Dan Lee
10-28-2008, 03:50 PM
Suy niệm Lễ Cầu cho các tín hữu qua đời
CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ HẾT
Anh Chị Em thân mến,
1 – Sau khi đã cử hành trọng thể Lễ Các Thánh Nam Nữ trên trời hôm qua, hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến Tất Cả Các Đẳng.
Phụng Vụ mời gọi chúng ta cầu nguyện cho thân nhân chúng ta đã ra đi, chú tâm đến ý nghĩa huyền bí của sự chết, gia sản chung của mọi con người.
Được đức tin soi sáng, chúng ta hãy nhìn vào bí ẩn sự chết của con người với tâm hồn thanh thảng và hy vọng.
Thật vậy, theo Thánh Kinh, cái chết không còn là kết thúc, mà là một cuộc sống mới được phát sinh, là một cuộc chuyển tiếp bắt buộc, ngang qua đó, những ai hành xử cuộc sống mình ở trần gian theo những chỉ dẫn của Lời Chúa, sẽ đạt đến cuộc sống trọn hảo.
Thánh Vịnh 111, được viết theo tư tưởng của sách Khôn Ngoan, diển tả cho chúng ta hình ảnh của những người công chính vừa kể, là những kẻ kính sợ Thiên Chúa, nhìn nhận địa vị tối thượng thiên thánh của Ngài, với lòng tin cậy và tình thương vâng phục thánh ý Ngài, trông đợi được gặp Ngài sau khi chết.
Đối với những tín hữu vừa kể, một mối phước thật đã được dành riêng cho họ:
- “ Hạnh phúc thay, người kính sợ Thiên Chúa ” ( Ps 111, 1).
Và liền sau đó tác giả Thánh Vịnh xác định rõ niềm kính sợ đó có nghĩa là gì: điều đó được thể hiện bằng tâm tình dễ dạy vâng phục các điều răn của Chúa. Và kẻ tuân giữ các giới răn được tuyên dương là người đại phước, vì tìm được niềm vui và hoà bình.
2 – Như vậy tâm hồn dễ dạy vâng phục Thiên Chúa là căn nguyên của hy vọng và hoà hợp nội tâm cũng như ngoại tại.
Tuân giữ lề luật luân lý là nguồn mạch sâu thẩm của hoà bình trong lương tâm. Hay đúng hơn, theo nhãn quang của Thánh Kinh về quan niệm “ thù lao”, là Thiên Chúa lấy tà áo mình che phủ lên người công chính, ấn tích lên đó dấu chứng vững bền và thành công cho các hành động của anh và con cháu anh:
. “ Trên mặt đất, con cháu họ sẽ hùng cường, dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc.
Gia đình họ phú quý giàu sang, đức công chính của họ tồn tại muôn đời ” ( Ps 111, 2-3).
Dĩ nhiên, cái nhìn lạc quang vừa kể sẽ bị những nhận xét cay đắng của người công chính như Giobbe phản kháng lại.
Giobbe là người công chính đã nếm qua bí ẩn của đau khổ, cảm thấy mình bị phạt vạ bất công và chịu nhiều thử thách, nhìn bên ngoài, khó ai tưởng tượng nỗi.
Như vậy chúng ta nên đọc bài Thánh Vịnh hôm nay trong văn mạch toàn phần của Mạc Khải, bao gồm mọi phương diện của cuộc sống nhân loại.
Tuy nhiên lòng tin cậy mà tác giả Thánh Vịnh muốn gởi đến chúng ta vẫn giữ nguyên giá trị của nó, và muốn cho những ai công chính, không thể bị trách móc, chọn theo con đường luân lý cũng cảm nhận được, chống lại mọi ảo tưởng của thành đạt dựa trên bất công và vô luân lý.
3 – Tâm điểm của lòng trung thành đối với Lời Chúa hệ tại ở thái độ của sự chọn lựa nền tảng, đó là lòng bác ái đối với người nghèo khó và những ai túng thiếu:
- “ Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn…Kẻ túng thiếu họ rộng tay làm phúc, đức công chính của họ tồn tại muôn đời, uy thế họ vươn cao rực rỡ ” ( Ps 111, 5.9).
Như vậy, người tín hữu là người rộng lượng; tuân giữ lề luật Thánh Kinh, cho anh em vay mượn trong cơn túng thiếu, không cần lãi suất:
- “ Nếu giữa anh em, trong một thành nào của anh em, trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ban cho anh em, có một người anh em nghèo, thì anh em đừng có lòng chai dạ đá, cũng đừng bo bo giữ của không giúp người nghèo túng, nhưng phải rộng tay, và cho họ vay mượn tất cả những gì họ thiếu…Anh em phải ban phát cho họ cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng; thật vậy, vì việc đó, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em sẽ chúc phúc cho anh em trong mọi việc anh em làm và mọi công trình tay anh em thực hiện” ( Dt 15, 7-8.10).
