maria Mađalêna để chị hoàn lương làm lại cuộc đời mới.
- Đã tỏ thái độ cảm thông và kính trọng người phụ nữ ngoại tình để cuối cùng trao ban một phán quyết đầy nhân ái yêu thương: “Phần Ta, Ta cũng không kết án chị đâu”.
- Sẵn sàng quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh để dạy họ bài học cụ thể yêu thương phục vụ
- Và sau cùng sẵn sàng chịu chết giữa hai tên trộm cướp để hoàn thành lời chứng cuối cùng: chết vì yêu thương anh em chính là của lễ đẹp nhất để tôn vinh và yêu mến Thiên Chúa…
Và kể từ độ ấy, trong “cuộc hành trình đức tin” của Dân Chúa, đã có biết bao nhiêu chứng từ và chứng tá tuyệt vời của cuộc sống “mến Chúa – yêu người” theo cung cách Giêsu mà Hội Thánh đã trân trọng tuyên dương là những bậc thánh nhân để muôn người chiêm ngưỡng và cất bước noi theo.
- Một Maria Goretti, mới 14 tuổi đầu, bị đâm mười mấy nhát dao để bảo toàn trinh khiết, trong cơn hấp hối đã thều thào những lời yêu thương: “Con đã tha thứ cho anh ấy”.
- Thánh nữ Têrêsa hai Đồng Giêsu, đã hiên ngang phát biểu: “Ở giữa lòng Hội Thánh em sẽ là tình yêu”.
- Trong khi Thánh Augustinô, một chàng trai phóng túng lạc đạo, khi trở lại hoàn lương đã tuyên rao rằng “hãy yêu đi rồi làm gì thì làm”.
- Mẹ Têrêsa thành Calcutta, người lãnh giải Nobel Hòa bình năm 1978, dành cả một đời để yêu thương phục vụ những người cùng khốn cùng với những giờ thinh lặng nguyện cầu sốt sắng trước Thánh Nhan Cha…
Phải chăng Giáo Hội và thế giới đang rất cần những con người như thế, những con người diễn tả đức tin bằng hai thanh dọc và ngang của cây Thánh giá: Dọc để hướng lên trời mà “Mến Chúa” và ngang để dang rộng vòng tay “yêu người”. Bởi vì chỉ có những con người sống trọn vẹn niềm tin với hai chiều kích cơ bản đó mới đem lại một thế giới an bình và hạnh phúc, một thế giới thấm tình huynh đệ đại đồng đối xử với nhau như anh em trong đại gia đình con cái Thiên Chúa.
Chúng ta cũng đừng quên: đã có một thời người ta hô hào “giết chết Thượng Đế để con người lên ngôi” và kết quả hàng trăm triệu người đã bị tàn sát trong thế chiến thứ II vì cái triết thuyết “Siêu Nhân” hoang tưởng đó. Đã có một thời, và vẫn còn hiện hữu, một ý thức hệ vô thần, đó là chủ nghĩa Cọng sản Mác-Lê, tuyên truyền sẽ xây dựng một thế giới đại đồng, một thiên đường hạ giới bằng cách loại trừ Thiên Chúa, tín ngưỡng, tôn giáo khỏi cuộc sống con người và kết quả bao nhiêu “bức tường ô nhục đã mọc lên” để che chắn cho những địa ngục trần gian mà trong đó con người bị đối xử như bầy đàn súc vật để sau cùng sẽ dẫn tới những “cánh đồng chết” dầy sọ trắng xương khô…
Quả thật, khi con người “chặt đứt thanh dọc” hướng về Thiên Chúa thì đồng thời cũng làm “gãy đổ thanh ngang” trong quan hệ với tha nhân. Láo khoét và tai hại biết bao những con người, những triết lý, những chủ nghĩa, những ý thức hệ cực đoan rao bán những tư tưởng què quặt, dối trá như “chỉ có Thượng Đế” hay “con người là tất cả”; vì những “sản phẩm bệnh hoạn đó” chỉ có tác dụng giam hảm con người trong mê lầm tuyệt lộ hay khích dụ con người cuồng tín lao mình vào những cuộc khủng bố tởm kinh.
