Dan Lee
11-02-2008, 10:01 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (58)
581. Người thánh có thể là người không có gì lạ lùng.
Đức Mẹ là Nữ Vương Các Thánh nhưng Ngài đã sống một cuộc đời bên ngoài không có gì lạ lùng.
Có nhiều vị đại thánh, khi sống, không được ai chú ý gì cả. Đức Giáo Hoàng Piô XI nói:
- “Nếu chị thánh Têrêxa không viết tiểu sử của mình trong “Truyện Một Linh Hồn”, thì chắc chắn không ai biết được một bậc thánh lớn nhất của thời đại chúng ta.”
582. Người thánh là người biết vươn lên.
Bạn đừng tưởng các thánh đã tử tế ngay khi mới chào đời. Họ cũng phạm tội, cũng có nhiều khiếm khuyết, nhưng họ đã biết cố gắng sửa mình, cố gắng vươn lên.
Hãy xem gương thánh Phanxicô Salêsiô. Lúc nhỏ, ngài vung văng nóng giận rất dễ dàng. Về sau, ngài nổi tiếng là một người rất hiền lành.
Bạn cũng đừng nghĩ lầm rằng các thánh không có tình dục hổn loạn.
Thánh Augustinô thú nhận:
- “Ai có thể nhớ lại các tội lỗi tôi đã phạm trong thời thơ ấu? Chúa ôi! Ai có thể trong sạch trước mặt Chúa, dẫu em bé mới sinh một ngày?”
Thánh Canisiô cũng thú nhận:
- “Hồi đó, tôi đã có đủ mọi tính xấu… Tôi đã lao mình theo các sự đam mê như con lừa bất kham.”
Dầu vậy, Augustinô và Canisiô đã nên thánh rất lớn.
583. Nên thánh không khó như con tưởng
Ngày kia, cha Dan nói chuyện với một người thợ sắp chữ in. Cha đặt câu hỏi:
- “Con có bao giờ nghĩ rằng mình phải nên thánh không?”
Người thợ đơn sơ trả lời:
- “Thưa cha, khó quá vì từ mai đến tối, con phải sắp chữ để in, không có thời giờ để nghĩ đến việc nên thánh.”
Cha Dan động viên:
- “Nên thánh không khó gì đâu. Nên thánh không cần phải làm điều chi lạ. Khi con sắp chữ, con sắp vì Chúa, con làm vì lòng kính mến Chúa.”
Người thợ thuận lời:
- “Dạ, để con thử.”
Vài ngày sau, người thợ đến tìm cha Dan và nói:
- “Thưa cha, nên thánh không khó như con đã tưởng.”
584. Cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục
Giáo Hội dạy chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục vì các linh hồn nầy đã hết thời ăn năn đền tội, nên cần đến sự cầu nguyện, hy sinh và các việc lành của chúng ta.
Nhưng còn một lý do khác mà các thánh thúc đẩy chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục, là vì các linh hồn nầy cầu nguyện cho chúng ta.
Thánh nữ Gertruđê rất thương mến các linh hồn trong Luyện ngục. Ngày kia, Chúa Giêsu hiện ra, phán với vị thánh nầy:
-“Hỡi con, con hãy vui mừng. Con sẽ không qua Luyện tội. Và tất cả những linh hồn con đã cứu khỏi Luyện tội, sẽ đến rước con vào thiên đàng.”
585. Chỉ một mình Chúa Giêsu là Đấng đã thắng cái chêt.
Khi còn sống, Chúa Giêsu nói rõ:
- “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình.” (Ga 10,18)
Và Chúa Giêsu còn đưa ra một lời tiên tri táo bạo về sự sống lại của Ngài:
- “Thầy bị giết, nhưng ngày thứ ba, Thầy sẽ sống lại.” (Mt 16,21)
Trên núi Canvariô, quân nghịch nhạo cười Chúa Giêsu đang hấp hối trên thập giá:
- “Ông Kitô vua Israen ấy, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin.” (Mc 15,32)
Chúa Giêsu im lặng, không trả lời.
Đối với Chúa Giêsu lúc đó, xuống khỏi thập giá cũng dễ dàng như khi Ngài ra lệnh cho bão táp lặng im, cho người bất toại bước đi, cho Ladarô sống lại sau khi đã chôn nhiều ngày trong mồ.
Nhưng Chúa Giêsu muốn dành cho loài người chúng ta một sự lạ lùng vĩ đại hơn nhiều: Ngài muốn chết như mọi người trong chúng ta, bị đem chôn chặt trong mồ, để rồi từ trong ngôi mộ - ngôi mộ mà từ xưa đến nay, và từ nay cho đến tận thế, đè bẹp tất cả những ai nằm trong đó, không cho ai ngóc đầu chổi dậy – Ngài tung mồ sống lại sau khi chết chôn ba ngày trong đó.
