Dan Lee
11-06-2008, 05:19 PM
Chúa Nhật tuần này Hội Thánh mừng Lễ Cung Hiến Vương Cung Thánh Đường Latêranô.
Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô là một trong những thánh đường đầu tiên được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng Đế Constantinô xây và được ĐTC Sylvester thánh hiến năm 324. Thánh Đường này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, Mẹ của tất cả các thánh đường ở Rôma và trên thế giới.
Lễ Cung Hiến này được cử hành ở Rôma lúc ban đầu, nhưng trở nên phổ quát trong nghi thức La Tinh như dấu chỉ hiệp nhất với Tòa Thánh.
Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu vắn tắt về ý nghĩa của Thánh Đường để giúp chúng ta yêu mến Nhà Chúa hơn và tìm thấy ý nghĩa cùng sứ vụ của mình mỗi khi chúng ta vào Nhà của Ngài.
1. Thánh Đường là biểu tượng sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta.
Mỗi năm người Do Thái mừng Lễ Thánh Hiến Đền Thờ Giêrusalem (Ga 10:22 ) để tưởng niệm việc thanh tẩy và tái lập phụng tự tại Đền Thờ này sau cuộc chiến thắng Vua Antioch của anh em ông Giuđa Maccabê (x. 1 Mac 4:36 -59; 3 Mac 1:2 tt; 10:1-8). Cuộc lễ này kéo dài 1 tuần trong khắp xứ Giuđêa. Còn được gọi là Lễ Đèn vì dân chúng đốt đèn treo ở cửa sổ nhà mình, tượng trưng cho Lề Luật, để mừng kỷ niệm này. Các gia đình sẽ tăng số đèn lên theo mỗi ngày của cuộc Lễ (x. 2 Mc 1:18 ). Tương tự, Nghi Thức Rôma tưởng nhớ việc Thánh Hiến Vương Cung Thánh Đường Latêranô. Đây là Thánh Đường cổ nhất và được tôn trọng nhất trong Hội Thánh Tây Phương. Bên cạnh Lễ chung này, mỗi giáo phận cũng mừng ngày thánh hiến Nhà Thờ Chánh Tòa, và mỗi giáo xứ mừng ngày thánh hiến Nhà Thờ giáo xứ cách đặc biệt.
Đối với người Do Thái, Đền Thờ được coi là môt nơi Thiên Chúa hiện diện cách đặc biệt. Thiên Chúa đã cho họ thấy sự hiện diện của Ngài ở Hội Mạc trong hoang địa. Ở đó ông Môsê đã đàm đạo với Thiên Chúa như bằng hữu. Chúa ngự xuống đó như đám mây bao phủ Hội Mạc. Khi thánh hiến Đền Thờ Giêrusalem, vua Solômôn đã cầu nguyện như sau trước Đền Thờ vua mới xây: “Nhưng có thật sự rằng Thiên Chúa cư ngụ chung với loài người trên mặt đất này không? Tại sao, trời, dầu các tầng trời cao thẳm không thể chứa nổi Ngài, thì làm sao Đền Thờ này mà con đã xây có thể chứa nổi! Tuy nhiên, Lạy Ðức Giavê là Thiên Chúa của con! xin đoái thương lắng nghe lời cầu nguyện và van nài của tôi tớ Chúa, xin lắng nghe tiếng kêu cầu và khẩn nguyện mà tôi tớ Chúa dâng lên trước nhan Chúa hôm nay. Xin mắt Chúa ngày đêm đoái nhìn đến nhà này, là nơi mà Chúa đã phán rằng, ‘Danh ta sẽ ngự ở đó.’ Xin Chúa nghe lời cầu nguyện của tôi tớ Chúa dâng lên trong nhà này” (1 Vua 8:27 -29).
Trong Giao Ước Mới, chúng ta cũng đến Nhà Thờ để gặp gỡ Thiên Chúa. Người đang chờ chúng ta ở đó với sự hiện diện thật của Người giữa chúng ta nơi Nhà Tạm.
ĐTC Gioan Phaolô II dạy: “Mỗi Thánh Đường là nhà của anh em và nhà của Thiên Chúa. Hãy coi đó là nơi chúng ta gặp Người Cha Chung của chúng ta” (Bài Giảng 3/11/1982 ). Ngôi Thánh Đường là dấu chỉ của Cộng Đồng Dân Chúa. Một cộng đồng được tạo thành bởi những tảng đá sống động – là những người được thánh hiến cho Thiên Chúa qua Bí Tích Thánh Tẩy.
