Dan Lee
11-12-2008, 04:45 PM
Uỷ ban Giáo lý Đức Tin
Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Ban Giáo Lý Toàn Quốc
TƯỜNG TRÌNH ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC LẦN THỨ HAI TẠI MỸ THO
Mỹ Tho, ngày 06 tháng 11 năm 2008
Trọng kính: Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN
Quý Hồng y
Quý Đức Cha
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Giáo lý Toàn quốc lần I, sau thời gian chuẩn bị, Ban Giáo lý thuộc Uỷ ban Giáo lý Đức tin đã tổ chức Đại hội Giáo lý toàn quốc lần II từ ngày 04 đến 06 tháng 11 năm 2008 tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Mỹ Tho.
Xem hình ảnh (http://vietcatholic.net/Albums/81111GiaoLy11112008/)
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn và qua lời bầu cử của Mẹ Maria, Đại hội đã diễn tiến tốt đẹp và đạt được một số kết quả. Ban Tổ chức chúng con xin kính trình quý Đức cha những nét lớn như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ ĐẠI HỘI
+ Chủ trì Đại hội: Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin.
+ Chủ toạ đoàn:
- Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin.
- Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục phó Giáo phận Cần Thơ.
- Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn.
- Cha Phêrô Hồ Bản Chánh, Tổng Đại diện Giáo phận Mỹ Tho.
- Cha Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc.
- Cha Pierre Nguyễn Chí Thiết, Tổ trưởng tổ Từ vựng Kitô giáo, Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin.
http://vietcatholic.net/pics/81111GiaoLy0.jpg
+ Tham sự viên: 127 người, gồm:
- Quý cha, quý thầy và quý nữ tu trong Ban Giáo lý của 22 Giáo phận trên toàn quốc;
- Quý tu sĩ nam nữ thuộc các Hội dòng: Thánh Phaolô tỉnh dòng Đà Nẵng, Thánh Phaolô tỉnh dòng Sàigòn, Thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho, Nữ Tử Bác Ái, Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Con Đức Mẹ Phù Hộ, Con Đức Mẹ Mân Côi, Chúa Quan Phòng, Đức Bà, Đức Bà Truyền Giáo, Mến Thánh Giá Chợ Quán, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh Giá Tân An, Mến Thánh Giá Nha Trang, Mến Thánh Giá Hà Nội, Mến Thánh Giá Quy Nhơn, Mến Thánh Giá Phan Thiết, Mến Thánh Giá Đà Lạt, Nữ Vương Hoà Bình, Khiết Tâm Đức Mẹ, Dòng Tên, Phanxicô, Chúa Cứu Thế, Ngôi Lời, Lasan, Đa Minh, Salêdiêng Don Bosco, Bênêđictô.
- Quý cha thành viên Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin.
- Cha Gioan Lê Quang Việt, Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ
- Cha Phêrô Lê Tấn Bảo, Uỷ ban Phụng Tự.
- Ông Minh Tâm, Thánh nhạc
- Tổ MC: Cha Tiến Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế
- Tổ Thư ký: Cha Phaolô Trần Kỳ Minh, Giáo phận Mỹ Tho
Cha Phaolô Nguyễn Thành Sang, Giáo phận Mỹ Tho
Ô. Giuse Phạm Quốc Anh, Giáo phận Nha Trang
Ô. Antôn Phạm Đình Tú, Giáo phận Nha Trang.
Ngoài ra còn có:
- Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho và 15 thầy dự tu hỗ trợ các công tác in ấn, phục vụ...
- Nhóm hậu cần.
- Nhóm văn nghệ của hội dòng Phaolô Mỹ Tho.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỘI
A. Ngoài hai mảng lớn của nội dung là (1) Nhìn lại 50 năm dạy Giáo lý tại Việt Nam và (2) Định hướng cho công cuộc dạy và học Giáo lý sắp tới, chúng con còn có một số hoạt động:
1. Bài khai mạc của Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin về ý nghĩa của kỳ Đại hội, trong đó Đức cha nhấn mạnh các điểm:
- Đẩy mạnh việc giáo dục Kitô giáo
- Nhấn mạnh ý nghĩa của huấn giáo: Làm cho mọi người trở nên người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
- Lưu tâm hơn nữa đến việc hội nhập văn hoá
- “Hãy vào làm vườn nho cho Ta”: Tập trung nhân lực, phối hợp nỗ lực của mọi thành phần Dân Chúa từ mọi miền trên đất nước.
- Đưa Lời Chúa vào huấn giáo.
2. Cha Trưởng ban Ban Giáo lý của Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin tường trình hoạt động 2 năm qua.
+ Những việc đã làm được:
. Từ đề nghị có một năm giáo lý, HĐGM Việt Nam đã ra thư chung về Giáo dục Kitô giáo;
. Đã nhấn mạnh hơn đến việc đưa mục vụ huấn giáo vào chương trình đào tạo tại các Đại Chủng viện;
. Hai Ban Giáo lý Giáo tỉnh Huế và nhất là Sàigòn đã đi vào những việc làm cụ thể. Chẳng hạn: hoàn chỉnh bản dịch quyển “Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý” năm 1997 của Thánh bộ Giáo sĩ; Biên soạn các giáo trình đào tạo Giáo lý viên;
. Đã dịch và xuất bản quyển Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công giáo;
. Đang hoàn chỉnh bản dịch sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo.