Vì Chúa Giêsu là Con Đức Chúa Trời!
586. Phương thế linh diệu để thắng các cơn cám dỗ
Một thanh niên truỵ lạc đến gặp cha Philiphê Nêri và thú thật:
- “Lạy cha, con muốn sửa mình mà không thể được. Các cơn cám dỗ mạnh quá, mạnh hơn con nhiều.”
Cha Philiphê khuyên:
- “Con hãy can đảm. Mỗi ngày, con đọc một kinh”Lạy Nữ Vương”, và suy đến cái chết. Con tưởng tượng khi con chết, thân xác nằm dưới đất, đôi mắt con lúc đó thối tha, xác thịt con lúc đó hôi hám, lỗ miệng con lúc đó đầy sâu bọ, và con nói: “Vì những cái như thế nầy mà tôi mà tôi mất thiên đàng à!”
Chàng thanh niên vâng lời.
Chàng giữ lời hứa. Chàng thắng được các cơn cám dỗ một lần, hai lần, nhiều lần, và suốt đời.
587. Thời giờ ở trong tay Chúa.
Một ông chủ nhà băng người Anh rất giàu. Ông đau bệnh màng óc.
Bác sĩ danh tiếng đến khám bệnh, lạnh lùng nói:
- “Ngài không sống được ba giờ nữa!”
Người bệnh yêu cầu:
- “Xin bác sĩ làm thế nào cho tôi sống được tới mai để tôi thanh toán các công việc. Tôi sẽ thưỏng bác sĩ mười vạn đồng.”
Bác sĩ danh tiếng, lắc đầu, bất lực:
- “Thưa ngài, bác sĩ chúng tôi có thể cho toa để ngài đi mua thuốc, nhưng bác sĩ chúng tôi không bán thời giờ được. Thời giờ ở trong tay Chúa.”
588. Hãy để người khác thắng chúng ta trong những việc nho nhỏ.
Constant, người hầu phòng thân cận nhất của Hoàng đế Nã Phá Luân, thường hầu bi da Hoàng hậu Joséphine.
Trong cuốn “Ký ức về đời tư của Nã Phá Luân”, ông viết: “Tuy tôi chơi bi da rất giỏi, nhưng tôi cũng cố ý nhường cho Hoàng hậu thắng tôi, mà được vậy, Hoàng hậu rất vui lòng.”
Ta nên luôn luôn nhờ bài học đó: ta hãy để cho khách hàng, bạn bè, người yêu và bạn trăm năm của ta thắng ta trong những cuộc tranh biện nho nhỏ mà không tránh được. (Đắc Nhân Tâm: Bí Quyết Thành Công)
589. Sai lầm thường đến khi nào?
Một người đàn ông nổi tiếng về tài trèo cây, hướng dẫn cho chàng trai trẻ trèo lên một cây cao. Ông yêu cầu chàng trai trèo lên chặt ngọn cây nầy.
Trong suốt thời gian đó, khi chàng trai đang ở trong tình huống cực kỳ nguy hiểm, ông vẫn giữ im lặng, không nói một lời nào.
Chỉ đến khi chàng trai xuống được một nữa, ông mới nói lớn:
- “Cẩn thận! Hãy coi chừng!”
Quá đổi ngạc nhiên, tôi (Kenkô) hỏi ông:
- “Ông nói vậy để làm gì? Ở độ cao nầy, an toàn hơn nhiều khi nãy chứ?”
- “Đó mới là vấn đề.” - ông nói - “Khi cậu ta trèo lên đến độ cao nguy hiểm như lúc nầy và có thể ngã bất cứ lúc nào, thì cậu ta khắc biết cách để cẩn thận hơn, nên tôi không cần phải nhắc nhở. Nhưng sai lầm thường đến khi người ta đã ở những vị trí tưởng chừng như an toàn.” (Khám Phá Sức Mạnh Bản Thân)
590. Làm sao để có lợi cho người lãnh đạo đưa ra quyết sách?
Một công ty Mỹ thực hiện một quy tắc gọi là “quy tắc năm phút.”, “bất cứ ai cũng có thể đưa ra kiến nghị”, tham dự quyết sách.
Trong hội nghị, không cho phép ai được đàn áp ý kiến người khác. Người chủ trì, đặc biệt là người lãnh đạo, không phát biểu ý kiến để tránh gây trở ngại cho bầu không khí tự do của hội nghị.
Cách làm nầy rất hữu hiệu ở phương diện tìm kiếm ý tưởng mang tính sáng tạo và quan niệm mới. Người lãnh đạo có thể lắng nghe các loại ý kiến khác nhau. Điều nầy rõ ràng có lợi cho việc đưa ra quyết sách. (Lòng Tự Tin)
LM Nguyễn Vinh Gioang
581. Người thánh có thể là người không có gì lạ lùng.
Đức Mẹ là Nữ Vương Các Thánh nhưng Ngài đã sống một cuộc đời bên ngoài không có gì lạ lùng.
