Dan Lee
11-10-2008, 01:12 PM
Đối thoại Liên Tôn Do Thái Giáo Công Giáo
Phỏng Vấn Viên Chức Trợ Tá Vatican về Tương quan Do Thái Giáo Công giáo
Rôma, 9/11/2008 (Zenit.org).- Một viên chức Vatican nói: Chìa khóa cho tiến bộ trong quan hệ Do thái Giáo Công giáo là đưa các thế hệ trẻ hơn vào cuộc. Cha Norbert Hofmann là thư ký của Ủy Ban Liên Lạc Tôn giáo Với Người Do Thái, trong Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Thống Nhất Kitô giáo.
Tháng này, tổ chức của Vatican sẽ tham dự cuộc họp tại Budapest, Hung Gia Lợi, phối hợp với Ủy Ban Do Thái Giáo Quốc Tế về Tham Vấn Liên Tôn. Cuộc họp trong các ngày 9-12/11/2008 sẽ suy nghĩ về “Xã Hội Tôn Giáo Và Dân Sự: Các Viễn Tượng Công giáo và Do Thái Giáo”
Đây là Hội Nghị quốc tế lần thứ hai diễn ra tại Đông Âu. Cuộc họp đầu tiên được nhóm tại Prague năm 1990, có mục đích đưa các thế hệ tương lai trẻ hơn nhập cuộc đối thoại liên tôn, và cổ vũ hợp tác giữa người Công giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo.
Trả lới hãng thông tấn Vatican Zenith qua phái viên Viktoria Somogyi, cha Hoffmann chú giải về các mục tiêu của Hội Nghị và tình hình quan hệ Công giáo Do Thái Giáo.
Trong viện chuẩn bị cho hội nghị này, các ưu tiên được đặt ra là gì và tại sao tại Budapest?
Cha Hoffmann: Đây là lần thứ hai chúng ta tổ chức một hội nghị cấp cao tại Đông Âu. Năm 1990 đã có một cuộc họp tại Prague. Có một cộng đoàn Do Thái Lớn Lao tại Budapest, như thế cả hai nhóm đã cùng chọn với nhau.
Có một điều khác chúng ta đã làm để chuẩn bị cho cuộc họp. Trước khi họp, chúng tôi đã tiếp xúc với nhau vào một ngày cuối tuần với sáu thanh niên Do Thái giáo và sáu thanh niên Công giáo. Chúng tôi cùng nhau tới một Giáo đường Do Thái và một Thánh Đường Công Giáo để tham dự một Thánh Lễ Công giáo. Chúng muống dùng cách này để đưa các thế hệ tương lai dấn thân nhập cuộc.
Một lý do quan trong chọn Budapest cho hội nghị là xem cuộc đối thoại diễn tiến thế nào với người Do Thái trong bối cảnh này tại Đông Âu.
Chủ đề của Hội Nghị là “Xã Hội Tôn Giáo và Dân Sự: Viễn Tượng Công giáo và Do Thái Giáo”. Cha có thể tóm lược viễn tượng Công giáo về đề tài này không?
Cha Hofmann: Chúng ta là người có tôn giáo, vì thế đối với chúng ta trung tâm cuộc đối thoại là đức tin. Một khía cạnh của xã hội đương đại là vấn đề thế tục hóa tác động đến đời sống tôn giáo của người Do Thái Giáo cũng như người Công giáo. Làm sao chúng ta có thể ứng phó với thực kiện thế tục hóa này?
Rồi cũng cần đưa người Hồi Giáo dấn thân nhập cuộc. Năm kế, chúng tôi muốn tổ chức một cuộc họp có mặt cả người Hồi Giáo. Mỗi người vẫn giữ đạo của mình nhưng có thể liên hết tham gia cuộc đối thoại tôn giáo thực sự và đối diện với những thách thức của xã hội này.
Điểm đồng qui giữa hai bên là gì?
Cha Hofmann: Một điểm đồng qui là tầm quan trọng của tôn giáo và tìm ra căn tính của tôn giáo. Người Công giáo không nên phát triển căn tính của mình trong nhà mặc áo, mà đúng hơn phải vào trong đời sống xã hội và công cộng. Vì thế, người Do Thái và người Công giáo phải làm việc với nhau, chúng ta có quá nhiều giá trị chung. Chẳng hạn Thập Giới là một nền tảng chung.
Cũng có nhu cầu giúp người nghèo khó và những người sống bên lề xã hội. Có quả nhiều giá trị mà chúng ta có thể cùng nhau thực hiện với nhau?
Cha mong đợi gì cho biến cố này?
