Dan Lee
11-12-2008, 08:01 PM
Chúa Nhật 33 Thường Niên
Mt 25,14-30
CÁC NÉN BẠC
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Một dụ ngôn nói với người Do Thái hôm qua:
Hơn tất cả 4 dụ ngôn trước nói về sự tỉnh thức - đại hồng thuỷ (24,37,42), kẻ trộm đến ban đêm (24,43-44), người đầy tớ trung tín (24,45-51) và trong PÂ Chúa nhật trước, mười người trinh nữ (25,1-13) - dụ ngôn Các Nén bạc nhấn mạnh đến trách nhiệm của các môn đệ. Một trách nhiệm không nhỏ (21) nếu ta nhớ rằng vào thời ấy, nén bạc (talent: tiếng Pháp cũng có nghĩa là tài năng) không là những khả năng tự nhiên khả năng trí thức hoặc khả năng nhân loại phải phát triển, nhưng là một đơn vị trọng lượng, đơn vị tiền. H. Vulliz giải thích: Nó là kim loại thực sự, cân nặng từ 35 đến 60kg trị giá từ 4300 đến 8700 quan Pháp (8 triệu 6 đến 17 triệu 4 tiền Việt Nam), nếu bằng bạc, và trị giá 140.000 đến 152.000 quan (từ 250 triệu đến 304 triệu đồng Việt Nam), nếu bằng vàng.
Sau khi đã đo lường kỹ lưỡng trọng lượng của những trách nhiệm được chủ giao cho các đầy tớ, ta hãy đọc lại dụ ngôn kỹ hơn. Ta có thể chia diễn biến ra làm 3 thời kỳ rất rõ ràng.
- Thời kỳ ra đi của ông chủ. Ông "đi xa". Ông trao cho 3 đầy tớ, mỗi anh một số nén bạc. Đó thực là một tài sản như ta đã thấy! Hoàn toàn tin tưởng các đầy tớ, ông không đưa ra một thoả thuận nào về cách họ phải sử dụng số bạc đó. Nhưng đó là một niềm tin tưởng rõ ràng, vì ông "đưa cho mỗi người tuỳ theo khả năng của họ".
- Thời kỳ vắng mặt: sự ra đi của ông chủ "tức khắc" tạo nên những phản ứng trái ngược nhau nơi các đầy tớ.
. Hai người đầu liều lĩnh có tính toán: họ gởi tiền vào ngân hàng "để sinh lợi".
. Người thứ ba lại sợ hãi. Theo "lời khuyên của luật rabbi đối với những ai nhận tiền gởi và tự cho mình không có trách nhiệm trong trường hợp trộm cắp", anh đào lỗ chôn nén bạc của chủ, và phủi tay trốn trách nhiệm.
- Thời kỳ tính sổ, cũng với sự trở về của chủ, sau một thời gian dài vắng mặt.
. Hai người đầu thay phiên nhau trình lên số bạc đã sinh lợi gấp đôi.
Chủ đã gọi họ là những đầy tớ "tốt lành và trung tín". Họ đã đáp ứng lòng mong đợi của ông, họ xứng đáng với niềm tin tưởng của ông: thay vì để tiền nhàn rỗi vô ích, họ đã liều mình để sinh lợi. Họ hành xử không như nô lệ, nhưng như người cộng sự. Vì thế chủ sẽ trao phó cho họ những trách nhiệm lớn hơn đưa họ từ địa vị tôi tớ lên hạng đồng bàn với chủ. Ông bảo họ: "hãy đến hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".
. Còn người thứ ba thật kỳ dị, anh vẽ nên hình ảnh một ông chủ khó chịu, anh cho đó là "một người khó tính" "gặt ở nơi không gieo, ở nơi không phát". Anh thú nhận: "Tôi sợ, nên đã chôn nén bạc của ông dưới đất". Và anh kết luận: "Đây, nén bạc của ông đây".