2. Thánh Đường là Thân Thể Đức Kitô
Vì Đền Thờ là nhà của Thiên Chúa nên Chúa Giêsu đã đánh đuổi các người buôn bán ra khỏi Đền Thờ khi họ biến nó thành nơi buôn bán. Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, Chúa còn nói rằng: “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện” (Mt 21:13 ; Mc 11:17 ; Lc 19:46 ). Không những thế, khi trả lời người Do Thái rằng: “Hãy phá hủy Ðền Thờ này đi; trong ba ngày, Tôi sẽ dựng lại”, Người nói về Ðền Thờ là chính thân thể Người (Ga 2:19 , 21). Như thế Đức Kitô đã đồng hóa Thánh Đường với Thân Xác Người, và với Nhiệm Thể Người là Hội Thánh.
Tiếng Hy Lạp dùng một chữ “ekklesia” để chỉ Thánh Đường, Hội Thánh và Cộng Đồng Dân Chúa tụ họp lại để cầu nguyện. Thánh Kinh cam kết với chúng ta rằng Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta nơi trần thế. Đức Chúa Giêsu Kitô đã nhập thể để trở thành sự hiện diện thật của Thiên Chúa làm người trên thế gian. Vâng lệnh Chúa, chúng ta họp nhau lại nơi Thánh Đường để cùng nhau cầu nguyện với Cha trên Trời (Mt 18:19 ) va để tưởng nhớ mầu nhiệm Nhập Thể và Phục Sinh của Người (Lc 22:19 ). Vì thế mà Đức Tin của Hội Thánh Công Giáo cử hành các mầu nhiệm này trong Phụng Vụ ở các Thánh Đường.
Kiến trúc của Thánh Đường dạy chúng ta, từ hình dạng Thập Giá nhắc nhở chúng ta về Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô đến các bức tường dựng đứng vươn cao về hướng thiên cung. Một Thánh Đường truyền đạt các câu truyện thánh thiện qua các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc của mình. Khu vực nội đường rộng rãi để tụ họp cộng đồng tín hữu, trong quá khứ cũng như hiện tại lại, để cử hành những công trình cứu độ của Thiên Chúa.
3. Ý Nghĩa của các phần chính của Thánh Đường
Cửa vào Thánh Đường báo cho người ta biết rằng mình sắp sửa bước vào một nơi thánh, một nơi đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ. Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là Cổng vào Chuồng Chiên, là Đường dẫn đến cùng Đức Chúa Cha. Bước qua ngưỡng cửa Thánh Đường là bước qua Đức Kitô để chuồng chiên, để được cùng Nhiệm Thể Đức Kitô sống trong Người và chia sẻ sự sống của Người.
Đi qua ngưỡng cửa Thánh Đường, người ta vào tiền đường. Tiền đường là nơi chuyển tiếp giữa thế gian và nơi thánh để cầu nguyện này. Tiền đường là nơi chúng ta sửa soạn để vào gặp gỡ Thiên Chúa. Khi vào đến Tiên Đường, chúng ta có bổn phận trút bỏ tất cả những lo âu của thế gian ở bên ngoài Thánh Đường, và thinh lặng sửa soạn những gì cần thiết cả về vật chất lẫn tinh thần để vào nhà Chúa. Chào đón anh em trong tình thân hữu nơi tiền đường là điều chính đáng, nhưng biến tiền đường thành nơi để trò truyện xã giao, để vui đùa, và nhất là để buôn bán thì không nên. Cạnh tiền đường thường có Phòng Áo cho các linh mục sửa soạn y phục thánh, có các phương tiện vệ sinh để mọi người có thể sửa soạn thân thể mình trước khi vào lòng Thánh Đường.
Từ tiền đường chúng ta bước vào Lòng Thánh Đường. Lòng Thánh Đường theo tếng La Tinh là navis, có nghĩa là “chiếc tàu”. Như Tàu ông Noe đã che chở gia đình ông và các thú vật trong trận Đại Hồng Thủy thế nào, thì Hội Thánh cũng là “con tầu cứu độ” che chở chúng ta như thế giữa những cơn sóng gió nơi trần gian. Các Thánh Đường tượng trưng cho sự hiện diện của Hội Thánh trên khắp thế gian. Cuộc hành trình của chúng ta đến cùng Đức Kitô được phản ảnh bằng việc chúng ta tiến qua lòng Thánh Đường mà vào gian thánh, ở đó, trên bàn thờ, Thiên Đàng đột nhiên nhập vào thế giới chúng ta, và chúng ta làm một với Đức Kitô.
