Dan Lee
11-07-2008, 04:51 PM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (59)
591. Nhà Thờ trong Cựu Ước
Trong thời đầu của Cựu Ước, các Tổ Phụ của Dân Chúa, vì sống đời du mục, nên khi dừng lại đâu, họ kiếm một viên đá lớn để làm bàn thờ tế lễ.
Khi vào được Đất Hứa, Dân Chúa sống đời định cư, nên Thiên Chúa buộc họ phải có một đền thờ để thờ phượng Ngài. Vì thế, năm thứ 480 sau khi xuất hành ra khỏi nước Ai Cập, vua Salomon khởi công xây dựng đền thờ.
Đền thờ Giêrusalem nầy được hoàn thành trong vòng 7 năm.
Trong Lễ cung hiến Đền Thờ Giêrusalem, chính Thiên Chúa phán với vua Salomon:
- "Ta đã nghe lời ngươi khẩn nguyện van xin trước nhan Ta. Ta đã tác thành Nhà nầy, Nhà mà ngươi đã xây để đặt Danh Ta ở đó mãi mãi: mắt Ta và lòng Ta sẽ có ở đó mọi ngày.” (1 Vua 9, 3).
592. Nhà Thờ trong Tân Ước
Con Thiên Chúa giáng sinh trong một hang đá thô hèn. Hang đá nầy đã được thánh Giuse quét dọn sạch sẽ trước đó. Nơi Hang Đá có Con Vua Cả Trời Đất ngự nầy, Đức Mẹ và thánh Giuse sốt sắng cầu nguyện và thờ lạy Chúa. Các mục tử cũng được các thiên rhần hướng dẫn đến thờ lạy Chúa trong Hang Đá nầy. Hang Đá nầy chẳng phải là hình ảnh đầu tiên của Các Nhà Thờ Công giáo sao?
Nhà thờ đầu tiên của Đạo Công giáo được miêu tả rõ ràng trong Phúc Âm, đó là Nhà Tiệc Ly: một phòng ăn ở trên tầng lầu, nơi đó, Chúa Giêsu và Các Tông Đồ dâng Thánh Lễ đầu tiên.
Sau khi Chúa về trời, thánh lễ được diễn ra trong các tầng lầu theo kiểu Nhà Tiệc Ly như vậy, nhưng kích thước rộng hơn.
Trong thời kỳ Bắt Đạo, đi vào những phòng như vậy để dự lễ thì dễ bị bại lộ, nên các nhà thờ được đưa về những vùng quê hẻo lánh.
Trong những lúc Bắt Đạo quá gắt gao, các bổn đạo đầu tiên đào những hang núp thật sâu dưới đất và ở trong những hang nầy để tránh bị bắt và để tham dự thánh lễ một cách an toàn. Bàn thờ được đặt trên mộ các thánh tử đạo được chôn cất trong các hang đó. Lịch sử gọi những hang nầy là Hang Toại Đạo. Hiện nay, vẫn còn nhiều hang danh tiếng loạị nầy tại Rôma.
Vào đầu thế kỷ thứ tư, khi các cuộc Bắt Đạo không còn nữa, nhiều nhà thờ phượng được xây cất lên, gọi là Nhà Thờ, Đền Thờ, Nhà Chúa, Thánh Đường, Đền Thánh, Vương Cung Thánh Đường như chúng ta thấy hiện nay.
593. Thái độ của Chúa đối với Đền Thờ
Trong Cựu Ước, Đền Thờ được dành riêng đặc biệt cho Thiên Chúa. Thiên Chúa Giavê thường áp dụng những hình phạt rất nặng đối với những ai phạm đến Đền Thờ. Hai đứa con trai của thầy cả Hêli, vì không chịu sống nghiêm trang xứng đáng trong Đền Thờ, đã bị Chúa phạt nặng.
Trong Tân Ước, ngày kia vào Đền Thờ, Chúa Giêsu nổi giận vì thấy một số người tổ chức buôn bán và đổi tiền. Ngài thịnh nộ, đuổi họ ra hết, và tuyên bố Nhà Chúa là Nhà Cầu Nguyện, chứ không phải là sào huyệt của bọn trộm cướp.