Tức giận vì lời lẽ của người đầy tớ này, ông chủ, có phần nào mỉa mai, chỉ cho anh thấy thái độ bất nhất của anh: "Ngươi đã biết ta hay gặt ở nơi không gieo, thu ở nơi không phát. Sao người không gởi bạc vào ngân hàng, để khi ta về sẽ thu cả vốn lẫn lời?". Ông chủ đã tin cậy thì phải đáp lại bằng thái độ trách nhiệm xứng đáng với nhiệm vụ được trao chứ.
Án phạt ban xuống: "Tên đầy tớ xấu xa và lười biếng" bị chủ tước cả nén bạc duy nhất, vì anh không biết sử dụng. Nhiệm vụ bị bãi bỏ. Anh bị ném "vào nơi tối tăm".
Sự hồi hộp được khéo léo sắp xếp kéo dài cho đến cuối dụ ngôn, và diễn tiến câu chuyện cho đến cuộc đối thoại giữa người đầy tớ thứ ba với ông chủ cho thấy rõ những đối tượng đầu tiên mà dụ ngôn có thể nhắm tới, những người mà Đức Giêsu muốn tạo cho một cơ may cuối cùng.
*Đó là các lãnh tụ tôn giáo, luật sĩ và biệt phái tự xưng là "đầy tớ của Thiên Chúa": Họ đã nhận gìn giữ Lời Chúa. Liệu họ có để tài sản này nhàn rỗi vô ích? Liệu họ có chiếm hữu làm của riêng?
*Đó là những người Do Thái, quên lãng sự nhân từ và lòng thương xót của Thiên Chúa, liều mình tìm kiếm an toàn tôn giáo trong việc lo âu giữ Luật cách cứng nhắc và tự giam mình trong thực hành nệ luật.
J. Potin bình luận: "Đức Giêsu cho thấy có một số chức sắc tôn giáo đã biết làm cho Lời Chúa sinh hoa kết trái giống như các thiếu nữ sẵn sàng đi theo chồng. Làm sao Ngài có thể không công nhận công trạng của những người công chính đã giúp phát triển đức tin của dân Người, các tổ phụ, một vài vị vua, các tiên tri, số đông thầm lặng của những kẻ tin. Tuy nhiên có những kẻ, do tính bảo thủ sợ hãi, đã không làm được như vậy. Có lẽ Đức Giêsu nhắm vào giới Sađucêô rất bảo thủ. Đó là lý do tại sao ông chủ trao nén bạc cho kẻ biết sinh lợi nhiều nhất. Nước Thiên Chúa tiếp tục sinh hoa kết trái nhờ những đầy tớ trung thành, nhưng khốn cho ai từ chối sinh lợi kho tàng đã nhận lãnh".
2. Một dụ ngôn nói với Kitô hữu chúng ta.
Dụ ngôn mà Đức Giêsu đề nghị thính giả Do Thái suy nghĩ này, thánh sử Mt đã thuật lại với mục đích giúp cộng đoàn tín hữu sống trong lúc chờ đợi mỏi mòn ngày trở lại của Chúa. Các thành viên của cộng đoàn có lẽ đã mê ngủ, bị cám dỗ chỉ thực hành giới răn với tinh thần nệ luật, bị tê liệt vì sợ hãi.
Khi lồng dụ ngôn này vào "diễn từ cánh chung" và nối kết chặt chẽ nó với dụ ngôn 10 người trinh nữ, tác giả PÂ đã biến dụ ngôn này thành 1 dụ ngôn về sự tỉnh thức trong trung tín.
J. Dupont nhận xét: "Khi truyền đạt dụ ngôn này, Mt vẫn giữ được giáo huấn mà độc giả của ông phải biết rút ra. Dù cuộc trở lại của Chúa có chậm trễ, các tín hữu vẫn phải "tỉnh thức" và nhớ rằng họ sẽ bị xét xử về cách sống, liệu họ có được vào Nước Trời hay không, cũng tuỳ thuộc vào đó. Sự tỉnh thức chính là sự trung tín trong khi hoàn thành các nhiệm vụ được uỷ thác, nghĩa là mọi bổn phận của đời sống Kitô hữu. Để tham dự vào ơn cứu độ, chỉ nghe Lời Chúa chưa đủ: cần phải thực hành, làm cho Lời Chúa sinh hoa kết trái... Người tín hữu không biến sứ điệp thành hành động sẽ chẳng rút ra được lợi ích nào từ điều họ đã lãnh nhận được..."
