Dan Lee
11-19-2008, 09:02 PM
Chúa Nhật 34 Thường Niên/A: Đại Lễ Kitô Vua
Những bất ngờ trong cách hành xử của Đức Kitô Vua!
(Mt 25,31-46)
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe xong, có thể nói được là bản Hiến Chương của lòng nhân ái Kitô giáo, là văn kiện nền tảng của tình bác ái và lòng yêu thương cận nhân, được hiện thực nhân danh Ðức Giêsu.
Ý nghĩa cao vời và tính chất trách nhiệm khẩn cấp của bản văn đó được trình bày một cách rõ rệt trong phần cuối bản Tin Mừng của thánh Mát-thêu; chính ở phần này cũng được ghi lại những lời nhắn nhủ và những mệnh lệnh cuối cùng của Ðức Giêsu trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn. Tất cả đều có tầm quan trọng đặc biệt của chúng. Trước hết, là việc sắp xếp bậc thang các giá trị một cách hoàn toàn mới mẻ và công minh của Ðức Vua Vũ Trụ toàn năng và đồng thời là Thẩm Phán Tối Cao: Ðó là nâng cao những người nghèo hèn và bé mọn nhất lên trên! Qua đó, lời kêu gọi thực thi tình yêu thương cận nhân trở nên quả quyết và rõ rệt hơn!
Nhiều Kitô hữu đã và đang hành động theo lời kêu gọi đó của Ðức Kitô. Trong việc thực hành và sống bảy việc làm của đức bác ái Kitô giáo đã và đang biến các vị thánh nhân, từng được biết đến hay chưa được biết đến trong lãnh vực này, thành những chứng nhân quan trọng và gương mẫu cho sứ điệp Phúc Âm giữa lòng trần thế, dù các vị là các bậc vua chúa, là giáo hoàng, giám mục, tu sĩ hay các tầng lớp giáo dân. Và chúng ta có thể xác tín rằng, nếu thiếu đi các chỉ đạo cao cả và cần thiết của đời sống kitô giáo đó và nếu không có những người can trường và khôn ngoan biết sống và thực hành theo các chỉ đạo đó, thì thế giới chúng ta sẽ còn rơi vào biết bao bất hạnh khủng khiếp khác nữa!
Nhưng thêm vào lời kêu gọi đạo đức đó, bài Tin Mừng hôm nay còn nêu lên một điều quan trọng thứ hai nữa, mà chúng ta rất dễ dàng bỏ qua. Ðó là sự thể: Tất cả những người nói đến trong câu chuyện dụ ngôn đều không ý thức được việc họ đã thực hành hay đã buông xuôi lòng nhân ái đối với đồng loại trong cuộc sống của mình.«Có khi nào chúng con đã thấy Ngài đói khát, khách lạ và trần truồng, v.v…?» Ðó là điều làm cho bản văn thêm phần căng thẳng và phức tạp hơn. Thật vậy, một đàng: Lời kêu gọi thực thi việc thiện được nhắn nhủ đến mọi người; đàng khác: Công tác từ thiện và lòng nhân ái lại được thực hiện một cách tự nhiên, không cần phải ý thức, không cần phải soạn sửa và không có chủ ý trước; không xảy ra trong khuôn khổ của một chương trình từ thiện rộng lớn, nhưng có tính cách bộc phát, cụ thể trong dòng cuộc sống hằng ngày vẫn bình thường trôi chảy.
Bởi vậy, tôi nghĩ rằng lời tuyên bố của Ðức Giêsu trong khi phân xử, trước hết không chỉ là một lời kêu gọi phải chú ý sống tốt và phải thi thố việc thiện này việc thiện kia, nhưng trước hết lời tuyên bố đó muốn nêu lên một nguyên tắc hướng dẫn cho hành động từ tâm và hành động phát xuất từ tình yêu tha nhân. Và điều đó có nghĩa là: Sự mở rộng đón nhận tất cả mọi hoàn cảnh; sự quan tâm đến những gì giây phút hiện tại và cuộc sống hằng ngày đang giằng co đòi hỏi; sự sẵn sàng và nhạy cảm đối với sự cấp bách trong giây phút hiện tại của cuộc sống. Bài Tin Mừng hôm nay muốn khẳng định rằng những thái độ sống bình thường hằng ngày là không hề bình thường chút nào; trái lại, đóng một vai trò quyết định. Ðó chính là điều đã làm cho các đối tượng liên hệ phải bất ngờ trước lời phán quyết của vị Thẩm Phán Tối Cao.
