Dan Lee
11-19-2008, 09:18 PM
Suy niệm lễ Đức Giêsu Kitô Vua Vũ trụ
DẪN ĐẾN SỰ SỐNG MUÔN ĐỜI
Ngày nay nhiều người muốn tránh xa việc đọc kinh thánh. Lý do, họ sợ hiểu lầm nó. Ðọc văn bản của thời đại xa xưa, của nền văn hoá khác trong khi chính mình thiếu huấn luyện thì rất dễ rơi vào lầm lẫn và hậu quả thật tai hại cho lòng tin của mình. Nhưng nội dung của bài Tin Mừng hôm nay phản bác lý luận nông cạn đó. Dụ ngôn về việc phán xét chung là một câu chuyện quen thuộc, mọi người đều có thể hiểu được. Thậm chí đối với một số người chỉ cần nêu lên tiêu đề "Mt 25" là họ biết ngay vấn đề, tức cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc… Dầu vậy, tính dễ hiểu này không hề làm giảm nhẹ sức mạnh giáo dục của nó. Ðối với những ai không muốn đọc kinh thánh với lý lẽ như trên thì Mark Twain (một nhà văn châm biếm Mỹ nổi tiếng) trả lời thế này: "Ðiều làm tôi bồn chồn lo lắng, không phải vì chẳng hiểu kinh thánh, ngược lại chính vì tôi quá thấm thía về nó". Trong bài Tin mừng buổi lễ hôm nay, Chúa Giêsu mạc khải rõ ràng những bận tâm ưu tiên của Ngài và chúng ta sẽ bị phán xét về những bận tâm đó.
Nói chung có hai phương pháp tiếp cận bản văn. Phương pháp thứ nhất: loài người sẽ bị Thiên Chúa xét xử dựa trên bằng chứng họ đã đối xử thế nào với những kẻ thiếu thốn nhất trong nhân loại. Phương pháp này khai mở nhiều hy vọng cho các tín hữu cũng như người vô đạo, bởi cả hai đều có người tốt, kẻ xấu. Hai nhóm người đứng bên tả, hữu Ðức Vua đều ngạc nhiên về các việc họ đã thực hiện hay không cho chính bản thân Ngài. Họ hỏi: "Thưa Chúa, có bao giờ chúng tôi thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống?" Như vậy, toàn thể nhân loại bất kể có lòng tin vào Chúa Giêsu hay không, đều phải chịu xét xử, theo điều kiện có đáp ứng hay không đối với nhu cầu cấp thiết của người khác. Người ta có thể không hề nhận biết Chúa Cứu Thế, nhưng nếu thương giúp kẻ đói nghèo, thì Ngài kể như đã giúp đỡ chính Ngài.
Lối giải nghĩa thứ hai là người ta trên thế gian này sẽ bị phán xét theo cách họ đối xử với các môn đệ Chúa Giêsu. Xin nhớ rõ Ngài đã từng gọi các môn đệ của Ngài là "kẻ bé nhỏ" (10,42; 18-6) hoặc " Những kẻ nhỏ nhất trong nước trời" (11,11). Chúa Giêsu sai phái các môn đệ của Ngài vào thế giới rao giảng triều đại Thiên Chúa và khuyến cáo họ phải dựa vào thính giả để có của ăn, áo mặc và nơi cư trú. Ngài cũng báo trước họ sẽ bị bách hại, bị cầm tù, thậm chí bị giết chết. Như vậy, trong cách tiếp cận này những ai không tiếp đón các môn đệ Chúa Giêsu trong các cuộc truyền giáo của họ sẽ bị xét xử theo như Tin mừng đã mô tả.
Tôi chọn phương án thứ nhất, có tính phổ thông hơn. Nó am hợp với sứ điệp trọng tâm của Chúa Giêsu về những người nghèo khó bị đẩy ra ngoài lề của xã hội. Thêm vào đó, nó thường được ý kiến chung tán đồng. Vậy thì chúng ta diễn giải bài Tin mừng bằng phương hướng đó.
