Dan Lee
10-27-2008, 01:26 PM
Vai trò của của luật sư vẫn còn bị xem nhẹ
Việc chính quyền vẫn cứ muốn áp đặt nhân sự lãnh đạo lên Liên đoàn luật sư toàn quốc cho thấy là ở Việt Nam, ngành tư pháp vẫn chưa được độc lập và khi nào mà quyền lực vẫn còn đứng trên luật pháp, thì vai trò giới luật sư vẫn chưa thể được coi trọng. Trên đây là nhận định của luật sư Lê Trần Luật, trưởng Văn phòng luật sư Pháp Quyền ở Sài Gòn.
Theo số liệu của Bộ Tư pháp ở Việt Nam hiện nay chỉ mới có hơn 4000 luật sư chính thức và 2000 luật sư tập sự. So với dân số 84 triệu dân thì là rõ ràng tỷ lệ luật sư còn rất thấp, tính trung bình là 20 ngàn dân mới có một luật sư. Tại Singapore, tỷ lệ này là 1000 dân, ở Pháp là 500 dân.
Trong khi đó, nhu cầu về luật sư rất cao, bởi vì trong xã hội hiện nay, những mối quan hệ dân sự ngày càng phức tạp, ấy là chưa kể Việt Nam ngày càng hội nhập vào kinh tế thế giới. Bộ Tư pháp Việt Nam gần đây đã phải đề nghị lên chính phủ một đề án đào tạo cấp tốc 100 luật sư và chuyên gia pháp luật để phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế, vì số luật sư am hiểu về luật lệ tranh chấp thương mại quốc tế vẫn còn rất ít. Nhưng không chỉ có số lượng quá ít và đa số trình độ còn yếu, giới luật sư ở Việt Nam vẫn còn hoạt động trong môi trường rất khó khăn và vai trò của họ rất ít khi được coi trọng, nhất là trong một hệ thống tư pháp chưa được hoàn toàn độc lập.
Trước hết, chúng ta hãy nghe lời kể của một luật sư đã hành nghề lâu năm tại Việt Nam, đó là luật sư Bùi Quang Nghiêm tại Sài Gòn SON Tại kỳ Đại hội nhiệm kỳ 8 của Đoàn Luật sư Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 tháng 9 vừa qua, các luật sư vẫn than phiền là họ bị phân biệt đối xử và không được tôn trọng khi hành nghề, mặc dù Luật Luật sư đã được ban hành và có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2007. Cơ chế để bảo đảm quyền của luật sư thực thi pháp luật vẫn còn thiếu.
Báo cáo của Đoàn luật sư Hà Nội cũng cho biết trong các vụ án mà bị can bị tạm giam, 99 % luật sư không được cấp giấy chứng nhận bào chữa trong thời hạn 3 ngày theo luật định, trừ trường hợp luật sư chỉ định.
Đặc biệt, trong giai đoạn điều tra, luật sư hầu như không bao giờ được gặp bị can. Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ báo điện tử Vietnam Net, luật sư Trần Đình Triền, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân cho rằng, chính vì luật sư không được tham gia quá trình tố tụng ngay từ đầu, cho nên vẫn còn rất nhiều vụ oan sai.
Ngoài ra, theo luật sư Trần Đình Triền, vẫn còn có nhiều trường hợp thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên họp riêng với nhau để định đoạt về vụ xử, rồi tòa cứ thế mà ra phán quyết, bất kể luật sư bào chữa như thế nào. Không những bị phân biệt đối xử, bị xem thường khi hành nghề, một số luật sư còn bị hành hung ngay tại tòa, như trường hợp của chính luật sư Trần Đình Triền. Trong một phiên xử vào đầu tháng 4 vừa qua tại tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, luật sư Trần Đình Triền đã bị một bị đơn đánh ngay tại tòa mà cảnh sát chẳng hề can thiệp. Cũng theo ông Trần Đình Triền, rất nhiều luật sư ở Việt Nam vẫn bị vu khống, đe doạ, kể cả đe doạ tính mạng của bản thân và người thân của họ.