594. Quý trọng Nhà Thờ giáo xứ
Hoàng đế Louis, vua nước Pháp, tuy sinh ra trong cung điện nguy nga, nhưng lại được chịu phép rửa tội trong nhà thờ giáo xứ Poissy.
Ngày kia, có người hỏi vua:
- “Tâu bệ hạ, đây là cung điện hoàng gia ở kinh đô Paris, có chiếc nôi vàng bệ hạ đã nằm trong lúc ấu thơ, kia là nhà thờ nhỏ của giáo xứ Poissy, nơi bệ hạ đã được chịu phép rửa tội. Vậy bệ hạ chọn nơi nào?”
Nhà vua không ngần ngại trả lời:
- “Trên trần gian nầy, trẫm yêu thích nhà thờ nhỏ bé ở Poissy nhất vì nơi đó trẫm đã được chịu phép rủa tội.”
Và khi viết thư cho ai, nếu không phải là thư ngoại giáo hoặc chính trị, vua thánh Louis nầy không ký tên “Louis, Hoàng đế nước Pháp’”, nhưng lại ký tên: “ Louis, người được rửa tội tại Poissy”.
595. Trong Nhà Thờ, Chúa Giêsu ngự thật trong Phép Thánh Thể trong Nhà Tạm.
Kết quả nhiều hay ít của việc tông đồ nhất định phải tùy ở mức độ của sự sống Thánh Thể trong một linh hồn.
Khi nào vị tông đồ làm được cho các linh hồn khao khát đến dự Bàn Tiệc Thánh, đó là dấu rõ rệt kết quả khả quan vủa việc tông đồ. Ngài chỉ có thể thâu lượm được kết quả đó nhiều ít tùy theo mức độ chính ngài đã sống thực tế bởi sự sống Chúa Giêsu Thánh Thể mà thôi.
Ngày xưa, thánh Tôma đã vùi đầu vào Nhà Tạm để khám phá ra lời giải thích những vấn đề hóc búa về Phép Thánh Thể, thì ngày nay, vị tông đồ cũng phải biết phó thác mọi sự trong tay Vị Thượng Khách của mình trong Nhà Tạm, rồi mới bắt tay vào việc theo những lời mình đã bàn hỏi với chính Nguồn sinh lực, là Chúa Giêsu Thánh Thể.
Đức Piô X khả kính của chúng ta vừa là Giáo Hoàng cổ võ việc rước lễ hằng ngày, vừa là Giáo Hoàng có đời sống nội tâm rất dồi dào. Lời đầu tiên Ngài nói với các cán bộ chuyên môn hoạt động, là lời sau nầy: “Cải Tạo lại Mọi Sự Trong Chúa Kitô: Instaurare omnia in Christo.” Đó là chương trình của vị tông đồ chỉ biết sống bởi Thánh Thể.
Ngài căn cứ vào sự tiến triển của các linh hồn trong đời sống Thánh Thể để nhận xét những kết quả thực tiễn của Giáo Hội. (Hồn Tông Đồ)
596. Quyền năng Thiên Chúa trong yếu đuối của bạn
Nhà truyền giáo lừng danh Hudson Taylor nói:
- “Tất cả những người khổng lồ của Chúa đều là những người yếu đuối.”
Điểm yếu của Môisen là sự nóng nảy. Nó khiến ông giết chết một người Ai Cập, đánh vào tảng đá thay vì nói với nó, và đạp vỡ bia Mười Điều Răn. Nhưng Thiên Chúa đã biến Môisen thành “người hiền lành nhất đời” (DS 12,3).
Điểm yếu của Giđêon là thiếu tự tin và rất bất an, nhưng Thiên Chúa đã biến ông thành “người chiến sĩ can trường” (TL 6,12).
Điểm yếu của Abraham là sợ hãi. Không chỉ một lần, nhưng tới hai lần, ông gọi vợ mình là em gái để tự bảo vệ. Nhưng Thiên Chúa đã biến ông thành “cha của mọi kẻ tin” (Rm 4,11).