Vì thế, chúng ta có thể nói được rằng: Mến Chúa-Yêu người: không phải luật dành riêng cho Do Thái giáo, Kitô giáo mà là cho toàn thể nhân loại. Đó là con đường, là phương thế đã, đang và sẽ mãi mãi cần cho sự tồn tại và phát triển của thế giới.
Tuy nhiên, Đức Ái là một “nhân đức đối thần”. Không dễ gì tự sức chúng ta có thể “mến Chúa-yêu người’ cách ngon ơ như “thò tay lấy đồ trong túi”, mà phải từng phút giây tha thiêt nguyện cầu để Chúa Thánh Thần “đổ tràn tình yêu vào tâm hồn chúng ta”.
Chính trong tâm tình đó, chúng ta hãy cùng với Mẹ Á Thánh Têrêsa Calcutta nguyện cầu cùng Chúa Giêsu, là Thiên Chúa tình yêu Đấng đã dạy cho chúng ta con đường “mến Chúa-yêu người”:
Chúa Giê-su rất yêu mến của con
Chúa đã sinh ra với tình yêu
Chúa đã phục vụ bằng tình yêu
Và bước đi, với tình yêu
Chúa đã được tôn kính, với tình yêu
Chúa đã đau khổ và chết trong tình yêu
Và đã ra khỏi mồ với tình yêu
Con cảm tạ Chúa vì tình yêu Chúa đã cho con
Và tình yêu mà Chúa đem đến cho thế giới
Con xin Chúa hôm nay cũng như mỗi ngày,
Hãy vui lòng dạy con Tình yêu
Để con cũng vây, con biết yêu.
Amen.
(Cầu nguyện với Mẹ Têrêxa, trang 23).
LM. Giuse Trương Đình Hiền
“Hãy vui lòng dạy con tình yêu”
Dẫn nhập đầu lễ : Kính thưa cộng đoàn,
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay lại gióng lên một lời kêu gọi xem ra rất cũ, rất thường nhưng lại rất cơ bản để diển tả niềm tin Kitô giáo, để hiện thực Tin Mừng của Chúa Giêsu đó là: thực thi giới răn “Mến Chúa-Yêu người”.
Để thực hành đến nơi đến chốn giới răn yêu thương, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần “đổ tràn tình yêu vào tâm hồn chúng ta” (Rm 5, 5), và xin Thánh Thể Chúa hôm nay biến đổi “trái tim chai đá của chúng ta” nên giống “trái tim hiền lành và khiêm nhượng” của chính Chúa Giêsu, Đấng đã đến vì tình yêu, đã giảng rao tình yêu và đã chết vì tình yêu.
Giờ đây, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi, nhất là những tội phạm đến đức yêu thương, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa
Có một câu Kinh Thánh trong sách Đệ nhị Luật mà người Do Thái sùng đạo nào cũng thuộc nằm lòng vì họ đọc mỗi ngày như một lời kinh: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn người” (Đnl 6,5). Và dĩ nhiên, đối với tâm thức tín ngưỡng của họ: nội dung cốt lõi của việc thể hiện niềm tin chính là quy chiếu và thực hiện giới răn nầy: mến Chúa.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên người ta có thể mặc kệ những người phung cùi chết đau thương ngoài hoang mạc vì đụng tới họ sẽ bị nhiễm uế và mất đi sự tinh trong thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự”, nên người ta khinh khi và cách ly những tên thu thuế (như Matthêu, Giakêu…) mà dưới mắt của những người đạo đức chỉ là những tên vô lại và tội lỗi mà nếu tiếp cận sẽ kéo theo tội lỗi xúc phạm đến Chúa.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự”, nên người ta sẵn sàng rình bắt cho được một phụ nữ yếu đuối lỡ làng phạm tội ngoại tình và sẵn sàng ném đá cho chết đáng đời.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên làm gì có chuyện một ngôn sứ lại giao du với phường tội lỗi lại để cả những cô gái điếm đụng chạm đến mình.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên không thể chấp nhận một anh chàng thợ mộc quê mùa Na-da-rét dám lộng ngôn tự xưng mình là Con Thiên Chúa.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên phải tức tốc khử trừ một “Giêsu dám ngang nhiên thách đố: “cứ phá đến thờ nầy đi, 3 ngày sau ta sẽ xây dựng lại”.
