Dan Lee
11-12-2008, 07:58 AM
Suy niệm lễ các thánh tử đạo Việt nam
ĐIIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA
Ðức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì ? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các Thánh Thiên Thần."
HY SINH CHO THA NHÂN
1. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống cho kẻ mình yêu
Nếu trong cuộc đời có nhiều điều tồi tệ thì cũng có rất nhiều điều tuyệt vời. Những điều tồi tệ là chiến tranh, áp bức, bóc lột, bất công, xâm phạm tự do và phẩm giá con người, nhất là phụ nữ và trẻ em. Những điều tuyệt vời là những nỗ lực nhằm thực hiện những lý tưởng cao đẹp của con người và của Ki-tô giáo: xây dựng công lý và hòa bình, bênh vực phẩm giá và tự do của con người, làm cho con người biết tôn trọng và chấp nhận nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau, xây dựng một nền văn minh tình thương trong xã hội ngày nay. Ðể thực hiện những điều tuyệt vời ấy, không biết bao nhiêu người � lương cũng như giáo, nam cũng như nữ � đã không quản ngại hiến dâng sức khỏe, tiền bạc, thời gian, quyền lợi, công danh sự nghiệp, thậm chí cả mạng sống mình.
Trong vụ hỏa hoạn Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế ở Sài-gòn chiều 29.10 vừa qua đã có những người liều chết xông vào đám cháy cứu các nạn nhân đang kẹt trong tòa nhà đó: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình cho người mình yêu." Cách đây hai ngàn năm, Ðức Giê-su, Con Một Thiên Chúa đã long trọng tuyên dương cách sống xả thân ấy. Chính Người đã sống như thế và mời gọi chúng ta bước theo Ngài mà sống như thế !
2. Theo Chúa là đi vào con đường từ bỏ của thập giá
2.1 Giả như Ðức Giê-su chỉ đề cao những tâm hồn quảng đại, dám hy sinh mạng sống cho anh em đồng loại thì chúng ta cũng chưa bị phiền toái gì cho lắm, vì chúng ta có thể dừng lại ở tâm tình ngưỡng mộ, khâm phục những con người anh hùng ấy mà không cần phải làm theo họ. Ðàng này Ðức Giê-su lại đưa ra điều kiện cho những ai muốn theo Người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" thì rõ ràng là chúng ta không thể ngồi yên, vì điều đó liên hệ mật thiết đến chúng ta !
Trong sách Phúc Âm ba lần loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh đi liền với ba lần giáo huấn về con đường ( hay cách sống ) làm môn đệ. Làm môn đệ là chấp nhận hy sinh, từ bỏ, là vác thập giá mỗi ngày mà theo Chúa. Thế có nghĩa là sống hy sinh từ bỏ, vác thập giá, thậm chí chết treo trên thập giá là điều kiện "không có không được" của người môn đệ Ðức Giê-su.
2.2 Theo Chúa là đi vào con đường thập giá, vô cùng khó khăn vì là đi ngược với dòng đời và ngược với xu hướng tự nhiên của con người. Thông thường ai cũng thích dễ dàng, ngại chịu khó; ai cũng thích an nhàn, ngại vất vả; ai cũng thích tích trữ, ngại cho đi; ai cũng thích được, ngại mất; ai cũng thích vinh quang, ngại khổ đau, tủi nhục. Nhưng theo Chúa là chọn khó, chọn cực, chọn khổ và chọn mất. Chúng ta chỉ thực hiện được những việc "ngược đời" ấy, khi trong lòng chúng ta, có một Tình yêu lớn lao đối với Thiên Chúa và con người hay đúng hơn những con người cụ thể mà chúng ta yêu thương quí mến.
3. Hãy cùng với các Thánh Tử đạo Việt Nam làm cho hạt giống Ðức Tin nẩy nở và phát triển mạnh mẽ trên mảnh đất thân yêu này
3.1 Con đường môn đệ là con đường khó, nhưng đã có rất nhiều người đi vào mà trước hết chúng ta phải kể đến các Thánh Tử Ðạo và nhất là các thánh tử đạo Việt Nam mà Giáo Hội mừng kính hôm nay. Ðọc lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, chúng ta thấy tổ tiên cha ông chúng ta đã chịu ngục tù hà khắc, tra tấn dã man, ngược đãi đủ điều, thậm chí cả cái chết tủi nhục và đẫm máu để khẳng định quyết tâm theo Chúa. Những tấm gương hy sinh ngời sáng ấy là niềm kiêu hãnh và cũng là trách nhiệm của chúng ta. Những giọt máu hồng của các Ngài là hạt giống Ðức Tin đã được gieo vãi vào lòng đất Việt Nam.
3.2 Nay đến lượt chúng ta, những người công giáo Việt Nam thế kỷ 21, có vinh dự và trách nhiệm làm cho những hạt giống Ðức Tin ấy nẩy nở và phát triển trên quê hương yêu dấu này.
