Dan Lee
11-12-2008, 05:56 PM
Suy niệm lễ các thánh tử đạo Việt nam
ĐỪNG SỢ
"Anh em đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn" (Mt 28, 33). Nếu có ai giết được linh hồn thì Đấng đó phải là Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ làm như vậy. Người chỉ cứu rỗi chứ không bao giờ hành hạ con người. Chỉ có con người mới tàn sát nhau thôi. Mà con người dẫu có hành hạ nhau dã man cách mấy, vẫn chỉ là hành hạ nhau trên thân xác.
Lời Chúa dạy "Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn", trở thành lời an ủi, động viên niềm tin, niềm hy vọng của ta vào Chúa Giêsu: Người là Thiên Chúa, đến trần gian cứu chuộc và loan báo cho họ biết chính Người là Đấng Cứu Thế Thiên Chúa ban cho họ, vậy mà loài người còn không tha, thì huống hồ là loài người với nhau. Người Do thái nghĩ rằng, khi giết Chúa Giêsu, họ đã khử trừ được một thứ tôn giáo mới. Và do cái chết thê thảm đó, sẽ làm cho các môn đệ thoái chí, buộc lòng phải giải tán. Nhưng họ lầm. Họ lầm vì họ không biết rằng, họ chỉ có thể giết được thân xác của Giêsu, chứ không giết được linh hồn Người. Họ lầm vì họ chỉ có thể giết được thân xác Giêsu, nhưng chính Thiên Chúa nơi con người Giêsu ấy, làm sao giết được! Họ lầm vì họ không ngờ rằng, cái thân xác mà họ treo trên cây thập giá đó đã sống lại chỉ trong một thời gian ngắn: trên dưới 40 tiếng đồng hồ. Bởi loài người không thể giết Thiên Chúa, nên Kitô giáo vẫn tồn tại, đạo Chúa Kitô vẫn không ngừng phát triển.
Các thánh Tử Đạo Việt Nam cũng vậy. Một lòng trung kiên kính thờ Thiên Chúa. Sợ Thiên Chúa chứ không sợ "những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn". Trước mặt vua quan, các ngài đã khẳng khái tuyên xưng đức tin của mình, sẵn sàng chấp nhận mọi thiệt thòi, quyết không để đức tin bị khinh miệt, bị xúc phạm. Các thánh Tử Đạo biết rõ mất mạng sống là không còn có mặt trong cuộc đời nữa, nhưng vì đức tin: tin vào Chúa Giêsu, Đấng đã chết và sống lại, các thánh không sợ chết, quyết tâm dâng hiến mạng sống để tôn thờ Chúa đến cùng.
Còn vua quan, cũng giống những người Do thái trước kia: tưởng giết Chúa Giêsu là xong chuyện. Vua quan tưởng rằng bách hại và giết chết người có đạo là xóa được một tôn giáo mới, nhưng họ cũng lầm y như những người Do thái vậy: Vì họ chỉ có thể giết được thân xác chứ không giết được linh hồn người có đạo. Họ chỉ có thể giết được người có đạo chứ không thể giết chính Thiên Chúa của người có đạo. Các vua, các quan càng ra sức bách hại và cấm đạo triệt để bao nhiêu, thì trong hoàn cảnh trốn tránh hết sức khó khăn, đức tin của người tín hữu càng mạnh mẽ, càng kiên vững bấy nhiêu.
Gần 3 thế kỷ bắt đạo, có lúc gay gắt, có lúc nới lỏng, thì 3 thế kỷ hãi hùng ấy đã giết chết khoảng từ 130 ngàn đến trên dưới 250 ngàn người Việt Nam Công giáo. Điều đó chứng tỏ trong khó khăn, đức tin không lùi bước mà sẵn sàng đương đầu với khó khăn đó. Con số 118 vị tử đạo được tuyên phong trên bàn thờ chỉ là một phần nhỏ, chỉ là con số tượng trưng. Ba thế kỷ bắt đạo, đạo Công giáo không mất mà vẫn tồn tại, và đang phát triển. Cho nên Lời Chúa nói: "Anh em đừng sợ" đúng vô cùng, bởi lời ấy trở nên lời hy vọng, niềm tin tưởng, sức mạnh và tình yêu để mỗi người Việt Nam nói chung và người Công giáo Việt Nam trong hiện tại nói riêng hãnh diện bước tới và trung kiên gìn giữ đức tin, cũng như sống đức tin của mình.