+ Những việc chưa làm được:
. Ban Giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội chưa hoạt động;
. Chưa soạn thủ bản Giáo lý chung cho Hội Thánh Việt Nam từ sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo;
. Chưa soạn được Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý cho Hội Thánh Việt Nam.
3. Bài nói của Đức cha Phêrô Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn về ý nghĩa và hướng tổ chức Năm thánh 2010.
- Mục đích: để kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam và đánh dấu cột mốc quan trọng đối với lịch sử Hội Thánh Việt Nam.
- Những việc cụ thể: Biên soạn quyển Kỷ yếu 50 năm lịch sử Hội Thánh Việt Nam. Quyển Kỷ yếu này sẽ phải hoàn thành trước ngày khai mạc năm thánh: 24.11.2009. 16 Uỷ ban trực thuộc Hội Đồng Giám mục, mỗi Uỷ ban sẽ cho biết những hoạt động trong lãnh vực của mình 50 năm qua cùng với những nhận định và định hướng hoạt động cho tương lai.
- Riêng Uỷ ban Giáo lý Đức Tin sẽ dựa trên “Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ” soạn một tài liệu để giáo dân học hỏi.
4. Góp ý hoàn chỉnh dự thảo Nội quy Ban Giáo lý Toàn quốc.
Đại hội quyết định trao cho Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc soạn thảo một bản nội qui hoàn chỉnh để Ban Giáo Lý các giáo tỉnh góp ý.
B. TÓM LƯỢC HAI ĐỀ TÀI HỘI THẢO CỦA ĐẠI HỘI
1. Đề tài 1: Nhìn lại công cuộc Dạy Giáo lý tại Việt Nam 50 năm qua
+ Giáo tỉnh Hà Nội:
- Giai đoạn 1960-1975: rất nhiều khó khăn thử thách, ngay đối với các linh mục, ví dụ việc đi lại, ảnh hưởng nặng nề đến việc dạy và học giáo lý.
Đức tin được duy trì bằng giáo lý hỏi-thưa đơn giản. Học giáo lý trong Mùa Chay và thi trong dịp lễ Phục sinh.
- Giai đoạn 1975-1993: Khởi sắc hơn vì có đào tạo Giáo lý viên, gởi Giáo lý viên vào miền Nam để học tập và mô phỏng các phương pháp đào tạo.
- Giai đoạn 1993 đến nay: Tổ chức dạy giáo lý dễ dàng hơn, có nơi cố gắng triển khai theo độ tuổi. Việc dạy giáo lý đã tương đối có hướng chung. Tổ chức thi giáo lý có nơi cả ba thế hệ trong gia đình (ông bà, cha mẹ, con cái) tham gia. Khó khăn nhất vẫn là việc đào tạo Giáo lý viên vì tình hình Giáo lý viên luôn biến động.
Tài liệu giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội đang dùng đa số là của Chương trình Giáo lý Phổ thông của Nha Trang và Bộ Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc. Một số nơi có chế biến, mô phỏng hay kết hợp cả hai bộ trên để thích nghi với hoàn cảnh cụ thể của vùng mình còn rất nhiều khó khăn vì thiếu linh mục.
+ Giáo tỉnh Huế:
- Giai đoạn trước 1975: việc dạy Giáo lý được chú ý tuy nhiều nơi không thống nhất, thậm chí trong Giáo phận, việc dạy Giáo lý như thế nào là tùy giáo xứ, tuỳ người phụ trách và thường không chuyên sâu, mở rộng. Ví dụ: Chỉ dựa Bổn Đồng Ấu, Giáo lý Tân Định. Bắt đầu xuất hiện Bộ Giáo lý Đà Nẵng (của Cha Antôn Trần Văn Trường) dùng cho các trường tư thục Công giáo tại Đà Nẵng và một số nơi.
- Giai đoạn 1975-1993: hoạt động giáo lý bị trầm lắng vì hoàn cảnh xã hội. Không còn các trường Công giáo nên Giáo lý chỉ tập trung trong phạm vi giáo xứ.
- Giai đoạn 1993 đến nay: tạm thời có cơ cấu thống nhất. Việc dạy giáo lý mở rộng đến nhiều đối tượng như thanh niên, người trưởng thành...
. Tài liệu sử dụng: Chương trình Giáo lý Phổ thông Nha Ttrang, Chương trình Giáo lý Hồng Ân Xuân Lộc, Chương trình Giáo lý Giáo phận Sàigòn, Chương trình Giáo lý Quy nhơn (trên cơ sở Chương trình Giáo lý Phổ thông Nha Trang)
. Dịch các sách giáo lý và đào tạo Giáo lý viên cho các dân tộc thiểu số.
. Về việc huấn luyện Giáo lý viên: dần dần có quy trình rõ rệt, từ việc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho đến việc nâng cấp đào tạo nền thần học giáo dân cho Giáo lý viên.
