Dan Lee
10-27-2008, 02:20 PM
Thánh lễ bế mạc Thượng hội đồng giám mục
http://vietcatholic.net/Pics/2610200881026pope.jpg
Một Thượng hội đồng giám mục vừa bế mạc, một Thượng hội đồng giám mục sắp khai mạc. Sáng hôm qua, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ trọng thể tại đền thánh Phêrô để bế mạc khoá họp thường lệ lần thứ XII bàn về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, với 326 vị đồng tế (52 hồng y, 14 thượng phụ và giáo trưởng Đông phương, 45 tổng giám mục, 130 giám mục, 85 linh mục). Trong bài giảng, ngài loan báo sẽ khai mạc khoá họp lần thứ hai Thượng hội đồng Giám mục bàn về Phi châu vào tháng 10 năm tới; trước đó vào tháng ba, ngài sẽ thực hiện một chuyến viếng thăm lục điạ này để trao cho đại biểu các hội đồng giám mục Tài liệu làm việc của khóa họp, và để mừng kỷ niệm 500 năm rao giảng Tin mừng cho nước Angola. Điều này được lặp lại trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin. Ngoài chủ đề liên quan đến Lời Chúa, ngài không bỏ qua điều kiện khó khăn của nhiều tín hữu đang trải qua, cách riêng là tại vài quốc gia Á châu. Trước tiên, chúng tôi dịch bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin.
Anh chị em thân mến
Với Thánh lễ đồng tế tại đền thánh Phêrô sáng nay, khoá họp thường lệ lần XII của Thượng hội đồng giám mục bàn về “Lời Chúa trong cuộc sống và sứ mạng của Giáo hội” đã kết thúc. Mỗi khóa họp của Thượng hội đồng là một kinh nghiệm mạnh mẽ về sự thông hiệp trong Giáo hội, và lần này còn hơn nữa bởi vì trọng tâm của mọi chú ý được dồn về điểm soi sáng và hướng dẫn Giáo hội, đó là Lời Chúa, nghĩa là Chúa Kitô. Mỗi ngày chúng tôi đã sống trong tâm tính kính cẩn lắng nghe, ý thức tất cả hồng ân và vẻ đẹp vì được làm những môn sinh và phục vụ Chúa. Theo ý nghĩa nguyên khởi của danh từ “ekklesia” (nghĩa là sự triêụ tập), chúng tôi đã nghiệm được niềm vui vì được Lời Chúa triệu tập, và cách riêng là trong phụng vụ, chúng tôi cảm thấy mình đang bước đi trong Lời Chúa, như là trong Đất hứa, và Lời Chúa cho chúng tôi nếm trước Nước Trời.
Một điều thường được nhắc lại nhiều lần là mối tương quan giữa Lời ở số ít và lời ở số nhiều, nghĩa là mỗi tương quan giữa Ngôi Lời của Chúa với những lời diễn tả Ngài. Như công đồng Vaticanô II đã dạy trong hiến chế Dei Verbum (về mặc khải) số 12, việc chú giải Kinh thánh cách đúng đắn đòi hỏi cả phương pháp lịch sử và phê bình, cũng như phương pháp thần học, bởi vì Kinh Thánh là Lời của Chúa nói qua những lời của con người. Điều này hàm ngụ rằng khi đọc và giải thích mỗi bản văn, cần phải duy trì sự đồng nhất của toàn bộ Sách Thánh, truyền thống sống động của Giáo hội, và ánh sáng của đức tin. Dĩ nhiên, Kinh thánh là một tác phẩm văn chương, thậm chí là một kiệt tác của văn hóa toàn cầu, nhưng không thể nào lột bỏ yếu tố thần linh của Kinh thánh, vì vậy cần phải đọc Kinh Thánh trong cũng một Thần khí mà nó được sáng tác. Việc chú giải theo khoa học và lectio divina (cầu nguyện bằng Sách Thánh) đều cần thiết và cần được bổ túc cho nhau, để truy tầm qua ý nghĩa văn chương, ý nghĩa thần khí mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta hôm nay.