Mừng lễ các thánh tử đạo hôm nay, bạn và tôi tự hào vì mình là con cháu các thánh, các thánh là tổ tiên của mình. Tự hào là con cháu các thánh, bạn và tôi càng phải sống đức tin trung kiên như lời Chúa dạy: "Anh em đừng sợ". Cái "đừng sợ" của chúng ta hôm nay đó là ý thức đức tin từ những việc làm hết sức nhỏ nhặt hằng ngày. Ví dụ làm dấu thánh giá trang nghiêm. Tôi thử hỏi một câu hỏi nhỏ để mọi người suy nghĩ: mỗi khi vào tiệm ăn, mình có dám tuyên xưng đức tin bằng dấu thánh giá trước khi bưng một tô phở hay cầm một dĩa cơm không? Từ những việc xem ra rất nhỏ nhặt ấy lại là hành động tuyên xưng đức tin rất quí giá! Tại sao có những việc lớn lao ta lại làm được, còn những việc rất nhỏ bé như thế lại không thể được? Bao hàm trong cái không thể đó, là sự sợ hãi: sợ người khác thấy, sợ người khác biết mình có đạo, sợ bị chê cười… Những cái sợ không đáng sợ lại là thực tế của người Công giáo hôm nay. Ngày xưa tuyên xưng đức tin như thế, các thánh Tử Đạo đã trả bằng giá máu, nhưng các ngài vẫn kiên tâm, không sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Ngày nay có ai giết ta đâu tại sao ta lại không giữ nổi những điều căn bản nhất mà cha ông đã làm?
Ví dụ về dấu Thánh giá chỉ là một ví dụ đại diện cho biết bao nhiêu lời nói, việc làm, suy tư, hình thức biểu lộ đức tin của từng người Công giáo hôm nay. Qua tất cả những gì ta có thể thể hiện đức tin từ việc nhỏ nhất như hành vi tuyên xưng đức tin bằng dấu Thánh giá, đến việc sống đức tin trong suốt cuộc đời của mình, bạn và tôi đã làm được điều mà các thánh Tử Đạo đã từng làm: chọn đức tin làm lẽ sống và chọn Chúa Kitô làm gia nghiệp đời mình. Bởi chọn lựa ấy là chọn lựa quan trọng và cần thiết. Vì giữa bao nhiêu cạm bẫy và cám dỗ trong cuộc đời, ta sẽ dễ mất phương hướng, nghi nan, chao đảo, có khi còn mất cả đức tin, nếu mình không có một chọn lựa dứt khoát đứng về phía đức tin chẳng những để bảo vệ mình khỏi ngã nhào mà còn đứng vững trong đức tin của mình.
Đặc biệt sống đức tin của hôm nay còn là chuyển tải đức tin cho anh chị em xung quanh. Với ý thức này, người Công giáo Việt Nam vô cùng ao ước được đồng hành với dân tộc mình. Họ mong muốn sống giữa lòng dân tộc để phục vụ, để yêu thương và được đón nhận, được yêu thương như tất cả mọi anh chị em không có hoặc không cùng lòng tin của mình. Niềm khắc khoải này được Hội Đồng Giám mục Việt Nam trình bày trong quyển "Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Niên Giám 2004": "Ý thức được điều này, người Công giáo Việt Nam càng muốn hòa nhập vào lòng dân tộc để thể hiện sứ mạng đã được Cha trên trời trao phó: xây dựng dựng tình huynh đệ chân thành nơi địa phương mình sống. Trong đại gia đình dân tộc hiện nay có nhiều nền văn hóa khác nhau nên người tín hữu cần tìm hiểu và đối thoại với anh em để cùng xây dựng một nền văn minh tình thương và hòa bình" (Lm.Ant. Nguyễn Ngọc Sơn - Lược Sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - trang 202). Đó là ước nguyện lớn lao, tha thiết, cháy bỏng của người Công Giáo Việt Nam hôm nay. Đó cũng chính là tương lai của Giáo Hội Công giáo Việt Nam. Vì nếu giáo Hội không ra khỏi chính mình, đến với anh chị em, Giáo Hội đánh mất căn tính của mình.
Sau khi đã suy niệm về tấm gương anh dũng của các thánh Tử Đạo và ý thức bổn phận của người Kitô hữu hôm nay, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện:
Lạy các thánh Tử Đạo Việt Nam,
Các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu
Trong một hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm.
Sự hy sinh của các ngài
Cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết
Và chết là cửa mở vào cuộc sống bất diệt.
Dù mang phận người yếu đuối,
Nhưng nhờ ơn Chúa nâng đỡ,
Các ngài đã chiến thắng khải hoàn.
Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài
Biết can trường sống đức tin của bậc cha anh
Trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa,
Biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu
Bằng một đời hiến thân phục vụ.
Ước gì ngọn lửa đức tin
Mà các ngài đã thắp lên bằng cuộc sống và cái chết,
Được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.