Vì “mến Chúa trên hết mọi sự” nên họ không còn nhớ gì những lời dạy yêu thương của Môsê trong sách Xuất hành mà chúng ta vừa ghe đọc lại trong BĐ 1: “Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn. Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân; nó lấy gì mà ngủ ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ”…
Và như Tin Mừng hôm nay vừa kể, để “trắc nghiệm” bài giáo lý và lập trường đức tin cơ bản nầy, họ đợi chờ Chúa Giêsu bày tỏ thái độ có “mến Chúa trên hết mọi sự” như họ không nên họ đã dàn dựng một màn phỏng vấn: “Thưa Thầy trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?”.
Thật là may mắn ! Như một người đạo đức bình thường trong truyền thống đức tin của cha ông, Đức Kitô đã trả lời đúng phóc: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn người”.
Nhưng hơn thế nữa, Ngài đã móc lại một điều được ghi trong một sách Kinh Thánh khác, sách Lêvi, mà có lẽ, những ông biệt phái, những thầy ký lục ít khi đọc đến hoặc xem thường: “Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Lv 19,18).
Nhưng có lẽ câu phán quyết xanh rờn sau đó đã làm họ ngỡ ngàng và chưng hửng: “Tất cả luật Môsê và sách các ngôn sứ tùy thuộc vào hai đều răn ấy”.
Như vậy đã quá rõ ràng, với lập trường sống đạo và quan niệm đức tin cả Chúa Giêsu, trong giới răn “mến Chúa trên hết mọi sự” phải bao hàm “yêu thương anh em như chính mình”.
Và phải chăng để thuyết minh cho chân lý nền tảng nầy mà Ngài đã:
- Chen chân giữa đám dân đen để cùng họ lội xuống dòng sông Giođan cho ông Gioan làm phép rửa.
- Tiếp cận với những người cùi hũi đáng thương để đem họ trở về cuộc sống bình thường.
- Kêu gọi Lêvi, người thu thuế trở lại làm Tông đồ Matthêu
- Thăm viếng nhà tay trưởng ty thuế vụ Giakêu để hoán cải ông nên người hoàn thiện.
- Đón nhận những giọt nước mắt thống hối của người đàn bà tội lỗi Maria Mađalêna để chị hoàn lương làm lại cuộc đời mới.
- Đã tỏ thái độ cảm thông và kính trọng người phụ nữ ngoại tình để cuối cùng trao ban một phán quyết đầy nhân ái yêu thương: “Phần Ta, Ta cũng không kết án chị đâu”.
- Sẵn sàng quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh để dạy họ bài học cụ thể yêu thương phục vụ
- Và sau cùng sẵn sàng chịu chết giữa hai tên trộm cướp để hoàn thành lời chứng cuối cùng: chết vì yêu thương anh em chính là của lễ đẹp nhất để tôn vinh và yêu mến Thiên Chúa…
Và kể từ độ ấy, trong “cuộc hành trình đức tin” của Dân Chúa, đã có biết bao nhiêu chứng từ và chứng tá tuyệt vời của cuộc sống “mến Chúa – yêu người” theo cung cách Giêsu mà Hội Thánh đã trân trọng tuyên dương là những bậc thánh nhân để muôn người chiêm ngưỡng và cất bước noi theo.
- Một Maria Goretti, mới 14 tuổi đầu, bị đâm mười mấy nhát dao để bảo toàn trinh khiết, trong cơn hấp hối đã thều thào những lời yêu thương: “Con đã tha thứ cho anh ấy”.
- Thánh nữ Têrêsa hai Đồng Giêsu, đã hiên ngang phát biểu: “Ở giữa lòng Hội Thánh em sẽ là tình yêu”.
- Trong khi Thánh Augustinô, một chàng trai phóng túng lạc đạo, khi trở lại hoàn lương đã tuyên rao rằng “hãy yêu đi rồi làm gì thì làm”.