Qua đó, một điều khác cũng muốn được nói lên ở đây là việc thực thi những nghĩa cử, những việc thiện bé nhỏ đơn sơ trong cuộc hằng ngày giữa con người với con người, lại chính là sự phụng sự Ðức Kitô: «Ðiều gì các ngươi làm cho một kẻ bé mọn nhất trong các anh em Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy!»
Như thế bài Tin Mừng đưa ra một định nghĩa rất rộng lớn và đầy xác quyết về đời sống Kitô giáo. Và theo thiển ý, tôi cho rằng điều đó có ý nhắn gửi những tín hữu đã có một sự hiểu biết quá hạn hẹp về đức tin và về tôn giáo, những người đã giới hạn đức tin của mình lại trong những việc đạo đức, trong những giờ đọc kinh xem lễ mà thôi. Ðối với Ðức Giêsu, lòng đạo đức và đức tin còn mang tính cách phổ quát và rộng rãi bao la gấp bội. Vâng, đức tin trải rộng và vươn tới khắp cùng thế giới. Sự phụng sự Thiên Chúa là sự phục vụ thế giới, hay nói đúng hơn, là sự phục vụ con người. Nếu tôi chấp nhận các bổn phận và các vai trò của tôi trong xã hội một cách có ý thức, nếu tôi thực thi chúng với ý thức trách nhiệm đối với môi trường thiên nhiên và đối với đồng loại, nếu tôi sống liên kết và hợp quần với đồng loại, tôi đã nhận ra được phần nào về thực thể của đức tin Kitô giáo và tôi đã thực sự sống điều đó rồi!
Vâng, biên giới của đức tin Kitô giáo chân chính thật bao la rộng lớn, chứ không chỉ dừng lại nơi ranh giới của các Giáo Hội hay Giáo Phái cụ thể. Nếu nhà thần học Karl Rahner theo nghĩa này đã nói đến «những Kitô hữu vô danh» và công đồng Vaticăng II đã nhìn nhận trong các tôn giáo khác cũng chứa đựng chân lý, thì đều xuất phát từ tinh thần của đoạn Tin Mừng này. Vâng, vị Thẩm Phán của toàn thể vũ trụ không hề vặn hỏi về sự hiểu biết đúng đắn các tín điều và những công lao đạo đức, nhưng Người chỉ tra hỏi về những việc thiện, về những hành động đúng đắn, công bằng và cụ thể đối với đồng loại.
Vậy, những điều kiện quan trọng có tính cách quyết định được đề cập tới trong lời tuyên án Ngày Chung Thẩm là việc thực thi tình bác ái đối với tha nhân, nghĩa là: Chấp nhận cuộc sống và môi trường thiên nhiên; quan tâm tới môi trường thiên nhiên và những sự cố xảy ra trong cuộc sống hằng ngày; lòng khoan dung độ lượng và tâm hồn sẵn sàng thoa dịu những đòi hỏi thiết thực của những người anh em đồng loại trong cuộc sống hiện tại.
Về thái độ sống đầy nhân bản và nhân ái đối với đồng loại như thế, chúng ta luôn có dư những mẫu gương sống động trước mắt, những vị thánh nhân của tình bác ái thương người. Ở đây chúng ta chỉ trích dẫn hai trường hợp làm tiêu biểu cho hàng trăm ngàn các trường hợp khác: Thánh Mác-ti-nô thành Tua và thánh Chris-tô-phô-rô.
Thánh Mác-ti-nô, khi còn là một sĩ quan quân đội, một đêm nằm ngủ và chiêm bao thấy người hành khất mà buổi chiều trước đó ngài đã thương cắt chia cho một nửa chiếc áo choàng của mình ở cửa thành, hiện ra với ngài và người hành khất đó là chính Ðức Kitô. Từ đó ngài thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình!
Còn thánh Chris-tô-phô-rô suốt cả cuộc đời chỉ đi tìm kiếm Ðức Chúa và Ðức Vua chân thật của vũ trụ. Vào cuối đời, khi ngài cõng một em bé qua một dòng suối, thì ngài đã nhận ra ai là người thực sự lớn nhất trong Nước Thiên Chúa. Ngài xin được lãnh nhận phép rửa tội và từ giây phút đó ngài chỉ phụng sự một mình Ðức Vua, Ðấng đã hạ mình chịu chết trên thập giá cho nhân loại và là Ðấng gặp gỡ chúng ta qua những người anh em bé mọn nhất, qua những người đồng loại đơn sơ hèn yếu nhất của chúng ta. Amen.