Và cũng không sa ngã vào cách hành xử bần tiện của kẻ cho vay ăn lời cắt cổ, tiêu diệt đời sống của những ai cùn cực.
Người công chính, lắng nghe lời cảnh cáo không ngừng của các tiên tri, đừng về phía kẻ bị loại ra bênh lề xã hội, nâng đở họ bằng những các việc giúp đở dồi dào, sung mãn:
- “ …mở rộng tay và cho họ vay mượn tất cả những gì họ thiếu ” ( Dt 15, 9),
nói lên lòng đại lượng hải hà và giúp đở hoàn toàn vô vị lợi.
4 – Thánh Vịnh 111, bên cạnh diện mạo người tín hữu đầy bác ái, “ tốt lành, nhân từ và công chính”, nêu lên cho chúng ta ở phần cuối cùng, chỉ trong một câu duy nhứt, bộ mặt của kẻ gian ác, bất chính:
- “ Thấy cảnh nầy ác nhân tức giận, nghiến răng nghiến lợi và mòn mỏi héo hon,
ước vọng của ác nhân sẽ chẳng còn” ( Ps 111, 10).
Kẻ gian ác, bất chính nhận thức được sự thành công của người công chính làm họ bị cắn rứt và bực bội trong lương tâm.
Đó là điều bất hạnh, bực dọc của kẻ có lương tâm xấu xa, trái với con người đại lượng có trái tim “vững chắc, bất lay chuyển”:
- “ Họ không lo phải nghe tin dữ, hằng an tâm và tin cậy Chúa,
luôn vững lòng không sợ hãi chi, và rốt cuộc coi khinh lũ địch thù ” ( Ps 111, 7-8).
Chúng ta chú tâm nhìn vào diện mạo tươi sáng của người tín hữu “ rộng tay ban tặng cho người nghèo khổ ” và ủy thác phần cuối cùng cuộc suy niệm của chúng ta vào các lời dạy bảo của Thánh Clemente Alessandrino trong bài suy luận vào lời Chúa Giêsu khuyên hãy tạo bằng hữu bằng của cải bất chính,
- “ Phần Thầy, Thấy bảo anh em biết : Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cữu ” ( Lc 16, 9).
Trong bài viết của ngài với tựa đề “ Người giàu có nào được cứu thoát? ” ( Quale ricco si salverà?), Ngài nhận xét như sau:
- “ Với những lời xác nhận vừa kể Chúa Giêsu tuyên bố cho chúng ta biết rằng mọi của cải mà một người chiếm hữu được, tự bản tính của nó, đều là của cải bất chính, chỉ chiếm lấy cho chính mình và không coi cũng là của chung cho cả những ai cần đến; ngoài ra tác động bất chính vừa kể, Chúa Giêsu còn cho biết có thể tạo được cách hành xử công chính và cứu thoát, giúp trấn an một người nào đó trong các kẻ bé mọn, có gia cảnh vĩnh cửu nơi Chúa Cha:
* Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ nầy một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” ( Mt 10, 42).
* Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn nầy; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” ( Mt 18, 10).( 31, 6: Collana dei Testi Patristici, CXLVIII, Roma 1999, p. 56-57).
Và đối với những ai đọc bài viết trên, Ngài lưu ý họ:
- “ Anh em hãy coi chừng! Chúa Giêsu không truyền cho anh em phải để cho người khác khẩn cầu, cũng không nói là anh em hãy chờ đến lúc người khác van xin, mà là truyền lệnh cho chính anh em hãy kiếm những kẻ đáng được anh em lắng nghe, bởi vì chính họ là môn đệ của Đấng Cứu Thế ” (31, 7 , ibidem, p. 57).
Kế đến dựa vào một bản văn Thánh Kinh khác, Thánh Clemente Alessandrino bình luận:
- “ Như vậy câu nói của Thánh Tông Đồ thật đầy ý nghĩa: “ …ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa yêu thương” ( 2 Cor 9, 7), Thiên Chúa yêu tương ai biết hưởng thụ trong việc dâng hiến cho anh và không gieo rắc ít oi, để cũng không gặt hái cùng một lượng số, mà phân chia cho anh em không nuối tiếc, không phân biệt kẻ nầy người khác, và không khổ sở vì phải chia phần cho anh em. Đó mới chính là hành thiện đích thực ( 31, 8: ibidem).
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập
( Nhật báo Avvenire, 03.11.2005, 23).