Cha Hofmann: Các điều mong ước nói chung là đào sâu tình thân hữu giữa người Công giáo và Do Thái giáo trên cấp quốc tế, xúc tiến và đào sâu đối thoại của chúng ta. Chẳng hạn một thầy thông giáo Rabbi lần đầu tiên phát biểu tại Rôma ở Thưọng Hội Đồng Các Giám Mục tại Rôma. Đối với tôi, Đó là một bước đi quan trọng
Chúng ta phải phát triển họat động này và đưa các thế hệ tương lai dấn thân nhập cuộc và cùng làm việc với nhau cả với các giáo hội Chính thống, vì họ có mặt trong các xứ Đông Âu
Chẳng hạn, lần đầu tiên một đại biểu của Tòa Giáo Phụ Constantinople của Giáo Hội Chính Thống sẽ tới. Chúng ta phải cộng tác mạnh mẽ hơn với Giáo Hội Chính Thống trong tưong lai. Vì thế, cả người Công giáo, Chính Thống và Do Thái cùng làm việc với nhau.
Thượng Hội Đồng Các Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa vừa mới kết thúc. Cuộc đại hội này ảnh hưởng đến cuộc họp tại Hung Gia Lợi thề nào?
Cha Hofmann: Như Hồng Y [Walter] Kasper nói, Lời Chúa là Lời được Thiên Chúa mặc khải có tầm quan trọng cho cả người Do Thái và người Công giáo. Như thể, việc phát triển học hỏi Kinh Thánh nhiều hơn và tiếp xúc nhiều hơn với Kinh Thánh là điều quan trọng. Đầy là một điều quan trọng mà người Do Thái và Công giáo cần phát triển.
Đâu là những đặc điểm của cuộc đối thoại Do Thái Công giáo tại Đông Âu?.
Cha Hofmann: Ta hãy nói người Do Thái tại các xứ Đông Âu chịu nhiều đau khổ đặc biệt dưới chế độ Cộng Sản. Căn tính của họ đã tùy thuộc vào sự kiện lịch sử này. Bây giờ sau khi các xứ này được cởi mở, họ phải tìm được một căn tính mới
Chúng ta là người Công giáo cũng phải sống trong bối cảnh khác nhau này và đối thoại với người Do Thái.Nhưng đối với tôi, Hung Gia Lợi là một thí dụ. Thực sự, tại Budapest, người Do Thái và người Công giáo cùng hiện hữu với nhau. Chúng tôi muốn xem các quan hệ tại các xứ Đông Âu thế nào. Đó là lý do tại sao chúng tôi cũng đã mời Tổng Giám Mục Moscow. Sẽ có một giám mục từ Ba Lan và từ Belarus. Chúng tôi muốn xem xét chúng ta có thể có tiến bộ trong việc đối thọai tại các nước thuộc Đông Âu thế nào.
Đỗ Hữu Nghiêm
Phỏng Vấn Viên Chức Trợ Tá Vatican về Tương quan Do Thái Giáo Công giáo
Rôma, 9/11/2008 (Zenit.org).- Một viên chức Vatican nói: Chìa khóa cho tiến bộ trong quan hệ Do thái Giáo Công giáo là đưa các thế hệ trẻ hơn vào cuộc. Cha Norbert Hofmann là thư ký của Ủy Ban Liên Lạc Tôn giáo Với Người Do Thái, trong Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Thống Nhất Kitô giáo.
Tháng này, tổ chức của Vatican sẽ tham dự cuộc họp tại Budapest, Hung Gia Lợi, phối hợp với Ủy Ban Do Thái Giáo Quốc Tế về Tham Vấn Liên Tôn. Cuộc họp trong các ngày 9-12/11/2008 sẽ suy nghĩ về “Xã Hội Tôn Giáo Và Dân Sự: Các Viễn Tượng Công giáo và Do Thái Giáo”
Đây là Hội Nghị quốc tế lần thứ hai diễn ra tại Đông Âu. Cuộc họp đầu tiên được nhóm tại Prague năm 1990, có mục đích đưa các thế hệ tương lai trẻ hơn nhập cuộc đối thoại liên tôn, và cổ vũ hợp tác giữa người Công giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo.
Trả lới hãng thông tấn Vatican Zenith qua phái viên Viktoria Somogyi, cha Hoffmann chú giải về các mục tiêu của Hội Nghị và tình hình quan hệ Công giáo Do Thái Giáo.
Trong viện chuẩn bị cho hội nghị này, các ưu tiên được đặt ra là gì và tại sao tại Budapest?
Cha Hoffmann: Đây là lần thứ hai chúng ta tổ chức một hội nghị cấp cao tại Đông Âu. Năm 1990 đã có một cuộc họp tại Prague. Có một cộng đoàn Do Thái Lớn Lao tại Budapest, như thế cả hai nhóm đã cùng chọn với nhau.
Có một điều khác chúng ta đã làm để chuẩn bị cho cuộc họp. Trước khi họp, chúng tôi đã tiếp xúc với nhau vào một ngày cuối tuần với sáu thanh niên Do Thái giáo và sáu thanh niên Công giáo. Chúng tôi cùng nhau tới một Giáo đường Do Thái và một Thánh Đường Công Giáo để tham dự một Thánh Lễ Công giáo. Chúng muống dùng cách này để đưa các thế hệ tương lai dấn thân nhập cuộc.