Theo lệ thường thì vua quan là những người đứng ra xét xử. Nhưng có một thiếu xót lớn trong kiểu cách này. Vua quan đâu có phải trải qua kinh nghiệm đói khát, bất hạnh mà đa số dân thường phải chịu. Vì thế, ông vua trong dụ ngôn của Tin mừng hôm nay là chính Chúa Giêsu. Ngài đã sống giữa chúng ta, thâú hiểu hết mọi nỗi nhọc nhằn của nhân loại. Những điều Ngài phát biểu trong nội dung bài đọc thì Ngài đã từng phải kinh qua: đói khát, rét mướt, bắt bớ, lăng mạ. Ngài hiểu quá rõ thế nào là bị loại trừ, thế nào là nỗi lo bệnh tật yếu đau. Chính Ngài đã bị quyền lực đền thờ bắt bớ cầm tù. Cho nên Ngài thúc giục chúng ta đáp ứng thuận lợi những nhu cầu căn bản của người khác, đúng như Ngài đã làm. Chúng ta phải biết suy nghĩ và có trái tim như Chúa Giêsu. Cứ như quang cảnh cuộc phán xét hôm nay, bằng chứng không dựa trên quan điểm lý thuyết thần học, hay một công việc đòi hỏi nhiều cố gắng, học thức. Trái lại, tiêu chuẩn để xét xử rất đơn giản: Liệu chúng ta có quan tâm đến những vấn đề cấp bách của các kẻ nghèo khổ không? Liệu chúng ta có thoả mãn những nhu cầu của người đói, kẻ khát, người ngoại kiều, kẻ trần truồng, đau yếu hay các tù nhân? Những điều này chẳng có chi mới lạ, chẳng phải là những chỉ dẫn hóc búa cho tầng lớp trí thức. Nó là truyền thống phổ thông trong đức tin Do thái mà Chúa Giêsu đã sống và lớn lên. Bây giờ Ngài công bố cho quảng đại quần chúng.
Thánh Matthêo dùng cùng một từ "bé nhỏ" để nói về những kẻ thiếu thốn, cần đến sự cứu giúp của người khác, như người đã dùng để miêu tả quê hương Bethlehem của Chúa Giêsu. Quê hương đó so với các đô thị khác chẳng có ý nghĩa gì. Trích lời tiên tri Mikha, thánh nhân viết : "Phần ngươi hỡi Belem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là phần đất nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời" (2,6). Ðây là một thuật ngữ văn chương lạ lùng. Nó tăng cường chiều sâu chân lý đức tin. Những nơi bé nhỏ, nghèo nàn, bị bỏ quên, vô nghĩa, trong thế gian lại là những địa chỉ chúng ta tìm thấy dung nhan vị vua chăn dắt dân Thiên Chúa. chúng ta tin chắc như vậy, và khi chúng ta phục vụ người bé nhỏ nhất trong nhân loại, chúng ta phục vụ chính "con loài người", Ðấng sẽ đến để phán xét.
Ðạo công giáo đâu phải chỉ là tôn giáo cho cá nhân, mở đàng dẫn lối thiêng liêng một cách riêng tư. Nó còn là một tôn giáo của công đồng nhân loại. Nó kêu gọi mọi quốc gia, dân tộc, phải biết đáp ứng nhu cầu của những kẻ thấp cổ bé miệng. Xin hãy nhìn xem thế giới xung quanh và nhận ra sự nghèo khó mênh mông, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, nước uống trong sạch, thuốc men cho người già cả, trẻ con còn măng sữa, cơm bánh cho những phần đất đang chịu chiến tranh tàn phá, đói khát, lương bổng hợp lý và điều kiện làm việc tốt hơn. Chung sức chiến đầu chống tai hoạ Aids và các chứng bệnh hiểm nghèo khác. Cùng nhau cộng tác thanh lọc khí trời và bảo toàn thiên nhiên. Giả tỷ các quốc gia tụ hợp trước tôn nhan Chúa Giêsu hôm nay, Ngài sẽ nói gì? Chắc hẳn là như thế này: " Ta đói, các anh đã không cho ta hạt giống tốt để gieo vãi mùa màng. Ta khát các anh đã làm ô nhiễm sông ngòi. Ta là khách lạ, các anh đã đuổi về quê hương cũ để chịu bắt bớ, giết chóc. Ta trần truồng các anh đã tống ta vào các xí nghiệp chật hẹp để sản xuất quần Jean, áo ấm. Ta bệnh hoạn các anh đã cứa cổ vì giá thuốc quá cao. Ta ở tù các anh đâu có đấu tranh với các chính phủ độc tài, áp bức. Rồi Ngài cũng phán: " Quả thật, quả thật, ta nói cùng các anh, những chi các anh làm cho một trong các quốc gia bé nhỏ nhất, là các anh làm hay không làm cho chính ta."