. Riêng Giáo phận Kontum nổi bật việc đào tạo các giáo phu cho các dân tộc thiểu số.
+ Giáo tỉnh Sàigòn:
- Giai đoạn trước 1975: việc dạy Giáo lý chưa có đường lối chung. Giáo lý viên chủ yếu là các linh mục, tu sĩ và một số giáo dân (là cựu tu sĩ, tu sinh). Thủ bản chính để dạy là quyển giáo lý hỏi thưa Tân Định.
Trong giai đoạn này, Giáo phận Long Xuyên có chương trình giáo lý cho các học sinh cấp 3, sinh viên. Sàigòn có các khoá thần học giáo dân, tuy nhiên thành phần tham dự chủ yếu là các nữ tu.
- Giai đoạn 1975-1993: Việc Dạy giáo lý bị co cụm, chỉ duy trì giáo lý để chuẩn bị cho Xưng Tội Rước Lễ và Thêm Sức. Vẫn dùng Giáo lý Tân Định.
- Giai đoạn từ 1993 đến nay: Có sự phát triển để phù hợp tình hình mới.
. Giáo lý theo tuổi, mở rộng nhiều cấp
. Ngoài Chương trình Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc, Chương trình Giáo lý của Sàigòn, các giáo phận thuộc Tổng Giáo phận Sàigòn còn dùng nhiều bộ giáo lý khác như Chương trình Giáo lý Phổ Thông của Nha Trang với sự thích nghi cho phù hợp.
. Có nỗ lực đào tạo Giáo lý viên do số Giáo lý viên tăng nhanh do chuyển sang chương trình giáo lý theo lứa tuổi.
. Tăng cường các môi trường giáo lý, các phong trào Thanh thiếu nhi, chẳng hạn Thiếu nhi Thánh Thể. Đôi khi các đoàn thể và sinh hoạt lấn sân chương trình giáo lý.
+ Một vài nhận định
Từ các đúc kết hội thảo của ba Giáo tỉnh, chúng con có một số nhận định chung như sau:
a. Trước năm 1975: hoạt động giáo lý tại miền Bắc tương đối là khó khăn. Tại miền Nam có các trường Công giáo nên có song song hai môi trường dạy giáo lý: tại giáo xứ và tại các trường Công giáo.
b. Từ 1975-1993: hoạt động giáo lý có nhiều khó khăn. Tại miền Nam chỉ còn giáo lý ở giáo xứ. Thủ bản ở miền Bắc hầu hết là sách kinh bổn. Tại miền Nam chủ yếu là quyển sách giáo lý Tân Định. Quyển giáo lý này có một tầm ảnh hưởng khá lâu dài trong việc dạy giáo lý cho đến nay.
c. Hoạt động giáo lý bắt đầu khởi sắc với việc biên soạn các bộ giáo lý Hồng Ân Xuân Lộc, Giáo lý Sàigòn, Giáo lý Phổ Thông Nha Trang, Giáo lý Phan Thiết v.v... cũng như tổ chức công việc dạy giáo lý có nề nếp và quy củ hơn. Sở dĩ có sự khởi sắc này là do tình hình xã hội có chuyển biến thuận tiện hơn, và nhất là sự ra đời của các văn kiện Toà Thánh về mục vụ Huấn giáo, trong đó phải kể đến Tông huấn về Dạy Giáo lý của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo năm 1992.
d. Trong hoạt động giáo lý, đã có sự chia sẻ nhân lực, tài lực, kinh nghiệm giữa các giáo phận và các dòng tu, chẳng hạn như trong lãnh vực thủ bản giáo lý, đào tạo Giáo lý viên v.v...
2. Đề tài 2:
Định hướng cho công cuộc Dạy và học Giáo lý của Hội Thánh Việt nam trong giai đoạn sắp tới, cũng như các hình thức hợp tác chung và đào tạo Giáo lý viên.
http://vietcatholic.net/Pics/1111200881111GiaoLyMyTho.jpg
1. Về Phương hướng đào tạo người Kitô hữu Việt Nam trong giai đoạn sắp tới:
- Cần chú ý hơn đến nền tảng nhân bản, đào tạo nhân sinh quan Kitô giáo.
- Chú ý đào tạo đức tin vươn tới mức trưởng thành, sống đức tin và truyền giáo trong bối cảnh xã hội và kinh tế cụ thể (giáo lý nhập thể và nhập thế)
- Giáo dục đức tin ngay trong gia đình, hướng đến giáo dục đức tin ở môi trường học đường.
- Tìm kinh phí cho hoạt động giáo lý, cách riêng là cho việc đào tạo Giáo lý viên.
2. Về những hình thức cộng tác với nhau trong hoạt động Giáo lý:
- Ban Giáo lý của mỗi Giáo tỉnh, nhất là miền Bắc cần có sinh hoạt thường kỳ để phối hợp hành động và liên lạc với Ban Giáo lý của các Giáo tỉnh khác.
- Trao đổi về nhân sự và tài liệu giữa các Giáo phận, nâng đỡ nhau về tài chánh nếu có điều kiện.