Ước gì máu thắm của các ngài
Thấm vào mảnh đất quê hương
Để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.
ĐỪNG SỢ
"Anh em đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn" (Mt 28, 33). Nếu có ai giết được linh hồn thì Đấng đó phải là Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ làm như vậy. Người chỉ cứu rỗi chứ không bao giờ hành hạ con người. Chỉ có con người mới tàn sát nhau thôi. Mà con người dẫu có hành hạ nhau dã man cách mấy, vẫn chỉ là hành hạ nhau trên thân xác.
Lời Chúa dạy "Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn", trở thành lời an ủi, động viên niềm tin, niềm hy vọng của ta vào Chúa Giêsu: Người là Thiên Chúa, đến trần gian cứu chuộc và loan báo cho họ biết chính Người là Đấng Cứu Thế Thiên Chúa ban cho họ, vậy mà loài người còn không tha, thì huống hồ là loài người với nhau. Người Do thái nghĩ rằng, khi giết Chúa Giêsu, họ đã khử trừ được một thứ tôn giáo mới. Và do cái chết thê thảm đó, sẽ làm cho các môn đệ thoái chí, buộc lòng phải giải tán. Nhưng họ lầm. Họ lầm vì họ không biết rằng, họ chỉ có thể giết được thân xác của Giêsu, chứ không giết được linh hồn Người. Họ lầm vì họ chỉ có thể giết được thân xác Giêsu, nhưng chính Thiên Chúa nơi con người Giêsu ấy, làm sao giết được! Họ lầm vì họ không ngờ rằng, cái thân xác mà họ treo trên cây thập giá đó đã sống lại chỉ trong một thời gian ngắn: trên dưới 40 tiếng đồng hồ. Bởi loài người không thể giết Thiên Chúa, nên Kitô giáo vẫn tồn tại, đạo Chúa Kitô vẫn không ngừng phát triển.
Các thánh Tử Đạo Việt Nam cũng vậy. Một lòng trung kiên kính thờ Thiên Chúa. Sợ Thiên Chúa chứ không sợ "những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn". Trước mặt vua quan, các ngài đã khẳng khái tuyên xưng đức tin của mình, sẵn sàng chấp nhận mọi thiệt thòi, quyết không để đức tin bị khinh miệt, bị xúc phạm. Các thánh Tử Đạo biết rõ mất mạng sống là không còn có mặt trong cuộc đời nữa, nhưng vì đức tin: tin vào Chúa Giêsu, Đấng đã chết và sống lại, các thánh không sợ chết, quyết tâm dâng hiến mạng sống để tôn thờ Chúa đến cùng.
Còn vua quan, cũng giống những người Do thái trước kia: tưởng giết Chúa Giêsu là xong chuyện. Vua quan tưởng rằng bách hại và giết chết người có đạo là xóa được một tôn giáo mới, nhưng họ cũng lầm y như những người Do thái vậy: Vì họ chỉ có thể giết được thân xác chứ không giết được linh hồn người có đạo. Họ chỉ có thể giết được người có đạo chứ không thể giết chính Thiên Chúa của người có đạo. Các vua, các quan càng ra sức bách hại và cấm đạo triệt để bao nhiêu, thì trong hoàn cảnh trốn tránh hết sức khó khăn, đức tin của người tín hữu càng mạnh mẽ, càng kiên vững bấy nhiêu.
Gần 3 thế kỷ bắt đạo, có lúc gay gắt, có lúc nới lỏng, thì 3 thế kỷ hãi hùng ấy đã giết chết khoảng từ 130 ngàn đến trên dưới 250 ngàn người Việt Nam Công giáo. Điều đó chứng tỏ trong khó khăn, đức tin không lùi bước mà sẵn sàng đương đầu với khó khăn đó. Con số 118 vị tử đạo được tuyên phong trên bàn thờ chỉ là một phần nhỏ, chỉ là con số tượng trưng. Ba thế kỷ bắt đạo, đạo Công giáo không mất mà vẫn tồn tại, và đang phát triển. Cho nên Lời Chúa nói: "Anh em đừng sợ" đúng vô cùng, bởi lời ấy trở nên lời hy vọng, niềm tin tưởng, sức mạnh và tình yêu để mỗi người Việt Nam nói chung và người Công giáo Việt Nam trong hiện tại nói riêng hãnh diện bước tới và trung kiên gìn giữ đức tin, cũng như sống đức tin của mình.