Bài đọc hai, trích thơ 1 Côrintô. Bài đọc này cũng đi song hành với hai bài khác tức về thời kỳ tận cùng của lịch sử Cứu độ. Thánh Phaolô bắt đầu bằng ơn sống lại. Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết là khởi sự một lối sống mới. Ðức tin của Hội thánh neo chặt vào những dòng mở đầu thơ: " Thưa anh em, Ðức Kitô trỗi dậy từ cõi chết mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu." Mặc cho những chứng cớ áp đảo chống lại sự phục sinh chung quanh chúng ta, người tín hữu được Thiên Chúa bảo đảm rằng: từ nay tội lỗi và sự chết không còn ở vị thế thượng phong. Như vậy, trong hoàn cảnh hiện thời, chúng ta không nên để cho thói quen xấu đè bẹp khi muốn làm một cuộc cách mạng thay đổi nếp sống, không nên vướng mắc vào cái vòng luẩn quẩn, dự tính rồi lại thối lui, cải cách tinh thần cho phù hợp với lời dạy của Tin mừng. Lúc này chúng ta đã có sức mạnh mới hoạt động trong linh hồn. Sức mạnh ấy ban cho linh hồn khả năng tiến tới đời sống mới: " Ðức Kitô đã trỗi dây từ cõi chết." Ai đã thực hiện điều đó? Thiên Chúa, Ðấng phán qua ngôn sứ Ezekiel trong bài đọc 1 hôm nay. Ngài chịu trách nhiệm chiến thắng tử thần nơi đức Kitô và toàn thể nhân loại mới. Ðiều đó chúng ta bất lực , không thể tự mình làm được: " Chính Ta sẽ chăm sóc và dưỡng nuôi chiên của Ta." Bằng chiến thắng vô cùng vinh hiển này, Thiên Chúa sẽ mãi mãi chăn dắt chúng ta: " Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt."
Ðúng là mây đen mù mịt, khi nghe tin người thân thiết qua đời. Trong bóng đêm tối tăm đó, chúng ta dễ dàng vấp ngã và lạc lối. Nhưng xin luôn nhớ Thiên Chúa đã gánh vác công việc, Ngài đã chiến thắng thần chết và bắt đầu một tiến trình mà thánh Phaolô diễn tả " Trong Ðức Kitô tất cả mọi người đều được dẫn đến sự sống." Chúng ta đang ở trong thời đại mới. Những sự vật quen thuộc từng được nhận biết đang tiến dần đến kết thúc. Tuy nhiên, khó mà nêu ra những chứng cớ thuyết phục. Khi tôi đang ngồi viết các dòng chữ này thì lại có tin một người Palestin khác tự sát nhắm vào đồng bào Is- ra-en của mình. Kết quả là anh ta và 3 người khác đã bị nổ tung, tan xác. Quốc gia Hoa Kỳ đang ráo riết sửa soạn chiến tranh chống Iraq. Dầu vậy, xin cứ vững lòng tin. Thánh Phaolô hôm nay đã cho hay thời cánh chung đang dần dần tỏ hiện, khởi sự từ biến cố phục sinh của Ðức Kitô, sau đó "mọi quản thần, quyền thần và dũng thần đều sẽ bị Ngài tiêu diệt, trao lại vương quốc cho Thiên Chúa Cha." Cuối cùng như thánh nhân tiết lộ " kẻ thù đáng sợ nhất là tử thần cũng sẽ bị phá huỷ". Tôi hiện sống với hy vọng những điều thánh Phêrô rao giảng sẽ trở thành sự thật, cánh chung sẽ là niềm hoan hỷ cho mọi tín hữu và chính tôi, trong các cố gắng của mình, sẽ nên như nhân tố tích cực khẳng định và nuôi dưỡng giấc mơ phục sinh cho mọi người. Lắng nghe tiếng vọng của Tin mừng hôm nay, Tin mừng hướng dẫn cuộc đời qua bể khổ trần gian, tôi xin tình nguyện có mặt để giúp đỡ tăng tốc tiến trình Phaolô "… Trong đức Kitô hết thảy mọi người sẽ được dẫn đưa đến sự sống muôn đời." Amen.