- Mẹ Têrêsa thành Calcutta, người lãnh giải Nobel Hòa bình năm 1978, dành cả một đời để yêu thương phục vụ những người cùng khốn cùng với những giờ thinh lặng nguyện cầu sốt sắng trước Thánh Nhan Cha…
Phải chăng Giáo Hội và thế giới đang rất cần những con người như thế, những con người diễn tả đức tin bằng hai thanh dọc và ngang của cây Thánh giá: Dọc để hướng lên trời mà “Mến Chúa” và ngang để dang rộng vòng tay “yêu người”. Bởi vì chỉ có những con người sống trọn vẹn niềm tin với hai chiều kích cơ bản đó mới đem lại một thế giới an bình và hạnh phúc, một thế giới thấm tình huynh đệ đại đồng đối xử với nhau như anh em trong đại gia đình con cái Thiên Chúa.
Chúng ta cũng đừng quên: đã có một thời người ta hô hào “giết chết Thượng Đế để con người lên ngôi” và kết quả hàng trăm triệu người đã bị tàn sát trong thế chiến thứ II vì cái triết thuyết “Siêu Nhân” hoang tưởng đó. Đã có một thời, và vẫn còn hiện hữu, một ý thức hệ vô thần, đó là chủ nghĩa Cọng sản Mác-Lê, tuyên truyền sẽ xây dựng một thế giới đại đồng, một thiên đường hạ giới bằng cách loại trừ Thiên Chúa, tín ngưỡng, tôn giáo khỏi cuộc sống con người và kết quả bao nhiêu “bức tường ô nhục đã mọc lên” để che chắn cho những địa ngục trần gian mà trong đó con người bị đối xử như bầy đàn súc vật để sau cùng sẽ dẫn tới những “cánh đồng chết” dầy sọ trắng xương khô…
Quả thật, khi con người “chặt đứt thanh dọc” hướng về Thiên Chúa thì đồng thời cũng làm “gãy đổ thanh ngang” trong quan hệ với tha nhân. Láo khoét và tai hại biết bao những con người, những triết lý, những chủ nghĩa, những ý thức hệ cực đoan rao bán những tư tưởng què quặt, dối trá như “chỉ có Thượng Đế” hay “con người là tất cả”; vì những “sản phẩm bệnh hoạn đó” chỉ có tác dụng giam hảm con người trong mê lầm tuyệt lộ hay khích dụ con người cuồng tín lao mình vào những cuộc khủng bố tởm kinh.
Vì thế, chúng ta có thể nói được rằng: Mến Chúa-Yêu người: không phải luật dành riêng cho Do Thái giáo, Kitô giáo mà là cho toàn thể nhân loại. Đó là con đường, là phương thế đã, đang và sẽ mãi mãi cần cho sự tồn tại và phát triển của thế giới.
Tuy nhiên, Đức Ái là một “nhân đức đối thần”. Không dễ gì tự sức chúng ta có thể “mến Chúa-yêu người’ cách ngon ơ như “thò tay lấy đồ trong túi”, mà phải từng phút giây tha thiêt nguyện cầu để Chúa Thánh Thần “đổ tràn tình yêu vào tâm hồn chúng ta”.
Chính trong tâm tình đó, chúng ta hãy cùng với Mẹ Á Thánh Têrêsa Calcutta nguyện cầu cùng Chúa Giêsu, là Thiên Chúa tình yêu Đấng đã dạy cho chúng ta con đường “mến Chúa-yêu người”:
Chúa Giê-su rất yêu mến của con
Chúa đã sinh ra với tình yêu
Chúa đã phục vụ bằng tình yêu
Và bước đi, với tình yêu
Chúa đã được tôn kính, với tình yêu
Chúa đã đau khổ và chết trong tình yêu
Và đã ra khỏi mồ với tình yêu
Con cảm tạ Chúa vì tình yêu Chúa đã cho con
Và tình yêu mà Chúa đem đến cho thế giới
Con xin Chúa hôm nay cũng như mỗi ngày,
Hãy vui lòng dạy con Tình yêu
Để con cũng vây, con biết yêu.
Amen.
(Cầu nguyện với Mẹ Têrêxa, trang 23).
LM. Giuse Trương Đình Hiền