PÂ là một số vốn: đã ký thác cho ai thì người ấy phải sinh lợi. Họ phải để PÂ biến đổi cuộc đời, hướng dẫn mọi hoạt động. Chỉ như thế họ mới chứng tỏ mình "trung tín" với Đấng đã ký thác PÂ cho họ.
Lòng đạo đức và ý hướng tốt chưa đủ. Đời sống Kitô hữu là một hành động có trách nhiệm. Bức tranh vĩ đại vẽ cảnh phán xét cuối cùng, trên đó ta kết thúc năm phụng vụ Mt, sẽ cho ta toàn bộ nội dung vào Chúa nhật tới.
II. BÀI ĐỌC THÊM:
1. Một chờ đợi khiến những nhiệm vụ hiện tại thành nghiêm túc. (Mgr. L. Daloz, Le Règne des cieux s'est approché, DDB).
Dụ ngôn giúp soi sáng hoàn cảnh của ta. Những nén bạc không là của ta, chúng được trao phó cho ta. Trước khi đưa các nén bạc ra làm việc, ta đã lãnh nhận chúng. Sau đó, ta sẽ phải tường trình cách thế ta đã dùng để làm cho những nén bạc sinh lợi. Đời sống ta, những khả năng, những phương tiện hành động, các hoạt động, tất cả đều là ơn Chúa ban. qua việc sáng tạo, qua ân sủng, Thiên Chúa đổ đầy hồn ta, mỗi người tuỳ khả năng đón nhận. Đời sống ta chỉ ở trong sự thật nếu nó là một bài ca tạ ơn, là của lễ, là đợi chờ và hy vọng! Ta không có quyền chiếm đoạt, sử dụng nó theo ý riêng, như thể chính ta ban cho mình sự sống. Ta không thể quên đời sau, không được quên nơi ta xuất phát, nơi ta sẽ đến, Đấng ta sẽ phải trả lời, điều đó giúp ta can đảm ý thức bổn phận mình ở đời này mà không quên đời sau. Sự trở lại của chúa khiến ta khẩn trương đến độ không có thời giờ nghĩ đến điều gì khác nữa. Đời sau làm cho đời này có ý nghĩa. Kết thúc thời gian làm cho thời gian có ý nghĩa! Kết thúc thời gian mở ra cho thời gian một chân trời. Công việc hiện tại của ta không đơn thuần là một "việc làm", đó là một bổn phận, một sứ mạng. Nó chỉ có ý nghĩa khi hướng về vô biên. Sự chờ đợi ngày Chúa đến không làm mất giá trị của nó cũng không biến nó thành vô nghĩa. Trái lại sự chờ đợi Chúa đến tạo cho nó một tầm quan trọng, mà giá trị chắc chắn chính sự chờ đợi này biến công việc thường ngày thành cơ hội bày tỏ lòng trung tín và mối tương giao với Chúa: "tốt lắm, hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi coi sóc những việc lớn, hãy đến hưởng sự vui mừng với chủ ngươi".
2. Ta chỉ là quản lý (H. Denis, Cent mot pour diu la foi, DDB).
Một tư tưởng cũ kỹ ta không được phép quên, tư tưởng rất gắn bó với tôn giáo Nhập Thể, đó là trên trần gian này ta chỉ là quản lý. Hiển nhiên phải là những quan lý năng nổ, sáng tạo, quan trọng. Nhưng cũng chỉ là quản lý.