ĐGH Benedict 16 - Gs Nguyễn Học Tập phỏng dịch
CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ HẾT
Anh Chị Em thân mến,
1 – Sau khi đã cử hành trọng thể Lễ Các Thánh Nam Nữ trên trời hôm qua, hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến Tất Cả Các Đẳng.
Phụng Vụ mời gọi chúng ta cầu nguyện cho thân nhân chúng ta đã ra đi, chú tâm đến ý nghĩa huyền bí của sự chết, gia sản chung của mọi con người.
Được đức tin soi sáng, chúng ta hãy nhìn vào bí ẩn sự chết của con người với tâm hồn thanh thảng và hy vọng.
Thật vậy, theo Thánh Kinh, cái chết không còn là kết thúc, mà là một cuộc sống mới được phát sinh, là một cuộc chuyển tiếp bắt buộc, ngang qua đó, những ai hành xử cuộc sống mình ở trần gian theo những chỉ dẫn của Lời Chúa, sẽ đạt đến cuộc sống trọn hảo.
Thánh Vịnh 111, được viết theo tư tưởng của sách Khôn Ngoan, diển tả cho chúng ta hình ảnh của những người công chính vừa kể, là những kẻ kính sợ Thiên Chúa, nhìn nhận địa vị tối thượng thiên thánh của Ngài, với lòng tin cậy và tình thương vâng phục thánh ý Ngài, trông đợi được gặp Ngài sau khi chết.
Đối với những tín hữu vừa kể, một mối phước thật đã được dành riêng cho họ:
- “ Hạnh phúc thay, người kính sợ Thiên Chúa ” ( Ps 111, 1).
Và liền sau đó tác giả Thánh Vịnh xác định rõ niềm kính sợ đó có nghĩa là gì: điều đó được thể hiện bằng tâm tình dễ dạy vâng phục các điều răn của Chúa. Và kẻ tuân giữ các giới răn được tuyên dương là người đại phước, vì tìm được niềm vui và hoà bình.
2 – Như vậy tâm hồn dễ dạy vâng phục Thiên Chúa là căn nguyên của hy vọng và hoà hợp nội tâm cũng như ngoại tại.
Tuân giữ lề luật luân lý là nguồn mạch sâu thẩm của hoà bình trong lương tâm. Hay đúng hơn, theo nhãn quang của Thánh Kinh về quan niệm “ thù lao”, là Thiên Chúa lấy tà áo mình che phủ lên người công chính, ấn tích lên đó dấu chứng vững bền và thành công cho các hành động của anh và con cháu anh:
. “ Trên mặt đất, con cháu họ sẽ hùng cường, dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc.
Gia đình họ phú quý giàu sang, đức công chính của họ tồn tại muôn đời ” ( Ps 111, 2-3).
Dĩ nhiên, cái nhìn lạc quang vừa kể sẽ bị những nhận xét cay đắng của người công chính như Giobbe phản kháng lại.
Giobbe là người công chính đã nếm qua bí ẩn của đau khổ, cảm thấy mình bị phạt vạ bất công và chịu nhiều thử thách, nhìn bên ngoài, khó ai tưởng tượng nỗi.
Như vậy chúng ta nên đọc bài Thánh Vịnh hôm nay trong văn mạch toàn phần của Mạc Khải, bao gồm mọi phương diện của cuộc sống nhân loại.
Tuy nhiên lòng tin cậy mà tác giả Thánh Vịnh muốn gởi đến chúng ta vẫn giữ nguyên giá trị của nó, và muốn cho những ai công chính, không thể bị trách móc, chọn theo con đường luân lý cũng cảm nhận được, chống lại mọi ảo tưởng của thành đạt dựa trên bất công và vô luân lý.
3 – Tâm điểm của lòng trung thành đối với Lời Chúa hệ tại ở thái độ của sự chọn lựa nền tảng, đó là lòng bác ái đối với người nghèo khó và những ai túng thiếu:
- “ Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn…Kẻ túng thiếu họ rộng tay làm phúc, đức công chính của họ tồn tại muôn đời, uy thế họ vươn cao rực rỡ ” ( Ps 111, 5.9).
Như vậy, người tín hữu là người rộng lượng; tuân giữ lề luật Thánh Kinh, cho anh em vay mượn trong cơn túng thiếu, không cần lãi suất:
- “ Nếu giữa anh em, trong một thành nào của anh em, trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ban cho anh em, có một người anh em nghèo, thì anh em đừng có lòng chai dạ đá, cũng đừng bo bo giữ của không giúp người nghèo túng, nhưng phải rộng tay, và cho họ vay mượn tất cả những gì họ thiếu…Anh em phải ban phát cho họ cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng; thật vậy, vì việc đó, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em sẽ chúc phúc cho anh em trong mọi việc anh em làm và mọi công trình tay anh em thực hiện” ( Dt 15, 7-8.10).
