Dan Lee
10-31-2008, 10:20 PM
ĐÔI ĐIỀU SUY TƯ NHÂN THÁNG CÁC LINH HỒN
Ở Việt Nam khoảng ba năm trước đây người ta thấy rộ lên những tin tức về một nhà ngoại cảm nữ ở Hà Nội. Báo chí trong nước đua nhau ca tụng thành tích của nhà ngoại cảm này về việc nhờ khả năng giao tiếp được với người “cõi âm”, chị ta đã tìm được nhiều ngôi mộ bị thất lạc hay là xác định được nơi chôn cất của những chiến binh bị chết trong chiến tranh. Qua lời tường thuật của chính đương sự thì năm 1990 khi vừa thi đậu vào đại học, chị ta bị chó dại cắn và qua một cơn bệnh thập tử nhất sinh, chị ta thoát chết. Từ đó chị ta nhận thấy mình có khả năng tiếp xúc được với người chết nghĩa là có thể nhìn thấy người chết và nói chuyện được với họ. Nói chuyện trước đông đảo cử tọa tại Hà Nội và trả lời phỏng vấn, nhà ngoại cảm nữ này- đã tốt nghiệp đại học, hiện công tác tại trường đại học Quản Trị Kinh Doanh Hà Nội và cũng là thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học- cho rằng chết không phải là hết và rằng người “cõi âm” rất sợ bị lãng quên, họ mong mỏi sự quan tâm của người thân.
Nêu lên chuyện này chỉ muốn nói lên rằng chính người cộng sản vô thần càng ngày càng tin tưởng có một thế giới khác sau cuộc sống hiện tại và họ cũng tin rằng người đã qua đời vẫn cần đến người còn sống. Trong khi đó, thật đáng buồn, không ít người Kitô hữu vốn có niềm tin vào cuộc sống đời sau lại chạy theo cách sống như là chết là hết và vì vậy họ đã dễ dàng lãng quên những người qúa cố.
Tôi nhớ có đọc được ở đâu đó một mẩu chuyện kể rằng một ngày nọ một bà mẹ hối thúc người con trai đi lễ cầu nguyện cho thân phụ của anh vào ngày giỗ của thân phụ anh. Nhưng người con trai lười biếng không muốn đi lễ đã tìm cách thoái thác cho rằng “Lên thì đã lên rồi, xuống thì cũng đã xuống rồi”. Câu nói của anh thanh niên này cho thấy anh không hề quan tâm đến người cha đã chết và cũng không hiểu rằng lời cầu nguyện của người còn sống có sức cứu thoát những linh hồn khỏi luyện ngục. Nếu anh ta đọc những sách nói về cuộc sống đời sau kể về một số trường hợp các linh hồn ở luyện ngục được Chúa cho phép trở về trần gian để xin người còn sống cầu nguyện cho họ thì anh ta sẽ thấy việc cầu nguyện cho người chết là khẩn thiết đến chừng nào. Nhiều linh hồn đã phải ở luyện ngục hàng mấy chục năm trời vì thiếu lời cầu nguyện của người còn sống.
Lúc còn ở Việt Nam tôi biết có một gia đình thường xin lễ và tổ chức đọc kinh cho bà mẹ trong mấy năm liên tiếp sau khi bà cụ mất. Nhưng rồi đến một năm, gia đình thôi không xin lễ nữa và những lời kinh cầu nguyện cho bà cụ cũng không còn nữa. Hỏi ra mới biết những người trong gia đình cho rằng bà cụ đã được lên thiên đàng rồi nên không cần phải xin lễ hay đọc kinh cầu nguyện cho cụ nữa.
Tôi thật sự kinh ngạc và không thể nào đồng ý với lập luận này nhưng là chuyện của gia đình người ta mình đâu có quyền xen vào. Không biết phải làm gì, tôi đem câu chuyện trình bày với một vị có uy tín với hy vọng tìm được người đồng minh với mình. Nào ngờ, trái với những gì tôi trông đợi, vị này đã cho tôi câu trả lời cộc lốc: lên thiên đàng rồi thì còn cầu nguyện làm gì.
