Dan Lee
10-31-2008, 10:24 PM
“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”
Ngoài nghĩa trang trên phần mộ người đã qua đời thường có tấm bia ghi khắc tên tuổi, quê quán, ngày chào đời cùng ngày qua đời của người nằm dưới nấm mộ. Đó là dấu tích ghi nhớ lại người đã qúa cố. Và cũng có những phần mộ được chôn chung vô danh không còn hay không có dấu tích gì ghi lại nhớ đến người đã qúa cố nữa.
Đức tin Công giáo hướng tầm nhìn cách khác: Tận sâu trong đáy tâm hồn, luôn có sẵn niềm trông mong hy vọng về một đời sống. Một đời sống mà sự chết không làm cho bị tiêu tan đi được.Và như thế không ai bị quên lãng, không ai bị tiêu tan mất tên.
Hằng năm người tín hữu Chúa Kitô dành ngày 02.11. nhớ đến tất cả những người đã qua đời, dù họ là người không quen biết, dù tên tuổi họ không được ghi khắc, hay không còn bất cứ dấu vết gì để lại, dù họ đã bị đẩy lui vào vòng quên lãng không còn ai người thân người quen nhớ tới nữa.
Vào ngày này Giáo Hội dâng Thánh lễ cầu nguyện nhớ tới mọi người đã qúa cố, dù là những trẻ em đã qua đời vì bị bệnh tật, vì nghèo đói thiếu ăn thiếu thuốc men, thiếu dinh dưỡng, hay những thai nhi đã bị khai tử ngay từ trong cung lòng mẹ.
Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống không quên họ. Và Giáo Hội cũng không quên họ. Vì thế, như mỗi Thánh lễ, tưởng nhớ cầu nguyện cho họ là một lễ mừng đức tin, một lễ mừng Chúa phục sinh.
Khi qua đời, với niềm tin Công giáo, đó là sự sống thay đổi, chứ không bị biến mất đi. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta biết rằng, ai cũng có ngày chào đời và cũng đều có ngày chấm dứt đời sống trần gian.
Đức tin không làm ta sống mãi mãi trên trần gian, và cũng không làm tiêu tan nghĩa trang nấm mồ.
Đức tin chỉ ra con đường sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa: Chết không phải là hết, là chấm dứt, nhưng là bắt đầu một đời sống mới bên ngai Thiên Chúa.
Trong dân gian có câu ngạn ngữ “ Không có gì cản ngăn chống lại được sự chết”. Phải, cho dù phương pháp y khoa tối tân, hay môn thuốc thần dược thượng hạng cũng không cản ngăn được ngày giờ sau cùng của đời sống con người.
Nhưng Chúa Giêsu lại nói: Thầy là Bành hằng sống ( Ga 6,35). Và nơi khác Ngài qủa quyết rõ hơn: Ai ăn Bánh Thầy ban, sẽ được sống, cho dù đã chết!
Như thế, phải chăng Bánh của Chúa Giêsu cản ngăn được sự chết?
Không, Ngài không có nói như vậy.
Trong Thánh lễ người tín hữu Công giáo cử hành lễ tế tạ ơn Thiên Chúa chung quanh bàn tiệc Thánh Thể Chúa Giêsu. Chung quanh bàn tiệc Thánh Thể bao gồm hết tất cả mọi người: Các Thánh trên trời, những người đã qua đời và mọi người còn đang sống trên trần gian. Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu vươn tới cùng nối kết tất cả mọi người lại với nhau. Đó là điều cần thiết cho sự sống.
Con đường dẫn tới đời sống vĩnh cữu bắt đầu từ ngày nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội. Chúa Giêsu hằng cùng đồng với trong đời sống. Sứ điệp từ phần mộ nấm mồ nói về cái chết, chúng ta ghi nhớ trong tâm hồn.
Với lòng tin tưởng cùng niềm hy vọng, chúng ta sống đời lữ hành trên trần gian, cùng xác tín có đời sống vĩnh cửu mai sau cho con người.