Một Phêrô bốc đồng, nhụt chí, trở nên “tảng đá” (Mt 16,18), một Đavít ngoại tình trở nên “một người đẹp lòng Thiên Chúa” (Cv 13,22), và Gioan, một trong “những người con của Sấm Sét” đầy kiêu ngạo, trở thành người “Môn đệ của Tình yêu”. (Sống Có Định Hướng)
597. Ai cho ta kinh nghiệm gấp 3 lần kinh nghiệm sống của mình?
Bà nội tôi đã qua đời cách đây vài năm. Bà đã sống trong viện dưỡng lão những năm cuối cuộc đời. Tôi (Richard Carlson) thích viếng thăm bà và có cơ hội để ngồi trước bà. Chúng tôi không cần nói bất cứ điều gì, chỉ giữ chặt bàn tay.
Tôi cũng thích thú khi viếng thăm một số người khác sính sống tại viện. Họ có nhiều hiểu biết và sẳn sàng chia sẻ. Tôi nhận ra chính mình cần những lời khuyên bảo và học hỏi từ những người đó. Sau cùng, những người nầy đã cho tôi kinh nghiệm gấp 3 lần kinh nghiệm sống của tôi!
598. Cách dạy trẻ của Montessori rất tài tình khéo léo
Tôi (Montessori) đã nhậnj thấy trẻ rất vui vẻ theo kỷ luật. Tôi gọi các trẻ nhìn vào tôi. Tôi đứng im ở giữa phòng như không có tôi ở đây. Các trẻ theo tôi mà im phăng phắc.
Chúng tôi nhận thấy sự yên tĩnh khác thường. Bao nhiêu sinh hoạt rộn rịp trong phòng đều dần dần tiêu tan, thành như một phòng không có người.
Khi ấy, chúng tôi nghe tiếng đồng hồ tích tắc trên vách. Tiếng ấy càng ngày càng cao lên khi sự im lặng đã đến tuyệt đối.
Ngoài sân bay vào những tiếng chim, tiếng bước đi của một trẻ nhỏ.
Các trẻ của tôi đều ngạc nhiên và cảm động vô cùng.
Tôi ra hiệu: “Hãy nhắm mắt lại và nghe một tiếng gọi!”
Tôi đi nhẹ qua bên kia phòng và dùng một tiếng gọi tý ty mà xa xăm để gọi tên của một trẻ. Trẻ nào nghe được tên, liền rón rén qua bên kia phòng và ôm tôi sung sướng quá sức.
Cách chơi ấy tinh hảo đến những trẻ ba tuổi mà cũng vui lòng yên tĩnh để chờ gọi đến tên mình giữa một phòng 40 trẻ.
Với bài học yên tĩnh, tôi nhận thấy tâm hồn của trẻ cũng thích những cuộc chơi có vui thú về tinh thần. (Giáo Dục Con Trẻ)
599. Những cô gái nầy thật đáng quý!
Xưa, Thuần Vu Ý làm quan ở Tề Trung, bị tội nặng nên sắp đem hành hình ở Trường An.
Gia đình ông chỉ sinh được năm cô con gái, mà không có một mụn con trai nào. Điều nầy làm ông đau khổ vì con gái trước sau, cũng đi lấy chồng. Nếu không có con trai thì lấy ai thay mình làm chủ gia đình nầy? Vì vậy, trước khi rời khỏi nhà, ông quay lại nhìn năm cô con gái, rồi than thở:
- “Không con trai thì gặp cảnh nầy, lấy ai đứng ra lo liệu việc nhà?”
Cô con gái út, là nàng Đề Oanh, nghe cha than thở như vậy, thì rất thương cha. Cô lén theo cha đến Trường An, dâng một lá thư lên quan phủ sở tại, trong đó, đại ý nói: “Cha tôi là một vị quan thanh liêm ở đất Tề Trung, nhân dân ai cũng biết tiếng. Nay cha tôi bị hàm oan, nên sắp bị thọ hình. Tôi trộm nghĩ người đã chết, không thể sống được, dù có muốn đổ lỗi cũng không có cách nào nữa. Nay tôi xin bán mình làm tỳ nữ cho quan phủ hầu xin chuộc tội cho cha…”
Viên tri phủ nhận được thư, thấy lời lẽ cảm động, liền dâng lên vua.