Jude Siciallno OP
DẪN ĐẾN SỰ SỐNG MUÔN ĐỜI
Ngày nay nhiều người muốn tránh xa việc đọc kinh thánh. Lý do, họ sợ hiểu lầm nó. Ðọc văn bản của thời đại xa xưa, của nền văn hoá khác trong khi chính mình thiếu huấn luyện thì rất dễ rơi vào lầm lẫn và hậu quả thật tai hại cho lòng tin của mình. Nhưng nội dung của bài Tin Mừng hôm nay phản bác lý luận nông cạn đó. Dụ ngôn về việc phán xét chung là một câu chuyện quen thuộc, mọi người đều có thể hiểu được. Thậm chí đối với một số người chỉ cần nêu lên tiêu đề "Mt 25" là họ biết ngay vấn đề, tức cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc… Dầu vậy, tính dễ hiểu này không hề làm giảm nhẹ sức mạnh giáo dục của nó. Ðối với những ai không muốn đọc kinh thánh với lý lẽ như trên thì Mark Twain (một nhà văn châm biếm Mỹ nổi tiếng) trả lời thế này: "Ðiều làm tôi bồn chồn lo lắng, không phải vì chẳng hiểu kinh thánh, ngược lại chính vì tôi quá thấm thía về nó". Trong bài Tin mừng buổi lễ hôm nay, Chúa Giêsu mạc khải rõ ràng những bận tâm ưu tiên của Ngài và chúng ta sẽ bị phán xét về những bận tâm đó.
Nói chung có hai phương pháp tiếp cận bản văn. Phương pháp thứ nhất: loài người sẽ bị Thiên Chúa xét xử dựa trên bằng chứng họ đã đối xử thế nào với những kẻ thiếu thốn nhất trong nhân loại. Phương pháp này khai mở nhiều hy vọng cho các tín hữu cũng như người vô đạo, bởi cả hai đều có người tốt, kẻ xấu. Hai nhóm người đứng bên tả, hữu Ðức Vua đều ngạc nhiên về các việc họ đã thực hiện hay không cho chính bản thân Ngài. Họ hỏi: "Thưa Chúa, có bao giờ chúng tôi thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống?" Như vậy, toàn thể nhân loại bất kể có lòng tin vào Chúa Giêsu hay không, đều phải chịu xét xử, theo điều kiện có đáp ứng hay không đối với nhu cầu cấp thiết của người khác. Người ta có thể không hề nhận biết Chúa Cứu Thế, nhưng nếu thương giúp kẻ đói nghèo, thì Ngài kể như đã giúp đỡ chính Ngài.
Lối giải nghĩa thứ hai là người ta trên thế gian này sẽ bị phán xét theo cách họ đối xử với các môn đệ Chúa Giêsu. Xin nhớ rõ Ngài đã từng gọi các môn đệ của Ngài là "kẻ bé nhỏ" (10,42; 18-6) hoặc " Những kẻ nhỏ nhất trong nước trời" (11,11). Chúa Giêsu sai phái các môn đệ của Ngài vào thế giới rao giảng triều đại Thiên Chúa và khuyến cáo họ phải dựa vào thính giả để có của ăn, áo mặc và nơi cư trú. Ngài cũng báo trước họ sẽ bị bách hại, bị cầm tù, thậm chí bị giết chết. Như vậy, trong cách tiếp cận này những ai không tiếp đón các môn đệ Chúa Giêsu trong các cuộc truyền giáo của họ sẽ bị xét xử theo như Tin mừng đã mô tả.
Tôi chọn phương án thứ nhất, có tính phổ thông hơn. Nó am hợp với sứ điệp trọng tâm của Chúa Giêsu về những người nghèo khó bị đẩy ra ngoài lề của xã hội. Thêm vào đó, nó thường được ý kiến chung tán đồng. Vậy thì chúng ta diễn giải bài Tin mừng bằng phương hướng đó.