Nói cách khác, ta không phải là chủ nhân các của cải mà ta làm sinh lợi: "Lạy Cha rất nhân lành, mọi sự đều bởi Cha!". Đúng thế, đúng đối với mọi nghề nghiệp, mọi công tác nguy hiểm, táo bạo nhất (tôi nghĩ đến những ai đụng chạm đến lãnh vực đạo đức sinh học). Nhất là đối với Giáo Hội, với các tác vụ và sự phục vụ của Giáo Hội hiểu theo nghĩa rộng nhất.
Vị trí người quản lý quan trọng đến nghịch lý. Cuối cùng không những ông chủ sẽ trao lại kết quả của công việc đã hoàn thành mà còn ban thêm rất nhiều.
Nhưng ông cũng trừng phạt nặng nề đầy tớ nào không làm việc. Theo một tục ngữ Do Thái, ngày nay người ta vẫn còn nói: Ai không có, người ta sẽ lấy đi luôn cái nó có. Rốt cuộc, nó không còn lại chút gì.
Cũng nên lưu ý rằng Phaolô, dù không được nghe Đức Giêsu rao giảng ở Palestine, vẫn có cùng ngôn ngữ với Ngài:
"Xin mọi người hãy coi chúng tôi là tôi tớ của Đức Kitô và là quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vậy điều mà mọi người đòi hỏi nơi các quản lý, đó là hãy trung tín".
Hãy để Chúa đến, chính Ngài sẽ soi sáng những bí mật trong bóng tối và phơi bày công khai mọi ý nghĩa trong tâm hồn. Rồi, mỗi người sẽ nhận được từ Thiên Chúa lời ca tụng, lời ca tụng ấy lại trở lại với Ngài (1Cor 4,1.2.5).
3. Thế giới được trao phó cho ta nhưng không kèm theo bản hướng dẫn cách sử dụng (Secours Catholique).
Hãy lưu ý rằng Thầy Chí thánh không đưa ra một qui ước nào. Ngài đã có thể nói: "Ta báo trước, khi ta trở lại, Ta muốn gấp đôi số vốn, hãy đầu tư vào bất động sản hay vào dịch vụ để sinh lợi". Không, các tôi tớ đã đủ trưởng thành để biết điều phải làm.
Đó là bài học đầu tiên của bài Phúc Âm này.
Thế giới được trao phó cho ta mà không kèm theo bản hướng dẫn cách sử dụng. Có lẽ ta đã mơ màng nghĩ rằng Đức Giêsu, khi trở về bên Chúa Cha sau ngày Thăng Thiên, vẫn giữ đường dây điện thoại trực tiếp với các môn đệ, vẫn sẵn sàng ngày đêm trả lời những câu hỏi băn khoăn nhất của các dân tộc và các cá nhân: "Lạy Chúa, phải làm gì trong trường hợp chiến tranh huynh đệ tương tàn, trong các vấn đề tài chính, thiên tai?... Chúa ơi, hãy tìm cho con công ăn việc làm, hãy chữa bệnh cho đứa con của con, hãy sửa lại căn nhà sắp sập...".
Giấc mơ ảo tưởng ấy, ta chưa giũ bỏ hết đâu. Nó vẫn ghi khắc trong tế bào di truyền của ta. Nhưng sự im lặng của Thiên Chúa cứu ta khỏi ma thuật, sự vắng mặt của Ngài khơi dậy trong ta niềm khao khát khác hẳn với một nhu cầu.
Và từ đó, ta phải luôn tỉnh thức đối với những ai tự cho rằng có thể lấp đầy quảng không của sự vắng mặt, đưa ra những giải đáp đơn sơ cho các câu hỏi phức tạp, và nắm trong tay tự do gai góc mà chính Thiên Chúa đã trao phó cho ta. Sự vắng mặt chỉ là tương đối, vì Đức Giêsu đã hứa: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi. Thánh Thần của Thầy sẽ ngự trong các con". Trong các con chứ không ở nơi đâu khác hoặc ở trên mây. Trong nơi sâu thẳm nhất của Giáo Hội và của chính các bạn. Bản hướng dẫn cách sử dụng đời sống và thế giới, nếu có, nằm ở đó...
