PDA

View Full Version : M - Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (55)



Dan Lee
10-31-2008, 10:38 PM
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (55)

541. Một quả bom nổ vang, làm sửng sốt mọi người công giáo

Nhiều người công giáo lúc bấy giờ, quan niệm rằng nhơn đức, thánh thiện, là cái gì xa biệt và nghịch lại với bản tính con người. Họ cho rằng Phúc Âm và thế gian không thể nào đi đôi được: vì Phúc Âm chỉ bày ra một bộ mặt khắc khổ, buồn bực, còn thế gian thì quá vui vẻ và quyến rũ. Họ cho rằng chỉ có những người đi tu mới sống nhơn đức, thánh thiện được, còn những người ở đời thì không thể nào sống thánh.
Trong lúc nhiều người đang ôm ấp những tư tưởng sai lạc như thế về Đạo Chúa và về thế gian, thì bỗng nhiên một quả bom nổ vang, làm mọi người sững sốt: đó là cuốn sách “Nhập môn vào đời sống nhơn đức” của Đức Giám mục Phanxicô Salêsiô, trong đó ngài chủ trương rằng:
- Dù ở địa vị nào, sang hay hèn, giàu có hay nghèo khổ, đi tu hay ở đời, ai cũng có thể nên thánh được cả.
- Trang điểm, tiệc tùng, sắc đẹp đều tốt cả, chỉ có những gì chúng ta lạm dụng mới ra xấu.
- Nét dặc biệt của người công giáo không phải là sự thui thủi cô độc, sự yếm thế bi quan, hay là những điều kỳ dị trong cách ăn nét ở, nhưng là sự bình an trong tâm hồn, sự vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự, sự chịu đựng anh dũng những cơn đau đớn và thử thách Chúa gởi đến, cười vui trong những hồi rất đau xót, sống yêu thương những ai túng đói, và luôn vui sống với Chúa trong lời cầu nguyện và trong nguyện gẫm.

542. Đức Hồng Y Newman khích lệ chúng ta nên thánh hiện nay thế nào?

Phải làm thế nào để nên thánh?
Muốn nên thánh, trước hết phải ngủ dậy theo giờ đã định và phải đi ngủ đúng giờ đã định.
Khi đọc kinh dâng lễ, hãy làm cho sốt sắng, đừng cố ý lo ra.
Lòng trí đừng suy nghĩ những điều xấu xa dơ bẩn.
Khi ăn, khi uống, hay khi làm bất cứ việc gì, hãy làm vì lòng yêu Chúa và làm cho sáng danh Chúa.
Cố gắng năng nguyện gẫm vắn tắt (khi rảnh một vài phút, suy về Chúa, về Mẹ, về các sự đời đời, …).
Tối đến, xét mình trước khi đi ngủ.

543. Thánh, tựu trung là gì?

Chúng ta thấy các vị thánh đều khác nhau: thánh đàn ông sống khác thánh đàn bà; thánh người Á Đông sống khác thánh người Âu Mỹ Phi Úc; thánh đi tu khác thánh ở đời; trẻ em nên thánh theo trẻ em, người lớn nên thánh theo người lớn; có thánh thì ưa hoạt động, có thánh thì ưa trầm tĩnh; mỗi thời đại, mỗi loại thánh; mỗi hoàn cảnh, mỗi cách thánh; mỗi hạng người, mỗi kiểu thánh; mỗi lứa tuổi, mỗi cách thánh; mỗi tính tình, mỗi lối thánh; mỗi dân tộc, mỗi hội nhập văn hóa thánh.
Nhưng tựu trung, thánh là bắt chước Chúa Giêsu, nên giống Chúa Giêsu, sống theo lời Chúa Giêsu dạy, đi trên con đường trọn lành thánh thiên do Chúa Giêsu vạch ra.
Như những người học trò gương mẫu luôn nhìn vào ông thầy để xem ông làm gì mà bắt chước làm theo, chúng ta cũng phải luôn hướng về Chúa để sống cuộc đời thánh thiện.
Mỗi người chúng ta phải luôn có Chúa Giêsu trong quả tim để yêu mến Ngài, luôn có Chúa Giêsu trong đầu óc để suy gẫm về Ngài, luôn có Chúa Giêsu trong đôi tay để nắm lấy Ngài, luôn có Chúa Giêsu trước đôi mắt để theo dõi Ngài.
Các thánh là những người bắt chước Chúa Giêsu thật đúng, thật sát và thật hay. Đời sống của các thánh là những bản phôtôcôpi hết sức trung thực của đời sống Chúa Giêsu.

544. Suy về Luyện ngục

Trí khôn chúng ta suy có luyện ngục vì Chúa thánh thiện vô cùng nhưng Chúa cũng công bình vô cùng.
Chúng ta biết có hai loại hình phạt trong Luyện ngục: hình phạt không được hưởng Nhan Thánh Chúa (tuy tạm thời, như rất đau khổ), hình phạt thanh tẩy (cũng giống như những hình phạt trong hoả ngục, chỉ khác một điều là có thể chấm dứt khi đã được hoàn toàn thanh tẩy).
Chúng ta có thể giúp các linh hồn trong Luyện ngục bằng nhiều cách: bằng sự cầu nguyện (nhất là dự lễ, rước Chúa, viếng Chúa, xin lễ), bằng cách nhường ân xá, đại xá (có nhiều ân xá, đại xá chúng ta hưởng đi trong đời sống đức tin, chúng ta hãy nhường lại cho Các Đẳng và Bấy Nhiêu Linh Hồn trong gia đình chúng ta), bằng sự bác ái bố thí cho những người nghèo, bằng sự hy sinh hãm mình đền tội thay cho các linh hồn trong Luyện ngục, vân vân …
Chúng ta biết các linh hồn trong Luyện ngục đang thông công với chúng ta bằng cách cầu bàu cho chúng ta trước mặt Chúa.
Chúng ta học được nhiều bài học hữu ích mà các linh hồn trong Luyện ngục răn dạy chúng ta: đừng bắt chước tôi vì xưa kia, tôi đã khinh tội nhẹ; vì xưa kia, tôi đã biếng nhác hãm mình đền tội; vì xưa kia, tôi đã dùng thời giờ không nên; vì xưa kia, tôi đã không thương người; vân vân …

545. Đạo Công giáo là Đạo của sự chểt.

