Dan Lee
11-02-2008, 10:44 AM
Tình Yêu Thiên Chúa tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần…
Chú Giải Thư Thánh Phaolô Lễ Các Linh Hồn (Rm 5:5-11)
Tuần này chúng ta mừng Lễ Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn. Đối với những người không có Đức Tin thì chết là một điều đáng sợ. Còn đối với những ai tin vào Đức Kitô thì chết là trở về quê Trời, là được thật sự trở nên Thánh sau khi được thanh luyện hoàn toàn hoặc qua những đau khổ chúng ta chịu vì yêu mến Chúa ở đời này, hoặc ở Luyện Tội. Trong Chương 5 của Thư gửi tín hữu thành Rôma, Thánh Phaolô đã quả quyết:
“Vì chúng ta đã được nên công chính nhờ đức tin, nên chúng ta được bình an với Thiên Chúa, qua Ðức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ Người mà chúng ta cũng được vào hưởng ân sủng này qua đức tin, như chúng ta đang có, và hân hoan trong niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Và không phải chỉ như thế; nhưng chúng ta còn vui mừng trong gian khổ, vì biết rằng, gian khổ tạo ra kiên nhẫn; và kiên nhẫn đưa đến chịu đựng; và chịu đựng đưa đến hy vọng. Và hy vọng không làm chúng ta thất vọng” (Rm 5:1-5a)
Hôm nay Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta thấy mức độ tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta ra sao. Ngài yêu chúng ta đến nỗi để cho Con Một Ngài, là Đức Kitô, chết cho chúng ta trong khi chúng ta còn là người tội lỗi, ngõ hầu chúng ta được giao hòa với Ngài. Không những thế Ngài còn đổ đầy tình yêu của Ngài vào tâm trí chúng ta qua Chúa Thánh Thần.
Câu 5 - Tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần đã ban cho chúng ta.
Thiên Chúa đổ đầy tình yêu của Ngài trên chúng ta đồng thời ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta để giúp chúng ta yêu lại Ngài. Tự mình, chúng ta không có khả năng yêu Chúa. Công Đồng Orange giải thích theo Thánh Augustinô rằng: “Yêu mến Thiên Chúa hoàn toàn là một món quà của Ngài. Đấng không được chúng ta yêu, đã yêu chúng ta trước và ban cho chúng ta khả năng để yêu Ngài. Chúng ta được Ngài yêu trong khi chúng ta còn làm phật lòng Ngài, để Ngài có thể ban cho chúng ta điều cần thiết giúp chúng ta có thể yêu mến Ngài. Cho nên chính Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, là Đấng mà chúng ta yêu mến cùng với Chúa Cha và Chúa Con đã đổ đức mến vào lòng chúng ta” (CĐ Orange II, De Gratia, can 25; x. Th. Augustinô, In Ioann. Evang., 102, 5).
Chúa Thánh Thần đổ xuống trên chúng ta như “mưa đổ xuống những vùng hạn hán, và như suối chảy trên mảnh đất khô cằn” (Is 44:3). Như Thánh Gioan đã nói trong Tin Mừng của ngài về lời Chúa Giêsu: “Ai tin vào Tôi, thì như lời Kinh Thánh, ‘Từ lòng Người, những dòng nước hằng sống sẽ chảy ra’” (Ga 7:38) rằng “Người nói về Thần Khí mà những ai tin vào Người sẽ được lãnh nhận, vì họ chưa nhận được Thần Khí, bởi Chúa Giêsu chưa được tôn vinh” (Ga 7:39). Ở đây Thánh Phaolô cũng cho thấy rằng việc đổ Thánh Thần xuống là một đặc ân dành cho Hội Thánh của Giao Ước Mới. Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn mỗi tín hữu từ giây phút rửa tội làm chúng ta thành con cái thật của Thiên Chúa.
Đây cũng là hình ảnh cánh chung được nhắc đến trong Edêkiel 47:1-12 và trong Khải Huyền 22:1-5.
Câu 6-8 - Chúa Kitô theo kỳ hẹn mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.
Trong ba câu này Thánh Phaolô muốn chứng minh rằng Thiên Chúa yêu chúng ta vô điều kiện và nhưng không. Trước hết Chúa Giêsu chết cho chúng ta khi chúng ta còn là người tội lỗi. Theo Thánh Nhân thì tình trạng của một người chưa được công chính hóa là tình trạng không thể làm gì để có thể tự làm cho mình nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể nên công chính và đến được với Chúa Cha nhờ Đức Kitô.