- Các Hội dòng tham gia vào việc huấn luyện, đào tạo và biên soạn tài liệu cho việc dạy Giáo lý.
- Hoàn chỉnh quyển Giáo lý Công giáo (Hỏi thưa) năm 1995 của Tiểu ban Giáo lý (do Đức cha Nghi) làm tài liệu chuẩn. Tuỳ tình hình cụ thể của địa phương mình, mỗi giáo phận sẽ thích nghi và áp dụng tài liệu này vào chương trình Giáo lý của mình.
- Phân công biên soạn các tài liệu đào tạo Giáo lý viên theo chương trình chung toàn quốc.
3. Về đào tạo Giáo lý viên
- Hình thành trường đào tạo Giáo lý viên hay Trung tâm đào tạo Giáo lý viên cấp Giáo phận, tiến đến trường hoặc Trung tâm đào tạo Giáo lý viên cấp Giáo tỉnh và toàn quốc.
- Nội dung đào tạo: xây dựng một lược đồ về một chương trình chung cho toàn quốc, có mô hình đào tạo mẫu.
- Thành lập những Ban Huấn luyện hoặc đội ngũ giảng dạy để phục vụ tại trung tâm đào tạo hoặc giảng dạy lưu động.
- Hình thành quỹ đào tạo chung để có thể hỗ trợ việc đào tạo Giáo lý viên tại các Giáo phận khó khăn hơn trong Giáo tỉnh.
C. MỘT SỐ THAM LUẬN
Đại hội cũng đã nghe một số tham luận và chia sẻ trong hai buổi đúc kết hội thảo
1. Tham luận của cha Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc, chia sẻ về việc ra đời của bộ Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc. “Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, thành quả lại cao nhất”.
2. Tham luận của cha Antôn Trần Văn Trường về Dạy Giáo lý là gì? Chương trình dạy Giáo lý đầy đủ. Đề nghị chi tiết về Chương trình Giáo lý Phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12.
3. Tham luận của cha Phêrô Võ Tá Khánh: đề nghị Đại hội quan tâm đến 2 cuốn Giáo lý hỏi thưa 1995 của Đức cha Nghi (Tiểu ban Giáo lý của Hội Đồng Giám Mục) và cuốn “Theo chân Chúa Giêsu”. Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin và Đức cha Phêrô Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn tán thành ý kiến trên.
4. Tham luận của Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên với việc dạy Giáo lý qua 3 bước: Cựu Ước và Chúa Cha – Các sách Tin Mừng và Chúa Con – Sách Công vụ Tông Đồ và Chúa Thánh Thần.
5. Tham luận của cha Pierre Nguyễn Chí Thiết mời gọi sự tham gia cộng tác vào công việc biên soạn Từ điển Từ vựng Kitô giáo.
D. TỔ CHỨC CỦA BAN GIÁO LÝ TOÀN QUỐC
Theo nội quy tạm thời của Ban Giáo lý Toàn quốc đã được Đại hội bàn bạc và thông qua một phần, Đại hội đã cơ cấu nhân sự vào Thường vụ Ban Giáo lý Toàn quốc và đã được Đức cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin chuẩn nhận như sau:
Ban giáo lý các giáo tỉnh:
1. Giáo tỉnh Hà Nội - Trưởng ban: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (Bùi Chu)
- Phó ban: Cha Gioan B. Nguyễn Văn Nhàn (Hưng Hoá)
- Thư ký: Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý (Hà Nội)
2. Giáo tỉnh Huế
- Trưởng ban: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (Ban Mê Thuột)
- Phó ban: Cha Phanxicô X. Nguyễn Hoàng Hải (Huế)
- Thư ký: Cha Giuse Lê Kim Ánh (Qui Nhơn)
3. Giáo tỉnh Sàigòn
- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (Sàigòn)
- Phó ban: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (Phan Thiết)
- Thư ký: Cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Việt (Vĩnh Long)
Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc:
Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (Sàigòn)
Phó ban: Cha Phêrô Lê Văn Ninh (Nha Trang)
Thư ký: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (Phan Thiết)
Uỷ viên: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (Bùi Chu)
Uỷ viên: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (Ban Mê Thuột)
Kết
50 năm Dạy Giáo lý, 50 năm giáo dục đức tin, 50 năm đào tạo Kitô hữu là một chặng đường dài, được xây dựng bởi nhiều thế hệ, nhiều con tim khối óc với bao công sức, mồ hôi và cả máu, nước mắt của mọi thành phần dân Chúa tại quê hương việt Nam.
Chúng con cùng nhìn lại để trân trọng thành quả của quá khứ, để cảm tạ bàn tay dẫn dắt yêu thương của Thiên Chúa và để mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn trong hành trình sắp tới.
Chúng con tin tưởng rằng qua lời bầu cử của Đức Maria, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng con thực hiện tốt đẹp các nghị quyết của Đại hội Giáo lý lần thứ hai này. Như vậy, mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và làm cho mọi người nên môn đệ của Thầy Giêsu sẽ được hợp nhất trong sự đa dạng và đem lại nhiều thành quả tích cực hơn nữa.