Có nhiều vị đại thánh, khi sống, không được ai chú ý gì cả. Đức Giáo Hoàng Piô XI nói:
- “Nếu chị thánh Têrêxa không viết tiểu sử của mình trong “Truyện Một Linh Hồn”, thì chắc chắn không ai biết được một bậc thánh lớn nhất của thời đại chúng ta.”
582. Người thánh là người biết vươn lên.
Bạn đừng tưởng các thánh đã tử tế ngay khi mới chào đời. Họ cũng phạm tội, cũng có nhiều khiếm khuyết, nhưng họ đã biết cố gắng sửa mình, cố gắng vươn lên.
Hãy xem gương thánh Phanxicô Salêsiô. Lúc nhỏ, ngài vung văng nóng giận rất dễ dàng. Về sau, ngài nổi tiếng là một người rất hiền lành.
Bạn cũng đừng nghĩ lầm rằng các thánh không có tình dục hổn loạn.
Thánh Augustinô thú nhận:
- “Ai có thể nhớ lại các tội lỗi tôi đã phạm trong thời thơ ấu? Chúa ôi! Ai có thể trong sạch trước mặt Chúa, dẫu em bé mới sinh một ngày?”
Thánh Canisiô cũng thú nhận:
- “Hồi đó, tôi đã có đủ mọi tính xấu… Tôi đã lao mình theo các sự đam mê như con lừa bất kham.”
Dầu vậy, Augustinô và Canisiô đã nên thánh rất lớn.
583. Nên thánh không khó như con tưởng
Ngày kia, cha Dan nói chuyện với một người thợ sắp chữ in. Cha đặt câu hỏi:
- “Con có bao giờ nghĩ rằng mình phải nên thánh không?”
Người thợ đơn sơ trả lời:
- “Thưa cha, khó quá vì từ mai đến tối, con phải sắp chữ để in, không có thời giờ để nghĩ đến việc nên thánh.”
Cha Dan động viên:
- “Nên thánh không khó gì đâu. Nên thánh không cần phải làm điều chi lạ. Khi con sắp chữ, con sắp vì Chúa, con làm vì lòng kính mến Chúa.”
Người thợ thuận lời:
- “Dạ, để con thử.”
Vài ngày sau, người thợ đến tìm cha Dan và nói:
- “Thưa cha, nên thánh không khó như con đã tưởng.”
584. Cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục
Giáo Hội dạy chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục vì các linh hồn nầy đã hết thời ăn năn đền tội, nên cần đến sự cầu nguyện, hy sinh và các việc lành của chúng ta.
Nhưng còn một lý do khác mà các thánh thúc đẩy chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục, là vì các linh hồn nầy cầu nguyện cho chúng ta.
Thánh nữ Gertruđê rất thương mến các linh hồn trong Luyện ngục. Ngày kia, Chúa Giêsu hiện ra, phán với vị thánh nầy:
-“Hỡi con, con hãy vui mừng. Con sẽ không qua Luyện tội. Và tất cả những linh hồn con đã cứu khỏi Luyện tội, sẽ đến rước con vào thiên đàng.”
585. Chỉ một mình Chúa Giêsu là Đấng đã thắng cái chêt.
Khi còn sống, Chúa Giêsu nói rõ:
- “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình.” (Ga 10,18)
Và Chúa Giêsu còn đưa ra một lời tiên tri táo bạo về sự sống lại của Ngài:
- “Thầy bị giết, nhưng ngày thứ ba, Thầy sẽ sống lại.” (Mt 16,21)
Trên núi Canvariô, quân nghịch nhạo cười Chúa Giêsu đang hấp hối trên thập giá:
- “Ông Kitô vua Israen ấy, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin.” (Mc 15,32)
Chúa Giêsu im lặng, không trả lời.
Đối với Chúa Giêsu lúc đó, xuống khỏi thập giá cũng dễ dàng như khi Ngài ra lệnh cho bão táp lặng im, cho người bất toại bước đi, cho Ladarô sống lại sau khi đã chôn nhiều ngày trong mồ.
Nhưng Chúa Giêsu muốn dành cho loài người chúng ta một sự lạ lùng vĩ đại hơn nhiều: Ngài muốn chết như mọi người trong chúng ta, bị đem chôn chặt trong mồ, để rồi từ trong ngôi mộ - ngôi mộ mà từ xưa đến nay, và từ nay cho đến tận thế, đè bẹp tất cả những ai nằm trong đó, không cho ai ngóc đầu chổi dậy – Ngài tung mồ sống lại sau khi chết chôn ba ngày trong đó.