Trích Đời Thường
Mt 25,14-30
CÁC NÉN BẠC
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Một dụ ngôn nói với người Do Thái hôm qua:
Hơn tất cả 4 dụ ngôn trước nói về sự tỉnh thức - đại hồng thuỷ (24,37,42), kẻ trộm đến ban đêm (24,43-44), người đầy tớ trung tín (24,45-51) và trong PÂ Chúa nhật trước, mười người trinh nữ (25,1-13) - dụ ngôn Các Nén bạc nhấn mạnh đến trách nhiệm của các môn đệ. Một trách nhiệm không nhỏ (21) nếu ta nhớ rằng vào thời ấy, nén bạc (talent: tiếng Pháp cũng có nghĩa là tài năng) không là những khả năng tự nhiên khả năng trí thức hoặc khả năng nhân loại phải phát triển, nhưng là một đơn vị trọng lượng, đơn vị tiền. H. Vulliz giải thích: Nó là kim loại thực sự, cân nặng từ 35 đến 60kg trị giá từ 4300 đến 8700 quan Pháp (8 triệu 6 đến 17 triệu 4 tiền Việt Nam), nếu bằng bạc, và trị giá 140.000 đến 152.000 quan (từ 250 triệu đến 304 triệu đồng Việt Nam), nếu bằng vàng.
Sau khi đã đo lường kỹ lưỡng trọng lượng của những trách nhiệm được chủ giao cho các đầy tớ, ta hãy đọc lại dụ ngôn kỹ hơn. Ta có thể chia diễn biến ra làm 3 thời kỳ rất rõ ràng.
- Thời kỳ ra đi của ông chủ. Ông "đi xa". Ông trao cho 3 đầy tớ, mỗi anh một số nén bạc. Đó thực là một tài sản như ta đã thấy! Hoàn toàn tin tưởng các đầy tớ, ông không đưa ra một thoả thuận nào về cách họ phải sử dụng số bạc đó. Nhưng đó là một niềm tin tưởng rõ ràng, vì ông "đưa cho mỗi người tuỳ theo khả năng của họ".
- Thời kỳ vắng mặt: sự ra đi của ông chủ "tức khắc" tạo nên những phản ứng trái ngược nhau nơi các đầy tớ.
. Hai người đầu liều lĩnh có tính toán: họ gởi tiền vào ngân hàng "để sinh lợi".
. Người thứ ba lại sợ hãi. Theo "lời khuyên của luật rabbi đối với những ai nhận tiền gởi và tự cho mình không có trách nhiệm trong trường hợp trộm cắp", anh đào lỗ chôn nén bạc của chủ, và phủi tay trốn trách nhiệm.
- Thời kỳ tính sổ, cũng với sự trở về của chủ, sau một thời gian dài vắng mặt.
. Hai người đầu thay phiên nhau trình lên số bạc đã sinh lợi gấp đôi.
Chủ đã gọi họ là những đầy tớ "tốt lành và trung tín". Họ đã đáp ứng lòng mong đợi của ông, họ xứng đáng với niềm tin tưởng của ông: thay vì để tiền nhàn rỗi vô ích, họ đã liều mình để sinh lợi. Họ hành xử không như nô lệ, nhưng như người cộng sự. Vì thế chủ sẽ trao phó cho họ những trách nhiệm lớn hơn đưa họ từ địa vị tôi tớ lên hạng đồng bàn với chủ. Ông bảo họ: "hãy đến hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".
. Còn người thứ ba thật kỳ dị, anh vẽ nên hình ảnh một ông chủ khó chịu, anh cho đó là "một người khó tính" "gặt ở nơi không gieo, ở nơi không phát". Anh thú nhận: "Tôi sợ, nên đã chôn nén bạc của ông dưới đất". Và anh kết luận: "Đây, nén bạc của ông đây".