Giếng rửa tội được xây trên cùng một trục với bàn thờ như dấu chỉ hữu hình của sự liên kết chặt chẽ giữa Bí Tích Thánh Tẩy và Thánh Thể. Ngoài ra các Thánh Đường còn có các chén đựng nước thánh. Giếng rửa tội và chén đựng nước thánh nhắc cho chúng ta thanh tẩy tâm hồn trước khi lên dự tiệc Thánh Thể. Để được nên một với Đức Kitô Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta cũng phải cùng chết với Người trong Bí Tích Thánh Tẩy. Khi nhúng tay vào nước thánh mà làm dấu Thánh Giá trên mình, chúng ta thưa với Chúa rằng “xin Chúa làm chủ trí óc con, tâm hồn con, và toàn thân con” để rồi chúng ta có thể chú hết tâm lực vào việc kết hợp với Chúa trong Thánh Lễ hay giờ cầu nguyện mà chúng ta sắp tham dự.
Về phiá trước, nằm ngang với lòng Thánh Đường là hai cánh làm thành hai “cánh tay” của Thánh Giá. Hình dạng này của Thánh Đường nhắc lại cho chúng ta về cái chết cứu độ của Chúa Giêsu và cánh tay Người giang ra vì yêu thương chúng ta trên Thập Giá. Chính sự tự hiến cứu độ này được làm tái hiện hữu trong mọi Phụng Vụ Thánh Thể.
“Đầu” của Thánh Giá là gian thánh mà ở đó có cung thánh. Trên đó có bàn thờ, là nơi nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, bánh và rượu được biến đổi thành Mình và Máu Chúa Giêsu trong Tiệc Thánh Thể, bữa tiệc cho chúng ta nếm trước bữa tiệc trên Thiên Đàng, là bữa tiệc đang chờ chúng ta. Chúa Giêsu đã tự hiến Mình trên núi Calvary và đã sống lại từ cõi chết. Biến cố cứu độ này được tái thể hiện trên bàn thờ trong mỗi buổi Thánh Lễ mà ở đó chúng ta được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Đức Kitô. Như thế, bàn thờ được thánh hiến và phải được tôn kính. Ở nền của bàn thờ có hòm đựng xương thánh. Theo lịch sử và truyền thống Hội Thánh, bàn thờ thường được đặt trên mộ của các thánh, hoặc hài cốt của các thánh được để dưới bàn thờ.
Ở trên gian thánh chúng ta cũng thấy có tòa giảng. Toà giảng là một cái bàn mà từ đó Thiên Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời Ban Sự Sống của Ngài. Tòa giảng thường được trang trí bằng vật liệu và màu sắc nhu bàn thờ. Sự giống nhau trong việc thiết kế giữa bàn thờ và tòa giảng nói lên mối liên hệ mật thiết giữa Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Tòa giảng chỉ được dùng để công bố và rao giảng Lời Chúa chứ không phải là nơi đọc thông cáo hay các lời cám ơn sau Thánh Lễ.
Trong cung thánh có một cái ghế gọi là cathedra theo tiếng Hy Lạp để vị chủ tế ngồi. Nhà Thờ Chánh Tòa được gọi là cathedral vì ở đó có ghế của Đức Giám Mục. Từ ghế hay tòa này, Đức Giám Mục giáo huấn và hướng dẫn giáo hội địa phương. Một Thánh Đường giáo xứ cũng có ghế dành cho linh mục chủ tế.
Trên cung thánh có một Tượng Chịu Nạn. Các nhà thờ Tin Lành chỉ dùng Thánh Giá, còn Nhà Thờ Công Giáo dùng Tượng Chịu nạn, gồm có cây Thánh Giá với tượng Đức Kitô chịu đóng đinh, để nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm Phục Sinh được làm cho hiện diện vì chúng ta trên bàn thờ.
Thường thì trong Thánh Đường cũng có những bàn thờ nhỏ kính Đức Mẹ và các Thánh. Các Ngài là những gương mẫu Đức Tin, nói lên sự hiệp thông và đa dạng của Hội Thánh.