Vì Chúa Giêsu là Con Đức Chúa Trời!
586. Phương thế linh diệu để thắng các cơn cám dỗ
Một thanh niên truỵ lạc đến gặp cha Philiphê Nêri và thú thật:
- “Lạy cha, con muốn sửa mình mà không thể được. Các cơn cám dỗ mạnh quá, mạnh hơn con nhiều.”
Cha Philiphê khuyên:
- “Con hãy can đảm. Mỗi ngày, con đọc một kinh”Lạy Nữ Vương”, và suy đến cái chết. Con tưởng tượng khi con chết, thân xác nằm dưới đất, đôi mắt con lúc đó thối tha, xác thịt con lúc đó hôi hám, lỗ miệng con lúc đó đầy sâu bọ, và con nói: “Vì những cái như thế nầy mà tôi mà tôi mất thiên đàng à!”
Chàng thanh niên vâng lời.
Chàng giữ lời hứa. Chàng thắng được các cơn cám dỗ một lần, hai lần, nhiều lần, và suốt đời.
587. Thời giờ ở trong tay Chúa.
Một ông chủ nhà băng người Anh rất giàu. Ông đau bệnh màng óc.
Bác sĩ danh tiếng đến khám bệnh, lạnh lùng nói:
- “Ngài không sống được ba giờ nữa!”
Người bệnh yêu cầu:
- “Xin bác sĩ làm thế nào cho tôi sống được tới mai để tôi thanh toán các công việc. Tôi sẽ thưỏng bác sĩ mười vạn đồng.”
Bác sĩ danh tiếng, lắc đầu, bất lực:
- “Thưa ngài, bác sĩ chúng tôi có thể cho toa để ngài đi mua thuốc, nhưng bác sĩ chúng tôi không bán thời giờ được. Thời giờ ở trong tay Chúa.”
588. Hãy để người khác thắng chúng ta trong những việc nho nhỏ.
Constant, người hầu phòng thân cận nhất của Hoàng đế Nã Phá Luân, thường hầu bi da Hoàng hậu Joséphine.
Trong cuốn “Ký ức về đời tư của Nã Phá Luân”, ông viết: “Tuy tôi chơi bi da rất giỏi, nhưng tôi cũng cố ý nhường cho Hoàng hậu thắng tôi, mà được vậy, Hoàng hậu rất vui lòng.”
Ta nên luôn luôn nhờ bài học đó: ta hãy để cho khách hàng, bạn bè, người yêu và bạn trăm năm của ta thắng ta trong những cuộc tranh biện nho nhỏ mà không tránh được. (Đắc Nhân Tâm: Bí Quyết Thành Công)
589. Sai lầm thường đến khi nào?
Một người đàn ông nổi tiếng về tài trèo cây, hướng dẫn cho chàng trai trẻ trèo lên một cây cao. Ông yêu cầu chàng trai trèo lên chặt ngọn cây nầy.
Trong suốt thời gian đó, khi chàng trai đang ở trong tình huống cực kỳ nguy hiểm, ông vẫn giữ im lặng, không nói một lời nào.
Chỉ đến khi chàng trai xuống được một nữa, ông mới nói lớn:
- “Cẩn thận! Hãy coi chừng!”
Quá đổi ngạc nhiên, tôi (Kenkô) hỏi ông:
- “Ông nói vậy để làm gì? Ở độ cao nầy, an toàn hơn nhiều khi nãy chứ?”
- “Đó mới là vấn đề.” - ông nói - “Khi cậu ta trèo lên đến độ cao nguy hiểm như lúc nầy và có thể ngã bất cứ lúc nào, thì cậu ta khắc biết cách để cẩn thận hơn, nên tôi không cần phải nhắc nhở. Nhưng sai lầm thường đến khi người ta đã ở những vị trí tưởng chừng như an toàn.” (Khám Phá Sức Mạnh Bản Thân)
590. Làm sao để có lợi cho người lãnh đạo đưa ra quyết sách?
Một công ty Mỹ thực hiện một quy tắc gọi là “quy tắc năm phút.”, “bất cứ ai cũng có thể đưa ra kiến nghị”, tham dự quyết sách.
Trong hội nghị, không cho phép ai được đàn áp ý kiến người khác. Người chủ trì, đặc biệt là người lãnh đạo, không phát biểu ý kiến để tránh gây trở ngại cho bầu không khí tự do của hội nghị.
Cách làm nầy rất hữu hiệu ở phương diện tìm kiếm ý tưởng mang tính sáng tạo và quan niệm mới. Người lãnh đạo có thể lắng nghe các loại ý kiến khác nhau. Điều nầy rõ ràng có lợi cho việc đưa ra quyết sách. (Lòng Tự Tin)
LM Nguyễn Vinh Gioang