Antôn Phạm Đình Tú
Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Ban Giáo Lý Toàn Quốc
TƯỜNG TRÌNH ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC LẦN THỨ HAI TẠI MỸ THO
Mỹ Tho, ngày 06 tháng 11 năm 2008
Trọng kính: Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN
Quý Hồng y
Quý Đức Cha
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Giáo lý Toàn quốc lần I, sau thời gian chuẩn bị, Ban Giáo lý thuộc Uỷ ban Giáo lý Đức tin đã tổ chức Đại hội Giáo lý toàn quốc lần II từ ngày 04 đến 06 tháng 11 năm 2008 tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Mỹ Tho.
Xem hình ảnh (http://vietcatholic.net/Albums/81111GiaoLy11112008/)
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn và qua lời bầu cử của Mẹ Maria, Đại hội đã diễn tiến tốt đẹp và đạt được một số kết quả. Ban Tổ chức chúng con xin kính trình quý Đức cha những nét lớn như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ ĐẠI HỘI
+ Chủ trì Đại hội: Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin.
+ Chủ toạ đoàn:
- Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin.
- Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục phó Giáo phận Cần Thơ.
- Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn.
- Cha Phêrô Hồ Bản Chánh, Tổng Đại diện Giáo phận Mỹ Tho.
- Cha Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc.
- Cha Pierre Nguyễn Chí Thiết, Tổ trưởng tổ Từ vựng Kitô giáo, Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin.
http://vietcatholic.net/pics/81111GiaoLy0.jpg
+ Tham sự viên: 127 người, gồm:
- Quý cha, quý thầy và quý nữ tu trong Ban Giáo lý của 22 Giáo phận trên toàn quốc;
- Quý tu sĩ nam nữ thuộc các Hội dòng: Thánh Phaolô tỉnh dòng Đà Nẵng, Thánh Phaolô tỉnh dòng Sàigòn, Thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho, Nữ Tử Bác Ái, Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Con Đức Mẹ Phù Hộ, Con Đức Mẹ Mân Côi, Chúa Quan Phòng, Đức Bà, Đức Bà Truyền Giáo, Mến Thánh Giá Chợ Quán, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh Giá Tân An, Mến Thánh Giá Nha Trang, Mến Thánh Giá Hà Nội, Mến Thánh Giá Quy Nhơn, Mến Thánh Giá Phan Thiết, Mến Thánh Giá Đà Lạt, Nữ Vương Hoà Bình, Khiết Tâm Đức Mẹ, Dòng Tên, Phanxicô, Chúa Cứu Thế, Ngôi Lời, Lasan, Đa Minh, Salêdiêng Don Bosco, Bênêđictô.
- Quý cha thành viên Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin.
- Cha Gioan Lê Quang Việt, Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ
- Cha Phêrô Lê Tấn Bảo, Uỷ ban Phụng Tự.
- Ông Minh Tâm, Thánh nhạc
- Tổ MC: Cha Tiến Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế
- Tổ Thư ký: Cha Phaolô Trần Kỳ Minh, Giáo phận Mỹ Tho
Cha Phaolô Nguyễn Thành Sang, Giáo phận Mỹ Tho
Ô. Giuse Phạm Quốc Anh, Giáo phận Nha Trang
Ô. Antôn Phạm Đình Tú, Giáo phận Nha Trang.
Ngoài ra còn có:
- Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho và 15 thầy dự tu hỗ trợ các công tác in ấn, phục vụ...
- Nhóm hậu cần.
- Nhóm văn nghệ của hội dòng Phaolô Mỹ Tho.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỘI
A. Ngoài hai mảng lớn của nội dung là (1) Nhìn lại 50 năm dạy Giáo lý tại Việt Nam và (2) Định hướng cho công cuộc dạy và học Giáo lý sắp tới, chúng con còn có một số hoạt động:
1. Bài khai mạc của Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin về ý nghĩa của kỳ Đại hội, trong đó Đức cha nhấn mạnh các điểm:
- Đẩy mạnh việc giáo dục Kitô giáo
- Nhấn mạnh ý nghĩa của huấn giáo: Làm cho mọi người trở nên người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
- Lưu tâm hơn nữa đến việc hội nhập văn hoá
- “Hãy vào làm vườn nho cho Ta”: Tập trung nhân lực, phối hợp nỗ lực của mọi thành phần Dân Chúa từ mọi miền trên đất nước.
- Đưa Lời Chúa vào huấn giáo.
2. Cha Trưởng ban Ban Giáo lý của Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin tường trình hoạt động 2 năm qua.
+ Những việc đã làm được:
. Từ đề nghị có một năm giáo lý, HĐGM Việt Nam đã ra thư chung về Giáo dục Kitô giáo;
. Đã nhấn mạnh hơn đến việc đưa mục vụ huấn giáo vào chương trình đào tạo tại các Đại Chủng viện;
. Hai Ban Giáo lý Giáo tỉnh Huế và nhất là Sàigòn đã đi vào những việc làm cụ thể. Chẳng hạn: hoàn chỉnh bản dịch quyển “Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý” năm 1997 của Thánh bộ Giáo sĩ; Biên soạn các giáo trình đào tạo Giáo lý viên;
. Đã dịch và xuất bản quyển Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công giáo;
. Đang hoàn chỉnh bản dịch sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo.