Kết cuộc, vua tha tội cho Thuần Vu Ý và ra lệnh bỏ hẳn các nhục hình.
Trong xã hội ta đang sống, thật không thiếu những nàng “Đề Oanh” như vậy. Tuy các cô không “chuộc tội cho cha” như Đề Oanh, nhưng chịu khó tảo tần làm ăn buôn bán để nuôi nấng cha mẹ già yếu và giúp đỡ các em ăn học thành tài. (Đạo Lý Gia Đình)
600. Năm phương pháp giúp điều chỉnh thái độ
Tôi (Keith D.Harrell) đã bỏ được tật nói lắp, và tôi đã không còn thấy sợ hãi mỗi khi đứng nói trước mọi người.
Ngày hôm đó, tôi mới biết thế nào là sức mạnh của sự khẳng định.
Sự khẳng định cho thấy niềm tin vào các ước mơ, mục tiêu và khả năng làm chủ hoàn cảnh của chúng ta. Chúng là một phần của Năm Phương Pháp giúp điều chỉnh thái độ mà chúng ta có thể sử dụng để giúp mình tập trung trong cuộc sống, xây dựng niềm tin ở bản thân, loại bỏ sự hồ nghi, nỗi sợ hãi và những ý nghĩ tiêu cực khác.
Phương pháp thứ nhất: Củng cố lòng tin bằng những lời khẳng định.
Phương pháp thứ hai: Xây dựng chí tiến thủ bằng cách khám phá các động lực.
Phương pháp thứ ba: Khai thác sức mạnh của tự kỷ ám thị tích cực.
Phương pháp thứ tư: Nâng cao tinh thần lạc quan và óc khôi hài.
Phương pháp thứ năm: Luyện tập thể dục, thể thao. (Thay Thái Độ - Đổi Cuộc Đời)
LM Nguyễn Vinh Gioang
591. Nhà Thờ trong Cựu Ước
Trong thời đầu của Cựu Ước, các Tổ Phụ của Dân Chúa, vì sống đời du mục, nên khi dừng lại đâu, họ kiếm một viên đá lớn để làm bàn thờ tế lễ.
Khi vào được Đất Hứa, Dân Chúa sống đời định cư, nên Thiên Chúa buộc họ phải có một đền thờ để thờ phượng Ngài. Vì thế, năm thứ 480 sau khi xuất hành ra khỏi nước Ai Cập, vua Salomon khởi công xây dựng đền thờ.
Đền thờ Giêrusalem nầy được hoàn thành trong vòng 7 năm.
Trong Lễ cung hiến Đền Thờ Giêrusalem, chính Thiên Chúa phán với vua Salomon:
- "Ta đã nghe lời ngươi khẩn nguyện van xin trước nhan Ta. Ta đã tác thành Nhà nầy, Nhà mà ngươi đã xây để đặt Danh Ta ở đó mãi mãi: mắt Ta và lòng Ta sẽ có ở đó mọi ngày.” (1 Vua 9, 3).
592. Nhà Thờ trong Tân Ước
Con Thiên Chúa giáng sinh trong một hang đá thô hèn. Hang đá nầy đã được thánh Giuse quét dọn sạch sẽ trước đó. Nơi Hang Đá có Con Vua Cả Trời Đất ngự nầy, Đức Mẹ và thánh Giuse sốt sắng cầu nguyện và thờ lạy Chúa. Các mục tử cũng được các thiên rhần hướng dẫn đến thờ lạy Chúa trong Hang Đá nầy. Hang Đá nầy chẳng phải là hình ảnh đầu tiên của Các Nhà Thờ Công giáo sao?
Nhà thờ đầu tiên của Đạo Công giáo được miêu tả rõ ràng trong Phúc Âm, đó là Nhà Tiệc Ly: một phòng ăn ở trên tầng lầu, nơi đó, Chúa Giêsu và Các Tông Đồ dâng Thánh Lễ đầu tiên.