Lm Nguyễn Hữu Thy
Những bất ngờ trong cách hành xử của Đức Kitô Vua!
(Mt 25,31-46)
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe xong, có thể nói được là bản Hiến Chương của lòng nhân ái Kitô giáo, là văn kiện nền tảng của tình bác ái và lòng yêu thương cận nhân, được hiện thực nhân danh Ðức Giêsu.
Ý nghĩa cao vời và tính chất trách nhiệm khẩn cấp của bản văn đó được trình bày một cách rõ rệt trong phần cuối bản Tin Mừng của thánh Mát-thêu; chính ở phần này cũng được ghi lại những lời nhắn nhủ và những mệnh lệnh cuối cùng của Ðức Giêsu trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn. Tất cả đều có tầm quan trọng đặc biệt của chúng. Trước hết, là việc sắp xếp bậc thang các giá trị một cách hoàn toàn mới mẻ và công minh của Ðức Vua Vũ Trụ toàn năng và đồng thời là Thẩm Phán Tối Cao: Ðó là nâng cao những người nghèo hèn và bé mọn nhất lên trên! Qua đó, lời kêu gọi thực thi tình yêu thương cận nhân trở nên quả quyết và rõ rệt hơn!
Nhiều Kitô hữu đã và đang hành động theo lời kêu gọi đó của Ðức Kitô. Trong việc thực hành và sống bảy việc làm của đức bác ái Kitô giáo đã và đang biến các vị thánh nhân, từng được biết đến hay chưa được biết đến trong lãnh vực này, thành những chứng nhân quan trọng và gương mẫu cho sứ điệp Phúc Âm giữa lòng trần thế, dù các vị là các bậc vua chúa, là giáo hoàng, giám mục, tu sĩ hay các tầng lớp giáo dân. Và chúng ta có thể xác tín rằng, nếu thiếu đi các chỉ đạo cao cả và cần thiết của đời sống kitô giáo đó và nếu không có những người can trường và khôn ngoan biết sống và thực hành theo các chỉ đạo đó, thì thế giới chúng ta sẽ còn rơi vào biết bao bất hạnh khủng khiếp khác nữa!
Nhưng thêm vào lời kêu gọi đạo đức đó, bài Tin Mừng hôm nay còn nêu lên một điều quan trọng thứ hai nữa, mà chúng ta rất dễ dàng bỏ qua. Ðó là sự thể: Tất cả những người nói đến trong câu chuyện dụ ngôn đều không ý thức được việc họ đã thực hành hay đã buông xuôi lòng nhân ái đối với đồng loại trong cuộc sống của mình.«Có khi nào chúng con đã thấy Ngài đói khát, khách lạ và trần truồng, v.v…?» Ðó là điều làm cho bản văn thêm phần căng thẳng và phức tạp hơn. Thật vậy, một đàng: Lời kêu gọi thực thi việc thiện được nhắn nhủ đến mọi người; đàng khác: Công tác từ thiện và lòng nhân ái lại được thực hiện một cách tự nhiên, không cần phải ý thức, không cần phải soạn sửa và không có chủ ý trước; không xảy ra trong khuôn khổ của một chương trình từ thiện rộng lớn, nhưng có tính cách bộc phát, cụ thể trong dòng cuộc sống hằng ngày vẫn bình thường trôi chảy.
Bởi vậy, tôi nghĩ rằng lời tuyên bố của Ðức Giêsu trong khi phân xử, trước hết không chỉ là một lời kêu gọi phải chú ý sống tốt và phải thi thố việc thiện này việc thiện kia, nhưng trước hết lời tuyên bố đó muốn nêu lên một nguyên tắc hướng dẫn cho hành động từ tâm và hành động phát xuất từ tình yêu tha nhân. Và điều đó có nghĩa là: Sự mở rộng đón nhận tất cả mọi hoàn cảnh; sự quan tâm đến những gì giây phút hiện tại và cuộc sống hằng ngày đang giằng co đòi hỏi; sự sẵn sàng và nhạy cảm đối với sự cấp bách trong giây phút hiện tại của cuộc sống. Bài Tin Mừng hôm nay muốn khẳng định rằng những thái độ sống bình thường hằng ngày là không hề bình thường chút nào; trái lại, đóng một vai trò quyết định. Ðó chính là điều đã làm cho các đối tượng liên hệ phải bất ngờ trước lời phán quyết của vị Thẩm Phán Tối Cao.