Mười bốn chặng Đàng Thánh Giá được được đặt dọc theo các bức tường hai bên Thánh Đường. Việc sùng kính này được bắt đầu rất sớm trong lịch sử Hội Thánh nên trở thành tục lệ của các tín hữu để theo chân Chúa Giêsu từ nhà quan Philatô ở Giêrusalem đến đồi Calvary. Theo thời gian, những người hành hương Đất Thánh vẫn tiếp tục việc sùng kính này khi họ trở về. Vào thế kỷ thứ XIV khi các cha dòng Phanxicô được trao phó nhiệm vụ quản trị các nơi thánh tại Giêrusalem, các ngài cổ võ việc dùng hình ảnh để diễn tả Đàng Thánh Giá của Chúa.
Ở cánh Thánh Đường thường có nơi chứa các dầu thánh. Các dầu này được Đức Giám Mục giáo phận làm phép và thánh hiến trong Tuần Thánh mỗi năm, được dùng trong các cuộc cử hành Bí Tích Rửa Tội, Xức Dần Bệnh Nhân, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh. Các dầu này được giữ trong các bình thánh được đánh dấu bằng những chữ tắt: OC cho Dầu Dự Tòng, OI cho Dầu Bệnh Nhân, và SC cho Dầu Thơm Thánh.
Nhà Tạm ngày xưa thường được đặt giữa cung thánh, nhưng đa số các thánh đường ngày nay có Nhà Nguyện Thánh Thể riêng biệt để Nhà Tạm và cũng là nơi chầu Thánh Thể thưởng trực. Từ khi bắt đầu có cử hành tiệc Thánh Thể trong Hội Thánh thời sơ khai, một phần của bánh lễ đã được giữ lại để đem đến cho những phần tử của cộng đoàn, vì đau ốm không thể tham dự lễ bẻ bánh chung được. Ngoài ra, phần lưu trữ của Mình Thánh vẫn được tiếp tục sử dụng để Chầu Thánh Thể.
Nhìn lên phía trên cao của Thánh Đường người ta thấy dọc theo lòng Thánh Đường và hai cánh có những cửa sổ bằng kính nhỏ. Như ánh sáng mặt trời tràn ngập không gian thế nào thì ân sủng của Thiên Chúa cũng tràn ngập nơi này và toàn thể vũ trụ như thế. Vào thế kỷ thứ 12, Tu viện trưởng Suger ở Thánh đường Tu Viện Thánh Denis đã viết: “Ánh sáng của Thiên Chúa và nhà của Ngài phải tỏa ra sự hiện diện này để mỗi môn đệ của Thiên Chúa được soi sáng nhờ sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi là Chúa Cha, Ngôi Lời là ánh sáng, và Chúa Thánh Thần của lửa”. Trong tâm trí của người thời trung cổ, ánh sáng là vị trung gian đặc biệt và huyền nhiệm của Thiên Chúa và là biểu tượng của sự hiện diện của Thiên Chúa nơi trần gian.
Các cửa sổ sáng dọc theo lòng Thánh Đường gồm nhiều cửa kính lớn, mỗi cửa kính có vẽ hình các Thánh hay các cảnh trong Thánh Kinh hoặc các Mầu Nhiệm Mân Côi. Ngày xưa khi các chưa có máy in, Hội Thánh thường dùng hình ảnh trong thánh đường để giáo dân những đoạn Thánh Kinh quan trọng.
4. Kết Luận
Thánh Đường là dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta. Mỗi lần chúng ta đến Nhà Thờ là chúng ta đến gặp một Thiên Chúa thật đang hiện diện nơi đó. Qua Bí Tích Thánh Thể được cử hành mỗi ngày trên bàn thờ, ơn sủng của Thiên Chúa từ các Thánh Đường đổ vào thế gian như hình ảnh các suối nước chảy ra từ Đền Thờ mà ngôn sứ Êdêkiel được thấy trong Bài Đọc 1. Những dòng suối ấy là gì nếu không phải là mỗi người trong chúng ta? Mỗi lần chúng ta đến Thánh Đường là chúng ta để Thiên Chúa đổ tràn đầy ân sủng và tình yêu của Người trên mình, và như những dòng suối, Chúa sai chúng ta vào thế gian để đem ân sủng của Ngài mà tưới gội thế gian, làm cho nó nên trong sạch và sinh hoa quả tốt tươi.
Lạy Chúa con ý thức rằng thân xác con chính là đền thờ của Chúa và con người con là một dòng suối nhỏ Chúa gửi vào thế gian để đem Chúa đến cho những người mà con tiếp xúc. Xin ban cho con ơn luôn làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, là Đấng ngự trong con, để dòng suối này không bao giờ khô cạn hoặc bị thế gian làm ô nhiễm. Amen
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô là một trong những thánh đường đầu tiên được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng Đế Constantinô xây và được ĐTC Sylvester thánh hiến năm 324. Thánh Đường này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, Mẹ của tất cả các thánh đường ở Rôma và trên thế giới.