Sau khi Chúa về trời, thánh lễ được diễn ra trong các tầng lầu theo kiểu Nhà Tiệc Ly như vậy, nhưng kích thước rộng hơn.
Trong thời kỳ Bắt Đạo, đi vào những phòng như vậy để dự lễ thì dễ bị bại lộ, nên các nhà thờ được đưa về những vùng quê hẻo lánh.
Trong những lúc Bắt Đạo quá gắt gao, các bổn đạo đầu tiên đào những hang núp thật sâu dưới đất và ở trong những hang nầy để tránh bị bắt và để tham dự thánh lễ một cách an toàn. Bàn thờ được đặt trên mộ các thánh tử đạo được chôn cất trong các hang đó. Lịch sử gọi những hang nầy là Hang Toại Đạo. Hiện nay, vẫn còn nhiều hang danh tiếng loạị nầy tại Rôma.
Vào đầu thế kỷ thứ tư, khi các cuộc Bắt Đạo không còn nữa, nhiều nhà thờ phượng được xây cất lên, gọi là Nhà Thờ, Đền Thờ, Nhà Chúa, Thánh Đường, Đền Thánh, Vương Cung Thánh Đường như chúng ta thấy hiện nay.
593. Thái độ của Chúa đối với Đền Thờ
Trong Cựu Ước, Đền Thờ được dành riêng đặc biệt cho Thiên Chúa. Thiên Chúa Giavê thường áp dụng những hình phạt rất nặng đối với những ai phạm đến Đền Thờ. Hai đứa con trai của thầy cả Hêli, vì không chịu sống nghiêm trang xứng đáng trong Đền Thờ, đã bị Chúa phạt nặng.
Trong Tân Ước, ngày kia vào Đền Thờ, Chúa Giêsu nổi giận vì thấy một số người tổ chức buôn bán và đổi tiền. Ngài thịnh nộ, đuổi họ ra hết, và tuyên bố Nhà Chúa là Nhà Cầu Nguyện, chứ không phải là sào huyệt của bọn trộm cướp.
594. Quý trọng Nhà Thờ giáo xứ
Hoàng đế Louis, vua nước Pháp, tuy sinh ra trong cung điện nguy nga, nhưng lại được chịu phép rửa tội trong nhà thờ giáo xứ Poissy.
Ngày kia, có người hỏi vua:
- “Tâu bệ hạ, đây là cung điện hoàng gia ở kinh đô Paris, có chiếc nôi vàng bệ hạ đã nằm trong lúc ấu thơ, kia là nhà thờ nhỏ của giáo xứ Poissy, nơi bệ hạ đã được chịu phép rửa tội. Vậy bệ hạ chọn nơi nào?”
Nhà vua không ngần ngại trả lời:
- “Trên trần gian nầy, trẫm yêu thích nhà thờ nhỏ bé ở Poissy nhất vì nơi đó trẫm đã được chịu phép rủa tội.”
Và khi viết thư cho ai, nếu không phải là thư ngoại giáo hoặc chính trị, vua thánh Louis nầy không ký tên “Louis, Hoàng đế nước Pháp’”, nhưng lại ký tên: “ Louis, người được rửa tội tại Poissy”.
595. Trong Nhà Thờ, Chúa Giêsu ngự thật trong Phép Thánh Thể trong Nhà Tạm.
Kết quả nhiều hay ít của việc tông đồ nhất định phải tùy ở mức độ của sự sống Thánh Thể trong một linh hồn.
Khi nào vị tông đồ làm được cho các linh hồn khao khát đến dự Bàn Tiệc Thánh, đó là dấu rõ rệt kết quả khả quan vủa việc tông đồ. Ngài chỉ có thể thâu lượm được kết quả đó nhiều ít tùy theo mức độ chính ngài đã sống thực tế bởi sự sống Chúa Giêsu Thánh Thể mà thôi.