Cánh đồng truyền giáo đang mở ra trước mặt chúng ta: khắp nơi khắp chốn đều có những con người, những hạng người cần đến sự quan tâm, giúp đỡ, phục vụ của chúng ta: người nghèo; người gìa, người tàng tật, trẻ em hè phố lang thang cơ nhỡ mồ côi; người nông thôn đổ về thành phố kiếm việc làm, kiếm kế sinh nhai; người dân tộc bị thiệt thòi, bị lãng quên; các bạn trẻ bơ vơ giữa dòng đời không biết phải sống theo tiêu chuẩn nào, không biết nên tin vào ai, có thể tựa vào ai. Ngoài ra có rất nhiều người thuộc mọi giới, mọi thành phần đang cần đến chúng ta vì họ không biết hay hiểu lầm ý nghĩa cuộc sống mà chỉ biết có danh vọng, giàu sang, lạc thú, quyền lực và coi nhẹ- thậm chí chà đạp - những giá trị nhân bản đích thực như công bình, bác ái, trong sạch, thanh thoát.
Muốn cộng tác với tổ tiên cha ông để làm cho những hạt giống Ðức Tin - mà các Ngài đã gieo vãi bằng máu đào- mọc thành cây và trổ sinh hoa trái, chúng ta phải "ra khơi" tức ra khỏi chúng ta và lên đường, tức ra khỏi sự ích kỷ và nhát đảm của mình mà đến với những người đang chờ đợi chúng ta và đáp ứng nhu cầu của họ.
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con. Chúng con cảm tạ Cha về hồng ân Ðức Tin mà Cha đã ban cho cha ông chúng con và cho chính chúng con. Hồng ân ấy là ân huệ nhưng không mà Cha đã ban cho chúng con chỉ vì Cha thương yêu chúng con mà thôi. Nhưng chúng con cũng thấy mình có trách nhiệm phải làm sinh sôi nẩy nở hạt giống Ðức Tin mà Cha đã gieo vào lòng dân tộc chúng con qua những giọt máu đào của tổ tiên yêu quí của chúng con. Xin Cha ban Thánh Thần của Cha cho chúng con, để chúng con dấn thân vào cánh đồng truyền giáo Việt Nam, để chúng con đến với mọi giới đồng bào, bằng tinh thần của Chúa Giê-su, Con Cha, Chúa chúng con, Ðấng đã chết trên thập giá để minh chứng tình yêu "tột cùng" Ngài dành cho con người. Amen !
Gs. NGUYỄN VĂN NỘI
ĐIIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA
Ðức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì ? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các Thánh Thiên Thần."
HY SINH CHO THA NHÂN
1. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống cho kẻ mình yêu
Nếu trong cuộc đời có nhiều điều tồi tệ thì cũng có rất nhiều điều tuyệt vời. Những điều tồi tệ là chiến tranh, áp bức, bóc lột, bất công, xâm phạm tự do và phẩm giá con người, nhất là phụ nữ và trẻ em. Những điều tuyệt vời là những nỗ lực nhằm thực hiện những lý tưởng cao đẹp của con người và của Ki-tô giáo: xây dựng công lý và hòa bình, bênh vực phẩm giá và tự do của con người, làm cho con người biết tôn trọng và chấp nhận nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau, xây dựng một nền văn minh tình thương trong xã hội ngày nay. Ðể thực hiện những điều tuyệt vời ấy, không biết bao nhiêu người � lương cũng như giáo, nam cũng như nữ � đã không quản ngại hiến dâng sức khỏe, tiền bạc, thời gian, quyền lợi, công danh sự nghiệp, thậm chí cả mạng sống mình.
Trong vụ hỏa hoạn Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế ở Sài-gòn chiều 29.10 vừa qua đã có những người liều chết xông vào đám cháy cứu các nạn nhân đang kẹt trong tòa nhà đó: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình cho người mình yêu." Cách đây hai ngàn năm, Ðức Giê-su, Con Một Thiên Chúa đã long trọng tuyên dương cách sống xả thân ấy. Chính Người đã sống như thế và mời gọi chúng ta bước theo Ngài mà sống như thế !
2. Theo Chúa là đi vào con đường từ bỏ của thập giá
2.1 Giả như Ðức Giê-su chỉ đề cao những tâm hồn quảng đại, dám hy sinh mạng sống cho anh em đồng loại thì chúng ta cũng chưa bị phiền toái gì cho lắm, vì chúng ta có thể dừng lại ở tâm tình ngưỡng mộ, khâm phục những con người anh hùng ấy mà không cần phải làm theo họ. Ðàng này Ðức Giê-su lại đưa ra điều kiện cho những ai muốn theo Người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" thì rõ ràng là chúng ta không thể ngồi yên, vì điều đó liên hệ mật thiết đến chúng ta !