Việc để Chúa Con chịu chết đền tội chúng ta là cách Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Còn Chúa Giêsu cũng bằng lòng chết để chứng minh tình yêu của Người đối với chúng ta (1 Ga 3:16a). Người đã chết để trở nên Đấng Bào Chữa cho chúng ta trước mặt Chúa Cha như Thánh Gioan viết: “Cha viết những điều này cho các con, để các con đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có một Ðấng Bào Chữa trước mặt Chúa Cha, là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Công Chính. Người là của lễ đền tội cho chúng ta, không những chỉ cho tội lỗi chúng ta, mà còn cho tội lỗi cả thế gian” (1 Ga 2:1-2).
Câu 9 - Vậy phương chi bây giờ, chúng ta đã nên công chính trong máu của Người, và nhờ Người chúng ta sẽ được cứu khỏi cơn thịnh nộ.
Nếu xưa kia chúng ta còn là kẻ thù của Thiên Chúa mà Đức Chúa Giêsu Kitô đã thương chúng ta đến nỗi dùng chính máu của Người để rửa sạch và làm cho chúng ta nên công chính, thì bây giờ đang làm môn đệ, chắc chắn Người sẽ tiếp tục ban ơn đê chúng ta trung thành với Người và được cứu thoát khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nhắc đến cơn thịnh nộ này ngay ở đầu Thư Do Thái: “Vì từ trời cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã được biểu lộ đối với mọi thứ vô đạo và đồi bại của những người đàn áp chân lý bằng sự bất chính của họ” (Rm 1:18 ). Cơn thịnh nộ này dành cho những kẻ chống lại Thiên Chúa trong ngày phán xét riêng và ngày chung phán. Còn những ai tin và giữ Lời Chúa thì thoát khỏi cơn thịnh nộ này.
Chúng ta được nên công chính không những chỉ do việc Đức Kitô đổ máu cho chúng ta trên Thánh Giá, mà thật ra nhờ Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người. Sự công chính hóa này được gọi là sự công chính hóa ban đầu, được áp dụng khi chúng ta tin vào Người và chịu phép Thánh Tẩy. Nhưng muốn được cứu độ, chúng ta cần duy trì tình trạng giao hòa cùng Thiên Chúa cho đến giờ sau hết. Theo Thánh Phaolô và Hội Thánh thì công chính hóa không phải là một biến cố duy nhất trong đời để nhờ đó một người được cứu độ một cách dứt khoát như nhiều giáo phái Tin Lành dạy. Nhưng công chính hóa là một tiến trình, chỉ được hoàn thành khi chúng ta đến trước mặt Thiên Chúa.
Câu 10 - Bởi chưng nếu khi chúng ta còn là thù nghịch, mà chúng ta đã được giao hoà cùng Thiên Chúa nhờ cái chết của Con Ngài, thì huống chi khi đã được giao hoà, ắt chúng ta sẽ được cứu độ trong sự sống của chính Chúa Kitô.
Chúng ta là thù nghịch với Thiên Chúa khi chúng ta “Hứng tâm về xác thịt …, vì nó không phục tùng luật của Thiên Chúa, mà cũng không thể phục tùng được” (Rom 8:7), khi chúng ta “theo những dục vọng của lòng mình, theo những điều ô uế, để cùng nhau làm nhục thân thể của mình” (Rm 1:24), khi lòng chúng ta “chứa đầy mọi loại bất chính, xấu xa, tham lam, thâm độc; đầy ghen tị, giết người, kình địch, gian ngoa, oán thù; nói hành nói xấu, bôi nhọ, thù ghét Thiên Chúa, ngược ngạo, kiêu căng, khoe khoang, khéo làm điều ác, không vâng lời cha mẹ, không có hiểu biết, không giữ lời hứa, không có tình cảm tự nhiên, bất trung, không có lòng thương xót” (Rm 1:29-31).
Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Phục Sinh của Đức Kitô là phương tiện duy nhất để giao hòa chúng ta với Thiên Chúa (Cv 4:12 ), và cũng là điều Thánh Phaolô vừa nhắc nhở ở trên. Kết quả của sự công chính hóa là chúng ta được thông phần vào sự sống lại của Đức Kitô, là đời sống mà Đức Kitô tiếp tục thông ban cho chúng ta qua các bí tích, đặc biệt là bí Tích Thánh Thể, như Chúa Giêsu đã phán: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết” (Ga 6: 54). Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần ban trong các bí tích, chúng ta được kết hợp với Đức Kitô và có thể vững tiến trên đường đi đến sự sống đời đời.
Câu 11 - Và không những thế, chúng ta còn được vinh hiển trong Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người mà bây giờ chúng ta được lãnh ơn giao hoà.
Câu này còn có thể được dịch là: “Nhưng không phải chỉ có thế, chúng ta còn có Thiên Chúa là niềm tự hào, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng nay đã hoà giải chúng ta với Thiên Chúa” như bản dịch của Nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ.
Chữ kauchaomai của Hy Lạp có thể dịch là “vui mừng”, “hãnh diện, “tự hào”…. Trong Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô dùng chữ này 5 lần, 2 lần ở Chương 2 (x. 2:17, 23) và 3 lần ở Chương 5 (x. 5:2,3,11). Trong Chương 2 ngài dùng với nghĩa là tự hào vì kiêu ngạo, coi mình là cao quý hơn người. Còn trong Chương 5, thì có nghĩa là họ vui mừng vì được Thiên Chúa thương yêu. Vì được Thiên Chúa yêu mà khi đến toà Thiên Chúa chúng ta không run sợ như những người không có niềm tin, nhưng trái lại còn vui mừng hãnh diện tiến lại gần Thiên Chúa, như con tiến đến với Cha mình. Thánh Gioan viết về điều ấy như sau:
17 Dựa vào điều này mà tình yêu trở nên hoàn hảo với chúng ta,
là chúng ta được vững lòng trong ngày phán xét,
vì Người như thế nào thì chúng ta cũng như thế trong thế gian này.
18 Không có sợ hãi trong tình yêu;
nhưng tình yêu hoàn hảo xua đuổi sự sợ hãi,
vì sợ hãi liên quan đến hình phạt,
và ai sợ hãi thì chưa được trọn vẹn trong tình yêu.
19 Chúng ta yêu mến Ngài,
vì Ngài đã thương yêu chúng ta trước.
(1 Ga 4:11-19)
Kết Luận
Sách Khôn Ngoan viết: “Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài” (Kn 3:1). Nhưng con người không tự làm cho mình nên công chính được. Chúng ta chỉ được nên công chính trong máu của Đức Kitô, nhờ đó chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa, được sống trong tình yêu của Ngài và trong hy vọng. Tình yêu này được chứng tỏ bằng việc Chúa Con đã tình nguyện chết thay cho chúng ta và Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như là bảo chứng tình yêu. Chúa Thánh Thần chính là tình yêu nối kết Chúa Cha và Chúa Con. Nhờ tình yêu mà Ngài đổ vào tâm hồn chúng ta, chúng ta cũng được kết hợp với Chúa Ba Ngôi và với nhau. Nhờ sự kết hợp này, cái chết không còn là điều làm chúng ta lo sợ, nhưng là niềm vui, vì qua nó mà chúng ta được về cùng Đấng đã yêu thương chúng ta, ngay cả khi chúng ta còn thù nghịch với Ngài.
Lạy Chúa, xin cho con luôn ý thức rằng Chúa đã chết vì yêu con, để cho con được tham dự vào sự sống của Chúa, để con không bao giờ lo âu hay thất vọng trước những khó khăn, thử thách hay thất bại trên đời, nhưng luôn sống trong tình yêu và niềm hy vọng của Chúa Thánh Thần. Amen.
Câu hỏi để thảo luận và suy nghĩ
1. Trong đời tôi, có khi nào tôi sống như kẻ thù nghịch của Thiên Chúa không? Có khi nào tôi trách móc Thiên Chúa không? Hãy nhớ đến một trường hợp cụ thể và tôi đang cảm thấy thế nào về trường hợp ấy?
2. Sự Công Chính Hóa đã thay đổi tư tưởng, lời nói và cách sống của tôi chưa? Thay đổi thế nào?
3. Tôi thật sự có sợ chết không? Tại sao?
4. Tôi có cảm thấy ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống trong linh hồn tôi không? Ơn ấy đã biến đổi tôi thế nào?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Chú Giải Thư Thánh Phaolô Lễ Các Linh Hồn (Rm 5:5-11)
Tuần này chúng ta mừng Lễ Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn. Đối với những người không có Đức Tin thì chết là một điều đáng sợ. Còn đối với những ai tin vào Đức Kitô thì chết là trở về quê Trời, là được thật sự trở nên Thánh sau khi được thanh luyện hoàn toàn hoặc qua những đau khổ chúng ta chịu vì yêu mến Chúa ở đời này, hoặc ở Luyện Tội. Trong Chương 5 của Thư gửi tín hữu thành Rôma, Thánh Phaolô đã quả quyết:
“Vì chúng ta đã được nên công chính nhờ đức tin, nên chúng ta được bình an với Thiên Chúa, qua Ðức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ Người mà chúng ta cũng được vào hưởng ân sủng này qua đức tin, như chúng ta đang có, và hân hoan trong niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Và không phải chỉ như thế; nhưng chúng ta còn vui mừng trong gian khổ, vì biết rằng, gian khổ tạo ra kiên nhẫn; và kiên nhẫn đưa đến chịu đựng; và chịu đựng đưa đến hy vọng. Và hy vọng không làm chúng ta thất vọng” (Rm 5:1-5a)
Hôm nay Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta thấy mức độ tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta ra sao. Ngài yêu chúng ta đến nỗi để cho Con Một Ngài, là Đức Kitô, chết cho chúng ta trong khi chúng ta còn là người tội lỗi, ngõ hầu chúng ta được giao hòa với Ngài. Không những thế Ngài còn đổ đầy tình yêu của Ngài vào tâm trí chúng ta qua Chúa Thánh Thần.
Câu 5 - Tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần đã ban cho chúng ta.
Thiên Chúa đổ đầy tình yêu của Ngài trên chúng ta đồng thời ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta để giúp chúng ta yêu lại Ngài. Tự mình, chúng ta không có khả năng yêu Chúa. Công Đồng Orange giải thích theo Thánh Augustinô rằng: “Yêu mến Thiên Chúa hoàn toàn là một món quà của Ngài. Đấng không được chúng ta yêu, đã yêu chúng ta trước và ban cho chúng ta khả năng để yêu Ngài. Chúng ta được Ngài yêu trong khi chúng ta còn làm phật lòng Ngài, để Ngài có thể ban cho chúng ta điều cần thiết giúp chúng ta có thể yêu mến Ngài. Cho nên chính Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, là Đấng mà chúng ta yêu mến cùng với Chúa Cha và Chúa Con đã đổ đức mến vào lòng chúng ta” (CĐ Orange II, De Gratia, can 25; x. Th. Augustinô, In Ioann. Evang., 102, 5).
Chúa Thánh Thần đổ xuống trên chúng ta như “mưa đổ xuống những vùng hạn hán, và như suối chảy trên mảnh đất khô cằn” (Is 44:3). Như Thánh Gioan đã nói trong Tin Mừng của ngài về lời Chúa Giêsu: “Ai tin vào Tôi, thì như lời Kinh Thánh, ‘Từ lòng Người, những dòng nước hằng sống sẽ chảy ra’” (Ga 7:38) rằng “Người nói về Thần Khí mà những ai tin vào Người sẽ được lãnh nhận, vì họ chưa nhận được Thần Khí, bởi Chúa Giêsu chưa được tôn vinh” (Ga 7:39). Ở đây Thánh Phaolô cũng cho thấy rằng việc đổ Thánh Thần xuống là một đặc ân dành cho Hội Thánh của Giao Ước Mới. Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn mỗi tín hữu từ giây phút rửa tội làm chúng ta thành con cái thật của Thiên Chúa.
Đây cũng là hình ảnh cánh chung được nhắc đến trong Edêkiel 47:1-12 và trong Khải Huyền 22:1-5.
Câu 6-8 - Chúa Kitô theo kỳ hẹn mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.
Trong ba câu này Thánh Phaolô muốn chứng minh rằng Thiên Chúa yêu chúng ta vô điều kiện và nhưng không. Trước hết Chúa Giêsu chết cho chúng ta khi chúng ta còn là người tội lỗi. Theo Thánh Nhân thì tình trạng của một người chưa được công chính hóa là tình trạng không thể làm gì để có thể tự làm cho mình nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể nên công chính và đến được với Chúa Cha nhờ Đức Kitô.