Tức giận vì lời lẽ của người đầy tớ này, ông chủ, có phần nào mỉa mai, chỉ cho anh thấy thái độ bất nhất của anh: "Ngươi đã biết ta hay gặt ở nơi không gieo, thu ở nơi không phát. Sao người không gởi bạc vào ngân hàng, để khi ta về sẽ thu cả vốn lẫn lời?". Ông chủ đã tin cậy thì phải đáp lại bằng thái độ trách nhiệm xứng đáng với nhiệm vụ được trao chứ.
Án phạt ban xuống: "Tên đầy tớ xấu xa và lười biếng" bị chủ tước cả nén bạc duy nhất, vì anh không biết sử dụng. Nhiệm vụ bị bãi bỏ. Anh bị ném "vào nơi tối tăm".
Sự hồi hộp được khéo léo sắp xếp kéo dài cho đến cuối dụ ngôn, và diễn tiến câu chuyện cho đến cuộc đối thoại giữa người đầy tớ thứ ba với ông chủ cho thấy rõ những đối tượng đầu tiên mà dụ ngôn có thể nhắm tới, những người mà Đức Giêsu muốn tạo cho một cơ may cuối cùng.
*Đó là các lãnh tụ tôn giáo, luật sĩ và biệt phái tự xưng là "đầy tớ của Thiên Chúa": Họ đã nhận gìn giữ Lời Chúa. Liệu họ có để tài sản này nhàn rỗi vô ích? Liệu họ có chiếm hữu làm của riêng?
*Đó là những người Do Thái, quên lãng sự nhân từ và lòng thương xót của Thiên Chúa, liều mình tìm kiếm an toàn tôn giáo trong việc lo âu giữ Luật cách cứng nhắc và tự giam mình trong thực hành nệ luật.
J. Potin bình luận: "Đức Giêsu cho thấy có một số chức sắc tôn giáo đã biết làm cho Lời Chúa sinh hoa kết trái giống như các thiếu nữ sẵn sàng đi theo chồng. Làm sao Ngài có thể không công nhận công trạng của những người công chính đã giúp phát triển đức tin của dân Người, các tổ phụ, một vài vị vua, các tiên tri, số đông thầm lặng của những kẻ tin. Tuy nhiên có những kẻ, do tính bảo thủ sợ hãi, đã không làm được như vậy. Có lẽ Đức Giêsu nhắm vào giới Sađucêô rất bảo thủ. Đó là lý do tại sao ông chủ trao nén bạc cho kẻ biết sinh lợi nhiều nhất. Nước Thiên Chúa tiếp tục sinh hoa kết trái nhờ những đầy tớ trung thành, nhưng khốn cho ai từ chối sinh lợi kho tàng đã nhận lãnh".
2. Một dụ ngôn nói với Kitô hữu chúng ta.
Dụ ngôn mà Đức Giêsu đề nghị thính giả Do Thái suy nghĩ này, thánh sử Mt đã thuật lại với mục đích giúp cộng đoàn tín hữu sống trong lúc chờ đợi mỏi mòn ngày trở lại của Chúa. Các thành viên của cộng đoàn có lẽ đã mê ngủ, bị cám dỗ chỉ thực hành giới răn với tinh thần nệ luật, bị tê liệt vì sợ hãi.
Khi lồng dụ ngôn này vào "diễn từ cánh chung" và nối kết chặt chẽ nó với dụ ngôn 10 người trinh nữ, tác giả PÂ đã biến dụ ngôn này thành 1 dụ ngôn về sự tỉnh thức trong trung tín.
J. Dupont nhận xét: "Khi truyền đạt dụ ngôn này, Mt vẫn giữ được giáo huấn mà độc giả của ông phải biết rút ra. Dù cuộc trở lại của Chúa có chậm trễ, các tín hữu vẫn phải "tỉnh thức" và nhớ rằng họ sẽ bị xét xử về cách sống, liệu họ có được vào Nước Trời hay không, cũng tuỳ thuộc vào đó. Sự tỉnh thức chính là sự trung tín trong khi hoàn thành các nhiệm vụ được uỷ thác, nghĩa là mọi bổn phận của đời sống Kitô hữu. Để tham dự vào ơn cứu độ, chỉ nghe Lời Chúa chưa đủ: cần phải thực hành, làm cho Lời Chúa sinh hoa kết trái... Người tín hữu không biến sứ điệp thành hành động sẽ chẳng rút ra được lợi ích nào từ điều họ đã lãnh nhận được..."