Vào lúc bế mạc Khóa họp, các đức Thượng phụ của các Giáo hội Đông phương đã lên tiếng kêu gọi, và tôi cũng hưởng ứng, nhằm lôi kéo sự chú ý của cộng đồng quốc tế, các nhà lãnh đạo tinh thần, những người thiện chí, về thảm cảnh đang xảy ra tại vài quốc gia bên phương Đông, nơi mà các Kitô hữu trở thành nạn nhân của những hành vi khống chế và bạo lực: họ bị ám sát, đe doạ và cưỡng bách phải lìa bỏ nhà cửa, đi lang thang tìm nơi ẩn náu. Vào lúc này, tôi nghĩ đến cách riêng nước Irak và nước Ấn độ. Tôi tin rằng các dân tộc cổ kính tại các quốc gia ấy, trải qua bao thế kỷ chung sống tốt đẹp, đã nhìn nhận và trân trọng sự đóng góp của những cộng đoàn Kitô giáo, tuy nhỏ bé nhưng rất năng động, vào sự tiến triển của dân tộc. Các Kitô hữu không đòi hỏi đặc ân gì, nhưng chỉ ước mong được tiếp tục sống trên quê hương mình cùng với đồng bào của mình, như lâu nay vẫn làm. Tôi yêu các nhà cầm quyền dân chính và tôn giáo liên hệ đừng khước từ bất cứ nỗ lực gì nhằm sớm tái lập sự tôn trọng pháp luật và sự chung sống, và những công dân lương thiện có thể tin tưởng được hưởng sự che chở cân xứng về phía các cơ quan của Nhà Nước. Tôi cũng mong rằng các nhà cầm quyền dân sự và tôn giáo trên khắp thế giới, ý thức vai trò lãnh đạo của mình, hãy thực hiện những nghĩa cử thân thiện và quý trọng dành cho những nhóm thiểu số, dù thuộc Kitô giáo hoặc các tôn giáo khác, và xin họ hãy lấy làm vinh dự vì bảo vệ những quyền lợi chính đáng.
Ngoài ra, tôi cũng xin thông báo cho anh chị em đang hiện diện tại đây, như tôi đã nói trong Thánh lễ, đó là vào tháng 10 năm tới, sẽ diễn ra tại Rôma khoá họp đặc biệt lần thứ hai của Thượng hội đồng giám mục về Phi châu. Trước đó, nếu Chúa muốn, vào tháng 3 tôi sẽ đi Phi châu, viếng thăm nước Camerun để trao cho các giám mục “Tài liệu làm việc”, rồi sau đó, đến nước Angola, nhân kỷ niệm 500 năm Tin mừng được loan báo đến nước này. Chúng ta hãy ký thác cho Đức Mẹ Maria những nỗi đau khổ vừa nhắc đến, cũng những niềm hy vọng mà chúng ta ôm ấp, cách riêng những viển tượng của Thượng hội đồng giám mục Phi châu.
Như đã nói trên đây, Thượng hội đồng giám mục khoá XII đã kết thúc với Thánh lễ đồng tế được cử hành lúc 9 giờ rưỡi sáng tại đền thánh Phêrô. Nói cho đúng, hôm qua chỉ kết thúc các cuộc hội họp mà thôi, nhưng văn phòng Tổng thư ký vẫn còn phải làm việc để nghiên cứu các ý kiến và 55 đề nghị, chuẩn bị cho việc soạn thảo tông huấn hậu Thượng hội đồng.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã móc nối chủ đề của Thượng hội đồng bàn về Lời Chúa với năm thánh Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, qua câu nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao truyền Tin mừng (1Cr 9,16). Biết bao nhiêu dân tộc đang đi tìm kiếm Chúa Giêsu, để tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Vì thế, tiêu chuẩn để trắc nghiệm sứ mạng của Giáo hội là việc làm chứng tá cho Chúa bằng cuộc sống phù hợp với Lời Chúa. Vì thế một trọng trách của Giáo hội vào lúc khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba là cần được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và dấn thân loan báo Tin mừng. Đối với việc lắng nghe và giải thích Lời Chúa, đức Bênêđictô XVI nói đến một nguy cơ sử dụng Sách Thánh một cách chủ quan, dựa theo ý thức hệ hơn là dựa theo chân lý, giải thích Kinh Thánh theo ý riêng của mình, chứ không phải như Hội thánh vẫn hiểu. Mặt khác, ngài cũng khuyến khích việc nghiên cứu Sách Thánh để sống Lời Chúa và có khả năng đối thoại với các nền văn hoá, các tôn giáo.
Trong phần kết luận bài giảng, sau khi đã chào thăm và cám ơn các nghị phụ hiện diện, ĐTC cũng nghĩ tới sự vắng mặt của các giám mục Trung hoa lục điạ.