Theo lệ thường thì vua quan là những người đứng ra xét xử. Nhưng có một thiếu xót lớn trong kiểu cách này. Vua quan đâu có phải trải qua kinh nghiệm đói khát, bất hạnh mà đa số dân thường phải chịu. Vì thế, ông vua trong dụ ngôn của Tin mừng hôm nay là chính Chúa Giêsu. Ngài đã sống giữa chúng ta, thâú hiểu hết mọi nỗi nhọc nhằn của nhân loại. Những điều Ngài phát biểu trong nội dung bài đọc thì Ngài đã từng phải kinh qua: đói khát, rét mướt, bắt bớ, lăng mạ. Ngài hiểu quá rõ thế nào là bị loại trừ, thế nào là nỗi lo bệnh tật yếu đau. Chính Ngài đã bị quyền lực đền thờ bắt bớ cầm tù. Cho nên Ngài thúc giục chúng ta đáp ứng thuận lợi những nhu cầu căn bản của người khác, đúng như Ngài đã làm. Chúng ta phải biết suy nghĩ và có trái tim như Chúa Giêsu. Cứ như quang cảnh cuộc phán xét hôm nay, bằng chứng không dựa trên quan điểm lý thuyết thần học, hay một công việc đòi hỏi nhiều cố gắng, học thức. Trái lại, tiêu chuẩn để xét xử rất đơn giản: Liệu chúng ta có quan tâm đến những vấn đề cấp bách của các kẻ nghèo khổ không? Liệu chúng ta có thoả mãn những nhu cầu của người đói, kẻ khát, người ngoại kiều, kẻ trần truồng, đau yếu hay các tù nhân? Những điều này chẳng có chi mới lạ, chẳng phải là những chỉ dẫn hóc búa cho tầng lớp trí thức. Nó là truyền thống phổ thông trong đức tin Do thái mà Chúa Giêsu đã sống và lớn lên. Bây giờ Ngài công bố cho quảng đại quần chúng.
Thánh Matthêo dùng cùng một từ "bé nhỏ" để nói về những kẻ thiếu thốn, cần đến sự cứu giúp của người khác, như người đã dùng để miêu tả quê hương Bethlehem của Chúa Giêsu. Quê hương đó so với các đô thị khác chẳng có ý nghĩa gì. Trích lời tiên tri Mikha, thánh nhân viết : "Phần ngươi hỡi Belem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là phần đất nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời" (2,6). Ðây là một thuật ngữ văn chương lạ lùng. Nó tăng cường chiều sâu chân lý đức tin. Những nơi bé nhỏ, nghèo nàn, bị bỏ quên, vô nghĩa, trong thế gian lại là những địa chỉ chúng ta tìm thấy dung nhan vị vua chăn dắt dân Thiên Chúa. chúng ta tin chắc như vậy, và khi chúng ta phục vụ người bé nhỏ nhất trong nhân loại, chúng ta phục vụ chính "con loài người", Ðấng sẽ đến để phán xét.
Ðạo công giáo đâu phải chỉ là tôn giáo cho cá nhân, mở đàng dẫn lối thiêng liêng một cách riêng tư. Nó còn là một tôn giáo của công đồng nhân loại. Nó kêu gọi mọi quốc gia, dân tộc, phải biết đáp ứng nhu cầu của những kẻ thấp cổ bé miệng. Xin hãy nhìn xem thế giới xung quanh và nhận ra sự nghèo khó mênh mông, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, nước uống trong sạch, thuốc men cho người già cả, trẻ con còn măng sữa, cơm bánh cho những phần đất đang chịu chiến tranh tàn phá, đói khát, lương bổng hợp lý và điều kiện làm việc tốt hơn. Chung sức chiến đầu chống tai hoạ Aids và các chứng bệnh hiểm nghèo khác. Cùng nhau cộng tác thanh lọc khí trời và bảo toàn thiên nhiên. Giả tỷ các quốc gia tụ hợp trước tôn nhan Chúa Giêsu hôm nay, Ngài sẽ nói gì? Chắc hẳn là như thế này: " Ta đói, các anh đã không cho ta hạt giống tốt để gieo vãi mùa màng. Ta khát các anh đã làm ô nhiễm sông ngòi. Ta là khách lạ, các anh đã đuổi về quê hương cũ để chịu bắt bớ, giết chóc. Ta trần truồng các anh đã tống ta vào các xí nghiệp chật hẹp để sản xuất quần Jean, áo ấm. Ta bệnh hoạn các anh đã cứa cổ vì giá thuốc quá cao. Ta ở tù các anh đâu có đấu tranh với các chính phủ độc tài, áp bức. Rồi Ngài cũng phán: " Quả thật, quả thật, ta nói cùng các anh, những chi các anh làm cho một trong các quốc gia bé nhỏ nhất, là các anh làm hay không làm cho chính ta."