+ Những việc chưa làm được:
. Ban Giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội chưa hoạt động;
. Chưa soạn thủ bản Giáo lý chung cho Hội Thánh Việt Nam từ sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo;
. Chưa soạn được Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý cho Hội Thánh Việt Nam.
3. Bài nói của Đức cha Phêrô Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn về ý nghĩa và hướng tổ chức Năm thánh 2010.
- Mục đích: để kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam và đánh dấu cột mốc quan trọng đối với lịch sử Hội Thánh Việt Nam.
- Những việc cụ thể: Biên soạn quyển Kỷ yếu 50 năm lịch sử Hội Thánh Việt Nam. Quyển Kỷ yếu này sẽ phải hoàn thành trước ngày khai mạc năm thánh: 24.11.2009. 16 Uỷ ban trực thuộc Hội Đồng Giám mục, mỗi Uỷ ban sẽ cho biết những hoạt động trong lãnh vực của mình 50 năm qua cùng với những nhận định và định hướng hoạt động cho tương lai.
- Riêng Uỷ ban Giáo lý Đức Tin sẽ dựa trên “Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ” soạn một tài liệu để giáo dân học hỏi.
4. Góp ý hoàn chỉnh dự thảo Nội quy Ban Giáo lý Toàn quốc.
Đại hội quyết định trao cho Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc soạn thảo một bản nội qui hoàn chỉnh để Ban Giáo Lý các giáo tỉnh góp ý.
B. TÓM LƯỢC HAI ĐỀ TÀI HỘI THẢO CỦA ĐẠI HỘI
1. Đề tài 1: Nhìn lại công cuộc Dạy Giáo lý tại Việt Nam 50 năm qua
+ Giáo tỉnh Hà Nội:
- Giai đoạn 1960-1975: rất nhiều khó khăn thử thách, ngay đối với các linh mục, ví dụ việc đi lại, ảnh hưởng nặng nề đến việc dạy và học giáo lý.
Đức tin được duy trì bằng giáo lý hỏi-thưa đơn giản. Học giáo lý trong Mùa Chay và thi trong dịp lễ Phục sinh.
- Giai đoạn 1975-1993: Khởi sắc hơn vì có đào tạo Giáo lý viên, gởi Giáo lý viên vào miền Nam để học tập và mô phỏng các phương pháp đào tạo.
- Giai đoạn 1993 đến nay: Tổ chức dạy giáo lý dễ dàng hơn, có nơi cố gắng triển khai theo độ tuổi. Việc dạy giáo lý đã tương đối có hướng chung. Tổ chức thi giáo lý có nơi cả ba thế hệ trong gia đình (ông bà, cha mẹ, con cái) tham gia. Khó khăn nhất vẫn là việc đào tạo Giáo lý viên vì tình hình Giáo lý viên luôn biến động.
Tài liệu giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội đang dùng đa số là của Chương trình Giáo lý Phổ thông của Nha Trang và Bộ Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc. Một số nơi có chế biến, mô phỏng hay kết hợp cả hai bộ trên để thích nghi với hoàn cảnh cụ thể của vùng mình còn rất nhiều khó khăn vì thiếu linh mục.
+ Giáo tỉnh Huế:
- Giai đoạn trước 1975: việc dạy Giáo lý được chú ý tuy nhiều nơi không thống nhất, thậm chí trong Giáo phận, việc dạy Giáo lý như thế nào là tùy giáo xứ, tuỳ người phụ trách và thường không chuyên sâu, mở rộng. Ví dụ: Chỉ dựa Bổn Đồng Ấu, Giáo lý Tân Định. Bắt đầu xuất hiện Bộ Giáo lý Đà Nẵng (của Cha Antôn Trần Văn Trường) dùng cho các trường tư thục Công giáo tại Đà Nẵng và một số nơi.
- Giai đoạn 1975-1993: hoạt động giáo lý bị trầm lắng vì hoàn cảnh xã hội. Không còn các trường Công giáo nên Giáo lý chỉ tập trung trong phạm vi giáo xứ.
- Giai đoạn 1993 đến nay: tạm thời có cơ cấu thống nhất. Việc dạy giáo lý mở rộng đến nhiều đối tượng như thanh niên, người trưởng thành...
. Tài liệu sử dụng: Chương trình Giáo lý Phổ thông Nha Ttrang, Chương trình Giáo lý Hồng Ân Xuân Lộc, Chương trình Giáo lý Giáo phận Sàigòn, Chương trình Giáo lý Quy nhơn (trên cơ sở Chương trình Giáo lý Phổ thông Nha Trang)
. Dịch các sách giáo lý và đào tạo Giáo lý viên cho các dân tộc thiểu số.
. Về việc huấn luyện Giáo lý viên: dần dần có quy trình rõ rệt, từ việc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho đến việc nâng cấp đào tạo nền thần học giáo dân cho Giáo lý viên.