Ngày xưa, thánh Tôma đã vùi đầu vào Nhà Tạm để khám phá ra lời giải thích những vấn đề hóc búa về Phép Thánh Thể, thì ngày nay, vị tông đồ cũng phải biết phó thác mọi sự trong tay Vị Thượng Khách của mình trong Nhà Tạm, rồi mới bắt tay vào việc theo những lời mình đã bàn hỏi với chính Nguồn sinh lực, là Chúa Giêsu Thánh Thể.
Đức Piô X khả kính của chúng ta vừa là Giáo Hoàng cổ võ việc rước lễ hằng ngày, vừa là Giáo Hoàng có đời sống nội tâm rất dồi dào. Lời đầu tiên Ngài nói với các cán bộ chuyên môn hoạt động, là lời sau nầy: “Cải Tạo lại Mọi Sự Trong Chúa Kitô: Instaurare omnia in Christo.” Đó là chương trình của vị tông đồ chỉ biết sống bởi Thánh Thể.
Ngài căn cứ vào sự tiến triển của các linh hồn trong đời sống Thánh Thể để nhận xét những kết quả thực tiễn của Giáo Hội. (Hồn Tông Đồ)
596. Quyền năng Thiên Chúa trong yếu đuối của bạn
Nhà truyền giáo lừng danh Hudson Taylor nói:
- “Tất cả những người khổng lồ của Chúa đều là những người yếu đuối.”
Điểm yếu của Môisen là sự nóng nảy. Nó khiến ông giết chết một người Ai Cập, đánh vào tảng đá thay vì nói với nó, và đạp vỡ bia Mười Điều Răn. Nhưng Thiên Chúa đã biến Môisen thành “người hiền lành nhất đời” (DS 12,3).
Điểm yếu của Giđêon là thiếu tự tin và rất bất an, nhưng Thiên Chúa đã biến ông thành “người chiến sĩ can trường” (TL 6,12).
Điểm yếu của Abraham là sợ hãi. Không chỉ một lần, nhưng tới hai lần, ông gọi vợ mình là em gái để tự bảo vệ. Nhưng Thiên Chúa đã biến ông thành “cha của mọi kẻ tin” (Rm 4,11).
Một Phêrô bốc đồng, nhụt chí, trở nên “tảng đá” (Mt 16,18), một Đavít ngoại tình trở nên “một người đẹp lòng Thiên Chúa” (Cv 13,22), và Gioan, một trong “những người con của Sấm Sét” đầy kiêu ngạo, trở thành người “Môn đệ của Tình yêu”. (Sống Có Định Hướng)
597. Ai cho ta kinh nghiệm gấp 3 lần kinh nghiệm sống của mình?
Bà nội tôi đã qua đời cách đây vài năm. Bà đã sống trong viện dưỡng lão những năm cuối cuộc đời. Tôi (Richard Carlson) thích viếng thăm bà và có cơ hội để ngồi trước bà. Chúng tôi không cần nói bất cứ điều gì, chỉ giữ chặt bàn tay.
Tôi cũng thích thú khi viếng thăm một số người khác sính sống tại viện. Họ có nhiều hiểu biết và sẳn sàng chia sẻ. Tôi nhận ra chính mình cần những lời khuyên bảo và học hỏi từ những người đó. Sau cùng, những người nầy đã cho tôi kinh nghiệm gấp 3 lần kinh nghiệm sống của tôi!
598. Cách dạy trẻ của Montessori rất tài tình khéo léo
Tôi (Montessori) đã nhậnj thấy trẻ rất vui vẻ theo kỷ luật. Tôi gọi các trẻ nhìn vào tôi. Tôi đứng im ở giữa phòng như không có tôi ở đây. Các trẻ theo tôi mà im phăng phắc.
Chúng tôi nhận thấy sự yên tĩnh khác thường. Bao nhiêu sinh hoạt rộn rịp trong phòng đều dần dần tiêu tan, thành như một phòng không có người.
Khi ấy, chúng tôi nghe tiếng đồng hồ tích tắc trên vách. Tiếng ấy càng ngày càng cao lên khi sự im lặng đã đến tuyệt đối.
Ngoài sân bay vào những tiếng chim, tiếng bước đi của một trẻ nhỏ.