Lễ Cung Hiến này được cử hành ở Rôma lúc ban đầu, nhưng trở nên phổ quát trong nghi thức La Tinh như dấu chỉ hiệp nhất với Tòa Thánh.
Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu vắn tắt về ý nghĩa của Thánh Đường để giúp chúng ta yêu mến Nhà Chúa hơn và tìm thấy ý nghĩa cùng sứ vụ của mình mỗi khi chúng ta vào Nhà của Ngài.
1. Thánh Đường là biểu tượng sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta.
Mỗi năm người Do Thái mừng Lễ Thánh Hiến Đền Thờ Giêrusalem (Ga 10:22 ) để tưởng niệm việc thanh tẩy và tái lập phụng tự tại Đền Thờ này sau cuộc chiến thắng Vua Antioch của anh em ông Giuđa Maccabê (x. 1 Mac 4:36 -59; 3 Mac 1:2 tt; 10:1-8). Cuộc lễ này kéo dài 1 tuần trong khắp xứ Giuđêa. Còn được gọi là Lễ Đèn vì dân chúng đốt đèn treo ở cửa sổ nhà mình, tượng trưng cho Lề Luật, để mừng kỷ niệm này. Các gia đình sẽ tăng số đèn lên theo mỗi ngày của cuộc Lễ (x. 2 Mc 1:18 ). Tương tự, Nghi Thức Rôma tưởng nhớ việc Thánh Hiến Vương Cung Thánh Đường Latêranô. Đây là Thánh Đường cổ nhất và được tôn trọng nhất trong Hội Thánh Tây Phương. Bên cạnh Lễ chung này, mỗi giáo phận cũng mừng ngày thánh hiến Nhà Thờ Chánh Tòa, và mỗi giáo xứ mừng ngày thánh hiến Nhà Thờ giáo xứ cách đặc biệt.
Đối với người Do Thái, Đền Thờ được coi là môt nơi Thiên Chúa hiện diện cách đặc biệt. Thiên Chúa đã cho họ thấy sự hiện diện của Ngài ở Hội Mạc trong hoang địa. Ở đó ông Môsê đã đàm đạo với Thiên Chúa như bằng hữu. Chúa ngự xuống đó như đám mây bao phủ Hội Mạc. Khi thánh hiến Đền Thờ Giêrusalem, vua Solômôn đã cầu nguyện như sau trước Đền Thờ vua mới xây: “Nhưng có thật sự rằng Thiên Chúa cư ngụ chung với loài người trên mặt đất này không? Tại sao, trời, dầu các tầng trời cao thẳm không thể chứa nổi Ngài, thì làm sao Đền Thờ này mà con đã xây có thể chứa nổi! Tuy nhiên, Lạy Ðức Giavê là Thiên Chúa của con! xin đoái thương lắng nghe lời cầu nguyện và van nài của tôi tớ Chúa, xin lắng nghe tiếng kêu cầu và khẩn nguyện mà tôi tớ Chúa dâng lên trước nhan Chúa hôm nay. Xin mắt Chúa ngày đêm đoái nhìn đến nhà này, là nơi mà Chúa đã phán rằng, ‘Danh ta sẽ ngự ở đó.’ Xin Chúa nghe lời cầu nguyện của tôi tớ Chúa dâng lên trong nhà này” (1 Vua 8:27 -29).
Trong Giao Ước Mới, chúng ta cũng đến Nhà Thờ để gặp gỡ Thiên Chúa. Người đang chờ chúng ta ở đó với sự hiện diện thật của Người giữa chúng ta nơi Nhà Tạm.
ĐTC Gioan Phaolô II dạy: “Mỗi Thánh Đường là nhà của anh em và nhà của Thiên Chúa. Hãy coi đó là nơi chúng ta gặp Người Cha Chung của chúng ta” (Bài Giảng 3/11/1982 ). Ngôi Thánh Đường là dấu chỉ của Cộng Đồng Dân Chúa. Một cộng đồng được tạo thành bởi những tảng đá sống động – là những người được thánh hiến cho Thiên Chúa qua Bí Tích Thánh Tẩy.
