Dan Lee
11-15-2008, 04:26 PM
SUY NIỆM KINH THÁNH (Châm Ngôn 31, 10-30)
Trong gia đình vợ chồng đều phải cộng tác trong công việc duy trì và phát triển hạnh phúc chung. Coi trọng vai trò của chồng và khinh thường giá trị của vợ là sai lầm. Thật vậy, công việc xây dựng gia đình rất phức tạp khó khăn, và khả năng của vợ và của chồng rất khác nhau. Khác nhau chứ không phản nhau, trái lại bổ túc cho nhau, sở trường của người nọ bổ túc cho sở đoản của người kia, hai người cùng hiệp lực kiến tạo mưu hạnh phúc chung. Không ai có thể tự hào và khinh dể người kia.
Bài đọc một hôm nay trích sách Châm ngôn 31, 10 trình bày cho chúng ta thấy sự tận tụy đáng thán phục của một người vợ đảm đang.
1. Sự chuyên cần làm việc.
Dù giầu hay nghèo, mọi người phải làm việc. Tùy hoàn cảnh và thời đại, công việc có thể thay đổi. Ngày xưa người phụ nữ chuyên tâm nhiều hơn vào công việc tại gia, việc nội trợ. Ngày nay họ bắt đầu tham gia vào công việc xã hội. Thời đại nói ở sách Châm ngôn là thời đại tiểu công nghiệp và thủ công, chưa có máy móc như ngày nay. Cũng như công việc của phụ nữ Việt Nam xưa:
Gái thì giữ việc trong nhà, khi vào canh cửi khi ra thêu thùa.
Ở đây Ngôn sứ viết:
Nàng tìm kiếm len và vải gai rồi vui vẻ ra tay làm việc(câu 13)
Nàng tra tay vào guồng kéo sợi và cầm chắc suốt chỉ trong tay (câu 19)
Nàng rất chăm chỉ, thức khuya dậy sớm. Nàng thức dậy khi trời còn tối (câu 15)
đèn trong nhà thắp sáng thâu đêm (câu 18)
2. Quan tâm đến đời sống gia nhân:
Không sợ người nhà bị lạnh tuyết sương bởi cả nhà đều được mặc hai áo (câu 21)
3. Việc kinh doanh:
Cung cấp đầy đủ cho gia nhân và còn thừa để bán ra ngoài nữa:
Nàng dệt vải đem bán. Cung cấp dây lưng cho nhà buôn (câu 24)
4. Việc phục sức:
Nàng ít quan tâm đến duyên sắc, ăn mặc sang trọng, lụa là vàng bạc đầy mình, mà chỉ chú trọng đến đức độ:
Trang phục của nàng là quyền uy danh gía (câu 25)
Duyên dáng là gỉa trá, sắc đẹp là phù vân (câu 30)
5. Làm việc bác ái:
Không những lo cho người nhà, người vợ đảm đang còn lưu tâm đến những người nghèo khó, những người kém may mắn, thiếu cơm ăn áo mặc:
Nàng rộng tay giúp người nghèo khó và đưa tay cứu kẻ khốn cùng (câu 20)
6. Mục đích tối thượng là Thiên Chúa:
Để có đủ can đảm thắng vượt mọi gian nan thử thách, người vợ đảm đang trông nhờ vào ơn Chúa giúp, mà có Chúa giúp thì vạn sự thành công:
Người phụ nữ đáng yêu quí là người kính sợ Đức Chúa, sống theo giới luật của Người.
Người phụ nữ kính sợ Đức Chúa mới đáng cho người đời ca tụng (câu 30)
7. Được chồng tin tưởng:
Với đời sống đức độ đáng yêu mến, nàng được chồng quí mến hơn là viên ngọc quí trong tay:
Tìm đâu được một người vợ đảm đang. Nàng quí gía vượt xa châu ngọc (câu 10)
Và để kết thúc câu chuyện, chồng nói một lời khen vắn tắt, nhưng thật đủ điều:
Có nhiều cô đảm đang nhưng em còn trổi trang gấp bội (câu 29)
Có nhiều cô đảm đang, thật vậy, nhưng nếu đem so sánh thì em còn trổi trang gấp bội. Một chữ “gấp bội” này đưa người vợ đảm đang đến bậc cao chót vót của thang giá trị.
Thật vì thấy giá trị của người vợ đảm đang mà Giáo Hội trích bài này để đọc trong thánh lễ cử hành Bí Tích Hôn Nhân, nêu gương sáng cho người phụ nữ mới bước vào đời sống lứa đôi nhìn xem mà bắt chước.