Các trẻ của tôi đều ngạc nhiên và cảm động vô cùng.
Tôi ra hiệu: “Hãy nhắm mắt lại và nghe một tiếng gọi!”
Tôi đi nhẹ qua bên kia phòng và dùng một tiếng gọi tý ty mà xa xăm để gọi tên của một trẻ. Trẻ nào nghe được tên, liền rón rén qua bên kia phòng và ôm tôi sung sướng quá sức.
Cách chơi ấy tinh hảo đến những trẻ ba tuổi mà cũng vui lòng yên tĩnh để chờ gọi đến tên mình giữa một phòng 40 trẻ.
Với bài học yên tĩnh, tôi nhận thấy tâm hồn của trẻ cũng thích những cuộc chơi có vui thú về tinh thần. (Giáo Dục Con Trẻ)
599. Những cô gái nầy thật đáng quý!
Xưa, Thuần Vu Ý làm quan ở Tề Trung, bị tội nặng nên sắp đem hành hình ở Trường An.
Gia đình ông chỉ sinh được năm cô con gái, mà không có một mụn con trai nào. Điều nầy làm ông đau khổ vì con gái trước sau, cũng đi lấy chồng. Nếu không có con trai thì lấy ai thay mình làm chủ gia đình nầy? Vì vậy, trước khi rời khỏi nhà, ông quay lại nhìn năm cô con gái, rồi than thở:
- “Không con trai thì gặp cảnh nầy, lấy ai đứng ra lo liệu việc nhà?”
Cô con gái út, là nàng Đề Oanh, nghe cha than thở như vậy, thì rất thương cha. Cô lén theo cha đến Trường An, dâng một lá thư lên quan phủ sở tại, trong đó, đại ý nói: “Cha tôi là một vị quan thanh liêm ở đất Tề Trung, nhân dân ai cũng biết tiếng. Nay cha tôi bị hàm oan, nên sắp bị thọ hình. Tôi trộm nghĩ người đã chết, không thể sống được, dù có muốn đổ lỗi cũng không có cách nào nữa. Nay tôi xin bán mình làm tỳ nữ cho quan phủ hầu xin chuộc tội cho cha…”
Viên tri phủ nhận được thư, thấy lời lẽ cảm động, liền dâng lên vua.
Kết cuộc, vua tha tội cho Thuần Vu Ý và ra lệnh bỏ hẳn các nhục hình.
Trong xã hội ta đang sống, thật không thiếu những nàng “Đề Oanh” như vậy. Tuy các cô không “chuộc tội cho cha” như Đề Oanh, nhưng chịu khó tảo tần làm ăn buôn bán để nuôi nấng cha mẹ già yếu và giúp đỡ các em ăn học thành tài. (Đạo Lý Gia Đình)
600. Năm phương pháp giúp điều chỉnh thái độ
Tôi (Keith D.Harrell) đã bỏ được tật nói lắp, và tôi đã không còn thấy sợ hãi mỗi khi đứng nói trước mọi người.
Ngày hôm đó, tôi mới biết thế nào là sức mạnh của sự khẳng định.
Sự khẳng định cho thấy niềm tin vào các ước mơ, mục tiêu và khả năng làm chủ hoàn cảnh của chúng ta. Chúng là một phần của Năm Phương Pháp giúp điều chỉnh thái độ mà chúng ta có thể sử dụng để giúp mình tập trung trong cuộc sống, xây dựng niềm tin ở bản thân, loại bỏ sự hồ nghi, nỗi sợ hãi và những ý nghĩ tiêu cực khác.
Phương pháp thứ nhất: Củng cố lòng tin bằng những lời khẳng định.
Phương pháp thứ hai: Xây dựng chí tiến thủ bằng cách khám phá các động lực.
Phương pháp thứ ba: Khai thác sức mạnh của tự kỷ ám thị tích cực.
Phương pháp thứ tư: Nâng cao tinh thần lạc quan và óc khôi hài.
Phương pháp thứ năm: Luyện tập thể dục, thể thao. (Thay Thái Độ - Đổi Cuộc Đời)
LM Nguyễn Vinh Gioang