PÂ là một số vốn: đã ký thác cho ai thì người ấy phải sinh lợi. Họ phải để PÂ biến đổi cuộc đời, hướng dẫn mọi hoạt động. Chỉ như thế họ mới chứng tỏ mình "trung tín" với Đấng đã ký thác PÂ cho họ.
Lòng đạo đức và ý hướng tốt chưa đủ. Đời sống Kitô hữu là một hành động có trách nhiệm. Bức tranh vĩ đại vẽ cảnh phán xét cuối cùng, trên đó ta kết thúc năm phụng vụ Mt, sẽ cho ta toàn bộ nội dung vào Chúa nhật tới.
II. BÀI ĐỌC THÊM:
1. Một chờ đợi khiến những nhiệm vụ hiện tại thành nghiêm túc. (Mgr. L. Daloz, Le Règne des cieux s'est approché, DDB).
Dụ ngôn giúp soi sáng hoàn cảnh của ta. Những nén bạc không là của ta, chúng được trao phó cho ta. Trước khi đưa các nén bạc ra làm việc, ta đã lãnh nhận chúng. Sau đó, ta sẽ phải tường trình cách thế ta đã dùng để làm cho những nén bạc sinh lợi. Đời sống ta, những khả năng, những phương tiện hành động, các hoạt động, tất cả đều là ơn Chúa ban. qua việc sáng tạo, qua ân sủng, Thiên Chúa đổ đầy hồn ta, mỗi người tuỳ khả năng đón nhận. Đời sống ta chỉ ở trong sự thật nếu nó là một bài ca tạ ơn, là của lễ, là đợi chờ và hy vọng! Ta không có quyền chiếm đoạt, sử dụng nó theo ý riêng, như thể chính ta ban cho mình sự sống. Ta không thể quên đời sau, không được quên nơi ta xuất phát, nơi ta sẽ đến, Đấng ta sẽ phải trả lời, điều đó giúp ta can đảm ý thức bổn phận mình ở đời này mà không quên đời sau. Sự trở lại của chúa khiến ta khẩn trương đến độ không có thời giờ nghĩ đến điều gì khác nữa. Đời sau làm cho đời này có ý nghĩa. Kết thúc thời gian làm cho thời gian có ý nghĩa! Kết thúc thời gian mở ra cho thời gian một chân trời. Công việc hiện tại của ta không đơn thuần là một "việc làm", đó là một bổn phận, một sứ mạng. Nó chỉ có ý nghĩa khi hướng về vô biên. Sự chờ đợi ngày Chúa đến không làm mất giá trị của nó cũng không biến nó thành vô nghĩa. Trái lại sự chờ đợi Chúa đến tạo cho nó một tầm quan trọng, mà giá trị chắc chắn chính sự chờ đợi này biến công việc thường ngày thành cơ hội bày tỏ lòng trung tín và mối tương giao với Chúa: "tốt lắm, hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi coi sóc những việc lớn, hãy đến hưởng sự vui mừng với chủ ngươi".
2. Ta chỉ là quản lý (H. Denis, Cent mot pour diu la foi, DDB).
Một tư tưởng cũ kỹ ta không được phép quên, tư tưởng rất gắn bó với tôn giáo Nhập Thể, đó là trên trần gian này ta chỉ là quản lý. Hiển nhiên phải là những quan lý năng nổ, sáng tạo, quan trọng. Nhưng cũng chỉ là quản lý.