Ai chả biết những linh hồn đã được lên thiên đàng tức là đã được làm thánh. Mà đã làm thánh thì còn cần ai cầu nguyện cho nữa. Nhưng vấn đề là làm sao người phàm có thể biết được một linh hồn nào đó đã được lên thiên đàng. Căn cứ vào đâu để xác định được rằng bà cụ đã được lên thiên đàng. Điều tôi muốn nói đến là liệu gia đình kia có đúng không khi họ bảo rằng bà cụ đã lên thiên đàng? Bởi vì ai cũng biết một linh hồn được lên thiên đàng là quyền của Chúa chứ không phải con người có thể định đoạt. Một linh hồn được cứu rỗi là nhờ vào lòng từ bi, nhân hậu và thương xót của Chúa chứ không phải là do công trạng của linh hồn đó.
Tôi cũng tin rằng khi ta cầu nguyện cho một linh hồn mà linh hồn đó đã được lên thiên đàng rồi thì vì ở trong một giáo hội hiệp thông, một linh hồn khác sẽ được Chúa cho hưởng lời cầu nguyện đó. Và rồi linh hồn này khi được lên thiên đàng sẽ cầu nguyện lại cho chúng ta. Do đó lời cầu nguyện không bao giờ là vô ích mà lúc nào cũng cần thiết và có ích cho phần rỗi các linh hồn.
Có nhiều người rất quan tâm đến việc cầu nguyện cho các linh hồn, nhất là những linh hồn mồ côi. Linh hồn mồ côi theo cách hiểu thông thường là những linh hồn bị lãng quên hay là ít được cầu nguyện cho. Trong ý nghĩa này có ý kiến táo bạo cho rằng những linh mục cao tuổi sau khi qua đời cũng dễ trở thành linh hồn mồ côi. Là vì đến khi đó thì ông bà cố đều đã mất, anh chị em nhiều khi cũng không còn, linh mục lại không có con cái, giáo dân thì cứ nghĩ linh mục dễ lên thiên đàng và thế là linh mục bị rơi vào tình trạng… mồ côi.
Viết đến đây tôi nhớ đến một mẩu chuyện liên quan đến cha Francis Holland, một linh mục người Mỹ được mọi giáo dân trong cộng đoàn của chúng tôi yêu mến. Một lần cha đến nhà quàn để cùng với giáo dân Việt Nam cầu nguyện cho một giáo dân trong cộng đoàn mới qua đời. Tại đây cha đã có dịp tham dự một buổi cầu nguyện cho người qua đời theo kiểu Việt Nam. Buổi cầu nguyện gồm có hát thánh ca, đọc sách Thánh, cầu kinh và cuối cùng thì tất cả những người hiện diện xếp hàng và lần lượt tiến đến trước quan tài rảy nước thánh cho người qúa cố. Cha cũng đi trong hàng người rảy nước thánh cho người qúa cố. Sau đó khi trở về ghế ngồi cha đã nói bằng môt giọng rất chân thành rằng cha rất thích buổi cầu nguyện hôm nay và cha mong muốn khi cha chết cũng sẽ có được một buổi cầu nguyện như vậy. Có phải khi thấy mình tuổi đã gìa sức đã yếu cha đã mơ hồ nghĩ đến cảnh…mồ côi”?
Có một số ý kiến không chấp nhận có linh hồn mồ côi. Những ý kiến này cho rằng không có linh hồn nào là mồ côi theo ý nghĩa là không được cầu nguyện cho. Lý do là vì trong thánh lễ hàng ngày ở phần Kinh Nguyện Thánh Thể, linh mục chủ tế đều “Xin Chúa cũng nhớ đến… mọi người đã qua đời trong tình thương của Chúa, xin cho các linh hồn ấy được vào hướng ánh sáng tôn nhan Chúa”. Mặt khác khi lần hạt mân côi sau mỗi chục kinh đều có lời cầu “ Lạy Chúa Giêsu … Xin đem các linh hồn lên thiên đàng” hay trong kinh Vực Sâu “Lạy Chúa con, xin ban cho các linh hồn được nghỉ ngơi đời đời, và được sáng soi vô cùng. Lạy Chúa con, xin cứu lấy các linh hồn cho khỏi tù ngục mà được nghỉ yên”. Hàng ngày có biết bao nhiêu thánh lễ được dâng trên địa cầu và có biết bao nhiêu người lần hạt mân côi trên thế giới đều nhớ đến mọi linh hồn thì không có linh hồn nào bị bỏ rơi hay là không được cầu nguyện cho.