Ngày nào, Giáo Hội cũng dạy con cái mình lời cầu nguỵện xa xưa nhất cho kẻ chết: “Xin cho các linh hồn được nghỉ ngơi bằng an.”
Ngày nào, người công giáo cũng âu yếm nhìn lên Cây Thánh Giá để thấy Chúa Giêsu chết.
Ngày nào, người công giáo cũng sốt sắng làm Dấu Thánh Giá để kính nhớ sự Chúa Giêsu chết, để in cái chết của Chúa Giêsu trên thân xác mình.
Sáng nào, khi vừa thức dậy, cũng như mỗi tối trước khi đi ngủ, người công giáo nào cũng xin cho được khỏi phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp trong kinh Cám Ơn Chúa.
Ngày nào, từ sáng đến tối, thế nào môi miệng người công giáo cũng nhiều lần lặp đi lặp lại lời cầu nguyện với Mẹ Maria trong kinh Kính Mừng: cầu cho con là kẻ có tội khi nầy và trong giờ lâm tử.
546. Đạo công giáo là Đạo hiệp thông với người chết.
Khi biết được trái tim của con cái mình thôi đánh, Giáo Hội là Mẹ, liền dạy đánh chuông để báo cho mọi người biết một linh hồn đã được Chúa gọi về.
Khi nghe tiếng chuông báo tử nầy, anh chị em trong giáo xứ đến nhà người vừa qua đời, đọc kinh, cầu nguyện, tẩm liệm theo nghi thức của Giáo Hội.
Và kìa, xác người chết được rước trọng thể đến Nhà Thờ, được đặt bên cạnh Cây Nến Phục Sinh, được đặt ngay trước Nhà Chầu của Chúa Giêsu, để đưuợc gần quả tim của Ngài.
Rồi thánh lễ được long trọng cử hành, nói lên việc Giáo Hội cung kính xác người chết như thánh nữ Mađalêna cung kính Xác Thánh của Chúa Giêsu.
Sau Thánh Lễ, linh mục, đại diện Giáo Hội, lên đường đi tống táng, từ Nhà Thờ ra đến Đất Thánh. Nơi đây, linh mục làm phép huyệt để thánh hoá nơi người chết được an táng, và nói lên cho mọi người nghe những lời hy vọng tuiyệt vời: chúng ta hãy gởi xác người thân yêu ở lại đây, đợi ngày sống lại, sẽ gặp nhau lại trên nước thiên đàng.
Như vậy, Đạo Công giáo là Đạo của người sống cũng như Ddaoj của người chết.
Ôi, Đạo Công giáo quá an ủi, quá hấp dẫn, quá tuyệt vời!

547. Bài học của cái chết

Cái chết cho chúng ta thấy cuộc sống mong manh, vắn vỏi.
Cái chết cho chúng ta thấy từng giây từng phút trôi qua trong cuộc sống của chúng ta, thật vô cùng quý báu.
Cái chết mời gọi chúng ta luôn tĩnh thức vì thường xảy đến rất bất ngờ.
Cái chết nhắc nhở chúng ta chỉ là những khách lữ hành đang đi trên đường về Quê Trời vĩnh cửu sau nầy.

548. Hạnh phúc của tuổi trẻ và của tuổi già

Hạnh phúc của tuổi trẻ là được sống yêu đời, được làm việc say mê và đem lại những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời.
Hạnh phúc của tuổi già là được nhìn lại những năm tháng tuổi trẻ đầy ý nghĩa của mình. . (Chìa Khoá Sống Thanh Thản)

549. Làm thế nào để chận đứng tai họa phát sinh?

Tai họa khởi nguồn từ những chi tiết nhỏ.
Chúng ta hay xem nhẹ, lơ là những tiểu tiết. Kết quả cái sảy nảy cái ung, khiến công việc khó tiến hành, tình hình ngày một xấu đi.
Cần phát hiện vấn đề ở những chi tiết nhỏ. Nếu không, một khi sơ suất, sẽ dẫn đến việc rối ren, hoang mang, căng thẳng.
Hãy tập trung tinh lực làm việc.
Khi phát hiện vấn đề, dù là khuyết điểm lớn hay nhỏ, cần giải quyết kịp thời. Đó mới là bí quyết chận đứng tai hoạ phát sinh. (Trí Tuệ Của Sự Thành Công)

550. Đừng nhút nhát, nhưng hãy dũng cảm!

Nếu chưa chắc chắn, thì bạn đừng hành động.
Những nghi ngờ và do dự của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc bạn đang muốn thực hiện.
Tính nhút nhát sẽ không mang lại điều gì, ngoài sự thất bại.
Những lỗi lầm mà bạn mắc phải khi dũng cảm dấn thân, sẽ dễ dàng được sửa chữa bằng một lòng dũng cảm hơn.
Lòng dũng cảm thì luôn được ca ngợi, còn tính nhút nhát thì không (Robert Greene) (Khám Phá Sức Mạn Bản Thân)

LM Nguyễn Vinh Gioang