Và cũng không sa ngã vào cách hành xử bần tiện của kẻ cho vay ăn lời cắt cổ, tiêu diệt đời sống của những ai cùn cực.
Người công chính, lắng nghe lời cảnh cáo không ngừng của các tiên tri, đừng về phía kẻ bị loại ra bênh lề xã hội, nâng đở họ bằng những các việc giúp đở dồi dào, sung mãn:
- “ …mở rộng tay và cho họ vay mượn tất cả những gì họ thiếu ” ( Dt 15, 9),
nói lên lòng đại lượng hải hà và giúp đở hoàn toàn vô vị lợi.
4 – Thánh Vịnh 111, bên cạnh diện mạo người tín hữu đầy bác ái, “ tốt lành, nhân từ và công chính”, nêu lên cho chúng ta ở phần cuối cùng, chỉ trong một câu duy nhứt, bộ mặt của kẻ gian ác, bất chính:
- “ Thấy cảnh nầy ác nhân tức giận, nghiến răng nghiến lợi và mòn mỏi héo hon,
ước vọng của ác nhân sẽ chẳng còn” ( Ps 111, 10).
Kẻ gian ác, bất chính nhận thức được sự thành công của người công chính làm họ bị cắn rứt và bực bội trong lương tâm.
Đó là điều bất hạnh, bực dọc của kẻ có lương tâm xấu xa, trái với con người đại lượng có trái tim “vững chắc, bất lay chuyển”:
- “ Họ không lo phải nghe tin dữ, hằng an tâm và tin cậy Chúa,
luôn vững lòng không sợ hãi chi, và rốt cuộc coi khinh lũ địch thù ” ( Ps 111, 7-8).
Chúng ta chú tâm nhìn vào diện mạo tươi sáng của người tín hữu “ rộng tay ban tặng cho người nghèo khổ ” và ủy thác phần cuối cùng cuộc suy niệm của chúng ta vào các lời dạy bảo của Thánh Clemente Alessandrino trong bài suy luận vào lời Chúa Giêsu khuyên hãy tạo bằng hữu bằng của cải bất chính,
- “ Phần Thầy, Thấy bảo anh em biết : Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cữu ” ( Lc 16, 9).
Trong bài viết của ngài với tựa đề “ Người giàu có nào được cứu thoát? ” ( Quale ricco si salverà?), Ngài nhận xét như sau:
- “ Với những lời xác nhận vừa kể Chúa Giêsu tuyên bố cho chúng ta biết rằng mọi của cải mà một người chiếm hữu được, tự bản tính của nó, đều là của cải bất chính, chỉ chiếm lấy cho chính mình và không coi cũng là của chung cho cả những ai cần đến; ngoài ra tác động bất chính vừa kể, Chúa Giêsu còn cho biết có thể tạo được cách hành xử công chính và cứu thoát, giúp trấn an một người nào đó trong các kẻ bé mọn, có gia cảnh vĩnh cửu nơi Chúa Cha:
* Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ nầy một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” ( Mt 10, 42).
* Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn nầy; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” ( Mt 18, 10).( 31, 6: Collana dei Testi Patristici, CXLVIII, Roma 1999, p. 56-57).
Và đối với những ai đọc bài viết trên, Ngài lưu ý họ:
- “ Anh em hãy coi chừng! Chúa Giêsu không truyền cho anh em phải để cho người khác khẩn cầu, cũng không nói là anh em hãy chờ đến lúc người khác van xin, mà là truyền lệnh cho chính anh em hãy kiếm những kẻ đáng được anh em lắng nghe, bởi vì chính họ là môn đệ của Đấng Cứu Thế ” (31, 7 , ibidem, p. 57).
Kế đến dựa vào một bản văn Thánh Kinh khác, Thánh Clemente Alessandrino bình luận:
- “ Như vậy câu nói của Thánh Tông Đồ thật đầy ý nghĩa: “ …ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa yêu thương” ( 2 Cor 9, 7), Thiên Chúa yêu tương ai biết hưởng thụ trong việc dâng hiến cho anh và không gieo rắc ít oi, để cũng không gặt hái cùng một lượng số, mà phân chia cho anh em không nuối tiếc, không phân biệt kẻ nầy người khác, và không khổ sở vì phải chia phần cho anh em. Đó mới chính là hành thiện đích thực ( 31, 8: ibidem).
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập
( Nhật báo Avvenire, 03.11.2005, 23).
ĐGH Benedict 16 - Gs Nguyễn Học Tập phỏng dịch