Nói cách khác, ta không phải là chủ nhân các của cải mà ta làm sinh lợi: "Lạy Cha rất nhân lành, mọi sự đều bởi Cha!". Đúng thế, đúng đối với mọi nghề nghiệp, mọi công tác nguy hiểm, táo bạo nhất (tôi nghĩ đến những ai đụng chạm đến lãnh vực đạo đức sinh học). Nhất là đối với Giáo Hội, với các tác vụ và sự phục vụ của Giáo Hội hiểu theo nghĩa rộng nhất.
Vị trí người quản lý quan trọng đến nghịch lý. Cuối cùng không những ông chủ sẽ trao lại kết quả của công việc đã hoàn thành mà còn ban thêm rất nhiều.
Nhưng ông cũng trừng phạt nặng nề đầy tớ nào không làm việc. Theo một tục ngữ Do Thái, ngày nay người ta vẫn còn nói: Ai không có, người ta sẽ lấy đi luôn cái nó có. Rốt cuộc, nó không còn lại chút gì.
Cũng nên lưu ý rằng Phaolô, dù không được nghe Đức Giêsu rao giảng ở Palestine, vẫn có cùng ngôn ngữ với Ngài:
"Xin mọi người hãy coi chúng tôi là tôi tớ của Đức Kitô và là quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vậy điều mà mọi người đòi hỏi nơi các quản lý, đó là hãy trung tín".
Hãy để Chúa đến, chính Ngài sẽ soi sáng những bí mật trong bóng tối và phơi bày công khai mọi ý nghĩa trong tâm hồn. Rồi, mỗi người sẽ nhận được từ Thiên Chúa lời ca tụng, lời ca tụng ấy lại trở lại với Ngài (1Cor 4,1.2.5).
3. Thế giới được trao phó cho ta nhưng không kèm theo bản hướng dẫn cách sử dụng (Secours Catholique).
Hãy lưu ý rằng Thầy Chí thánh không đưa ra một qui ước nào. Ngài đã có thể nói: "Ta báo trước, khi ta trở lại, Ta muốn gấp đôi số vốn, hãy đầu tư vào bất động sản hay vào dịch vụ để sinh lợi". Không, các tôi tớ đã đủ trưởng thành để biết điều phải làm.
Đó là bài học đầu tiên của bài Phúc Âm này.
Thế giới được trao phó cho ta mà không kèm theo bản hướng dẫn cách sử dụng. Có lẽ ta đã mơ màng nghĩ rằng Đức Giêsu, khi trở về bên Chúa Cha sau ngày Thăng Thiên, vẫn giữ đường dây điện thoại trực tiếp với các môn đệ, vẫn sẵn sàng ngày đêm trả lời những câu hỏi băn khoăn nhất của các dân tộc và các cá nhân: "Lạy Chúa, phải làm gì trong trường hợp chiến tranh huynh đệ tương tàn, trong các vấn đề tài chính, thiên tai?... Chúa ơi, hãy tìm cho con công ăn việc làm, hãy chữa bệnh cho đứa con của con, hãy sửa lại căn nhà sắp sập...".
Giấc mơ ảo tưởng ấy, ta chưa giũ bỏ hết đâu. Nó vẫn ghi khắc trong tế bào di truyền của ta. Nhưng sự im lặng của Thiên Chúa cứu ta khỏi ma thuật, sự vắng mặt của Ngài khơi dậy trong ta niềm khao khát khác hẳn với một nhu cầu.
Và từ đó, ta phải luôn tỉnh thức đối với những ai tự cho rằng có thể lấp đầy quảng không của sự vắng mặt, đưa ra những giải đáp đơn sơ cho các câu hỏi phức tạp, và nắm trong tay tự do gai góc mà chính Thiên Chúa đã trao phó cho ta. Sự vắng mặt chỉ là tương đối, vì Đức Giêsu đã hứa: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi. Thánh Thần của Thầy sẽ ngự trong các con". Trong các con chứ không ở nơi đâu khác hoặc ở trên mây. Trong nơi sâu thẳm nhất của Giáo Hội và của chính các bạn. Bản hướng dẫn cách sử dụng đời sống và thế giới, nếu có, nằm ở đó...
Trích Đời Thường