Tuy nhiên, thiết tưởng cũng không cần phải đặt nặng vấn đề có hay không có linh hồn mồ côi. Thực tế vẫn có những linh hồn cần được cầu nguyện nhiều hơn những linh hồn khác như đã được xác nhận trong lời cầu nguyện được Đức Mẹ dạy tại Fatima “.... xin đưa các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn”. Trong tháng các linh hồn chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn cho những linh hồn đó.
Giáo hội đưa tháng Các linh hồn vào lịch Phụng vụ là muốn nhắc nhở người tín hữu nhớ đến và cầu nguyện cho những người đã ra đi trước chúng ta. Đồng thời Giáo hội cũng muốn cảnh giác chính người tín hữu về cuộc đời chóng qua ở trần gian này. “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro. Một mai người sẽ trở về bụi tro”.
Trong cuộc sống ai cũng có những điều để ưu tư, lo lắng, chuẩn bị … nhưng có lẽ ít ai ưu tư, lo lắng và chuẩn bị cho cái ngày ra đi mà không có ai tránh khỏi. Cái ngày ấy chẳng ai biết trước được. Xin Chúa cho con luôn biết sẵn sàng để lúc nào cũng có thể cất lên lời hát:
“Khi Chúa thương gọi tôi về,
hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ.
Miệng tôi nức vui tiếng cười,
lưỡi tôi vang lời ca hát.
Ngàn dân tung hô, tôi thật vinh phúc”
(Ngày Về: Kim Long)
Lại Thế Lãng
Ở Việt Nam khoảng ba năm trước đây người ta thấy rộ lên những tin tức về một nhà ngoại cảm nữ ở Hà Nội. Báo chí trong nước đua nhau ca tụng thành tích của nhà ngoại cảm này về việc nhờ khả năng giao tiếp được với người “cõi âm”, chị ta đã tìm được nhiều ngôi mộ bị thất lạc hay là xác định được nơi chôn cất của những chiến binh bị chết trong chiến tranh. Qua lời tường thuật của chính đương sự thì năm 1990 khi vừa thi đậu vào đại học, chị ta bị chó dại cắn và qua một cơn bệnh thập tử nhất sinh, chị ta thoát chết. Từ đó chị ta nhận thấy mình có khả năng tiếp xúc được với người chết nghĩa là có thể nhìn thấy người chết và nói chuyện được với họ. Nói chuyện trước đông đảo cử tọa tại Hà Nội và trả lời phỏng vấn, nhà ngoại cảm nữ này- đã tốt nghiệp đại học, hiện công tác tại trường đại học Quản Trị Kinh Doanh Hà Nội và cũng là thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học- cho rằng chết không phải là hết và rằng người “cõi âm” rất sợ bị lãng quên, họ mong mỏi sự quan tâm của người thân.
Nêu lên chuyện này chỉ muốn nói lên rằng chính người cộng sản vô thần càng ngày càng tin tưởng có một thế giới khác sau cuộc sống hiện tại và họ cũng tin rằng người đã qua đời vẫn cần đến người còn sống. Trong khi đó, thật đáng buồn, không ít người Kitô hữu vốn có niềm tin vào cuộc sống đời sau lại chạy theo cách sống như là chết là hết và vì vậy họ đã dễ dàng lãng quên những người qúa cố.