LM Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD
Trong gia đình vợ chồng đều phải cộng tác trong công việc duy trì và phát triển hạnh phúc chung. Coi trọng vai trò của chồng và khinh thường giá trị của vợ là sai lầm. Thật vậy, công việc xây dựng gia đình rất phức tạp khó khăn, và khả năng của vợ và của chồng rất khác nhau. Khác nhau chứ không phản nhau, trái lại bổ túc cho nhau, sở trường của người nọ bổ túc cho sở đoản của người kia, hai người cùng hiệp lực kiến tạo mưu hạnh phúc chung. Không ai có thể tự hào và khinh dể người kia.
Bài đọc một hôm nay trích sách Châm ngôn 31, 10 trình bày cho chúng ta thấy sự tận tụy đáng thán phục của một người vợ đảm đang.
1. Sự chuyên cần làm việc.
Dù giầu hay nghèo, mọi người phải làm việc. Tùy hoàn cảnh và thời đại, công việc có thể thay đổi. Ngày xưa người phụ nữ chuyên tâm nhiều hơn vào công việc tại gia, việc nội trợ. Ngày nay họ bắt đầu tham gia vào công việc xã hội. Thời đại nói ở sách Châm ngôn là thời đại tiểu công nghiệp và thủ công, chưa có máy móc như ngày nay. Cũng như công việc của phụ nữ Việt Nam xưa:
Gái thì giữ việc trong nhà, khi vào canh cửi khi ra thêu thùa.
Ở đây Ngôn sứ viết:
Nàng tìm kiếm len và vải gai rồi vui vẻ ra tay làm việc(câu 13)
Nàng tra tay vào guồng kéo sợi và cầm chắc suốt chỉ trong tay (câu 19)
Nàng rất chăm chỉ, thức khuya dậy sớm. Nàng thức dậy khi trời còn tối (câu 15)
đèn trong nhà thắp sáng thâu đêm (câu 18)
2. Quan tâm đến đời sống gia nhân:
Không sợ người nhà bị lạnh tuyết sương bởi cả nhà đều được mặc hai áo (câu 21)
3. Việc kinh doanh:
Cung cấp đầy đủ cho gia nhân và còn thừa để bán ra ngoài nữa:
Nàng dệt vải đem bán. Cung cấp dây lưng cho nhà buôn (câu 24)
4. Việc phục sức:
Nàng ít quan tâm đến duyên sắc, ăn mặc sang trọng, lụa là vàng bạc đầy mình, mà chỉ chú trọng đến đức độ:
Trang phục của nàng là quyền uy danh gía (câu 25)
Duyên dáng là gỉa trá, sắc đẹp là phù vân (câu 30)
5. Làm việc bác ái:
Không những lo cho người nhà, người vợ đảm đang còn lưu tâm đến những người nghèo khó, những người kém may mắn, thiếu cơm ăn áo mặc:
Nàng rộng tay giúp người nghèo khó và đưa tay cứu kẻ khốn cùng (câu 20)
6. Mục đích tối thượng là Thiên Chúa:
Để có đủ can đảm thắng vượt mọi gian nan thử thách, người vợ đảm đang trông nhờ vào ơn Chúa giúp, mà có Chúa giúp thì vạn sự thành công:
Người phụ nữ đáng yêu quí là người kính sợ Đức Chúa, sống theo giới luật của Người.
Người phụ nữ kính sợ Đức Chúa mới đáng cho người đời ca tụng (câu 30)
7. Được chồng tin tưởng:
Với đời sống đức độ đáng yêu mến, nàng được chồng quí mến hơn là viên ngọc quí trong tay:
Tìm đâu được một người vợ đảm đang. Nàng quí gía vượt xa châu ngọc (câu 10)
Và để kết thúc câu chuyện, chồng nói một lời khen vắn tắt, nhưng thật đủ điều:
Có nhiều cô đảm đang nhưng em còn trổi trang gấp bội (câu 29)
Có nhiều cô đảm đang, thật vậy, nhưng nếu đem so sánh thì em còn trổi trang gấp bội. Một chữ “gấp bội” này đưa người vợ đảm đang đến bậc cao chót vót của thang giá trị.
Thật vì thấy giá trị của người vợ đảm đang mà Giáo Hội trích bài này để đọc trong thánh lễ cử hành Bí Tích Hôn Nhân, nêu gương sáng cho người phụ nữ mới bước vào đời sống lứa đôi nhìn xem mà bắt chước.
LM Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD