Dan Lee
11-03-2008, 09:17 PM
Kinh Truyền tin lễ cầu cho các linh hồn
http://www.vietcatholic.net/News/Html/60673.htm
Ngay từ những thế kỷ đầu tiên, các Kitô hữu đã có thói quen cầu nguyện cho những người đã qua đời, đặc biệt là lúc dâng Thánh Lễ. Vào thế kỷ X, cha Odilon viện phụ Cluny dòng Biển đức muốn dành một ngày trong năm để kính nhớ tất cả các linh hồn đã qua đời, vào ngày tiếp theo lễ kính tất cả các thánh, nhằm biểu lộ sự thông hiệp giữa Giáo hội lữ hành trên trần thế với Giáo hội các phúc nhân trên trời và với Giáo hội của những người còn đang được thanh luyện. Từ sau công đồng Vaticanô II, chúng ta ghi nhận sự chuyển hướng trong việc cử hành hai ngày lễ đầu tháng 11. Vào ngày lễ kính các thánh, trước đây chúng ta được khuyến khích hãy tin tưởng vào lời chuyển cầu của số đông đảo các thánh; nhưng ngày nay người ta còn thêm ý chỉ hãy nhìn các ngài như mẫu gương để thôi thúc chúng ta nên thánh. Một cách tương tự như vậy, vào ngày lễ kính các linh hồn, trước đây chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho những kẻ đã qua đời; nhưng ngày nay, người ta còn thêm ý tưởng hãy suy nghĩ đến cái chết của mình. Dù sao, có nhiều cách để nghĩ đến cái chết: có thể nghĩ đến cái chết để ý thức tính cách tạm bợ của mọi sự trên đời; có thể nghĩ đến cái chết để định hướng cuộc đời của mình; có thể nghĩ đến cái chết để đào sâu niềm hy vọng của mình. Đây là điều mà Đức Thánh Cha đã gợi lên trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa hôm qua. Dựa theo thông điệp “Spe salvi”, ngài đã trình bày về ý nghĩa của niềm hy vọng Kitô giáo vào cuộc sống vĩnh cửu, nghĩa là hạnh phúc mà mỗi người đều khao khát. Cuộc sống vĩnh cửu là ở với Chúa Kitô, Đấng đã phục sinh và luôn hiện diện bên ta khi sống và khi chết. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Hôm qua, lễ Các thánh đã cho chúng ta chiêm ngưỡng “đô thành thiên quốc, thành Giêrusalem trên trời là mẹ của chúng ta” (Tiền tụng lễ Các thánh). Hôm nay, với tâm hồn vẫn còn hướng về các thực tại mai hậu, chúng ta tưởng nhớ những tín hữu đã qua đời “đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an” (Kinh nguyện Thánh Thể số I). Đối với chúng ta là người Kitô hữu, thật là điều quan trọng sống mối tương quan với các người quá cố trong chân lý đức tin, và nhìn cái chết và cuộc sống bên kia trong ánh sáng của Mặc khải. Khi viết cho các tín hữu đầu tiên, thánh Phaolô đã khuyên họ “đừng buồn rầu như những kẻ không có niềm hy vọng”. Người viết cho các tín hữu Têsalonica rằng: “Thực vậy, nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và sống lại thế nào, thì Thiên Chúa, nhờ đức Giêsu, cũng sẽ quy tụ những kẻ đã chết như vậy” (1 Tx 4,13-14). Ngày nay, cần phải Phúc âm hoá những thực tại về cái chết và sự sống vĩnh cửu, những thực tại rất dễ nhiễm bởi những mê tín dị đoan, ngõ hầu chân lý Kitô giáo không bị nguy cơ trà trộn với đủ thứ chuyện hoang đường.
Trong thông điệp về niềm hy vọng Kitô giáo, tôi đã đặt câu hỏi về mầu nhiệm cuộc sống vĩnh hằng (Spe salvi số 10-12). Tôi tự hỏi: đối với con người thời nay, đức tin Kitô giáo có còn là niềm hy vọng làm thay đổi và nâng đỡ cho cuộc sống hay không? (số 10). Hơn thế nữa: con người vào thời buổi hiện đại có còn ước ao cuộc sống vĩnh hằng nữa không? Phải chăng cuộc sống trên trần thế này đã trở nên chân trời duy nhất của họ? Thực ra, như thánh Augustinô đã nhận định, tất cả chúng ta đều mong muốn “hạnh phúc”. Chúng ta không biết chính xác bản chất của nó như thế nào, nhưng chúng ta bị nó quyến rũ thu hút. Đây là một niềm hy vọng chung cho hết mọi người ở mọi nơi mọi thời. Thuật ngữ “cuộc sống vĩnh hằng” muốn đặt một tên cho sự khao khát không nguôi của con tim. Nó không phải là một chuỗi hiện hữu vô tận, nhưng là một sự đắm chìm trong đại dương của tình yêu vô biên, trong đó không còn thời gian, trước hoặc sau nữa. Nó là sức sống và hân hoan đầy tràn: đó là điều mà chúng ta hy vọng và trông mong từ chỗ được ở với Chúa Kitô (số 12).
Hôm nay chúng ta hãy lặp lại niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu, dựa trên cái chết và phục sinh của Chúa Kitô. Người nói với chúng ta: “Ta đã sống lại và giờ đây ta ở với con mãi mãi”, bàn tay ta nâng đỡ con. Cho dù con ngã ở đâu đi nữa, con sẽ ngã trong bàn tay của ta, và ta sẽ ở với con kể cả ở ngưỡng cửa của cái chết. Ở nơi mà không ai có thể đi theo con, ở nơi mà con không thể mang theo cái gì hết, thì ở đó ta chờ đợi con để biến đổi tối tăm thành ánh sáng cho con. Tuy nhiên niềm hy vọng Kitô giáo không bao giờ chỉ mang tính cách cá nhân, nhưng còn là hy vọng cho tha nhân nữa. Cuộc sống của chúng ta được liên kết với nhau, và điều tốt hay điều xấu mà mỗi người thực hiện đều đụng chạm tới người khác nữa. Vì thế lời cầu nguyện của một linh hồn còn đang lữ hành trên dương thế có thể giúp đỡ một linh hồn khác đang được thanh luyện sau khi đã qua đời. Đó là lý do vì sao ngày hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, và đến viếng thăm mộ của họ ở các nghĩa trang. Nguyện xin Đức Maria là ngôi sao của niêm hy vọng, giúp đức tin của chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu được trở nên mạnh mẽ và chân chính, và hỗ trợ lời chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời.
Bình Hòa
http://www.vietcatholic.net/News/Html/60673.htm
Ngay từ những thế kỷ đầu tiên, các Kitô hữu đã có thói quen cầu nguyện cho những người đã qua đời, đặc biệt là lúc dâng Thánh Lễ. Vào thế kỷ X, cha Odilon viện phụ Cluny dòng Biển đức muốn dành một ngày trong năm để kính nhớ tất cả các linh hồn đã qua đời, vào ngày tiếp theo lễ kính tất cả các thánh, nhằm biểu lộ sự thông hiệp giữa Giáo hội lữ hành trên trần thế với Giáo hội các phúc nhân trên trời và với Giáo hội của những người còn đang được thanh luyện. Từ sau công đồng Vaticanô II, chúng ta ghi nhận sự chuyển hướng trong việc cử hành hai ngày lễ đầu tháng 11. Vào ngày lễ kính các thánh, trước đây chúng ta được khuyến khích hãy tin tưởng vào lời chuyển cầu của số đông đảo các thánh; nhưng ngày nay người ta còn thêm ý chỉ hãy nhìn các ngài như mẫu gương để thôi thúc chúng ta nên thánh. Một cách tương tự như vậy, vào ngày lễ kính các linh hồn, trước đây chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho những kẻ đã qua đời; nhưng ngày nay, người ta còn thêm ý tưởng hãy suy nghĩ đến cái chết của mình. Dù sao, có nhiều cách để nghĩ đến cái chết: có thể nghĩ đến cái chết để ý thức tính cách tạm bợ của mọi sự trên đời; có thể nghĩ đến cái chết để định hướng cuộc đời của mình; có thể nghĩ đến cái chết để đào sâu niềm hy vọng của mình. Đây là điều mà Đức Thánh Cha đã gợi lên trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa hôm qua. Dựa theo thông điệp “Spe salvi”, ngài đã trình bày về ý nghĩa của niềm hy vọng Kitô giáo vào cuộc sống vĩnh cửu, nghĩa là hạnh phúc mà mỗi người đều khao khát. Cuộc sống vĩnh cửu là ở với Chúa Kitô, Đấng đã phục sinh và luôn hiện diện bên ta khi sống và khi chết. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Hôm qua, lễ Các thánh đã cho chúng ta chiêm ngưỡng “đô thành thiên quốc, thành Giêrusalem trên trời là mẹ của chúng ta” (Tiền tụng lễ Các thánh). Hôm nay, với tâm hồn vẫn còn hướng về các thực tại mai hậu, chúng ta tưởng nhớ những tín hữu đã qua đời “đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an” (Kinh nguyện Thánh Thể số I). Đối với chúng ta là người Kitô hữu, thật là điều quan trọng sống mối tương quan với các người quá cố trong chân lý đức tin, và nhìn cái chết và cuộc sống bên kia trong ánh sáng của Mặc khải. Khi viết cho các tín hữu đầu tiên, thánh Phaolô đã khuyên họ “đừng buồn rầu như những kẻ không có niềm hy vọng”. Người viết cho các tín hữu Têsalonica rằng: “Thực vậy, nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và sống lại thế nào, thì Thiên Chúa, nhờ đức Giêsu, cũng sẽ quy tụ những kẻ đã chết như vậy” (1 Tx 4,13-14). Ngày nay, cần phải Phúc âm hoá những thực tại về cái chết và sự sống vĩnh cửu, những thực tại rất dễ nhiễm bởi những mê tín dị đoan, ngõ hầu chân lý Kitô giáo không bị nguy cơ trà trộn với đủ thứ chuyện hoang đường.
Trong thông điệp về niềm hy vọng Kitô giáo, tôi đã đặt câu hỏi về mầu nhiệm cuộc sống vĩnh hằng (Spe salvi số 10-12). Tôi tự hỏi: đối với con người thời nay, đức tin Kitô giáo có còn là niềm hy vọng làm thay đổi và nâng đỡ cho cuộc sống hay không? (số 10). Hơn thế nữa: con người vào thời buổi hiện đại có còn ước ao cuộc sống vĩnh hằng nữa không? Phải chăng cuộc sống trên trần thế này đã trở nên chân trời duy nhất của họ? Thực ra, như thánh Augustinô đã nhận định, tất cả chúng ta đều mong muốn “hạnh phúc”. Chúng ta không biết chính xác bản chất của nó như thế nào, nhưng chúng ta bị nó quyến rũ thu hút. Đây là một niềm hy vọng chung cho hết mọi người ở mọi nơi mọi thời. Thuật ngữ “cuộc sống vĩnh hằng” muốn đặt một tên cho sự khao khát không nguôi của con tim. Nó không phải là một chuỗi hiện hữu vô tận, nhưng là một sự đắm chìm trong đại dương của tình yêu vô biên, trong đó không còn thời gian, trước hoặc sau nữa. Nó là sức sống và hân hoan đầy tràn: đó là điều mà chúng ta hy vọng và trông mong từ chỗ được ở với Chúa Kitô (số 12).
Hôm nay chúng ta hãy lặp lại niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu, dựa trên cái chết và phục sinh của Chúa Kitô. Người nói với chúng ta: “Ta đã sống lại và giờ đây ta ở với con mãi mãi”, bàn tay ta nâng đỡ con. Cho dù con ngã ở đâu đi nữa, con sẽ ngã trong bàn tay của ta, và ta sẽ ở với con kể cả ở ngưỡng cửa của cái chết. Ở nơi mà không ai có thể đi theo con, ở nơi mà con không thể mang theo cái gì hết, thì ở đó ta chờ đợi con để biến đổi tối tăm thành ánh sáng cho con. Tuy nhiên niềm hy vọng Kitô giáo không bao giờ chỉ mang tính cách cá nhân, nhưng còn là hy vọng cho tha nhân nữa. Cuộc sống của chúng ta được liên kết với nhau, và điều tốt hay điều xấu mà mỗi người thực hiện đều đụng chạm tới người khác nữa. Vì thế lời cầu nguyện của một linh hồn còn đang lữ hành trên dương thế có thể giúp đỡ một linh hồn khác đang được thanh luyện sau khi đã qua đời. Đó là lý do vì sao ngày hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, và đến viếng thăm mộ của họ ở các nghĩa trang. Nguyện xin Đức Maria là ngôi sao của niêm hy vọng, giúp đức tin của chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu được trở nên mạnh mẽ và chân chính, và hỗ trợ lời chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời.
Bình Hòa