Một lý do quan trong chọn Budapest cho hội nghị là xem cuộc đối thoại diễn tiến thế nào với người Do Thái trong bối cảnh này tại Đông Âu.
Chủ đề của Hội Nghị là “Xã Hội Tôn Giáo và Dân Sự: Viễn Tượng Công giáo và Do Thái Giáo”. Cha có thể tóm lược viễn tượng Công giáo về đề tài này không?
Cha Hofmann: Chúng ta là người có tôn giáo, vì thế đối với chúng ta trung tâm cuộc đối thoại là đức tin. Một khía cạnh của xã hội đương đại là vấn đề thế tục hóa tác động đến đời sống tôn giáo của người Do Thái Giáo cũng như người Công giáo. Làm sao chúng ta có thể ứng phó với thực kiện thế tục hóa này?
Rồi cũng cần đưa người Hồi Giáo dấn thân nhập cuộc. Năm kế, chúng tôi muốn tổ chức một cuộc họp có mặt cả người Hồi Giáo. Mỗi người vẫn giữ đạo của mình nhưng có thể liên hết tham gia cuộc đối thoại tôn giáo thực sự và đối diện với những thách thức của xã hội này.
Điểm đồng qui giữa hai bên là gì?
Cha Hofmann: Một điểm đồng qui là tầm quan trọng của tôn giáo và tìm ra căn tính của tôn giáo. Người Công giáo không nên phát triển căn tính của mình trong nhà mặc áo, mà đúng hơn phải vào trong đời sống xã hội và công cộng. Vì thế, người Do Thái và người Công giáo phải làm việc với nhau, chúng ta có quá nhiều giá trị chung. Chẳng hạn Thập Giới là một nền tảng chung.
Cũng có nhu cầu giúp người nghèo khó và những người sống bên lề xã hội. Có quả nhiều giá trị mà chúng ta có thể cùng nhau thực hiện với nhau?
Cha mong đợi gì cho biến cố này?
Cha Hofmann: Các điều mong ước nói chung là đào sâu tình thân hữu giữa người Công giáo và Do Thái giáo trên cấp quốc tế, xúc tiến và đào sâu đối thoại của chúng ta. Chẳng hạn một thầy thông giáo Rabbi lần đầu tiên phát biểu tại Rôma ở Thưọng Hội Đồng Các Giám Mục tại Rôma. Đối với tôi, Đó là một bước đi quan trọng
Chúng ta phải phát triển họat động này và đưa các thế hệ tương lai dấn thân nhập cuộc và cùng làm việc với nhau cả với các giáo hội Chính thống, vì họ có mặt trong các xứ Đông Âu
Chẳng hạn, lần đầu tiên một đại biểu của Tòa Giáo Phụ Constantinople của Giáo Hội Chính Thống sẽ tới. Chúng ta phải cộng tác mạnh mẽ hơn với Giáo Hội Chính Thống trong tưong lai. Vì thế, cả người Công giáo, Chính Thống và Do Thái cùng làm việc với nhau.
Thượng Hội Đồng Các Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa vừa mới kết thúc. Cuộc đại hội này ảnh hưởng đến cuộc họp tại Hung Gia Lợi thề nào?
Cha Hofmann: Như Hồng Y [Walter] Kasper nói, Lời Chúa là Lời được Thiên Chúa mặc khải có tầm quan trọng cho cả người Do Thái và người Công giáo. Như thể, việc phát triển học hỏi Kinh Thánh nhiều hơn và tiếp xúc nhiều hơn với Kinh Thánh là điều quan trọng. Đầy là một điều quan trọng mà người Do Thái và Công giáo cần phát triển.
Đâu là những đặc điểm của cuộc đối thoại Do Thái Công giáo tại Đông Âu?.
Cha Hofmann: Ta hãy nói người Do Thái tại các xứ Đông Âu chịu nhiều đau khổ đặc biệt dưới chế độ Cộng Sản. Căn tính của họ đã tùy thuộc vào sự kiện lịch sử này. Bây giờ sau khi các xứ này được cởi mở, họ phải tìm được một căn tính mới
Chúng ta là người Công giáo cũng phải sống trong bối cảnh khác nhau này và đối thoại với người Do Thái.Nhưng đối với tôi, Hung Gia Lợi là một thí dụ. Thực sự, tại Budapest, người Do Thái và người Công giáo cùng hiện hữu với nhau. Chúng tôi muốn xem các quan hệ tại các xứ Đông Âu thế nào. Đó là lý do tại sao chúng tôi cũng đã mời Tổng Giám Mục Moscow. Sẽ có một giám mục từ Ba Lan và từ Belarus. Chúng tôi muốn xem xét chúng ta có thể có tiến bộ trong việc đối thọai tại các nước thuộc Đông Âu thế nào.
Đỗ Hữu Nghiêm