Qua đó, một điều khác cũng muốn được nói lên ở đây là việc thực thi những nghĩa cử, những việc thiện bé nhỏ đơn sơ trong cuộc hằng ngày giữa con người với con người, lại chính là sự phụng sự Ðức Kitô: «Ðiều gì các ngươi làm cho một kẻ bé mọn nhất trong các anh em Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy!»
Như thế bài Tin Mừng đưa ra một định nghĩa rất rộng lớn và đầy xác quyết về đời sống Kitô giáo. Và theo thiển ý, tôi cho rằng điều đó có ý nhắn gửi những tín hữu đã có một sự hiểu biết quá hạn hẹp về đức tin và về tôn giáo, những người đã giới hạn đức tin của mình lại trong những việc đạo đức, trong những giờ đọc kinh xem lễ mà thôi. Ðối với Ðức Giêsu, lòng đạo đức và đức tin còn mang tính cách phổ quát và rộng rãi bao la gấp bội. Vâng, đức tin trải rộng và vươn tới khắp cùng thế giới. Sự phụng sự Thiên Chúa là sự phục vụ thế giới, hay nói đúng hơn, là sự phục vụ con người. Nếu tôi chấp nhận các bổn phận và các vai trò của tôi trong xã hội một cách có ý thức, nếu tôi thực thi chúng với ý thức trách nhiệm đối với môi trường thiên nhiên và đối với đồng loại, nếu tôi sống liên kết và hợp quần với đồng loại, tôi đã nhận ra được phần nào về thực thể của đức tin Kitô giáo và tôi đã thực sự sống điều đó rồi!
Vâng, biên giới của đức tin Kitô giáo chân chính thật bao la rộng lớn, chứ không chỉ dừng lại nơi ranh giới của các Giáo Hội hay Giáo Phái cụ thể. Nếu nhà thần học Karl Rahner theo nghĩa này đã nói đến «những Kitô hữu vô danh» và công đồng Vaticăng II đã nhìn nhận trong các tôn giáo khác cũng chứa đựng chân lý, thì đều xuất phát từ tinh thần của đoạn Tin Mừng này. Vâng, vị Thẩm Phán của toàn thể vũ trụ không hề vặn hỏi về sự hiểu biết đúng đắn các tín điều và những công lao đạo đức, nhưng Người chỉ tra hỏi về những việc thiện, về những hành động đúng đắn, công bằng và cụ thể đối với đồng loại.
Vậy, những điều kiện quan trọng có tính cách quyết định được đề cập tới trong lời tuyên án Ngày Chung Thẩm là việc thực thi tình bác ái đối với tha nhân, nghĩa là: Chấp nhận cuộc sống và môi trường thiên nhiên; quan tâm tới môi trường thiên nhiên và những sự cố xảy ra trong cuộc sống hằng ngày; lòng khoan dung độ lượng và tâm hồn sẵn sàng thoa dịu những đòi hỏi thiết thực của những người anh em đồng loại trong cuộc sống hiện tại.
Về thái độ sống đầy nhân bản và nhân ái đối với đồng loại như thế, chúng ta luôn có dư những mẫu gương sống động trước mắt, những vị thánh nhân của tình bác ái thương người. Ở đây chúng ta chỉ trích dẫn hai trường hợp làm tiêu biểu cho hàng trăm ngàn các trường hợp khác: Thánh Mác-ti-nô thành Tua và thánh Chris-tô-phô-rô.
Thánh Mác-ti-nô, khi còn là một sĩ quan quân đội, một đêm nằm ngủ và chiêm bao thấy người hành khất mà buổi chiều trước đó ngài đã thương cắt chia cho một nửa chiếc áo choàng của mình ở cửa thành, hiện ra với ngài và người hành khất đó là chính Ðức Kitô. Từ đó ngài thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình!
Còn thánh Chris-tô-phô-rô suốt cả cuộc đời chỉ đi tìm kiếm Ðức Chúa và Ðức Vua chân thật của vũ trụ. Vào cuối đời, khi ngài cõng một em bé qua một dòng suối, thì ngài đã nhận ra ai là người thực sự lớn nhất trong Nước Thiên Chúa. Ngài xin được lãnh nhận phép rửa tội và từ giây phút đó ngài chỉ phụng sự một mình Ðức Vua, Ðấng đã hạ mình chịu chết trên thập giá cho nhân loại và là Ðấng gặp gỡ chúng ta qua những người anh em bé mọn nhất, qua những người đồng loại đơn sơ hèn yếu nhất của chúng ta. Amen.
Lm Nguyễn Hữu Thy