Tôi nhớ có đọc được ở đâu đó một mẩu chuyện kể rằng một ngày nọ một bà mẹ hối thúc người con trai đi lễ cầu nguyện cho thân phụ của anh vào ngày giỗ của thân phụ anh. Nhưng người con trai lười biếng không muốn đi lễ đã tìm cách thoái thác cho rằng “Lên thì đã lên rồi, xuống thì cũng đã xuống rồi”. Câu nói của anh thanh niên này cho thấy anh không hề quan tâm đến người cha đã chết và cũng không hiểu rằng lời cầu nguyện của người còn sống có sức cứu thoát những linh hồn khỏi luyện ngục. Nếu anh ta đọc những sách nói về cuộc sống đời sau kể về một số trường hợp các linh hồn ở luyện ngục được Chúa cho phép trở về trần gian để xin người còn sống cầu nguyện cho họ thì anh ta sẽ thấy việc cầu nguyện cho người chết là khẩn thiết đến chừng nào. Nhiều linh hồn đã phải ở luyện ngục hàng mấy chục năm trời vì thiếu lời cầu nguyện của người còn sống.
Lúc còn ở Việt Nam tôi biết có một gia đình thường xin lễ và tổ chức đọc kinh cho bà mẹ trong mấy năm liên tiếp sau khi bà cụ mất. Nhưng rồi đến một năm, gia đình thôi không xin lễ nữa và những lời kinh cầu nguyện cho bà cụ cũng không còn nữa. Hỏi ra mới biết những người trong gia đình cho rằng bà cụ đã được lên thiên đàng rồi nên không cần phải xin lễ hay đọc kinh cầu nguyện cho cụ nữa.
Tôi thật sự kinh ngạc và không thể nào đồng ý với lập luận này nhưng là chuyện của gia đình người ta mình đâu có quyền xen vào. Không biết phải làm gì, tôi đem câu chuyện trình bày với một vị có uy tín với hy vọng tìm được người đồng minh với mình. Nào ngờ, trái với những gì tôi trông đợi, vị này đã cho tôi câu trả lời cộc lốc: lên thiên đàng rồi thì còn cầu nguyện làm gì.
Ai chả biết những linh hồn đã được lên thiên đàng tức là đã được làm thánh. Mà đã làm thánh thì còn cần ai cầu nguyện cho nữa. Nhưng vấn đề là làm sao người phàm có thể biết được một linh hồn nào đó đã được lên thiên đàng. Căn cứ vào đâu để xác định được rằng bà cụ đã được lên thiên đàng. Điều tôi muốn nói đến là liệu gia đình kia có đúng không khi họ bảo rằng bà cụ đã lên thiên đàng? Bởi vì ai cũng biết một linh hồn được lên thiên đàng là quyền của Chúa chứ không phải con người có thể định đoạt. Một linh hồn được cứu rỗi là nhờ vào lòng từ bi, nhân hậu và thương xót của Chúa chứ không phải là do công trạng của linh hồn đó.
Tôi cũng tin rằng khi ta cầu nguyện cho một linh hồn mà linh hồn đó đã được lên thiên đàng rồi thì vì ở trong một giáo hội hiệp thông, một linh hồn khác sẽ được Chúa cho hưởng lời cầu nguyện đó. Và rồi linh hồn này khi được lên thiên đàng sẽ cầu nguyện lại cho chúng ta. Do đó lời cầu nguyện không bao giờ là vô ích mà lúc nào cũng cần thiết và có ích cho phần rỗi các linh hồn.
Có nhiều người rất quan tâm đến việc cầu nguyện cho các linh hồn, nhất là những linh hồn mồ côi. Linh hồn mồ côi theo cách hiểu thông thường là những linh hồn bị lãng quên hay là ít được cầu nguyện cho. Trong ý nghĩa này có ý kiến táo bạo cho rằng những linh mục cao tuổi sau khi qua đời cũng dễ trở thành linh hồn mồ côi. Là vì đến khi đó thì ông bà cố đều đã mất, anh chị em nhiều khi cũng không còn, linh mục lại không có con cái, giáo dân thì cứ nghĩ linh mục dễ lên thiên đàng và thế là linh mục bị rơi vào tình trạng… mồ côi.