. Riêng Giáo phận Kontum nổi bật việc đào tạo các giáo phu cho các dân tộc thiểu số.
+ Giáo tỉnh Sàigòn:
- Giai đoạn trước 1975: việc dạy Giáo lý chưa có đường lối chung. Giáo lý viên chủ yếu là các linh mục, tu sĩ và một số giáo dân (là cựu tu sĩ, tu sinh). Thủ bản chính để dạy là quyển giáo lý hỏi thưa Tân Định.
Trong giai đoạn này, Giáo phận Long Xuyên có chương trình giáo lý cho các học sinh cấp 3, sinh viên. Sàigòn có các khoá thần học giáo dân, tuy nhiên thành phần tham dự chủ yếu là các nữ tu.
- Giai đoạn 1975-1993: Việc Dạy giáo lý bị co cụm, chỉ duy trì giáo lý để chuẩn bị cho Xưng Tội Rước Lễ và Thêm Sức. Vẫn dùng Giáo lý Tân Định.
- Giai đoạn từ 1993 đến nay: Có sự phát triển để phù hợp tình hình mới.
. Giáo lý theo tuổi, mở rộng nhiều cấp
. Ngoài Chương trình Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc, Chương trình Giáo lý của Sàigòn, các giáo phận thuộc Tổng Giáo phận Sàigòn còn dùng nhiều bộ giáo lý khác như Chương trình Giáo lý Phổ Thông của Nha Trang với sự thích nghi cho phù hợp.
. Có nỗ lực đào tạo Giáo lý viên do số Giáo lý viên tăng nhanh do chuyển sang chương trình giáo lý theo lứa tuổi.
. Tăng cường các môi trường giáo lý, các phong trào Thanh thiếu nhi, chẳng hạn Thiếu nhi Thánh Thể. Đôi khi các đoàn thể và sinh hoạt lấn sân chương trình giáo lý.
+ Một vài nhận định
Từ các đúc kết hội thảo của ba Giáo tỉnh, chúng con có một số nhận định chung như sau:
a. Trước năm 1975: hoạt động giáo lý tại miền Bắc tương đối là khó khăn. Tại miền Nam có các trường Công giáo nên có song song hai môi trường dạy giáo lý: tại giáo xứ và tại các trường Công giáo.
b. Từ 1975-1993: hoạt động giáo lý có nhiều khó khăn. Tại miền Nam chỉ còn giáo lý ở giáo xứ. Thủ bản ở miền Bắc hầu hết là sách kinh bổn. Tại miền Nam chủ yếu là quyển sách giáo lý Tân Định. Quyển giáo lý này có một tầm ảnh hưởng khá lâu dài trong việc dạy giáo lý cho đến nay.
c. Hoạt động giáo lý bắt đầu khởi sắc với việc biên soạn các bộ giáo lý Hồng Ân Xuân Lộc, Giáo lý Sàigòn, Giáo lý Phổ Thông Nha Trang, Giáo lý Phan Thiết v.v... cũng như tổ chức công việc dạy giáo lý có nề nếp và quy củ hơn. Sở dĩ có sự khởi sắc này là do tình hình xã hội có chuyển biến thuận tiện hơn, và nhất là sự ra đời của các văn kiện Toà Thánh về mục vụ Huấn giáo, trong đó phải kể đến Tông huấn về Dạy Giáo lý của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo năm 1992.
d. Trong hoạt động giáo lý, đã có sự chia sẻ nhân lực, tài lực, kinh nghiệm giữa các giáo phận và các dòng tu, chẳng hạn như trong lãnh vực thủ bản giáo lý, đào tạo Giáo lý viên v.v...
2. Đề tài 2:
Định hướng cho công cuộc Dạy và học Giáo lý của Hội Thánh Việt nam trong giai đoạn sắp tới, cũng như các hình thức hợp tác chung và đào tạo Giáo lý viên.
http://vietcatholic.net/Pics/1111200881111GiaoLyMyTho.jpg
1. Về Phương hướng đào tạo người Kitô hữu Việt Nam trong giai đoạn sắp tới:
- Cần chú ý hơn đến nền tảng nhân bản, đào tạo nhân sinh quan Kitô giáo.
- Chú ý đào tạo đức tin vươn tới mức trưởng thành, sống đức tin và truyền giáo trong bối cảnh xã hội và kinh tế cụ thể (giáo lý nhập thể và nhập thế)
- Giáo dục đức tin ngay trong gia đình, hướng đến giáo dục đức tin ở môi trường học đường.
- Tìm kinh phí cho hoạt động giáo lý, cách riêng là cho việc đào tạo Giáo lý viên.
2. Về những hình thức cộng tác với nhau trong hoạt động Giáo lý:
- Ban Giáo lý của mỗi Giáo tỉnh, nhất là miền Bắc cần có sinh hoạt thường kỳ để phối hợp hành động và liên lạc với Ban Giáo lý của các Giáo tỉnh khác.
- Trao đổi về nhân sự và tài liệu giữa các Giáo phận, nâng đỡ nhau về tài chánh nếu có điều kiện.