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Ngoài nghĩa trang trên phần mộ người đã qua đời thường có tấm bia ghi khắc tên tuổi, quê quán, ngày chào đời cùng ngày qua đời của người nằm dưới nấm mộ. Đó là dấu tích ghi nhớ lại người đã qúa cố. Và cũng có những phần mộ được chôn chung vô danh không còn hay không có dấu tích gì ghi lại nhớ đến người đã qúa cố nữa.
Đức tin Công giáo hướng tầm nhìn cách khác: Tận sâu trong đáy tâm hồn, luôn có sẵn niềm trông mong hy vọng về một đời sống. Một đời sống mà sự chết không làm cho bị tiêu tan đi được.Và như thế không ai bị quên lãng, không ai bị tiêu tan mất tên.
Hằng năm người tín hữu Chúa Kitô dành ngày 02.11. nhớ đến tất cả những người đã qua đời, dù họ là người không quen biết, dù tên tuổi họ không được ghi khắc, hay không còn bất cứ dấu vết gì để lại, dù họ đã bị đẩy lui vào vòng quên lãng không còn ai người thân người quen nhớ tới nữa.
Vào ngày này Giáo Hội dâng Thánh lễ cầu nguyện nhớ tới mọi người đã qúa cố, dù là những trẻ em đã qua đời vì bị bệnh tật, vì nghèo đói thiếu ăn thiếu thuốc men, thiếu dinh dưỡng, hay những thai nhi đã bị khai tử ngay từ trong cung lòng mẹ.
Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống không quên họ. Và Giáo Hội cũng không quên họ. Vì thế, như mỗi Thánh lễ, tưởng nhớ cầu nguyện cho họ là một lễ mừng đức tin, một lễ mừng Chúa phục sinh.
Khi qua đời, với niềm tin Công giáo, đó là sự sống thay đổi, chứ không bị biến mất đi. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta biết rằng, ai cũng có ngày chào đời và cũng đều có ngày chấm dứt đời sống trần gian.
Đức tin không làm ta sống mãi mãi trên trần gian, và cũng không làm tiêu tan nghĩa trang nấm mồ.
Đức tin chỉ ra con đường sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa: Chết không phải là hết, là chấm dứt, nhưng là bắt đầu một đời sống mới bên ngai Thiên Chúa.
Trong dân gian có câu ngạn ngữ “ Không có gì cản ngăn chống lại được sự chết”. Phải, cho dù phương pháp y khoa tối tân, hay môn thuốc thần dược thượng hạng cũng không cản ngăn được ngày giờ sau cùng của đời sống con người.
Nhưng Chúa Giêsu lại nói: Thầy là Bành hằng sống ( Ga 6,35). Và nơi khác Ngài qủa quyết rõ hơn: Ai ăn Bánh Thầy ban, sẽ được sống, cho dù đã chết!
Như thế, phải chăng Bánh của Chúa Giêsu cản ngăn được sự chết?
Không, Ngài không có nói như vậy.
Trong Thánh lễ người tín hữu Công giáo cử hành lễ tế tạ ơn Thiên Chúa chung quanh bàn tiệc Thánh Thể Chúa Giêsu. Chung quanh bàn tiệc Thánh Thể bao gồm hết tất cả mọi người: Các Thánh trên trời, những người đã qua đời và mọi người còn đang sống trên trần gian. Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu vươn tới cùng nối kết tất cả mọi người lại với nhau. Đó là điều cần thiết cho sự sống.
Con đường dẫn tới đời sống vĩnh cữu bắt đầu từ ngày nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội. Chúa Giêsu hằng cùng đồng với trong đời sống. Sứ điệp từ phần mộ nấm mồ nói về cái chết, chúng ta ghi nhớ trong tâm hồn.
Với lòng tin tưởng cùng niềm hy vọng, chúng ta sống đời lữ hành trên trần gian, cùng xác tín có đời sống vĩnh cửu mai sau cho con người.
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long