2. Thánh Đường là Thân Thể Đức Kitô
Vì Đền Thờ là nhà của Thiên Chúa nên Chúa Giêsu đã đánh đuổi các người buôn bán ra khỏi Đền Thờ khi họ biến nó thành nơi buôn bán. Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, Chúa còn nói rằng: “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện” (Mt 21:13 ; Mc 11:17 ; Lc 19:46 ). Không những thế, khi trả lời người Do Thái rằng: “Hãy phá hủy Ðền Thờ này đi; trong ba ngày, Tôi sẽ dựng lại”, Người nói về Ðền Thờ là chính thân thể Người (Ga 2:19 , 21). Như thế Đức Kitô đã đồng hóa Thánh Đường với Thân Xác Người, và với Nhiệm Thể Người là Hội Thánh.
Tiếng Hy Lạp dùng một chữ “ekklesia” để chỉ Thánh Đường, Hội Thánh và Cộng Đồng Dân Chúa tụ họp lại để cầu nguyện. Thánh Kinh cam kết với chúng ta rằng Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta nơi trần thế. Đức Chúa Giêsu Kitô đã nhập thể để trở thành sự hiện diện thật của Thiên Chúa làm người trên thế gian. Vâng lệnh Chúa, chúng ta họp nhau lại nơi Thánh Đường để cùng nhau cầu nguyện với Cha trên Trời (Mt 18:19 ) va để tưởng nhớ mầu nhiệm Nhập Thể và Phục Sinh của Người (Lc 22:19 ). Vì thế mà Đức Tin của Hội Thánh Công Giáo cử hành các mầu nhiệm này trong Phụng Vụ ở các Thánh Đường.
Kiến trúc của Thánh Đường dạy chúng ta, từ hình dạng Thập Giá nhắc nhở chúng ta về Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô đến các bức tường dựng đứng vươn cao về hướng thiên cung. Một Thánh Đường truyền đạt các câu truyện thánh thiện qua các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc của mình. Khu vực nội đường rộng rãi để tụ họp cộng đồng tín hữu, trong quá khứ cũng như hiện tại lại, để cử hành những công trình cứu độ của Thiên Chúa.
3. Ý Nghĩa của các phần chính của Thánh Đường
Cửa vào Thánh Đường báo cho người ta biết rằng mình sắp sửa bước vào một nơi thánh, một nơi đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ. Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là Cổng vào Chuồng Chiên, là Đường dẫn đến cùng Đức Chúa Cha. Bước qua ngưỡng cửa Thánh Đường là bước qua Đức Kitô để chuồng chiên, để được cùng Nhiệm Thể Đức Kitô sống trong Người và chia sẻ sự sống của Người.
Đi qua ngưỡng cửa Thánh Đường, người ta vào tiền đường. Tiền đường là nơi chuyển tiếp giữa thế gian và nơi thánh để cầu nguyện này. Tiền đường là nơi chúng ta sửa soạn để vào gặp gỡ Thiên Chúa. Khi vào đến Tiên Đường, chúng ta có bổn phận trút bỏ tất cả những lo âu của thế gian ở bên ngoài Thánh Đường, và thinh lặng sửa soạn những gì cần thiết cả về vật chất lẫn tinh thần để vào nhà Chúa. Chào đón anh em trong tình thân hữu nơi tiền đường là điều chính đáng, nhưng biến tiền đường thành nơi để trò truyện xã giao, để vui đùa, và nhất là để buôn bán thì không nên. Cạnh tiền đường thường có Phòng Áo cho các linh mục sửa soạn y phục thánh, có các phương tiện vệ sinh để mọi người có thể sửa soạn thân thể mình trước khi vào lòng Thánh Đường.
Từ tiền đường chúng ta bước vào Lòng Thánh Đường. Lòng Thánh Đường theo tếng La Tinh là navis, có nghĩa là “chiếc tàu”. Như Tàu ông Noe đã che chở gia đình ông và các thú vật trong trận Đại Hồng Thủy thế nào, thì Hội Thánh cũng là “con tầu cứu độ” che chở chúng ta như thế giữa những cơn sóng gió nơi trần gian. Các Thánh Đường tượng trưng cho sự hiện diện của Hội Thánh trên khắp thế gian. Cuộc hành trình của chúng ta đến cùng Đức Kitô được phản ảnh bằng việc chúng ta tiến qua lòng Thánh Đường mà vào gian thánh, ở đó, trên bàn thờ, Thiên Đàng đột nhiên nhập vào thế giới chúng ta, và chúng ta làm một với Đức Kitô.