- Các Hội dòng tham gia vào việc huấn luyện, đào tạo và biên soạn tài liệu cho việc dạy Giáo lý.
- Hoàn chỉnh quyển Giáo lý Công giáo (Hỏi thưa) năm 1995 của Tiểu ban Giáo lý (do Đức cha Nghi) làm tài liệu chuẩn. Tuỳ tình hình cụ thể của địa phương mình, mỗi giáo phận sẽ thích nghi và áp dụng tài liệu này vào chương trình Giáo lý của mình.
- Phân công biên soạn các tài liệu đào tạo Giáo lý viên theo chương trình chung toàn quốc.
3. Về đào tạo Giáo lý viên
- Hình thành trường đào tạo Giáo lý viên hay Trung tâm đào tạo Giáo lý viên cấp Giáo phận, tiến đến trường hoặc Trung tâm đào tạo Giáo lý viên cấp Giáo tỉnh và toàn quốc.
- Nội dung đào tạo: xây dựng một lược đồ về một chương trình chung cho toàn quốc, có mô hình đào tạo mẫu.
- Thành lập những Ban Huấn luyện hoặc đội ngũ giảng dạy để phục vụ tại trung tâm đào tạo hoặc giảng dạy lưu động.
- Hình thành quỹ đào tạo chung để có thể hỗ trợ việc đào tạo Giáo lý viên tại các Giáo phận khó khăn hơn trong Giáo tỉnh.
C. MỘT SỐ THAM LUẬN
Đại hội cũng đã nghe một số tham luận và chia sẻ trong hai buổi đúc kết hội thảo
1. Tham luận của cha Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc, chia sẻ về việc ra đời của bộ Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc. “Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, thành quả lại cao nhất”.
2. Tham luận của cha Antôn Trần Văn Trường về Dạy Giáo lý là gì? Chương trình dạy Giáo lý đầy đủ. Đề nghị chi tiết về Chương trình Giáo lý Phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12.
3. Tham luận của cha Phêrô Võ Tá Khánh: đề nghị Đại hội quan tâm đến 2 cuốn Giáo lý hỏi thưa 1995 của Đức cha Nghi (Tiểu ban Giáo lý của Hội Đồng Giám Mục) và cuốn “Theo chân Chúa Giêsu”. Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin và Đức cha Phêrô Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn tán thành ý kiến trên.
4. Tham luận của Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên với việc dạy Giáo lý qua 3 bước: Cựu Ước và Chúa Cha – Các sách Tin Mừng và Chúa Con – Sách Công vụ Tông Đồ và Chúa Thánh Thần.
5. Tham luận của cha Pierre Nguyễn Chí Thiết mời gọi sự tham gia cộng tác vào công việc biên soạn Từ điển Từ vựng Kitô giáo.
D. TỔ CHỨC CỦA BAN GIÁO LÝ TOÀN QUỐC
Theo nội quy tạm thời của Ban Giáo lý Toàn quốc đã được Đại hội bàn bạc và thông qua một phần, Đại hội đã cơ cấu nhân sự vào Thường vụ Ban Giáo lý Toàn quốc và đã được Đức cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin chuẩn nhận như sau:
Ban giáo lý các giáo tỉnh:
1. Giáo tỉnh Hà Nội - Trưởng ban: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (Bùi Chu)
- Phó ban: Cha Gioan B. Nguyễn Văn Nhàn (Hưng Hoá)
- Thư ký: Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý (Hà Nội)
2. Giáo tỉnh Huế
- Trưởng ban: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (Ban Mê Thuột)
- Phó ban: Cha Phanxicô X. Nguyễn Hoàng Hải (Huế)
- Thư ký: Cha Giuse Lê Kim Ánh (Qui Nhơn)
3. Giáo tỉnh Sàigòn
- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (Sàigòn)
- Phó ban: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (Phan Thiết)
- Thư ký: Cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Việt (Vĩnh Long)
Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc:
Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (Sàigòn)
Phó ban: Cha Phêrô Lê Văn Ninh (Nha Trang)
Thư ký: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (Phan Thiết)
Uỷ viên: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (Bùi Chu)
Uỷ viên: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (Ban Mê Thuột)
Kết
50 năm Dạy Giáo lý, 50 năm giáo dục đức tin, 50 năm đào tạo Kitô hữu là một chặng đường dài, được xây dựng bởi nhiều thế hệ, nhiều con tim khối óc với bao công sức, mồ hôi và cả máu, nước mắt của mọi thành phần dân Chúa tại quê hương việt Nam.
Chúng con cùng nhìn lại để trân trọng thành quả của quá khứ, để cảm tạ bàn tay dẫn dắt yêu thương của Thiên Chúa và để mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn trong hành trình sắp tới.
Chúng con tin tưởng rằng qua lời bầu cử của Đức Maria, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng con thực hiện tốt đẹp các nghị quyết của Đại hội Giáo lý lần thứ hai này. Như vậy, mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và làm cho mọi người nên môn đệ của Thầy Giêsu sẽ được hợp nhất trong sự đa dạng và đem lại nhiều thành quả tích cực hơn nữa.
Antôn Phạm Đình Tú