Bình Hòa
http://vietcatholic.net/Pics/2610200881026pope.jpg
Một Thượng hội đồng giám mục vừa bế mạc, một Thượng hội đồng giám mục sắp khai mạc. Sáng hôm qua, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ trọng thể tại đền thánh Phêrô để bế mạc khoá họp thường lệ lần thứ XII bàn về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, với 326 vị đồng tế (52 hồng y, 14 thượng phụ và giáo trưởng Đông phương, 45 tổng giám mục, 130 giám mục, 85 linh mục). Trong bài giảng, ngài loan báo sẽ khai mạc khoá họp lần thứ hai Thượng hội đồng Giám mục bàn về Phi châu vào tháng 10 năm tới; trước đó vào tháng ba, ngài sẽ thực hiện một chuyến viếng thăm lục điạ này để trao cho đại biểu các hội đồng giám mục Tài liệu làm việc của khóa họp, và để mừng kỷ niệm 500 năm rao giảng Tin mừng cho nước Angola. Điều này được lặp lại trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin. Ngoài chủ đề liên quan đến Lời Chúa, ngài không bỏ qua điều kiện khó khăn của nhiều tín hữu đang trải qua, cách riêng là tại vài quốc gia Á châu. Trước tiên, chúng tôi dịch bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin.
Anh chị em thân mến
Với Thánh lễ đồng tế tại đền thánh Phêrô sáng nay, khoá họp thường lệ lần XII của Thượng hội đồng giám mục bàn về “Lời Chúa trong cuộc sống và sứ mạng của Giáo hội” đã kết thúc. Mỗi khóa họp của Thượng hội đồng là một kinh nghiệm mạnh mẽ về sự thông hiệp trong Giáo hội, và lần này còn hơn nữa bởi vì trọng tâm của mọi chú ý được dồn về điểm soi sáng và hướng dẫn Giáo hội, đó là Lời Chúa, nghĩa là Chúa Kitô. Mỗi ngày chúng tôi đã sống trong tâm tính kính cẩn lắng nghe, ý thức tất cả hồng ân và vẻ đẹp vì được làm những môn sinh và phục vụ Chúa. Theo ý nghĩa nguyên khởi của danh từ “ekklesia” (nghĩa là sự triêụ tập), chúng tôi đã nghiệm được niềm vui vì được Lời Chúa triệu tập, và cách riêng là trong phụng vụ, chúng tôi cảm thấy mình đang bước đi trong Lời Chúa, như là trong Đất hứa, và Lời Chúa cho chúng tôi nếm trước Nước Trời.
Một điều thường được nhắc lại nhiều lần là mối tương quan giữa Lời ở số ít và lời ở số nhiều, nghĩa là mỗi tương quan giữa Ngôi Lời của Chúa với những lời diễn tả Ngài. Như công đồng Vaticanô II đã dạy trong hiến chế Dei Verbum (về mặc khải) số 12, việc chú giải Kinh thánh cách đúng đắn đòi hỏi cả phương pháp lịch sử và phê bình, cũng như phương pháp thần học, bởi vì Kinh Thánh là Lời của Chúa nói qua những lời của con người. Điều này hàm ngụ rằng khi đọc và giải thích mỗi bản văn, cần phải duy trì sự đồng nhất của toàn bộ Sách Thánh, truyền thống sống động của Giáo hội, và ánh sáng của đức tin. Dĩ nhiên, Kinh thánh là một tác phẩm văn chương, thậm chí là một kiệt tác của văn hóa toàn cầu, nhưng không thể nào lột bỏ yếu tố thần linh của Kinh thánh, vì vậy cần phải đọc Kinh Thánh trong cũng một Thần khí mà nó được sáng tác. Việc chú giải theo khoa học và lectio divina (cầu nguyện bằng Sách Thánh) đều cần thiết và cần được bổ túc cho nhau, để truy tầm qua ý nghĩa văn chương, ý nghĩa thần khí mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta hôm nay.