Giếng rửa tội được xây trên cùng một trục với bàn thờ như dấu chỉ hữu hình của sự liên kết chặt chẽ giữa Bí Tích Thánh Tẩy và Thánh Thể. Ngoài ra các Thánh Đường còn có các chén đựng nước thánh. Giếng rửa tội và chén đựng nước thánh nhắc cho chúng ta thanh tẩy tâm hồn trước khi lên dự tiệc Thánh Thể. Để được nên một với Đức Kitô Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta cũng phải cùng chết với Người trong Bí Tích Thánh Tẩy. Khi nhúng tay vào nước thánh mà làm dấu Thánh Giá trên mình, chúng ta thưa với Chúa rằng “xin Chúa làm chủ trí óc con, tâm hồn con, và toàn thân con” để rồi chúng ta có thể chú hết tâm lực vào việc kết hợp với Chúa trong Thánh Lễ hay giờ cầu nguyện mà chúng ta sắp tham dự.
Về phiá trước, nằm ngang với lòng Thánh Đường là hai cánh làm thành hai “cánh tay” của Thánh Giá. Hình dạng này của Thánh Đường nhắc lại cho chúng ta về cái chết cứu độ của Chúa Giêsu và cánh tay Người giang ra vì yêu thương chúng ta trên Thập Giá. Chính sự tự hiến cứu độ này được làm tái hiện hữu trong mọi Phụng Vụ Thánh Thể.
“Đầu” của Thánh Giá là gian thánh mà ở đó có cung thánh. Trên đó có bàn thờ, là nơi nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, bánh và rượu được biến đổi thành Mình và Máu Chúa Giêsu trong Tiệc Thánh Thể, bữa tiệc cho chúng ta nếm trước bữa tiệc trên Thiên Đàng, là bữa tiệc đang chờ chúng ta. Chúa Giêsu đã tự hiến Mình trên núi Calvary và đã sống lại từ cõi chết. Biến cố cứu độ này được tái thể hiện trên bàn thờ trong mỗi buổi Thánh Lễ mà ở đó chúng ta được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Đức Kitô. Như thế, bàn thờ được thánh hiến và phải được tôn kính. Ở nền của bàn thờ có hòm đựng xương thánh. Theo lịch sử và truyền thống Hội Thánh, bàn thờ thường được đặt trên mộ của các thánh, hoặc hài cốt của các thánh được để dưới bàn thờ.
Ở trên gian thánh chúng ta cũng thấy có tòa giảng. Toà giảng là một cái bàn mà từ đó Thiên Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời Ban Sự Sống của Ngài. Tòa giảng thường được trang trí bằng vật liệu và màu sắc nhu bàn thờ. Sự giống nhau trong việc thiết kế giữa bàn thờ và tòa giảng nói lên mối liên hệ mật thiết giữa Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Tòa giảng chỉ được dùng để công bố và rao giảng Lời Chúa chứ không phải là nơi đọc thông cáo hay các lời cám ơn sau Thánh Lễ.
Trong cung thánh có một cái ghế gọi là cathedra theo tiếng Hy Lạp để vị chủ tế ngồi. Nhà Thờ Chánh Tòa được gọi là cathedral vì ở đó có ghế của Đức Giám Mục. Từ ghế hay tòa này, Đức Giám Mục giáo huấn và hướng dẫn giáo hội địa phương. Một Thánh Đường giáo xứ cũng có ghế dành cho linh mục chủ tế.
Trên cung thánh có một Tượng Chịu Nạn. Các nhà thờ Tin Lành chỉ dùng Thánh Giá, còn Nhà Thờ Công Giáo dùng Tượng Chịu nạn, gồm có cây Thánh Giá với tượng Đức Kitô chịu đóng đinh, để nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm Phục Sinh được làm cho hiện diện vì chúng ta trên bàn thờ.
Thường thì trong Thánh Đường cũng có những bàn thờ nhỏ kính Đức Mẹ và các Thánh. Các Ngài là những gương mẫu Đức Tin, nói lên sự hiệp thông và đa dạng của Hội Thánh.