Hiện giờ, ngoài những Đoàn luật sư ở các địa phương, như Đoàn Luật sư Hà Nội hay Đoàn Luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam chưa có Liên đoàn Luật sư toàn quốc. Gần đây, một Hội đồng Lâm thời Luật sư toàn quốc đã được thành lập để chuẩn bị cho việc thành lập một Liên đoàn Luật sư toàn quốc, dự kiến vào cuối năm 2008. Thế nhưng, Bộ Tư pháp lại giao cho một nhân vật không phải là luật sư lên làm chủ tịch Hội đồng này, đó là ông Lê Thúc Anh. Nguyên là một thẩm phán, ông Lê Thúc Anh sau đó đã làm đơn xin gia nhập Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã từ chối đơn của ông Lê Thúc Anh, còn chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đăng Trừng đã tỏ thái độ bất mãn bằng cách rút tên khỏi Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc.
Ngoài ông Lê Thúc Anh, hai nhân vật khác chưa hề làm luật sư bao giờ cũng được cử là phó chủ tịch Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc. Việc chỉ định những nhân vật nói trên hoàn toàn trái ngược với đề án thành lập Tổ chức luật sư toàn quốc do chính thủ tướng Việt Nam phê duyệt vào đầu năm nay. Đề án này ghi rõ là Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc phải bao gồm đại diện của các đoàn luật sư. Ông Lê Thúc Anh được chỉ định làm chủ tịch của Hội đồng, rồi mới lật đật xin gia nhập Đoàn luật sư TP HCM. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đã nói mỉa rằng, xét cho ông Lê Thúc Anh gia nhập Đoàn luật sư chẳng khác gì ''con sinh ra cha''! Chính vì rắc rối này mà việc thành lập Liên đoàn Luật sư toàn quốc đã bị chậm trễ.
Việc chính quyền vẫn cứ muốn áp đặt nhân sự lãnh đạo lên Liên đoàn luật sư toàn quốc cho thấy là ở Việt Nam, ngành tư pháp vẫn chưa được độc lập và khi nào mà quyền lực vẫn còn đứng trên luật pháp, thì vai trò giới luật sư vẫn chưa thể được coi trọng, đó là nhận định chung của luật sư Lê Trần Luật. Là trưởng văn phòng luật sư Pháp Quyền ở Sài Gòn ông Lê Trần Luật là một trong số hiếm hoi các luật sư dũng cảm dám đảm nhận việc bào chữa cho các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
(Nguồn: Wikipedia, Thanh Phương http://www.rfi.fr/actuvi/articles/106/article_1205.asp)
Thanh Phương
Việc chính quyền vẫn cứ muốn áp đặt nhân sự lãnh đạo lên Liên đoàn luật sư toàn quốc cho thấy là ở Việt Nam, ngành tư pháp vẫn chưa được độc lập và khi nào mà quyền lực vẫn còn đứng trên luật pháp, thì vai trò giới luật sư vẫn chưa thể được coi trọng. Trên đây là nhận định của luật sư Lê Trần Luật, trưởng Văn phòng luật sư Pháp Quyền ở Sài Gòn.
Theo số liệu của Bộ Tư pháp ở Việt Nam hiện nay chỉ mới có hơn 4000 luật sư chính thức và 2000 luật sư tập sự. So với dân số 84 triệu dân thì là rõ ràng tỷ lệ luật sư còn rất thấp, tính trung bình là 20 ngàn dân mới có một luật sư. Tại Singapore, tỷ lệ này là 1000 dân, ở Pháp là 500 dân.
Trong khi đó, nhu cầu về luật sư rất cao, bởi vì trong xã hội hiện nay, những mối quan hệ dân sự ngày càng phức tạp, ấy là chưa kể Việt Nam ngày càng hội nhập vào kinh tế thế giới. Bộ Tư pháp Việt Nam gần đây đã phải đề nghị lên chính phủ một đề án đào tạo cấp tốc 100 luật sư và chuyên gia pháp luật để phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế, vì số luật sư am hiểu về luật lệ tranh chấp thương mại quốc tế vẫn còn rất ít. Nhưng không chỉ có số lượng quá ít và đa số trình độ còn yếu, giới luật sư ở Việt Nam vẫn còn hoạt động trong môi trường rất khó khăn và vai trò của họ rất ít khi được coi trọng, nhất là trong một hệ thống tư pháp chưa được hoàn toàn độc lập.
Trước hết, chúng ta hãy nghe lời kể của một luật sư đã hành nghề lâu năm tại Việt Nam, đó là luật sư Bùi Quang Nghiêm tại Sài Gòn SON Tại kỳ Đại hội nhiệm kỳ 8 của Đoàn Luật sư Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 tháng 9 vừa qua, các luật sư vẫn than phiền là họ bị phân biệt đối xử và không được tôn trọng khi hành nghề, mặc dù Luật Luật sư đã được ban hành và có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2007. Cơ chế để bảo đảm quyền của luật sư thực thi pháp luật vẫn còn thiếu.