Vào lúc bế mạc Khóa họp, các đức Thượng phụ của các Giáo hội Đông phương đã lên tiếng kêu gọi, và tôi cũng hưởng ứng, nhằm lôi kéo sự chú ý của cộng đồng quốc tế, các nhà lãnh đạo tinh thần, những người thiện chí, về thảm cảnh đang xảy ra tại vài quốc gia bên phương Đông, nơi mà các Kitô hữu trở thành nạn nhân của những hành vi khống chế và bạo lực: họ bị ám sát, đe doạ và cưỡng bách phải lìa bỏ nhà cửa, đi lang thang tìm nơi ẩn náu. Vào lúc này, tôi nghĩ đến cách riêng nước Irak và nước Ấn độ. Tôi tin rằng các dân tộc cổ kính tại các quốc gia ấy, trải qua bao thế kỷ chung sống tốt đẹp, đã nhìn nhận và trân trọng sự đóng góp của những cộng đoàn Kitô giáo, tuy nhỏ bé nhưng rất năng động, vào sự tiến triển của dân tộc. Các Kitô hữu không đòi hỏi đặc ân gì, nhưng chỉ ước mong được tiếp tục sống trên quê hương mình cùng với đồng bào của mình, như lâu nay vẫn làm. Tôi yêu các nhà cầm quyền dân chính và tôn giáo liên hệ đừng khước từ bất cứ nỗ lực gì nhằm sớm tái lập sự tôn trọng pháp luật và sự chung sống, và những công dân lương thiện có thể tin tưởng được hưởng sự che chở cân xứng về phía các cơ quan của Nhà Nước. Tôi cũng mong rằng các nhà cầm quyền dân sự và tôn giáo trên khắp thế giới, ý thức vai trò lãnh đạo của mình, hãy thực hiện những nghĩa cử thân thiện và quý trọng dành cho những nhóm thiểu số, dù thuộc Kitô giáo hoặc các tôn giáo khác, và xin họ hãy lấy làm vinh dự vì bảo vệ những quyền lợi chính đáng.
Ngoài ra, tôi cũng xin thông báo cho anh chị em đang hiện diện tại đây, như tôi đã nói trong Thánh lễ, đó là vào tháng 10 năm tới, sẽ diễn ra tại Rôma khoá họp đặc biệt lần thứ hai của Thượng hội đồng giám mục về Phi châu. Trước đó, nếu Chúa muốn, vào tháng 3 tôi sẽ đi Phi châu, viếng thăm nước Camerun để trao cho các giám mục “Tài liệu làm việc”, rồi sau đó, đến nước Angola, nhân kỷ niệm 500 năm Tin mừng được loan báo đến nước này. Chúng ta hãy ký thác cho Đức Mẹ Maria những nỗi đau khổ vừa nhắc đến, cũng những niềm hy vọng mà chúng ta ôm ấp, cách riêng những viển tượng của Thượng hội đồng giám mục Phi châu.
Như đã nói trên đây, Thượng hội đồng giám mục khoá XII đã kết thúc với Thánh lễ đồng tế được cử hành lúc 9 giờ rưỡi sáng tại đền thánh Phêrô. Nói cho đúng, hôm qua chỉ kết thúc các cuộc hội họp mà thôi, nhưng văn phòng Tổng thư ký vẫn còn phải làm việc để nghiên cứu các ý kiến và 55 đề nghị, chuẩn bị cho việc soạn thảo tông huấn hậu Thượng hội đồng.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã móc nối chủ đề của Thượng hội đồng bàn về Lời Chúa với năm thánh Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, qua câu nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao truyền Tin mừng (1Cr 9,16). Biết bao nhiêu dân tộc đang đi tìm kiếm Chúa Giêsu, để tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Vì thế, tiêu chuẩn để trắc nghiệm sứ mạng của Giáo hội là việc làm chứng tá cho Chúa bằng cuộc sống phù hợp với Lời Chúa. Vì thế một trọng trách của Giáo hội vào lúc khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba là cần được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và dấn thân loan báo Tin mừng. Đối với việc lắng nghe và giải thích Lời Chúa, đức Bênêđictô XVI nói đến một nguy cơ sử dụng Sách Thánh một cách chủ quan, dựa theo ý thức hệ hơn là dựa theo chân lý, giải thích Kinh Thánh theo ý riêng của mình, chứ không phải như Hội thánh vẫn hiểu. Mặt khác, ngài cũng khuyến khích việc nghiên cứu Sách Thánh để sống Lời Chúa và có khả năng đối thoại với các nền văn hoá, các tôn giáo.
Trong phần kết luận bài giảng, sau khi đã chào thăm và cám ơn các nghị phụ hiện diện, ĐTC cũng nghĩ tới sự vắng mặt của các giám mục Trung hoa lục điạ.
Bình Hòa