Mười bốn chặng Đàng Thánh Giá được được đặt dọc theo các bức tường hai bên Thánh Đường. Việc sùng kính này được bắt đầu rất sớm trong lịch sử Hội Thánh nên trở thành tục lệ của các tín hữu để theo chân Chúa Giêsu từ nhà quan Philatô ở Giêrusalem đến đồi Calvary. Theo thời gian, những người hành hương Đất Thánh vẫn tiếp tục việc sùng kính này khi họ trở về. Vào thế kỷ thứ XIV khi các cha dòng Phanxicô được trao phó nhiệm vụ quản trị các nơi thánh tại Giêrusalem, các ngài cổ võ việc dùng hình ảnh để diễn tả Đàng Thánh Giá của Chúa.
Ở cánh Thánh Đường thường có nơi chứa các dầu thánh. Các dầu này được Đức Giám Mục giáo phận làm phép và thánh hiến trong Tuần Thánh mỗi năm, được dùng trong các cuộc cử hành Bí Tích Rửa Tội, Xức Dần Bệnh Nhân, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh. Các dầu này được giữ trong các bình thánh được đánh dấu bằng những chữ tắt: OC cho Dầu Dự Tòng, OI cho Dầu Bệnh Nhân, và SC cho Dầu Thơm Thánh.
Nhà Tạm ngày xưa thường được đặt giữa cung thánh, nhưng đa số các thánh đường ngày nay có Nhà Nguyện Thánh Thể riêng biệt để Nhà Tạm và cũng là nơi chầu Thánh Thể thưởng trực. Từ khi bắt đầu có cử hành tiệc Thánh Thể trong Hội Thánh thời sơ khai, một phần của bánh lễ đã được giữ lại để đem đến cho những phần tử của cộng đoàn, vì đau ốm không thể tham dự lễ bẻ bánh chung được. Ngoài ra, phần lưu trữ của Mình Thánh vẫn được tiếp tục sử dụng để Chầu Thánh Thể.
Nhìn lên phía trên cao của Thánh Đường người ta thấy dọc theo lòng Thánh Đường và hai cánh có những cửa sổ bằng kính nhỏ. Như ánh sáng mặt trời tràn ngập không gian thế nào thì ân sủng của Thiên Chúa cũng tràn ngập nơi này và toàn thể vũ trụ như thế. Vào thế kỷ thứ 12, Tu viện trưởng Suger ở Thánh đường Tu Viện Thánh Denis đã viết: “Ánh sáng của Thiên Chúa và nhà của Ngài phải tỏa ra sự hiện diện này để mỗi môn đệ của Thiên Chúa được soi sáng nhờ sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi là Chúa Cha, Ngôi Lời là ánh sáng, và Chúa Thánh Thần của lửa”. Trong tâm trí của người thời trung cổ, ánh sáng là vị trung gian đặc biệt và huyền nhiệm của Thiên Chúa và là biểu tượng của sự hiện diện của Thiên Chúa nơi trần gian.
Các cửa sổ sáng dọc theo lòng Thánh Đường gồm nhiều cửa kính lớn, mỗi cửa kính có vẽ hình các Thánh hay các cảnh trong Thánh Kinh hoặc các Mầu Nhiệm Mân Côi. Ngày xưa khi các chưa có máy in, Hội Thánh thường dùng hình ảnh trong thánh đường để giáo dân những đoạn Thánh Kinh quan trọng.
4. Kết Luận
Thánh Đường là dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta. Mỗi lần chúng ta đến Nhà Thờ là chúng ta đến gặp một Thiên Chúa thật đang hiện diện nơi đó. Qua Bí Tích Thánh Thể được cử hành mỗi ngày trên bàn thờ, ơn sủng của Thiên Chúa từ các Thánh Đường đổ vào thế gian như hình ảnh các suối nước chảy ra từ Đền Thờ mà ngôn sứ Êdêkiel được thấy trong Bài Đọc 1. Những dòng suối ấy là gì nếu không phải là mỗi người trong chúng ta? Mỗi lần chúng ta đến Thánh Đường là chúng ta để Thiên Chúa đổ tràn đầy ân sủng và tình yêu của Người trên mình, và như những dòng suối, Chúa sai chúng ta vào thế gian để đem ân sủng của Ngài mà tưới gội thế gian, làm cho nó nên trong sạch và sinh hoa quả tốt tươi.
Lạy Chúa con ý thức rằng thân xác con chính là đền thờ của Chúa và con người con là một dòng suối nhỏ Chúa gửi vào thế gian để đem Chúa đến cho những người mà con tiếp xúc. Xin ban cho con ơn luôn làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, là Đấng ngự trong con, để dòng suối này không bao giờ khô cạn hoặc bị thế gian làm ô nhiễm. Amen
Phaolô Phạm Xuân Khôi