Việc để Chúa Con chịu chết đền tội chúng ta là cách Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Còn Chúa Giêsu cũng bằng lòng chết để chứng minh tình yêu của Người đối với chúng ta (1 Ga 3:16a). Người đã chết để trở nên Đấng Bào Chữa cho chúng ta trước mặt Chúa Cha như Thánh Gioan viết: “Cha viết những điều này cho các con, để các con đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có một Ðấng Bào Chữa trước mặt Chúa Cha, là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Công Chính. Người là của lễ đền tội cho chúng ta, không những chỉ cho tội lỗi chúng ta, mà còn cho tội lỗi cả thế gian” (1 Ga 2:1-2).
Câu 9 - Vậy phương chi bây giờ, chúng ta đã nên công chính trong máu của Người, và nhờ Người chúng ta sẽ được cứu khỏi cơn thịnh nộ.
Nếu xưa kia chúng ta còn là kẻ thù của Thiên Chúa mà Đức Chúa Giêsu Kitô đã thương chúng ta đến nỗi dùng chính máu của Người để rửa sạch và làm cho chúng ta nên công chính, thì bây giờ đang làm môn đệ, chắc chắn Người sẽ tiếp tục ban ơn đê chúng ta trung thành với Người và được cứu thoát khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nhắc đến cơn thịnh nộ này ngay ở đầu Thư Do Thái: “Vì từ trời cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã được biểu lộ đối với mọi thứ vô đạo và đồi bại của những người đàn áp chân lý bằng sự bất chính của họ” (Rm 1:18 ). Cơn thịnh nộ này dành cho những kẻ chống lại Thiên Chúa trong ngày phán xét riêng và ngày chung phán. Còn những ai tin và giữ Lời Chúa thì thoát khỏi cơn thịnh nộ này.
Chúng ta được nên công chính không những chỉ do việc Đức Kitô đổ máu cho chúng ta trên Thánh Giá, mà thật ra nhờ Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người. Sự công chính hóa này được gọi là sự công chính hóa ban đầu, được áp dụng khi chúng ta tin vào Người và chịu phép Thánh Tẩy. Nhưng muốn được cứu độ, chúng ta cần duy trì tình trạng giao hòa cùng Thiên Chúa cho đến giờ sau hết. Theo Thánh Phaolô và Hội Thánh thì công chính hóa không phải là một biến cố duy nhất trong đời để nhờ đó một người được cứu độ một cách dứt khoát như nhiều giáo phái Tin Lành dạy. Nhưng công chính hóa là một tiến trình, chỉ được hoàn thành khi chúng ta đến trước mặt Thiên Chúa.
Câu 10 - Bởi chưng nếu khi chúng ta còn là thù nghịch, mà chúng ta đã được giao hoà cùng Thiên Chúa nhờ cái chết của Con Ngài, thì huống chi khi đã được giao hoà, ắt chúng ta sẽ được cứu độ trong sự sống của chính Chúa Kitô.
Chúng ta là thù nghịch với Thiên Chúa khi chúng ta “Hứng tâm về xác thịt …, vì nó không phục tùng luật của Thiên Chúa, mà cũng không thể phục tùng được” (Rom 8:7), khi chúng ta “theo những dục vọng của lòng mình, theo những điều ô uế, để cùng nhau làm nhục thân thể của mình” (Rm 1:24), khi lòng chúng ta “chứa đầy mọi loại bất chính, xấu xa, tham lam, thâm độc; đầy ghen tị, giết người, kình địch, gian ngoa, oán thù; nói hành nói xấu, bôi nhọ, thù ghét Thiên Chúa, ngược ngạo, kiêu căng, khoe khoang, khéo làm điều ác, không vâng lời cha mẹ, không có hiểu biết, không giữ lời hứa, không có tình cảm tự nhiên, bất trung, không có lòng thương xót” (Rm 1:29-31).
Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Phục Sinh của Đức Kitô là phương tiện duy nhất để giao hòa chúng ta với Thiên Chúa (Cv 4:12 ), và cũng là điều Thánh Phaolô vừa nhắc nhở ở trên. Kết quả của sự công chính hóa là chúng ta được thông phần vào sự sống lại của Đức Kitô, là đời sống mà Đức Kitô tiếp tục thông ban cho chúng ta qua các bí tích, đặc biệt là bí Tích Thánh Thể, như Chúa Giêsu đã phán: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết” (Ga 6: 54). Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần ban trong các bí tích, chúng ta được kết hợp với Đức Kitô và có thể vững tiến trên đường đi đến sự sống đời đời.
Câu 11 - Và không những thế, chúng ta còn được vinh hiển trong Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người mà bây giờ chúng ta được lãnh ơn giao hoà.
Câu này còn có thể được dịch là: “Nhưng không phải chỉ có thế, chúng ta còn có Thiên Chúa là niềm tự hào, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng nay đã hoà giải chúng ta với Thiên Chúa” như bản dịch của Nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ.
Chữ kauchaomai của Hy Lạp có thể dịch là “vui mừng”, “hãnh diện, “tự hào”…. Trong Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô dùng chữ này 5 lần, 2 lần ở Chương 2 (x. 2:17, 23) và 3 lần ở Chương 5 (x. 5:2,3,11). Trong Chương 2 ngài dùng với nghĩa là tự hào vì kiêu ngạo, coi mình là cao quý hơn người. Còn trong Chương 5, thì có nghĩa là họ vui mừng vì được Thiên Chúa thương yêu. Vì được Thiên Chúa yêu mà khi đến toà Thiên Chúa chúng ta không run sợ như những người không có niềm tin, nhưng trái lại còn vui mừng hãnh diện tiến lại gần Thiên Chúa, như con tiến đến với Cha mình. Thánh Gioan viết về điều ấy như sau:
17 Dựa vào điều này mà tình yêu trở nên hoàn hảo với chúng ta,
là chúng ta được vững lòng trong ngày phán xét,
vì Người như thế nào thì chúng ta cũng như thế trong thế gian này.
18 Không có sợ hãi trong tình yêu;
nhưng tình yêu hoàn hảo xua đuổi sự sợ hãi,
vì sợ hãi liên quan đến hình phạt,
và ai sợ hãi thì chưa được trọn vẹn trong tình yêu.
19 Chúng ta yêu mến Ngài,
vì Ngài đã thương yêu chúng ta trước.
(1 Ga 4:11-19)
Kết Luận
Sách Khôn Ngoan viết: “Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài” (Kn 3:1). Nhưng con người không tự làm cho mình nên công chính được. Chúng ta chỉ được nên công chính trong máu của Đức Kitô, nhờ đó chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa, được sống trong tình yêu của Ngài và trong hy vọng. Tình yêu này được chứng tỏ bằng việc Chúa Con đã tình nguyện chết thay cho chúng ta và Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như là bảo chứng tình yêu. Chúa Thánh Thần chính là tình yêu nối kết Chúa Cha và Chúa Con. Nhờ tình yêu mà Ngài đổ vào tâm hồn chúng ta, chúng ta cũng được kết hợp với Chúa Ba Ngôi và với nhau. Nhờ sự kết hợp này, cái chết không còn là điều làm chúng ta lo sợ, nhưng là niềm vui, vì qua nó mà chúng ta được về cùng Đấng đã yêu thương chúng ta, ngay cả khi chúng ta còn thù nghịch với Ngài.
Lạy Chúa, xin cho con luôn ý thức rằng Chúa đã chết vì yêu con, để cho con được tham dự vào sự sống của Chúa, để con không bao giờ lo âu hay thất vọng trước những khó khăn, thử thách hay thất bại trên đời, nhưng luôn sống trong tình yêu và niềm hy vọng của Chúa Thánh Thần. Amen.
Câu hỏi để thảo luận và suy nghĩ
1. Trong đời tôi, có khi nào tôi sống như kẻ thù nghịch của Thiên Chúa không? Có khi nào tôi trách móc Thiên Chúa không? Hãy nhớ đến một trường hợp cụ thể và tôi đang cảm thấy thế nào về trường hợp ấy?
2. Sự Công Chính Hóa đã thay đổi tư tưởng, lời nói và cách sống của tôi chưa? Thay đổi thế nào?
3. Tôi thật sự có sợ chết không? Tại sao?
4. Tôi có cảm thấy ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống trong linh hồn tôi không? Ơn ấy đã biến đổi tôi thế nào?
Phaolô Phạm Xuân Khôi