Mừng lễ các thánh tử đạo hôm nay, bạn và tôi tự hào vì mình là con cháu các thánh, các thánh là tổ tiên của mình. Tự hào là con cháu các thánh, bạn và tôi càng phải sống đức tin trung kiên như lời Chúa dạy: "Anh em đừng sợ". Cái "đừng sợ" của chúng ta hôm nay đó là ý thức đức tin từ những việc làm hết sức nhỏ nhặt hằng ngày. Ví dụ làm dấu thánh giá trang nghiêm. Tôi thử hỏi một câu hỏi nhỏ để mọi người suy nghĩ: mỗi khi vào tiệm ăn, mình có dám tuyên xưng đức tin bằng dấu thánh giá trước khi bưng một tô phở hay cầm một dĩa cơm không? Từ những việc xem ra rất nhỏ nhặt ấy lại là hành động tuyên xưng đức tin rất quí giá! Tại sao có những việc lớn lao ta lại làm được, còn những việc rất nhỏ bé như thế lại không thể được? Bao hàm trong cái không thể đó, là sự sợ hãi: sợ người khác thấy, sợ người khác biết mình có đạo, sợ bị chê cười… Những cái sợ không đáng sợ lại là thực tế của người Công giáo hôm nay. Ngày xưa tuyên xưng đức tin như thế, các thánh Tử Đạo đã trả bằng giá máu, nhưng các ngài vẫn kiên tâm, không sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Ngày nay có ai giết ta đâu tại sao ta lại không giữ nổi những điều căn bản nhất mà cha ông đã làm?
Ví dụ về dấu Thánh giá chỉ là một ví dụ đại diện cho biết bao nhiêu lời nói, việc làm, suy tư, hình thức biểu lộ đức tin của từng người Công giáo hôm nay. Qua tất cả những gì ta có thể thể hiện đức tin từ việc nhỏ nhất như hành vi tuyên xưng đức tin bằng dấu Thánh giá, đến việc sống đức tin trong suốt cuộc đời của mình, bạn và tôi đã làm được điều mà các thánh Tử Đạo đã từng làm: chọn đức tin làm lẽ sống và chọn Chúa Kitô làm gia nghiệp đời mình. Bởi chọn lựa ấy là chọn lựa quan trọng và cần thiết. Vì giữa bao nhiêu cạm bẫy và cám dỗ trong cuộc đời, ta sẽ dễ mất phương hướng, nghi nan, chao đảo, có khi còn mất cả đức tin, nếu mình không có một chọn lựa dứt khoát đứng về phía đức tin chẳng những để bảo vệ mình khỏi ngã nhào mà còn đứng vững trong đức tin của mình.
Đặc biệt sống đức tin của hôm nay còn là chuyển tải đức tin cho anh chị em xung quanh. Với ý thức này, người Công giáo Việt Nam vô cùng ao ước được đồng hành với dân tộc mình. Họ mong muốn sống giữa lòng dân tộc để phục vụ, để yêu thương và được đón nhận, được yêu thương như tất cả mọi anh chị em không có hoặc không cùng lòng tin của mình. Niềm khắc khoải này được Hội Đồng Giám mục Việt Nam trình bày trong quyển "Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Niên Giám 2004": "Ý thức được điều này, người Công giáo Việt Nam càng muốn hòa nhập vào lòng dân tộc để thể hiện sứ mạng đã được Cha trên trời trao phó: xây dựng dựng tình huynh đệ chân thành nơi địa phương mình sống. Trong đại gia đình dân tộc hiện nay có nhiều nền văn hóa khác nhau nên người tín hữu cần tìm hiểu và đối thoại với anh em để cùng xây dựng một nền văn minh tình thương và hòa bình" (Lm.Ant. Nguyễn Ngọc Sơn - Lược Sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - trang 202). Đó là ước nguyện lớn lao, tha thiết, cháy bỏng của người Công Giáo Việt Nam hôm nay. Đó cũng chính là tương lai của Giáo Hội Công giáo Việt Nam. Vì nếu giáo Hội không ra khỏi chính mình, đến với anh chị em, Giáo Hội đánh mất căn tính của mình.
Sau khi đã suy niệm về tấm gương anh dũng của các thánh Tử Đạo và ý thức bổn phận của người Kitô hữu hôm nay, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện:
Lạy các thánh Tử Đạo Việt Nam,
Các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu
Trong một hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm.
Sự hy sinh của các ngài
Cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết
Và chết là cửa mở vào cuộc sống bất diệt.
Dù mang phận người yếu đuối,
Nhưng nhờ ơn Chúa nâng đỡ,
Các ngài đã chiến thắng khải hoàn.
Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài
Biết can trường sống đức tin của bậc cha anh
Trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa,
Biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu
Bằng một đời hiến thân phục vụ.
Ước gì ngọn lửa đức tin
Mà các ngài đã thắp lên bằng cuộc sống và cái chết,
Được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.
Ước gì máu thắm của các ngài
Thấm vào mảnh đất quê hương
Để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.