Bài đọc hai, trích thơ 1 Côrintô. Bài đọc này cũng đi song hành với hai bài khác tức về thời kỳ tận cùng của lịch sử Cứu độ. Thánh Phaolô bắt đầu bằng ơn sống lại. Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết là khởi sự một lối sống mới. Ðức tin của Hội thánh neo chặt vào những dòng mở đầu thơ: " Thưa anh em, Ðức Kitô trỗi dậy từ cõi chết mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu." Mặc cho những chứng cớ áp đảo chống lại sự phục sinh chung quanh chúng ta, người tín hữu được Thiên Chúa bảo đảm rằng: từ nay tội lỗi và sự chết không còn ở vị thế thượng phong. Như vậy, trong hoàn cảnh hiện thời, chúng ta không nên để cho thói quen xấu đè bẹp khi muốn làm một cuộc cách mạng thay đổi nếp sống, không nên vướng mắc vào cái vòng luẩn quẩn, dự tính rồi lại thối lui, cải cách tinh thần cho phù hợp với lời dạy của Tin mừng. Lúc này chúng ta đã có sức mạnh mới hoạt động trong linh hồn. Sức mạnh ấy ban cho linh hồn khả năng tiến tới đời sống mới: " Ðức Kitô đã trỗi dây từ cõi chết." Ai đã thực hiện điều đó? Thiên Chúa, Ðấng phán qua ngôn sứ Ezekiel trong bài đọc 1 hôm nay. Ngài chịu trách nhiệm chiến thắng tử thần nơi đức Kitô và toàn thể nhân loại mới. Ðiều đó chúng ta bất lực , không thể tự mình làm được: " Chính Ta sẽ chăm sóc và dưỡng nuôi chiên của Ta." Bằng chiến thắng vô cùng vinh hiển này, Thiên Chúa sẽ mãi mãi chăn dắt chúng ta: " Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt."
Ðúng là mây đen mù mịt, khi nghe tin người thân thiết qua đời. Trong bóng đêm tối tăm đó, chúng ta dễ dàng vấp ngã và lạc lối. Nhưng xin luôn nhớ Thiên Chúa đã gánh vác công việc, Ngài đã chiến thắng thần chết và bắt đầu một tiến trình mà thánh Phaolô diễn tả " Trong Ðức Kitô tất cả mọi người đều được dẫn đến sự sống." Chúng ta đang ở trong thời đại mới. Những sự vật quen thuộc từng được nhận biết đang tiến dần đến kết thúc. Tuy nhiên, khó mà nêu ra những chứng cớ thuyết phục. Khi tôi đang ngồi viết các dòng chữ này thì lại có tin một người Palestin khác tự sát nhắm vào đồng bào Is- ra-en của mình. Kết quả là anh ta và 3 người khác đã bị nổ tung, tan xác. Quốc gia Hoa Kỳ đang ráo riết sửa soạn chiến tranh chống Iraq. Dầu vậy, xin cứ vững lòng tin. Thánh Phaolô hôm nay đã cho hay thời cánh chung đang dần dần tỏ hiện, khởi sự từ biến cố phục sinh của Ðức Kitô, sau đó "mọi quản thần, quyền thần và dũng thần đều sẽ bị Ngài tiêu diệt, trao lại vương quốc cho Thiên Chúa Cha." Cuối cùng như thánh nhân tiết lộ " kẻ thù đáng sợ nhất là tử thần cũng sẽ bị phá huỷ". Tôi hiện sống với hy vọng những điều thánh Phêrô rao giảng sẽ trở thành sự thật, cánh chung sẽ là niềm hoan hỷ cho mọi tín hữu và chính tôi, trong các cố gắng của mình, sẽ nên như nhân tố tích cực khẳng định và nuôi dưỡng giấc mơ phục sinh cho mọi người. Lắng nghe tiếng vọng của Tin mừng hôm nay, Tin mừng hướng dẫn cuộc đời qua bể khổ trần gian, tôi xin tình nguyện có mặt để giúp đỡ tăng tốc tiến trình Phaolô "… Trong đức Kitô hết thảy mọi người sẽ được dẫn đưa đến sự sống muôn đời." Amen.
Jude Siciallno OP