Báo cáo của Đoàn luật sư Hà Nội cũng cho biết trong các vụ án mà bị can bị tạm giam, 99 % luật sư không được cấp giấy chứng nhận bào chữa trong thời hạn 3 ngày theo luật định, trừ trường hợp luật sư chỉ định.
Đặc biệt, trong giai đoạn điều tra, luật sư hầu như không bao giờ được gặp bị can. Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ báo điện tử Vietnam Net, luật sư Trần Đình Triền, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân cho rằng, chính vì luật sư không được tham gia quá trình tố tụng ngay từ đầu, cho nên vẫn còn rất nhiều vụ oan sai.
Ngoài ra, theo luật sư Trần Đình Triền, vẫn còn có nhiều trường hợp thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên họp riêng với nhau để định đoạt về vụ xử, rồi tòa cứ thế mà ra phán quyết, bất kể luật sư bào chữa như thế nào. Không những bị phân biệt đối xử, bị xem thường khi hành nghề, một số luật sư còn bị hành hung ngay tại tòa, như trường hợp của chính luật sư Trần Đình Triền. Trong một phiên xử vào đầu tháng 4 vừa qua tại tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, luật sư Trần Đình Triền đã bị một bị đơn đánh ngay tại tòa mà cảnh sát chẳng hề can thiệp. Cũng theo ông Trần Đình Triền, rất nhiều luật sư ở Việt Nam vẫn bị vu khống, đe doạ, kể cả đe doạ tính mạng của bản thân và người thân của họ.
Hiện giờ, ngoài những Đoàn luật sư ở các địa phương, như Đoàn Luật sư Hà Nội hay Đoàn Luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam chưa có Liên đoàn Luật sư toàn quốc. Gần đây, một Hội đồng Lâm thời Luật sư toàn quốc đã được thành lập để chuẩn bị cho việc thành lập một Liên đoàn Luật sư toàn quốc, dự kiến vào cuối năm 2008. Thế nhưng, Bộ Tư pháp lại giao cho một nhân vật không phải là luật sư lên làm chủ tịch Hội đồng này, đó là ông Lê Thúc Anh. Nguyên là một thẩm phán, ông Lê Thúc Anh sau đó đã làm đơn xin gia nhập Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã từ chối đơn của ông Lê Thúc Anh, còn chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đăng Trừng đã tỏ thái độ bất mãn bằng cách rút tên khỏi Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc.
Ngoài ông Lê Thúc Anh, hai nhân vật khác chưa hề làm luật sư bao giờ cũng được cử là phó chủ tịch Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc. Việc chỉ định những nhân vật nói trên hoàn toàn trái ngược với đề án thành lập Tổ chức luật sư toàn quốc do chính thủ tướng Việt Nam phê duyệt vào đầu năm nay. Đề án này ghi rõ là Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc phải bao gồm đại diện của các đoàn luật sư. Ông Lê Thúc Anh được chỉ định làm chủ tịch của Hội đồng, rồi mới lật đật xin gia nhập Đoàn luật sư TP HCM. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đã nói mỉa rằng, xét cho ông Lê Thúc Anh gia nhập Đoàn luật sư chẳng khác gì ''con sinh ra cha''! Chính vì rắc rối này mà việc thành lập Liên đoàn Luật sư toàn quốc đã bị chậm trễ.
Việc chính quyền vẫn cứ muốn áp đặt nhân sự lãnh đạo lên Liên đoàn luật sư toàn quốc cho thấy là ở Việt Nam, ngành tư pháp vẫn chưa được độc lập và khi nào mà quyền lực vẫn còn đứng trên luật pháp, thì vai trò giới luật sư vẫn chưa thể được coi trọng, đó là nhận định chung của luật sư Lê Trần Luật. Là trưởng văn phòng luật sư Pháp Quyền ở Sài Gòn ông Lê Trần Luật là một trong số hiếm hoi các luật sư dũng cảm dám đảm nhận việc bào chữa cho các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
(Nguồn: Wikipedia, Thanh Phương http://www.rfi.fr/actuvi/articles/106/article_1205.asp)
Thanh Phương