Trong sách Phúc Âm ba lần loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh đi liền với ba lần giáo huấn về con đường ( hay cách sống ) làm môn đệ. Làm môn đệ là chấp nhận hy sinh, từ bỏ, là vác thập giá mỗi ngày mà theo Chúa. Thế có nghĩa là sống hy sinh từ bỏ, vác thập giá, thậm chí chết treo trên thập giá là điều kiện "không có không được" của người môn đệ Ðức Giê-su.
2.2 Theo Chúa là đi vào con đường thập giá, vô cùng khó khăn vì là đi ngược với dòng đời và ngược với xu hướng tự nhiên của con người. Thông thường ai cũng thích dễ dàng, ngại chịu khó; ai cũng thích an nhàn, ngại vất vả; ai cũng thích tích trữ, ngại cho đi; ai cũng thích được, ngại mất; ai cũng thích vinh quang, ngại khổ đau, tủi nhục. Nhưng theo Chúa là chọn khó, chọn cực, chọn khổ và chọn mất. Chúng ta chỉ thực hiện được những việc "ngược đời" ấy, khi trong lòng chúng ta, có một Tình yêu lớn lao đối với Thiên Chúa và con người hay đúng hơn những con người cụ thể mà chúng ta yêu thương quí mến.
3. Hãy cùng với các Thánh Tử đạo Việt Nam làm cho hạt giống Ðức Tin nẩy nở và phát triển mạnh mẽ trên mảnh đất thân yêu này
3.1 Con đường môn đệ là con đường khó, nhưng đã có rất nhiều người đi vào mà trước hết chúng ta phải kể đến các Thánh Tử Ðạo và nhất là các thánh tử đạo Việt Nam mà Giáo Hội mừng kính hôm nay. Ðọc lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, chúng ta thấy tổ tiên cha ông chúng ta đã chịu ngục tù hà khắc, tra tấn dã man, ngược đãi đủ điều, thậm chí cả cái chết tủi nhục và đẫm máu để khẳng định quyết tâm theo Chúa. Những tấm gương hy sinh ngời sáng ấy là niềm kiêu hãnh và cũng là trách nhiệm của chúng ta. Những giọt máu hồng của các Ngài là hạt giống Ðức Tin đã được gieo vãi vào lòng đất Việt Nam.
3.2 Nay đến lượt chúng ta, những người công giáo Việt Nam thế kỷ 21, có vinh dự và trách nhiệm làm cho những hạt giống Ðức Tin ấy nẩy nở và phát triển trên quê hương yêu dấu này.
Cánh đồng truyền giáo đang mở ra trước mặt chúng ta: khắp nơi khắp chốn đều có những con người, những hạng người cần đến sự quan tâm, giúp đỡ, phục vụ của chúng ta: người nghèo; người gìa, người tàng tật, trẻ em hè phố lang thang cơ nhỡ mồ côi; người nông thôn đổ về thành phố kiếm việc làm, kiếm kế sinh nhai; người dân tộc bị thiệt thòi, bị lãng quên; các bạn trẻ bơ vơ giữa dòng đời không biết phải sống theo tiêu chuẩn nào, không biết nên tin vào ai, có thể tựa vào ai. Ngoài ra có rất nhiều người thuộc mọi giới, mọi thành phần đang cần đến chúng ta vì họ không biết hay hiểu lầm ý nghĩa cuộc sống mà chỉ biết có danh vọng, giàu sang, lạc thú, quyền lực và coi nhẹ- thậm chí chà đạp - những giá trị nhân bản đích thực như công bình, bác ái, trong sạch, thanh thoát.
Muốn cộng tác với tổ tiên cha ông để làm cho những hạt giống Ðức Tin - mà các Ngài đã gieo vãi bằng máu đào- mọc thành cây và trổ sinh hoa trái, chúng ta phải "ra khơi" tức ra khỏi chúng ta và lên đường, tức ra khỏi sự ích kỷ và nhát đảm của mình mà đến với những người đang chờ đợi chúng ta và đáp ứng nhu cầu của họ.
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con. Chúng con cảm tạ Cha về hồng ân Ðức Tin mà Cha đã ban cho cha ông chúng con và cho chính chúng con. Hồng ân ấy là ân huệ nhưng không mà Cha đã ban cho chúng con chỉ vì Cha thương yêu chúng con mà thôi. Nhưng chúng con cũng thấy mình có trách nhiệm phải làm sinh sôi nẩy nở hạt giống Ðức Tin mà Cha đã gieo vào lòng dân tộc chúng con qua những giọt máu đào của tổ tiên yêu quí của chúng con. Xin Cha ban Thánh Thần của Cha cho chúng con, để chúng con dấn thân vào cánh đồng truyền giáo Việt Nam, để chúng con đến với mọi giới đồng bào, bằng tinh thần của Chúa Giê-su, Con Cha, Chúa chúng con, Ðấng đã chết trên thập giá để minh chứng tình yêu "tột cùng" Ngài dành cho con người. Amen !
Gs. NGUYỄN VĂN NỘI