Viết đến đây tôi nhớ đến một mẩu chuyện liên quan đến cha Francis Holland, một linh mục người Mỹ được mọi giáo dân trong cộng đoàn của chúng tôi yêu mến. Một lần cha đến nhà quàn để cùng với giáo dân Việt Nam cầu nguyện cho một giáo dân trong cộng đoàn mới qua đời. Tại đây cha đã có dịp tham dự một buổi cầu nguyện cho người qua đời theo kiểu Việt Nam. Buổi cầu nguyện gồm có hát thánh ca, đọc sách Thánh, cầu kinh và cuối cùng thì tất cả những người hiện diện xếp hàng và lần lượt tiến đến trước quan tài rảy nước thánh cho người qúa cố. Cha cũng đi trong hàng người rảy nước thánh cho người qúa cố. Sau đó khi trở về ghế ngồi cha đã nói bằng môt giọng rất chân thành rằng cha rất thích buổi cầu nguyện hôm nay và cha mong muốn khi cha chết cũng sẽ có được một buổi cầu nguyện như vậy. Có phải khi thấy mình tuổi đã gìa sức đã yếu cha đã mơ hồ nghĩ đến cảnh…mồ côi”?
Có một số ý kiến không chấp nhận có linh hồn mồ côi. Những ý kiến này cho rằng không có linh hồn nào là mồ côi theo ý nghĩa là không được cầu nguyện cho. Lý do là vì trong thánh lễ hàng ngày ở phần Kinh Nguyện Thánh Thể, linh mục chủ tế đều “Xin Chúa cũng nhớ đến… mọi người đã qua đời trong tình thương của Chúa, xin cho các linh hồn ấy được vào hướng ánh sáng tôn nhan Chúa”. Mặt khác khi lần hạt mân côi sau mỗi chục kinh đều có lời cầu “ Lạy Chúa Giêsu … Xin đem các linh hồn lên thiên đàng” hay trong kinh Vực Sâu “Lạy Chúa con, xin ban cho các linh hồn được nghỉ ngơi đời đời, và được sáng soi vô cùng. Lạy Chúa con, xin cứu lấy các linh hồn cho khỏi tù ngục mà được nghỉ yên”. Hàng ngày có biết bao nhiêu thánh lễ được dâng trên địa cầu và có biết bao nhiêu người lần hạt mân côi trên thế giới đều nhớ đến mọi linh hồn thì không có linh hồn nào bị bỏ rơi hay là không được cầu nguyện cho.
Tuy nhiên, thiết tưởng cũng không cần phải đặt nặng vấn đề có hay không có linh hồn mồ côi. Thực tế vẫn có những linh hồn cần được cầu nguyện nhiều hơn những linh hồn khác như đã được xác nhận trong lời cầu nguyện được Đức Mẹ dạy tại Fatima “.... xin đưa các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn”. Trong tháng các linh hồn chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn cho những linh hồn đó.
Giáo hội đưa tháng Các linh hồn vào lịch Phụng vụ là muốn nhắc nhở người tín hữu nhớ đến và cầu nguyện cho những người đã ra đi trước chúng ta. Đồng thời Giáo hội cũng muốn cảnh giác chính người tín hữu về cuộc đời chóng qua ở trần gian này. “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro. Một mai người sẽ trở về bụi tro”.
Trong cuộc sống ai cũng có những điều để ưu tư, lo lắng, chuẩn bị … nhưng có lẽ ít ai ưu tư, lo lắng và chuẩn bị cho cái ngày ra đi mà không có ai tránh khỏi. Cái ngày ấy chẳng ai biết trước được. Xin Chúa cho con luôn biết sẵn sàng để lúc nào cũng có thể cất lên lời hát:
“Khi Chúa thương gọi tôi về,
hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ.
Miệng tôi nức vui tiếng cười,
lưỡi tôi vang lời ca hát.
Ngàn dân tung hô, tôi thật vinh phúc”
(Ngày Về: Kim Long)
Lại Thế Lãng